PHÚC BẤT TẬN HƯỞNG ( nguồn:Kimca.net)

Hỏi đáp, luận giải về tử vi
hysshu
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 8340
Tham gia: 23:43, 24/09/19

Re: PHÚC BẤT TẬN HƯỞNG ( nguồn:Kimca.net)

Gửi bài gửi bởi hysshu »

BỒ TÁT SỢ NHÂN, CHÚNG SINH SỢ QUẢ.

(PLO) - Tạo nghiệp là nhân, thọ báo là quả. Quy luật của sự luân hồi là “nhân quả”. Lăn lộn trong ba cõi sáu đường đều tùy thuộc nhân quả. Mình đã gây “nhân” nhất định mình phải chịu “quả”, “quả” khổ hay “quả” vui là do gây “nhân” khổ vui.
Theo quan niệm của đạo Phật, “nhân quả” là lẽ công bằng chân thật, bởi mỗi cá nhân gây tạo khác nhau, nên sự thọ nhận cũng sai biệt, không giống nhau. Sự công bằng từ “nhân” đến “quả”, không phải sự công bằng do ai khác áp đặt cho mình. Ngày nay mỗi người tạo “nhân” thì ngày mai chính mình thọ “quả”, rõ ràng, rành mạch.

Thắc mắc với … “Nhân quả”

“Đạo Phật nói “nhân quả” là căn cứ trên thời gian suốt cả quá khứ đến hiện tại vào kéo dài tới vị lai; trong quá khứ có cái gần có cái xa, trong vị lai cũng thế, khiến có những kết quả xảy đến mà đương sự không bao giờ nhớ. Lại có những sự kiện gây “nhân” mà không thấy kết “quả”, do đó “nhân quả” trở thành rắc rối, làm nhiều người khó tin, khó nhận”. Nhưng sự thật lúc nào cũng là thật, nếu mỗi người nhận hiểu sâu về lý “nhân quả” thì cuộc sống này rõ ràng đã có tiêu chuẩn nhắm đến và an ổn vô cùng vì mọi kết quả hiện chịu trong đời đều do “nhân” gây ra từ thuở trước, nên khổ không oán hờn, vui không ngạo mạn, mình làm mình chịu, chỉ cần ngay giờ đây phải biết chọn lấy “nhân” tốt mà làm, để mai kia khỏi phải thọ “quả” đau khổ.

Những kẻ gây tạo nghiệp ác, ắt phải thọ quả khổ trong ba đường dữ địa ngục, ma quỷ, súc sinh. Nghiệp ác là mình làm cho kẻ khác khổ, cân xứng với “nhân” mình gây, thọ “quả” khổ một nơi trong ba đường dữ. “Nhân” khổ có khi không thành “quả” do nửa chừng mình biết hối cải, hoặc chuyển đổi. Nhưng “nhân” khổ nhất định thọ “quả” khổ, do sự nuôi dưỡng một cách sung mãn. Ví dụ, có người uống rượu mà không ghiền, vì họ biết giới hạn chừa bỏ nhưng có người uống rượu nhất định phải ghiền rượu, vì họ mãi tiếp tục và say mê. Có “nhân” khổ mà không thọ “quả” khổ, cũng như thế.


Người gây nghiệp thiện ắt thọ “quả” vui trong cõi người, cõi A Tu La và cõi trời, cân xứng của nghiệp lành mình đã tạo, nhiều ít thấp cao thì kết quả cũng có hơn kém thấp cao. Có khi người ta nghiệp lành mà không hưởng “quả” lành, ví như một số sinh viên vào học y khoa, có người không đủ khả năng học hoặc lười biếng học, nên tuy học y khoa mà không thể thành bác sĩ; có người đủ khả năng lại cần cù học tập, nhất định một ngày kia sẽ thành bác sĩ.

Vì đâu “Bồ Tát sợ nhân”?

Trong kinh Phật có nói: “Bồ Tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả”, tại sao vậy? Bồ-tát (Bodhisavattu) là người giác ngộ, là người đã thấy tận cái manh nha, đầu mối của sự khổ đau và an lạc. Muốn hết khổ được vui, không gì hơn là mỗi người chớ gieo cái mầm đau khổ và ngược lại, biết cần mẫn gieo trồng cái mầm an vui. Không gieo nhân khổ thì không gặp quả khổ; luôn gieo trồng “nhân” vui thì “quả” vui không vời cũng đến. Đây là sự hiểu biết và hành động của người giác ngộ.

