Up lại Bài 4 cho rõ hơn

Kiến thức tổng hợp về âm dương, ngũ hành, can chi, ...
Trả lời bài viết
lytranle
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 240
Tham gia: 11:05, 05/11/09
Đến từ: Thành phố HCM

Up lại Bài 4 cho rõ hơn

Gửi bài gửi bởi lytranle »

NGUYÊN LÝ NẠP ÂM ( Tiếp theo - Bài 4 )
( Up lại cho rõ hơn )

Lý Trần Lê


Độ cao của Âm tăng dần khi di chuyển theo chiều thuận (chiều quay của Kim Đồng Hồ).Nếu bắt đầu từ Hoàng Chung thì dãy Âm tăng dần sẽ là : Hoàng Chung, Đại lữ, …., Nhuy Tân, Lâm Chung, … , Vô Dịch, Ứng Chung. Hết một vòng , tiếp tục vòng thứ hai, Hoàng Chung, Đại Lữ, … nhưng độ cao của những Âm này tăng lên 1 Quãng 8 ( Octave ). Nếu theo chiều ngược thì độ cao của Âm giảm dần. Khi hết một vòng, nếu tiếp tục theo hướng đó thì độ cao của Âm sẽ giảm đi một quãng 8. Hệ thống Âm nói trên được xem như một Âm Giai Chromatique trong Âm Nhạc Tây Phương ( Gamme Chromatique ). Mỗi âm giai có thể lấy bất cứ âm nào của Ngũ Âm làm Âm Chủ ( Âm đứng ở bậc I - Hoàng Chung ).
* Trên một dây đàn, ta có thể lựa phím để có được 12 Âm như thế và ta cũng có thể có được những Âm như thế nhưng cao hơn hoặc thấp hơn một vài quãng 8 ( Octave ).
Bậc của các Âm trong Âm Giai.
Để tìm cái chung nhất cho các Âm Giai, người ta đặt tên cho các Âm của Âm Giai theo BẬC thứ tự từ thấp lên cao, bắt đầu từ Âm Chủ ( Chủ Âm ) , Âm Chủ chính là Hoàng Chung : Bậc I .
Vậy ta có : Bậc I : Hoàng Chung , Bậc II : Đại Lữ , Bậc III : Thái Thốc , Bậc IV : Giáp Chung , …
Âm Chủ có thể thay đổi, kéo theo các Âm của Âm Giai thay đổi độ cao. Nhưng khoảng cách về cao độ giữa các Bậc thì không thay đổi. Ví như khi ta hát một bài hát , ta có thể hát cao lên hoặc thấp xuống để phù hợp với tầm cỡ giọng của mình, như vậy gọi là thay đổi Âm Giai ( Giọng, Điệu thức ), thay đổi Chủ Âm.
Ví dụ :
Bảng 3.JPG
Bảng 3.JPG (54.41 KiB) Đã xem 1951 lần

* Ta cũng cần biết rằng, Âm Nhạc đã ra đời ít nhất là 10 nghìn năm trước, cho nên việc Lưu Linh đặt ra Luật Lữ vào Thời Hoàng Đế là hoàn toàn có thể tin được. * Nhà Triết Học và Toán Học Cổ Đại Hy Lạp Pythagore ( khoảng 580 – 500, trước CN ) đã có công chia Âm Giai thành các Quãng 8 và chia mỗi Quãng 8 thành 12 bậc.

