Tam Kỳ gia hội cách bị tuần.

Hỏi đáp, luận giải về tử vi
hysshu
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 8340
Tham gia: 23:43, 24/09/19

Re: Tam Kỳ gia hội cách bị tuần.

Gửi bài gửi bởi hysshu »

Long Đức đã viết: 06:45, 09/02/21
hysshu đã viết: 23:26, 08/02/21 Bộ Cự Nhật đồng cung ở Thân thì Nhật hãm địa còn Cự đắc địa;vậy khi có Tuần hoặc Triệt tọa thủ thì Nhật hãm sáng sủa hơn nhưng Cự lại kém tốt đi;theo anh Long Đức tại sao bộ Cự Nhật hãm địa có Tuần tọa thủ lại tốt? Nếu bộ Cự Nhật hãm địa có Triệt tọa thủ thì vẫn tốt?


*** Kỳ thực mà nói thì Nhật đến Thân chưa đến nổi hãm địa, cùng lắm là bình địa.
Theo anh thì:
1.So sánh Nhật tại Thân và Nhật tại Sửu ( Mùi) thì bên nào sáng hơn?
2.Cách nhật nguyệt sửu mùi đồng cung không được đánh giá cao do Mặt trăng mặt trời tranh giành ánh sáng,nhưng ở các cung Sửu mùi vì sao Thái âm thái dương vẫn được ghi là đắc địa?
3.Em đọc ở đâu đó,có nói:Âm dương sáng thì nhà cửa và mồ mả đều tốt;còn âm dương tối hãm thì mang ý nghĩa ngược lại.
Theo anh điều này đúng không hay chỉ tương đối và âm dương trong trường hợp này ở cung Mệnh hay ở cung bất kỳ trên lá số.
Được cảm ơn bởi: hysshu
Đầu trang

Long Đức
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 2970
Tham gia: 20:12, 18/09/14

Re: Tam Kỳ gia hội cách bị tuần.

Gửi bài gửi bởi Long Đức »

hysshu đã viết: 11:23, 20/02/21 1.So sánh Nhật tại Thân và Nhật tại Sửu ( Mùi) thì bên nào sáng hơn?
Theo mình thì Nhật tại Mùi sáng hơn tại Sửu và Thân. Còn tại Thân và Sửu thì có thể ngang nhau.
hysshu đã viết: 11:23, 20/02/21 2.Cách nhật nguyệt sửu mùi đồng cung không được đánh giá cao do Mặt trăng mặt trời tranh giành ánh sáng,nhưng ở các cung Sửu mùi vì sao Thái âm thái dương vẫn được ghi là đắc địa?
Thật ra cách Nhật Nguyệt không được đánh giá cao cũng một phần là bởi xưa “bày” nay “bắt chước” ... nhưng người sau lại chỉ để ý nhiều đến câu: “Mấy người bất hiển công danh bởi vì Nhật Nguyệt đồng tranh Sửu Mùi” mà lại lờ đi những câu khác như: “Nhật Nguyệt mệnh thân cư Sửu Mùi tam phương vô cát phản vi hung” (Nếu không có sao tốt thì không hay, nhưng nếu ngược lại có sao tốt thì là thế nào?), hoặc xa hơn là “Nhật Nguyệt Sửu Mùi Âm Dương hỗn hợp tự giảm quang huy, kỵ phùng Kiếp Triệt, nhược lai văn diệu, diệc kiến Quý Ân Thai Tọa Khôi Hồng văn tài ngụy lý xuất xử đạt công” hoặc “Nhật Nguyệt Sửu Mùi ái ngộ Tuần Không Quý Ấn Xương Khúc ngoại triều, văn tất thượng cách đường quan xuất chính” (... nếu được sao tốt thì vẫn hay như thường), hoặc như nói Nhật Nguyệt Sửu Mùi có Hóa Kỵ đồng cung thì tốt (tốt ở đây không hẳn là do Kỵ mang lại mà là Lộc Quyền Khoa và Lộc Tồn ở phía sau. Riêng tuổi Giáp chưa chắc là tốt đâu).