Bởi giác ngộ nên thấy rõ cái gì là “nhân” đau khổ liền sợ hãi, tìm mọi cách để diệt trừ. Thấy tham lam và keo kiệt là “nhân” đau khổ, Bồ-tát tu hạnh bố thí để tiêu diệt. Thấy buông lung ngạo mạn là “nhân” phá hoại đức hạnh, Bồ-tát tu trì giới để khử dẹp. Thấy nóng giận là “nhân” gây nhiều tội lỗi, Bồ-tát tu hạnh nhẫn nhục để dẹp. Thấy lười biếng bê tha là “nhân” hư thân mất công đức, Bồ-tát tu hạnh tinh tấn để đánh đuổi. Thấy tâm tán loạn là “nhân” điên đảo tối tăm, Bồ-tát tu thiền định để thu nhiếp. Thấy ngu si là “nhân” trầm luân sinh tử, Bồ-tát tu trí tuệ để chiếu phá.

Bồ-tát tu hạnh để diệt trừ sáu cái “nhân” xấu xa, tội lỗi, mù tối ,hiểm nguy vốn dẫn con người đi mãi trong trầm luân đau khổ. Khi sáu cái “nhân” ấy bị tiêu diệt hoàn toàn là giác ngộ giải thoát. Đó chính là tu Lục độ, đang hành hạnh Bồ-tát và đến khi giác ngộ thì là Bồ-tát thật sự.

Kẻ trí sợ “nhân”, người ngu thì sợ “quả”. Chúng sinh là những kẻ mê, chỉ nhìn trên cái “quả” mà sợ mà cầu. Luôn luôn sợ khổ cầu vui mà “nhân” đau khổ không tránh, nhân an vui không tạo thì một khi “quả” đau khổ đến dẫu cầu khẩn van xin cũng vô ích. Cầu mong, mơ ước “quả” an vui, nhưng “nhân” không chịu gieo, không chăm chút thì “quả” từ đâu mà đến? Đây là sự khác biệt giữa kẻ mê và người giác; tuy nhiên, cái mê này ai cũng có thể trừ bỏ, cái giác này ai cũng có thể làm. Chỉ là nhắm vào “nhân” là giác, không ai là không thể làm được việc đó.

Từ “nhân” đến “quả” còn cần có những sự kiện trợ giúp đầy đủ mới được viên mãn. Không có thể có nhận định tất nhiên rằng có “nhân” là có “quả” bởi vì thời gian từ “nhân” đến “quả” là giai đoạn biến động, hoặc được tăng trưởng, hoặc bị tiêu mòn, tùy theo những sự kiện trợ giúp. Biết rõ như thế, mỗi chúng ta có thể chuyển “nhân” xấu thành tốt, hoặc “nhân” tốt trở ra xấu.

Phá bỏ luân hồi - Cách nào?

Sự tất yếu của luân hồi tùy thuộc “nhân quả”, không có kẻ nào khác áp đặt khổ vui cho chúng ta, cũng không có bàn tay nào lôi kéo chúng ta phải đi đường này hay lối khác, mọi sự kết quả đều cân xứng với “nhân” mình gây tạo, như đã nói ở trên. Nắm vững yếu tố này, mới thấy mỗi chúng ta thật sự có trọn quyền định đoạt số phận của chính mình, chẳng cần phải dựa dẫm vào thế lực siêu nhiên nào khác. Cuộc đời của mỗi chúng ta hiện được tươi sáng hay đen tối đều do sự khéo léo hay vụng về của chính ta ngày xưa. Mỗi người phải can đảm nhận lấy trách nhiệm của mình, không oán trách kêu ca, không than thân tủi phận; gan dạ trong cuộc sống hiện tại song phải khôn ngoan chọn lối đi ở ngày mai.

Đạo Phật giải thích rõ lý luân hồi, nhưng không phải là để mỗi chúng ta mãi chịu luân hồi. Biết luân hồi tường tận rồi, Phật lại chỉ ra con đường… thoát ly luân hồi, cũng như đã biết đâu là khổ, chúng ta mới tìm cách thoát khổ. Luân hồi là vòng loanh quanh lẩn quẩn, nhào đi lộn lại không thể thoát ra. Chấp nhận cam chịu trong vòng quanh quẩn đó là do mỗi người không tìm được manh mối thoát ra, hoặc không đủ khả năng thoát ra.