Tạo ra 60 Âm :
Bảng 4
Bảng 4.JPG
Bảng 4.JPG (56.13 KiB) Đã xem 1951 lần


Số lượng Âm :
Ứng với mỗi Âm cơ bản của Ngũ Âm ( Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ ), nhờ Luật Lữ, ta có được 12 Âm khác nhau, từ đó số lượng Âm được tạo thành là :
12 x 5 = 60 ( Âm – Note ). (1)
Cách gọi tên Âm : (8), (9)
Gọi tên Bậc trước rồi gọi tên Âm Cơ Bản. Còn Thẩm Quát thì gọi Âm Cơ Bản trước bậc sau . Tôi cho là, cách gọi của Thẩm Quát không đúng.
Ví dụ :
+ Âm ở ô 15 : Âm này có Bậc III là Thái Thốc. Âm Cơ Bản là Giốc. Vậy, tên của Âm này là Thái Thốc của Giốc ( Thẩm Quát gọi Âm này là Giốc của Thái Thốc). +Âm ở ô số 12 là Ứng Chung của Thương. + Âm ở ô 25 là Hoàng Chung của Chủy. (14) + Âm ở ô 42 là Trọng Lữ của Vũ. + Âm ở ô 58 là Nam Lữ của Cung , …
@@@@@@@@@@@
2/ Khí và Âm (2)
Thẩm Quát nói : Phàm Khí bắt đầu ở Phương Đông mà đi về bên phải, Âm khởi từ Phương Tây mà đi về bên trái (2) .
Chỗ gọi là khí bắt đầu ở Phương Đông này là bốn mùa bắt đầu từ Mùa Xuân.
Phương Đông là nơi Minh Thứ Phong đóng , với Thời Lệnh là Tháng 2. Thời đó, vạn vật xuất ra hết tận. Tháng hai là Trọng Xuân, Âm Dương hội ở Giáng Lâu,là thời Đẩu kiến Mão. Mão là sự tốt tươi, vạn vật phong phú, tốt đẹp. Trong 10 Can, nó là Giáp, Ất. Giáp là vỏ bọc, ý nói, vạn vật đã xé được cái vỏ bọc mà xuất ra. Ất là chen lấn, lấn át, ý nói vạn vật chen lấn nhau mà sinh ra. Tháng 2 có Tịch Quái là Quẻ Lôi Thiên Đại Tráng . Đại Tráng là Mạnh, là tươi thơm . Đại Tráng có Ngoại Quái là Chấn, Nội Quái là Càn. Tháng 2 là Tháng của Tứ Dương. Tóm lại, ở Phương Đông khí Dương bắt đầu “ Đại Tráng ” và theo Bát Quái thì Phương Đông là nơi có Quẻ Chấn đóng ( và ngay trong Quẻ Đại Tráng cũng có Quẻ Chấn ) . Sấm động làm cho Khí Dương bốc lên rồi đi về bên phải .
Âm bắt đầu ở Phương Tây – Cung Dậu, nơi có Quẻ Đoài. Đoài là Kim, là Kim loại, là Nhạc Khí. Âm này là Ngũ Âm chứ không phải là khí Âm .
Có một số Tác giả đã sửa lại bài của Thẩm Quát như sau : “ Phàm Dương “ Khí bắt đầu ở Phương Đông mà đi về bên phải, Âm “Khí khởi từ phương Tây mà đi về bên trái ….”.
Dương Khí thì đúng rồi. Còn “Âm” mà Thẩm Quát nói ở đây chắc hẳn không phải là Âm “Khí “. Vì nếu là Âm “ Khí “, thì còn cái gì gọi là “ Âm ” ở đây nữa để mà Nạp Âm ?
Âm bắt đầu ở KIM, vì Kim có thể thu nhận tiếng mà truyền bá khí ra rồi chuyển xoay về bên trái tới Hỏa , rồi từ Hỏa chuyển tới Mộc, Mộc tới Thủy, rồi Thủy chuyển tới Th - Hướng di chuyển của Âm không trùng với hướng tương sinh của Ngũ Hành. Mặt khác, Thổ ở Trung Cung có Âm là Cung – Quân ( Vua ) . Âm Cung điều xướng Tứ Phương, làm Chủ Ngũ Âm. Còn Kim có Âm là Thương - Thần, có trách nhiệm thực thi lệnh Vua, làm cho mọi sự trở nên hiển dương tốt đẹp. Âm khởi từ Kim là vậy.
Vậy, Dương Khí ở Phương Đông bốc lên mà đi về bên phải, Âm ( Ngũ Âm ) khởi từ Phương Tây, xuất phát từ Kim mà đi về bên trái. Khí và Âm hòa quyện vào nhau, đan xen nhau mà sinh biến hóa.

Hình 2
Hình 2.Khí và Âm.JPG
Hình 2.Khí và Âm.JPG (32.88 KiB) Đã xem 1951 lần
3/ Cùng Ngôi Vị : (8)

a/ Hai Âm liền nhau theo thứ tự Dương trước Âm sau , tức là Âm đầu là Luật, Âm sau là Lữ, gọi là hai Âm cùng Ngôi Vị. Ví dụ : Các cặp Âm : Hoàng ChungĐại Lữ ; Thái ThốcGiáp Chung ; Cô TẩyTrọng Lữ , … là cùng Ngôi Vị.
Do đó ta chỉ cần xác định Âm cho thởi Dương, tức là tìm những Âm thuôc Dương Luật. Còn Âm Lữ thì suy ra từ quan hệ cùng ngôi vị ( chế độ “ ăn theo ” ) . Hai Âm cùng ngôi vị là một Luật một Lữ liền Bậc với nhau, Luật trước, Lữ sau. ( Xem Hình 1 ).(13).
b/ Lấy vợ cùng ngôi (8) , (11) Mỗi Âm lại ứng với một cặp Can-Chi. Do đó, cứ hai cặp Can Chi Dương Âm liền nhau là cùng Ngôi Vị. Ví dụ : Giáp Tý - Ất Sửu , Bính Dần- Đinh Mão , Mậu Thìn – Kỷ Tỵ , …
Thẩm Quát nói : Giáp Tý lấy vợ cùng ngôi vị là Ất Sửu. Nhâm Thìn lấy vợ cùng ngôi vị là Quý Dậu,… Về Can Chi, ta cũng chỉ cần quan tâm đến cặp Can Chi Dương, còn cặp Can chi Âm cùng Ngôi vị thì được hiểu theo “ chế độ ăn theo ”.
( Còn tiếp )





Tập tin đính kèm
Bảng 3.JPG
Bảng 3.JPG (54.41 KiB) Đã xem 1951 lần
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức chung”