Thân chủ – Mệnh chủ

Kiến thức tổng hợp về âm dương, ngũ hành, can chi, ...
Trả lời bài viết
Xukangoc
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 326
Tham gia: 11:32, 11/04/11

Thân chủ – Mệnh chủ

Gửi bài gửi bởi Xukangoc »

Những tính lý của sao chủ Mệnh và Thân giống như tính lý chúng vốn sẵn có, nhưng mạnh hơn, thể hiện ra ngoài rõ ràng hơn hoặc phát huy mạnh mẻ hơn, vì vậy nên gọi là Mệnh Thân Chủ.

Như người tuổi Mùi, có Tử Phủ thủ Mệnh Vũ Khúc ở cung Tài, khi Vận đến cung Tài thì khó tránh cô độc vợ chồng ly tán, gãy đổ. Hoặc người Thân cư Tài thì khi ngoài 36 tuổi (nếu Hỏa Cục) cho dù không qua Vận ở cung Tài, Vũ Khúc ở Thân vẫn khiến hôn nhân gãy đổ, hay sinh ly tử biệt. Nếu các tuổi khác thì có thể chỉ là buồn phiền, không hợp tính thành cô độc, chưa hẳn sẽ gảy đổ hay sinh ly tử biệt, nếu không hội tụ Sát Tinh.
Tuổi Tý: sao chủ Mệnh: Tham lang, sao chủ Thân: Linh tinh
Sửu: Cự môn – Thiên tướng
Dần: Lộc tồn – Thiên lương
Mão: Văn khúc – Thiên đồng
Thìn: Liêm trinh – Văn xương
Tỵ: Vũ khúc – Thiên cơ
Ngọ: Phá quân – Hỏa tinh
Mùi: Vũ khúc – Thiên tướng
Thân: Liêm trinh – Thiên lương
Dậu: Văn khúc – Thiên đồng
Tuất: Lộc tồn – Văn xương
Hợi: Cự môn – Thiên cơ
Hai sao mệnh chủ và thân chủ có ý nghĩa gì vẫn là một vấn đề còn trong vòng bàn cãi. Có tối thiểu 3, 4 thuyết; đều xuất hiện tương đối gần đây nhưng chưa có thuyết nào được kiểm chứng thỏa đáng.

Thí dụ:
Thuyết của phái Đăng Hạ (không rõ nguồn, có lẽ hoa Nam) cho rằng trong trường hợp mệnh vô chính diệu thì coi mệnh chủ là sao cư mệnh.
Thuyết của ông Sở Tinh (Đài Loan) trong thập niên 80, cho rằng hai sao này quyết định khi nào xem âm dương là chính, khi nào xem ngũ hành là chính.
Thuyết thông thường nhất (cũng ít ai theo) là sau khi xem lá số rồi, phải xem hai sao mệnh chủ và thân chủ ở đâu, có bị phá không. Như mệnh chủ bị phá thì mệnh giảm tốt thêm xấu; thân chủ bị phá thì cung thân giảm tốt thêm xấu.
Đã gọi là “CHỦ” tất phải có ý nghĩa quan trọng, đầy đủ tất cả diệu dụng, chi phối toàn bộ xuất nhập trong đời sống (như các Thiền sư hay ví “Giác Tánh, Pháp Thân . . ” là “Ông Chủ” vậy).
Điều lưu ý thêm Mệnh Chủ & Thân Chủ đặt để theo hàng chi. Còn hàng Can (Căn!) mới là “chính gốc “, vậy tìm ra được sao Chủ theo hàng can mới thật là “Ông Chủ ” của ta vậy.
Can Chi đã định danh rồi. Nhưng có lẽ trong thuật xem sao nào “coi sóc”, “chủ trì”, họ chưa nghĩ tới cái điều đó. Mà trên bầu trời các vì sao bố trí chằng chịt, chiếu xuống nhân gian không có sao nay sao nọ thay phiên nhau làm chủ tịch như chủ tịch E.U, hết 12 năm quay trở về 1 lượt.
Ta xem như Sao thủ Mệnh, Thủ Thân có là Chính Tinh, thì cũng không chi phối hết cả lá số, mà đều do bố trí các sao cách cục thế nào chẳng hạn, ta có gọi vị ấy là vị Chủ Mệnh đi nữa cũng là ngụ ý rằng vị đó là Chính Tinh nên dẫn các sao ở cùng trong cung ấy, ứng dụng như khi tính Ngũ Hành sinh khắc, chứ ta cũng không có ý nói nó bao quát cả số mệnh. Nên Sao Chính Tinh Thủ Mệnh và Mệnh Chủ, đều 1 chữ Mệnh mà hiểu ngầm ra 2 nghĩa.
Thật ra sao Chủ Tinh, sao Mệnh chủ, Thân chủ là dựa vào fái Đạo thuật. Đạo này coi mỗi tuổi chịu chi phối 1 sao nào đó. Cho nên, khi coi TV thì nên coi trọng sao đó, không fải coi sao đó ở Mệnh, mà coi nó có đắc vượng không, có được những cách cụ tốt không, dù ở đâu bất kể. Đó là chủ yếu. Ngoài ra, coi nó có đóng cung cường không.