Ví dụ, trước khi các nhà khoa học phát hiện ra sức hút của Trái đất, mọi người mọi vật đều cam chịu trong vòng “vọt lên rớt xuống”, không sao thoát ra ngoài được. Thế rồi khi chính các nhà khoa học chế tạo được phi thuyền đủ khả năng “vọt ra” khỏi lực hút của Trái đất, đi thám hiểm các hành tinh khác thì lực hút của Trái đất đâu còn trói buộc được chúng ta nữa. Cũng thế, Phật giải thích lý luân hồi rồi, mới dạy phương pháp thoát ly luân hồi mà mục đích của đạo Phật là thoát ly sinh tử luân hồi, không chấp nhận sự loanh quanh trong vòng sinh tử. Còn trong sinh tử - dù dài, ngắn, khổ, vui - đạo Phật đều kết luận là đau khổ vì cùng một số phận vô thường, chỉ thoát được luân hồi mới là an vui giải thoát.

Như vậy, đạo Phật nói lý luân hồi cũng là phát hiện một sự thật của vạn vật và con người. Con người nhận hiểu thấu đáo về lý luân hồi, nếu họ không có khả năng thoát khỏi lý luân hồi, tự chọn lựa cuộc luân hồi an vui và thoải mái. Nếu họ có khả năng thoát ly luân hồi, do hiểu luân hồi mà tiến tu đạo giải thoát. Biết được lý luân hồi, mỗi chúng ta biết được lẽ công bằng của con người, cũng nhận thấy sự tự do căn bản ở mỗi chúng ta. Mọi sự mê tín do đó đều tiêu tan do ta biết chính ta là người quyết định thân phận của mình.

Cũng bởi thế mà tất cả oán hờn, tủi hận đều sạch hết, vì có ai áp đặt sự đau khổ cho mình mà than thở. Dù chưa giải thoát nhưng biết lý luân hồi, mỗi chúng ta cũng sáng suốt và yên ổn trong đời sống này. Mọi tương lai vẫn nằm trong tay mỗi chúng ta, chúng ta trọn quyền lựa chọn lấy một tương lai nào theo sở thích của mình thôi…

Thích Thanh Từ

( báophapluat.vn)
Tập tin đính kèm
dao_va_doi_1_TGKM.jpg
dao_va_doi_1_TGKM.jpg (69.68 KiB) Đã xem 522 lần
Được cảm ơn bởi: hoavan004
Đầu trang

hysshu
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 8340
Tham gia: 23:43, 24/09/19

Re: PHÚC BẤT TẬN HƯỞNG ( nguồn:Kimca.net)

Gửi bài gửi bởi hysshu »

Lòng tin là mẹ của tất cả Công đức

Trong mọi tôn giáo, “Lòng Tin” hay còn gọi là “Đức Tin” là chìa khóa để mở cánh cửa vào Đạo. Người đời nghe qua cho là tầm thường, chớ thực ra lòng tin có tánh cách vô cùng trọng yếu. Bởi thế Kinh Hoa Nghiêm nói: “Lòng tin là bước đầu vào đạo, là mẹ của của tất cả công đức. Lòng tin hay nuôi lớn các căn lành. Lòng tin thành tựu quả Bồ Đề của Phật.”

Thế nên đối với người tu, đức tin có tính cách rất trọng yếu. Nếu mất đức tin, chẳng những nền tảng tiến đạo phải bị sụp đổ, mà tất cả công hạnh giải thoát cũng không thành.

Người thế gian do chướng nghiệp ngăn che nên phần đông không gặp được chánh pháp, dẫu có gặp cũng chẳng khởi được đức tin. Vậy nên người Phật tử nếu chẳng thể khuyên người thân học đạo, cũng nên buông cho nhẹ thân tâm, đừng cố cưỡng cầu dễ phát sanh chướng ngại. Đường giải thoát nhiều hiểm nạn chướng duyên, chỉ cần ta chí tâm hành trì, một mai nghiệp tiêu trí rạng, chướng tận phước tăng; cuộc sống và thân tâm thay đổi; lúc ấy, do dùng thân giáo nên chẳng cầu mà người thân tự theo mình học Đạo.

Còn như vẫn một hai cưỡng cầu thì cần phải biết rằng: Sức che chướng của nghiệp lực vô cùng khủng khiếp. Người ta đã chẳng tin thì dù đức Phật hiện thân thuyết pháp, cũng không cách chi xoay chuyển được. Câu chuyện sau đây trong Kinh Pháp-cú-dụ là một điển hình:

Không có Lòng Tin đức Phật cũng không thể cứu độ
“Khi đức Phật ở tại nước Xá-vệ, trong thành có một người Bà-la-môn, tuổi gần tám mươi, giàu có vô số. Ông ta là người cứng đầu, không biết đạo lý, không kể sống chết, quanh năm chỉ lo xây cất mái trước nhà sau. Nào đài cao hóng mát, nào phòng kín sưởi ấm. Riêng hai phía đông tây, hành lang gồm mười dãy. Bấy giờ chỉ còn lại chái trước dùng để che nắng, đang xây dựng chưa xong. Một mình ông ta gánh vác lo toan mơi chuyện.