Câu “Mấy người bất hiển công danh bởi vì Nhật Nguyệt đồng tranh Sửu Mùi”, … “bất hiển công danh” này là bởi Nhật Nguyệt đồng cung (?) hay là bởi Thiên Lương (hãm) tại Tỵ Hợi (?).

Mình nói vòng vo bên trên cũng là để nói cách Nhật Nguyệt đồng cung Sửu Mùi bị đánh giá thấp một phần cũng là vì nhiều người (người Việt) “đì hàng” nó quá. Với lại, Nhật Nguyệt tại Sửu Mùi thì độ sáng của nó mới chuẩn bị hừng lên hoặc sắp tắt đi thì làm sao có thể so sánh được với các vị trí khác như Nhật tại Mão hoặc Nguyệt tại Hợi (bởi thế nên phú/sách nói "tự giảm quang huy" thì đại khái khi đến Sửu Mùi độ sáng của Nhật Nguyệt còn kém hoặc yếu đi thì làm sao tốt bằng tại các vị trí miếu vượng khác được. Đấy là lẽ thường tình thôi ... thế nhưng lại bị người ta "nhấn mạnh" quá mức). Còn chuyện nói Nhật Nguyệt Sửu Mùi “tranh giành ánh sáng” (Nhật Nguyệt tranh huy) cũng chỉ là để ví von nó với cảnh bình minh/hoàng hôn cho dễ hình dung thôi. Khi ấy, một cái thì đang hừng sáng lên còn cái kia thì sắp tắt (tối) đi. Cũng như Thái Dương tại Mão thì ví như “Nhật xuất phù tang”, tại Ngọ thì “Nhật lệ trung thiên”, v.v…

Còn việc Nhật Nguyệt được cho là đắc địa tại Sửu Mùi thì hầu như sách Việt được “truyền lại” như thế. Các sách ngoài Việt Nam thì không hẳn cũng cùng quan điểm. Bạn hỏi quan điểm của “Tử Vi Việt” thì mình trả lời qua cái nhìn của “Tử Vi Việt” ...

Sự đắc hãm của bộ Nhật Nguyệt trong Tử Vi như ta thấy thì nó trình tự theo thời gian trong ngày (và cũng là cung trong địa bàn lá số). Tại các cung thuộc ban ngày thì miếu vượng, tại cung thuộc về đêm thì hãm, và ngược lại … . Thế thì tại khoảng thời gian giao thoa giữa ngày và đêm thì liệt vào trường hợp nào. Không thể là miếu vượng được và cũng không thể là hãm được. Thế thì nó nằm đâu đó giữa sự miếu vượng và hãm. Vậy là đắc địa hoặc bình địa (tùy theo cấp bậc hệ thống phân chia ... có người phân thành 5 cấp, 7 cấp, hoặc đơn giản thì 3 cấp, v.v… . Thông thường thì có thể phân thành Miếu Vượng Đắc Bình Hãm).
hysshu đã viết: 11:23, 20/02/21 3.Em đọc ở đâu đó,có nói:Âm dương sáng thì nhà cửa và mồ mả đều tốt;còn âm dương tối hãm thì mang ý nghĩa ngược lại.
Theo anh điều này đúng không hay chỉ tương đối và âm dương trong trường hợp này ở cung Mệnh hay ở cung bất kỳ trên lá số.
Câu trên nếu được nói một cách trừu tượng và cường điệu hóa thì nếu qua cái "diễn giải" của mình thì có thể hiểu cái ý nói rằng Nhật Nguyệt (Âm Dương) mà sáng sủa thì tinh thần cũng như cuộc sống trong gia đình và vợ chồng được tốt đẹp, còn bộ Nhật Nguyệt hãm thì ngược lại.

Nói đến "mồ mả" là nói đến phần âm, tâm linh, những cái không nhìn thấy được, gần gũi hơn là nói đến tinh thần. Còn "nhà cửa" thì nói đến mái ấm gia đình ... trước thì cha mẹ, sau thì vợ chồng.