bản thân tôi cũng kiểm chứng thấy sao chủ mệnh và sao chủ thân chẳng thấy ăn nhậu gì với mệnh thân vô chính diệu của 1 lá số, chằng thấy đúng gì cả và tôi cũng chẳng theo.(vì thấy có việc như vâỵ nên viết ra cho mọi người tham khảo thôi )
nhưng tôi lại thấy nếu mệnh thân có sao chính tinh hay phụ tinh lại khớp (vô tình có) sao chủ mệnh hay sao chủ thân thì hình như uy lực nó phát mạnh lên đặc biệt hơn số thường.
Cách xem mệnh chủ, thân chủ có rất nhiều học phái; như ông Sở Tinh người Đài Loan, tác giả quyển “Tử Vi hỉ kỵ thần đại đột phá”, cho rằng đây là những “mật mã” cho ta biết những trường hợp nào phải xem trọng ngũ hành trong cách luận tử vi (nghĩa là xem tử vi gần giống hệt như xem bát tự).
Ông Sở Tinh lập ra nguyên một học phái dựa trên cơ sở này và gây sôi nổi một thời, nhưng đến cuối thập niên 90 thì phái này không được mấy ai chú ý nữa.
Tử Vi Việt Nam khi trước (thời lập lá số chữ Nho) không hề ghi sao Mệnh Chủ, Thân chủ vào ô giữa (có bạn gọi Thien bàn, có bạn lại gọi Địa bàn) lá số, mà họ ghi vào cung có sao Mệnh chữ 2 chữ “Mệnh chủ” ghi vào cung có sao Thân chủ 2 chữ “Thân chủ” cũng ngụ ý phải xem trọng thêm 2 cung ấy, như cung Mệnh giả, Thân giả vậy.
Nói thế chứ 2 cung này cũng chỉ nên coi trọng thêm chút, chứ còn lâu mới thành cung Mệnh thứ 2, cung Thân thứ 2 được. Đồng thời họ khuyên thêm vào 2 sao ấy để tiện chú ý. Hoàn toàn không ghi vào ô giữa. Đây không fải hình thức trình bày lá số đơn thuần.
1. Sao chủ Mệnh và sao chủ Thân là gì, an như thế nào?