Đức Phật dùng pháp nhãn nhìn thấy ông ta sẽ chết trong ngày hôm ấy, nhưng ông ta không hề hay biết, vẫn thản nhiên xây cất. Động lòng Từ bi, đức Phật dắt A-nan đến nhà, hỏi rằng: “Cụ già có mệt nhọc không? Ngôi nhà đang xây này, chỗ nào yên ổn nhất?”


Trong mọi tôn giáo, “Lòng Tin” hay còn gọi là “Đức Tin” là chìa khóa để mở cánh cửa vào Đạo. Người đời nghe qua cho là tầm thường, chớ thực ra lòng tin có tánh cách vô cùng trọng yếu. Bởi thế Kinh Hoa Nghiêm nói: “Lòng tin là bước đầu vào đạo, là mẹ của của tất cả công đức. Lòng tin hay nuôi lớn các căn lành. Lòng tin thành tựu quả Bồ Đề của Phật.”

Thế nên đối với người tu, đức tin có tính cách rất trọng yếu. Nếu mất đức tin, chẳng những nền tảng tiến đạo phải bị sụp đổ, mà tất cả công hạnh giải thoát cũng không thành.

Người thế gian do chướng nghiệp ngăn che nên phần đông không gặp được chánh pháp, dẫu có gặp cũng chẳng khởi được đức tin. Vậy nên người Phật tử nếu chẳng thể khuyên người thân học đạo, cũng nên buông cho nhẹ thân tâm, đừng cố cưỡng cầu dễ phát sanh chướng ngại. Đường giải thoát nhiều hiểm nạn chướng duyên, chỉ cần ta chí tâm hành trì, một mai nghiệp tiêu trí rạng, chướng tận phước tăng; cuộc sống và thân tâm thay đổi; lúc ấy, do dùng thân giáo nên chẳng cầu mà người thân tự theo mình học Đạo.


Còn như vẫn một hai cưỡng cầu thì cần phải biết rằng: Sức che chướng của nghiệp lực vô cùng khủng khiếp. Người ta đã chẳng tin thì dù đức Phật hiện thân thuyết pháp, cũng không cách chi xoay chuyển được. Câu chuyện sau đây trong Kinh Pháp-cú-dụ là một điển hình:

Không có Lòng Tin đức Phật cũng không thể cứu độ
“Khi đức Phật ở tại nước Xá-vệ, trong thành có một người Bà-la-môn, tuổi gần tám mươi, giàu có vô số. Ông ta là người cứng đầu, không biết đạo lý, không kể sống chết, quanh năm chỉ lo xây cất mái trước nhà sau. Nào đài cao hóng mát, nào phòng kín sưởi ấm. Riêng hai phía đông tây, hành lang gồm mười dãy. Bấy giờ chỉ còn lại chái trước dùng để che nắng, đang xây dựng chưa xong. Một mình ông ta gánh vác lo toan mơi chuyện.

Đức Phật dùng pháp nhãn nhìn thấy ông ta sẽ chết trong ngày hôm ấy, nhưng ông ta không hề hay biết, vẫn thản nhiên xây cất. Động lòng Từ bi, đức Phật dắt A-nan đến nhà, hỏi rằng: “Cụ già có mệt nhọc không? Ngôi nhà đang xây này, chỗ nào yên ổn nhất?”

Ông ta đáp: “Mái trước kiếp khách, nhà sau để ở. Hai chái đông tây dành cho con cháu, chất chứa của cải và bọn người làm. Riêng ta, mùa hạ lên đài cao hóng mát, mùa đông vào phòng kín sưởi ấm”.

Đức Phật bảo: “Nghe tiếng ông cụ đã lâu, ta muốn đến bàn luận nhiều điều. Có bài kệ liên quan đến vận mạng sống chết, ta muốn đem tặng. Ông cụ hãy dừng tay một lát, cùng ta đàm luận, được không?”

Ông ta đáp: “Hôm nay bận quá, không rảnh chút nào. Xin bữa khác hãy đến đàm luận. Còn bài kệ, có thể đọc liền bây giờ”.