Như sách Tử Vi cũng có nói, Thái Dương tượng ông/cha/chồng, Thái Âm tượng bà/mẹ/vợ. Xem độ sáng tối của Nhật Nguyệt để đoán thêm về tuổi thọ của phụ mẫu, và cũng có nói đến Nhật Nguyệt cũng tác động đến vợ/chồng. Ngoài ra có những người dùng thế đứng (Nhật Nguyệt nhìn thấy nhau hay không, như tại tam hợp xung chiếu thì nhìn thấy nhau, tại 2 cung Dần vs Tí hoặc Ngọ vs Thân thì không) và độ sáng của Nhật Nguyệt để xét sự hòa hợp/gắn bó của vợ chồng (bất cứ tại cung nào).

Còn nếu nó được nói 1 cách đơn giản, trực tiếp thì là nói về cung Phúc và Điền. Thái Dương tượng ông/cha, Thái Âm tượng mẹ. Nếu đóng tại Phúc mà sáng sủa thì sách nói là được hưởng từ mộ ông/cha hoặc bà/mẹ gì đó. Còn khi tại Điền mà bộ Nhật Nguyệt sáng sủa thì tốt (đấy cũng là lẽ thường như những sao khác thôi) và một phần Thái Âm chủ điền trạch, tại cung Điền được cho là hợp. Ngoài ra thì khi Thái Âm thủ mệnh cũng một phần nào đó có chút liên quan đến "điền sản" vì nó chủ về điền trạch, cũng như Thái Dương chủ quan lộc tinh nên khi ở Mệnh mà sáng sủa tốt đẹp thì dễ cầu công danh ... đại loại như thế.
Được cảm ơn bởi: hysshu
Đầu trang

hysshu
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 8340
Tham gia: 23:43, 24/09/19

Re: Tam Kỳ gia hội cách bị tuần.

Gửi bài gửi bởi hysshu »

Long Đức đã viết: 21:30, 08/02/21
trang2712_ đã viết: 20:46, 08/02/21
Lá số bạn khá đẹp đấy!

Bộ Cự Nhật hãm địa có Tuần tọa thủ là tốt, thêm vào tuổi Tân thì Cự hóa Lộc và Nhật hóa Quyền (được cát hóa) nên rất hay (khi Cự Nhật hãm mà được "hóa" ra Quyền, Lộc thì cái xấu của Cự Nhật hãm được mất đi/giảm đi rất nhiều và trở lại thành tốt/hay). Thêm vào có Văn Khúc thủ Mệnh nên được hóa Khoa nữa. Khoa Quyền Lộc (ý nghĩa của 3 sao như tên gọi) đều có thì dễ thành đạt, danh lợi dễ cầu.

LS này được cát hóa do Cự Nhật hãm địa gặp Lộc Khoa Quyền, nhưng Lộc Khoa Quyền bị Tuần nên cũng giảm uy lực của Khoa Quyền Lộc. Vẫn cung Mệnh Cự Nhật hãm địa như thế này và có Khoa Quyền Lộc đồng cung, nhưng nếu không có Tuần thì sẽ tốt hơn?

Mong có ý kiến của anh.
Đầu trang

Long Đức
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 2970
Tham gia: 20:12, 18/09/14

Re: Tam Kỳ gia hội cách bị tuần.

Gửi bài gửi bởi Long Đức »

hysshu đã viết: 22:24, 29/07/21 LS này được cát hóa do Cự Nhật hãm địa gặp Lộc Khoa Quyền, nhưng Lộc Khoa Quyền bị Tuần nên cũng giảm uy lực của Khoa Quyền Lộc. Vẫn cung Mệnh Cự Nhật hãm địa như thế này và có Khoa Quyền Lộc đồng cung, nhưng nếu không có Tuần thì sẽ tốt hơn?

Mong có ý kiến của anh.
Không có Tuần có thể tốt hơn. Tuy nhiên, cũng không khác biệt gì lớn vì ở đây Cự Nhật hãm gặp Tuần cũng không xấu và Hóa không bị tác động nhiều bởi Tuần Triệt.
Được cảm ơn bởi: hysshu
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Luận giải Tử vi”