Sao chủ Mệnh gồm các sao: Tham Cự Lộc Khúc Liêm Vũ Phá. Sao chủ Thân gồm Linh Tướng Lương Đồng Xương Cơ Hỏa. Các sao này được an theo Địa chi (sinh năm gì thì sao chủ Mệnh/Thân là gì ).
Các sao chủ Mệnh thực chất thuộc chòm sao Bắc Đẩu theo Thiên Trung Bắc Đẩu Cổ Phật Tiêu Tai Diên Thọ và Thất Tinh Châu Ngọc Thần Chú, là sao chủ quản (như thần cai quản) trên trái đất. Nó chính là Mặt Trăng, Sao Thủy, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Kim, Sao Hỏa và Mặt Trời. Vị trí, thứ tự của 7 vì sao này xác định ai là chủ ai là khách, và do đó phân ra ai cai quản năm nào, phản ánh sự phối chiếu của hệ sao Bắc Đẩu lên hệ mặt trời (qua quãng thời gian được sinh ra trên trái đất)…
2. Ý nghĩa sử dụng:
Từ định nghĩa và cách an, có thể thấy: Sao chủ Mệnh / Thân thực chất là sự ứng hợp của Mệnh / Thân của đương số với địa chi (vì an theo chi năm sinh). Sao chủ Mệnh/Thân có đắc hãm hay không (dựa vào đất cung Mệnh / Thân – nằm tại đâu). Điều này cho biết cùng sao chủ Mệnh (năm sinh), mà tác đông của sao chủ Mệnh / Thân lên Mệnh /Thân số mối người khác nhau vì sự đắc hãm của các sao này.
Sự phối hợp giữa bản Mệnh/Thân, sao chủ Mệnh/Thân, Cục và đất của Mệnh còn xác định xem Mệnh đó là có gốc hay không có gốc, thọ yểu sang hèn. Vì các tầng ảnh hưởng của Địa bàn chính tinh (xoay vòng quanh Thiên Bàn), ngoài tác động lẫn nhau còn tác động lên Mệnh theo các tầng Can, Chi, Mệnh, Cục.
Tài liệu quyển thượng Số Tử vi kinh nghiệm của Cố tử vi Quản Xuân Thịnh tại trang 38 (Sách xuất bản năm 1950); có đề cập đến vấn đề sao Mệnh chủ và Thân chù như sau :

1-Thân chủ
- Tuổi Tý Thân chủ LINH TINH
- Tuôi Ngọ Thân chủ HỎA TINH
- Tuổi Sửu-Mùi Thân chủ THIÊN TƯỚNG
- Tuổi Dần Thân Thân chủ THIÊN LƯƠNG
- Tuổi Mão Dậu Thân chủ THIÊN ĐỒNG
- Tuổi Tỵ-Hợi Thân chủ THIÊN CƠ
- Tuổi Thìn-Tuất Thân chủ VĂN XƯƠNG
2- Mệnh chủ
- Tuổi Tý Mệnh chủ THAM LANG
- Tuổi Sửu-Hợi Mệnh chủ CỰ MÔN
- Tuổi Dần-Tuất Mệnh chủ LỘC TỒN
- Tuổi Mão-Dậu Mệnh chủ VĂN KHÚC
- Tuổi Tỵ-Mùi Mệnh chủ VŨ KHÚC
- Tuổi Thìn-Thân Mệnh chủ LIÊM TRINH
- Tuổi Ngọ Mệnhchủ PHÁ -QUÂN
Ví dụ : Người tuổi Hợi, mệnh chủ CỰ MÔN và Thân chủ THIÊN CƠ. Tìm sao CỰ MÔN và THIÊN CƠ đóng đâu, biên chữ Mệnh chủ và Thân chủ vào (ngày nay, các nhà Tử vi thường ghi vào giữa cung trung tâm của Lá số đê dễ theo dõi). Hai sao này can hệ ảnh hưởng rât lớn đối với cuộc đời mình
Sau đó đóan tính chất hai sao đó. CỰ MÔN (chủ tài hoa); THIÊN CƠ (chủ suy tính). Vây hai sao đó có ở Phúc, Mệnh, Tài, Quan, Di không ? Mà có hội với cách tốt không ? Nếu không đóng vào các cung kể trên mà lại đi với sao xấu, tức là Thân-Mệnh không được tốt, chịu ảnh hưởng không hay tới cuộc đời mình. Hoặc người tuổi Hợi, Mệnh lập tại Tý có CỰ MÔN; Thân cư Thiên Di có THIÊN CƠ mà gặp nhiều trung tinh đắc cách thời còn gì đẹp bằng, có thể gọi là Mệnh-Thân có hai CỰ MÔN, hai THIÊN CƠ. Ít người có được hạnh phúc gặp trường hợp này ? Có thể nói là cá nước, mây rồng gặp hội.

This entry was posted on 23.09.2007 at 8:21 chiều and is filed under Tử vi lý số .



Nguồn:



http://nhatkytinhyeu.wordpress.com/2007 ... %E1%BB%A7/" target="_blank
Được cảm ơn bởi: vnsteel, trangbq, thusuong1232002, tam961, manhtu, Tuanxdbk73, duka1985, baochinh87, nguyenhai379, perry, Kenny109, lybocsu
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức chung”