Đức Phật đọc kệ rằng:

*
Có con, có của

Kẻ ngu lăng xăng.

Ta chẳng phải ta,

Nói gì con, của!

Nắng ở chỗ này,

Lạnh ở chỗ kia.

Kẻ ngu lo nhiều,

Chẳng biết tai họa.

Ngu che, ngu lấp

Tự cho là khôn,

Ngu mà nói khôn

Ngu ơi là ngu!

Ông già Bà-la-môn nói: “Ngài nói bài kệ thật hay, nhưng hôm nay bận quá, bữa khác sẽ bình luận”.

Đức Phật thương xót ra về. Lát sau, ông ta một mình gác cái đòn tay, vô ý rơi xuống, đập vỡ đầu chết ngay. Cả nhà òa khóc lớn. Vang động xóm làng. Đức Phật đi chưa xa, biết tai họa đã ập đến. Đầu làng có mấy chục vị phạm chí hỏi đức Phật: “Ngài đi đâu về?”

Đức Phật đáp: “Vừa đến thuyết pháp trong nhà ông cụ mới chết. Ông không tin lời ta, không biết lý vô thường. Bấy giờ đã hóa kiếp khác”.

Nói xong, đức Phật đọc cho các vị ấy nghe bài kệ trước đó. Nghe qua, tất cả đều vui mừng hiểu được chánh pháp.”

( theo kinhnghiemhocphat.com)
Tập tin đính kèm
phat-thich-ca-ngoi-voi-hinh-anh-thanh-tinh-cua-ao-sen-va-dan-co-trang-bc0694267010c846dfe04237375cd8ef.jpg
phat-thich-ca-ngoi-voi-hinh-anh-thanh-tinh-cua-ao-sen-va-dan-co-trang-bc0694267010c846dfe04237375cd8ef.jpg (75.39 KiB) Đã xem 489 lần
Được cảm ơn bởi: PhươngLe
Đầu trang

hysshu
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 8340
Tham gia: 23:43, 24/09/19

Re: PHÚC BẤT TẬN HƯỞNG ( nguồn:Kimca.net)

Gửi bài gửi bởi hysshu »

hoavan004 đã viết: 19:57, 01/12/22 Bài viết hay quá ạ, đang ngẫm nghĩ về Song Lộc,
Lộc Quyền Khoa Kị
Hào quang chắc sắp chiếu tới rồi :P
ảnh đức Phật quá đẹp.
Tập tin đính kèm
phat-thich-ca-ngoi-duoi-cay-bo-de-la-buc-anh-noi-tieng-duoc-duoc-biet-den-nhieu-nhat-hien-nay-74fe94086a19efa1c6e340608a49c996.jpg
phat-thich-ca-ngoi-duoi-cay-bo-de-la-buc-anh-noi-tieng-duoc-duoc-biet-den-nhieu-nhat-hien-nay-74fe94086a19efa1c6e340608a49c996.jpg (217.53 KiB) Đã xem 488 lần
Được cảm ơn bởi: hoavan004
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
thanhthanh2013
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1320
Tham gia: 19:01, 05/07/13

Re: PHÚC BẤT TẬN HƯỞNG ( nguồn:Kimca.net)

Gửi bài gửi bởi thanhthanh2013 »

hysshu đã viết: 12:11, 04/12/22
hoavan004 đã viết: 19:57, 01/12/22 Bài viết hay quá ạ, đang ngẫm nghĩ về Song Lộc,
Lộc Quyền Khoa Kị
Hào quang chắc sắp chiếu tới rồi :P
ảnh đức Phật quá đẹp.
Một câu chuyện thú vị:
https://youtube.com/shorts/XSB2qTy2aG0?feature=share
Được cảm ơn bởi: hysshu
Đầu trang

hoavan004
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 3716
Tham gia: 20:44, 17/05/18
Đến từ: không yêu không hận

Re: PHÚC BẤT TẬN HƯỞNG ( nguồn:Kimca.net)

Gửi bài gửi bởi hoavan004 »

hysshu đã viết: 12:11, 04/12/22
hoavan004 đã viết: 19:57, 01/12/22 Bài viết hay quá ạ, đang ngẫm nghĩ về Song Lộc,
Lộc Quyền Khoa Kị
Hào quang chắc sắp chiếu tới rồi :P
ảnh đức Phật quá đẹp.
Còn khoảng 1 tuần nữa là đến ngày lễ của Phật A Di Đà, ngày cuối cùng trong năm.
Được cảm ơn bởi: Tudotutronghanhphuc, hysshu
Đầu trang

hysshu
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 8340
Tham gia: 23:43, 24/09/19

Re: PHÚC BẤT TẬN HƯỞNG ( nguồn:Kimca.net)

Gửi bài gửi bởi hysshu »

hoavan004 đã viết: 13:36, 04/12/22
hysshu đã viết: 12:11, 04/12/22
hoavan004 đã viết: 19:57, 01/12/22 Bài viết hay quá ạ, đang ngẫm nghĩ về Song Lộc,
Lộc Quyền Khoa Kị
Hào quang chắc sắp chiếu tới rồi :P
ảnh đức Phật quá đẹp.
Còn khoảng 1 tuần nữa là đến ngày lễ của Phật A Di Đà, ngày cuối cùng trong năm.
Bức ảnh đức Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát quá đẹp.

Đức Phật Ðịa Tạng Vương Bồ Tát có nguyện lực vĩ đại. Ngài nói rằng:

"Ðịa ngục vị không, thệ bất thành Phật,

Chúng sanh độ tận, phương chứng Bồ-đề."
Tập tin đính kèm
312881195_1760826270984683_8155299899662190062_n.jpg
312881195_1760826270984683_8155299899662190062_n.jpg (121.7 KiB) Đã xem 443 lần
Được cảm ơn bởi: hysshu, hoavan004, Tudotutronghanhphuc
Đầu trang

hysshu
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 8340
Tham gia: 23:43, 24/09/19

Re: PHÚC BẤT TẬN HƯỞNG ( nguồn:Kimca.net)

Gửi bài gửi bởi hysshu »

CON LÀ NGƯỜI CUỐI ĐỂ ĐƯA PHẬT VỀ

Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát - Vị Bồ tát tiếp nối hạnh nguyện mười phương chư Phật, mang hình tướng vị tu sỹ “xuất thế mà nhập thế” đã đi vào tâm thức của hành giả Phật giáo Bắc truyền.

Hơn hết, Bồ tát Địa Tạng còn là hiện thân của tinh thần vô uý dấn thân vào cảnh khổ Địa ngục để bắt một nhịp cầu tri âm giữa hai bờ âm dương với đủ chất liệu hiểu - thương và khích lệ chúng sinh hồi tâm hướng thiện quay về bờ giác. Ngài còn là chất liệu xây dựng nên lòng Hiếu thảo tuyệt đối với cha mẹ hiện đời và cha mẹ nhiều kiếp.”

Trước thực trạng đầy biến động của thế giới và con người đang sống trong cơn khổ nạn của đại dịch Covid 19, chúng ta có cơ hội thực tập sâu hơn lời phát nguyện của Ngài.

“Lạy đức Bồ Tát Địa Tạng, chúng con xin học theo hạnh Bồ Tát, tìm cách có mặt ở bất cứ nơi nào mà bóng tối, khổ đau, tuyệt vọng và áp bức còn đang trấn ngự, để có thể mang đến những nơi ấy ánh sáng, niềm tin, hy vọng và giải thoát. Chúng con nguyện không bao giờ quên lãng và bỏ rơi những người còn đang bị kẹt trong những tình uống tuyệt vọng, nguyện cố gắng thiết lập liên lạc với những ai đang không còn lối thoát, những ai bị bưng bít không vó phương tiện lên tiếng kêu gọi công bình, nhân phẩm và quyền được làm người.”

Chưa bao giờ chúng ta lại chứng kiến cảnh địa ngục trần gian một cách rõ ràng, tang thương, thảm khốc như hiện tại. Sự bất an, bế tắc trong những ngày giãn cách, nỗi khổ đau, tuyệt vọng chồng chất trước cảnh sinh ly tử biệt mà không có cơ hội thắp cho nhau nén hương tiễn đưa nhìn mặt nhau lần cuối như nét đẹp văn hoá của người Việt.

Nhưng cũng chính giữa lúc chuyện sinh tử mong manh chỉ tính bằng một hơi thở chúng ta mới thấy sự hy sinh thầm lặng của lực lượng tuyến đầu, các y bác sĩ và tình nguyện viên đã gác lại tình riêng, không ngại nguy hiểm kể cả thân mạng để nguyện đi vào “địa ngục trần gian” cứu lấy tính mạng đồng bào mình, trong cuộc chiến chưa hẹn ngày về, nhưng trong lòng đã nở đóa hoá từ bi nguyện phụng sự tiếp nối lời phát nguyện cao cả của Ngài.

“Chúng con biết đại ngục có mặt khắp nơi trên thế giới và chúng con nguyện sẽ không bao giờ tiếp sức xây dựng thêm những đại ngục trần gian như thế; trái lại, chúng con xin nguyện nỗ lực giải trừ những đại ngục còn đang có mặt. Chúng con nguyện tu học để đạt được đức vững chãi và kiên trì của Đất, để có thể trở thành trung kiên và không kỳ thị như Đất, và cũng đựơc như Đất có thể làm nơi nương tựa cho tất cả những ai cần đến chúng con.”

Ý thức được những khổ đau và bất an trong cơn khủng hoảng do thiên tai, dịch bệnh mang lại chúng con nguyện quay vào bên trong tự sám hối sáu căn, phát nguyện tu tập văn, tư, tu tuệ với chính mình để mang lại an lạc cho tự thân, gia đình và xã hội. Chỉ khi nào chúng ta tinh tấn tu tập để đạt được một phần nào hạnh nguyện bao dung và không kì thị như Đất thì con người mới biết thương yêu, chấp nhận và dần dần chuyển hoá tham, sân, sĩ trong mỗi người để biệt nghiệp mỗi người ngày một tốt hơn nhằm góp phần phát triển cộng nghiệp của xã hội theo cách ứng xử thiện lành giữa con người với môi trường sống.

Do vậy, thế gian tôn xưng Ngài là bậc “ đại bi, đại nguyện, đại thánh, đại từ” đủ để thấy hạnh nguyện vĩ đại và chan hoà của Bồ tát đối với chúng sinh, hay như câu bi nguyện : “Địa ngục vị không, thệ bất thành Phật” thật hùng tráng.

Thế nên, Ngài đã thành tựu lý tưởng Bồ tát đạo chính trong lời phát nguyện của mình chứ không phải đợi đến lúc độ hết chúng sanh mới viên thành đạo quả, cũng như các sứ giả khoác áo Blue đã hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình một cách thiêng liêng nhất giữa tâm dịch chứ không cần đợi ngày kết thúc cuộc chiến này vì cuộc sống vốn vô thường. Xin cho con được cúi xuống để tỏ lòng tri ân sâu sắc nhất trước nghĩa tình đồng bào cao đẹp này, như một dấu son của lịch sử nước nhà!

Vì vậy, chúng sinh cõi Ta bà khi đã có duyên với Ngài qua việc viết chép, hành trì kinh Địa Tạng và đặc biệt là học theo hạnh của Bồ tát, hôm nay kỷ niệm ngày vía Ngài, chúng ta hữu duyên hãy làm các hạnh lành để tỏ lòng tôn kính tri ân Ngài. Mong góp được thêm nguyện lực với năng lượng an lạc đẩy lùi dịch bệnh, để cuộc sống bình yên sớm trở lại.

Chỉ khi nào con người chúng ta dùng tâm từ bi và trí tuệ để đối xử với muôn loài, muôn vật và hiện tại là ứng xử với virus corona mới mong ngày thế giới cân bằng trở lại nhờ con người tin sâu nhân quả; và cũng nhờ hiệu lực cầu nguyện này để những người đã mất trong đại dịch nương vào năng lực của Tam Bảo sớm tái sanh về cảnh giới an lành!

Sáng chớm thu, giữa tiết trời thơm mùi hương cốm mới, ngồi an yên bên hiên chùa nghe tiếng đồng bào vang vọng khắp không trung, ngắm dung nhan bậc Điều Ngự để tiếp nối lời nguyện xưa:

"Phật ơi ! Con đã trở về

Trần gian con giữ nguyện thề kiếp xưa

Chúng sinh độ thoát không chừa

Con là người cuối...để đưa Phật về."

Kính Lễ Đức Bồ Tát Đại Nguyện Địa Tạng Vương!

( nguồn: phatgiao.org)
Tập tin đính kèm
34898774053_8b60956b40_b-1319.jpg
34898774053_8b60956b40_b-1319.jpg (186.58 KiB) Đã xem 425 lần
Được cảm ơn bởi: hysshu, hoavan004, Tudotutronghanhphuc
Đầu trang

hoavan004
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 3716
Tham gia: 20:44, 17/05/18
Đến từ: không yêu không hận

Re: PHÚC BẤT TẬN HƯỞNG ( nguồn:Kimca.net)

Gửi bài gửi bởi hoavan004 »

Em chúc anh Hysshu ngủ ngon ❤️
Hy vọng có ngày gặp mặt để chúng ta giao lưu 😍
Được cảm ơn bởi: Tudotutronghanhphuc, hysshu
Đầu trang

hysshu
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 8340
Tham gia: 23:43, 24/09/19

Re: PHÚC BẤT TẬN HƯỞNG ( nguồn:Kimca.net)

Gửi bài gửi bởi hysshu »

Những bức ảnh đức Phật đẹp
Tập tin đính kèm
Anh-quan-am-bo-tat-4.jpg
Anh-quan-am-bo-tat-4.jpg (53.7 KiB) Đã xem 381 lần
Anh-quan-am-bo-tat-1.jpg
Anh-quan-am-bo-tat-1.jpg (104.05 KiB) Đã xem 381 lần
tranh-dia-tang-vuong-bo-tat-PDT10.jpg
tranh-dia-tang-vuong-bo-tat-PDT10.jpg (21.67 KiB) Đã xem 381 lần
thien_28.7_tubi1_kienthuc_BUNP.jpg
thien_28.7_tubi1_kienthuc_BUNP.jpg (171.94 KiB) Đã xem 388 lần
z1076027210962_5ba000974d7035ba776cdac74e3dc06e-00.jpg
z1076027210962_5ba000974d7035ba776cdac74e3dc06e-00.jpg (79.74 KiB) Đã xem 388 lần
ba95c72b5bdee80e42a14db3fd21c294.jpg
ba95c72b5bdee80e42a14db3fd21c294.jpg (21.49 KiB) Đã xem 388 lần
duc-phat-thich-ca-la-thai-tu-tat-dat-da-sinh-ra-tai-vuon-lam-ty-ni-107114d648564a2527acd733bb9811c6.jpg
duc-phat-thich-ca-la-thai-tu-tat-dat-da-sinh-ra-tai-vuon-lam-ty-ni-107114d648564a2527acd733bb9811c6.jpg (115.98 KiB) Đã xem 388 lần
buc-tranh-phat-thich-ca-ngoi-duoi-bo-de-la-hinh-anh-dep-nhat-2022-b99b50854cc13350767161d9791a51e1.jpg
buc-tranh-phat-thich-ca-ngoi-duoi-bo-de-la-hinh-anh-dep-nhat-2022-b99b50854cc13350767161d9791a51e1.jpg (86.04 KiB) Đã xem 388 lần
Được cảm ơn bởi: hoavan004, Tiểu Y Tiên
Đầu trang

hysshu
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 8340
Tham gia: 23:43, 24/09/19

Re: PHÚC BẤT TẬN HƯỞNG ( nguồn:Kimca.net)

Gửi bài gửi bởi hysshu »

hoavan004 đã viết: 13:36, 04/12/22
VẦNG HÀO QUANG CỦA MỖI NGƯỜI

Tùy vào phước mà mỗi người đều có một vầng hào quang sáng hay tối bao chung quanh.
Người có vùng hào quang tỏa sáng là người có phước, thường họ là người sang trọng, giàu có. Ngược lại, người có vùng hào quang mờ tối là người ít phước và họ thường nghèo khổ. Những người có thần nhãn có thể nhìn thấy vùng hào quang của mọi người, họ dựa vào đó mà biết cuộc đời, số phận của người đó như thế nào.
Ví dụ, một người giàu có mặc bộ đồ rách rưới đến gặp thầy bói để xin quẻ. Ông thầy bói nhìn thấy vầng hào quang của người này tỏa sáng ra chung quanh, ông nói liền: “Anh đừng nói dối tôi. Anh là một người giàu. Tiền của anh không để đâu cho hết”.
Hoặc có người nghịch ngợm, là ông chủ mà mặc bộ đồ nghèo nàn, đi sau người nhân viên trong trang phục sang trọng. Vừa bước vào ông thầy đã nói: “Mấy anh gạt tôi à? Cái người đi trước mới là nhân viên, còn người đi sau đứng hầu mới là ông chủ”. Ông thầy bói này có đạo nhãn có thể nhìn thấy được hào quang. Người đi trước mặc đồ sang trọng mà hào quang tối, còn người đi sau mặc đồ rách nhưng hào quang sáng thì mới là chủ.
Vầng hào quang của mỗi người như sức mạnh bảo vệ người đó trước sự tác động của vong linh. Nếu nó mờ, tối thì vong linh dễ dàng áp tới. Còn nếu hào quang tỏa sáng thì vong linh không thể lại gần hay xâm nhập để tác động vào tâm người đó được.

Trích sách: "Con đường tâm" trang 70,71 - TT.TS. Thích Chân Quang.
Được cảm ơn bởi: hoavan004
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Luận giải Tử vi”