Chiết tự các sao tiếng hán để hiểu ý nghĩa gốc trong tu vi

Các bài viết trao đổi học thuật về môn tử vi
Nội qui chuyên mục
Các bài viết trong chuyên mục này mang tính nghiên cứu và nghiệm lý. Không được đăng lá số để nhờ xem ở đây.
Trả lời bài viết
Rajneeshbible
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 391
Tham gia: 17:07, 10/05/19

Chiết tự các sao tiếng hán để hiểu ý nghĩa gốc trong tu vi

Gửi bài gửi bởi Rajneeshbible »

Mình sẽ bàn về ý nghĩa của các sao trong tử vi dựa vào tượng hình và các ký tự của các sao bằng tiếng Trung Quốc đầu tiên là sao thiên đồng thì ta biết chữ đồng ở đây là đồng lòng đồng tâm đồng chí thì nó xuất phát từ hai ký tự là chữ nhất và chữ khẩu nhất khẩu có nghĩa là nhiều người nhưng mà cùng một ý chí cùng một lời nói cùng một khẩu ngữ nên thiên đồng có ý nghĩa là đồng lòng đoàn kết nên người ta nói là thiên đồng ở ngọ là cùng với kình dương là xem là chiến tướng
Chữ Thiên Việt thì chữ Việt ở đây không có nghĩa là siêu Việt mà nó có nghĩa là một cái rìu nó xuất phát từ hai ký tự là chữ kim tức là kim loại và chữ mâu nghĩa là cái xà mâu nên thiên việt có ý nghĩa là một cái rìu của nhà trời hay là một cái rìu của ông trời hay là một cái vũ khí của trời
Linh tinh linh ở đây có nghĩa là cái chuông nhưng mà ký tự tạo thành nó là chữ lênh và chữ kim kim có nghĩa là bây giờ mà lenh có nghĩa là mệnh lệnh thì linh tinh có nghĩa là cái chuông để mà báo động cái chuông để ra hiệu lệnh nó không có nghĩa là cái chuông gió mà mình treo cho nó nghe cho nó vui mà nó có nghĩa là cái còi để mà ra mệnh lệnh bởi vì nó xuất phát từ hai chữ là chữ kim là ngay bây giờ và chữa lenh là cái mệnh lệnh Linh là lenh đó
Từ thứ hai trong tử vi là Vũ khúc thì Vũ ở đây ai cũng biết là võ rồi nhưng mà chư khúc không có nghĩa là ca khúc mà nó có nghĩa là khúc khuỷu có nghĩa là bị cong đi thì khúc ở đây thì văn phải đi với võ thì chúng ta biết là Vũ khúc đi với Văn khúc thì rất có thể là chữ khúc ở đây là cho thấy một cái gì đó dối trá hoặc là lanh lẹ hoặc là biến tướng nhiều
chữ thiên phủ thì ai cũng biết là cái kho của trời rồi phủ của nhà trời rồi không còn giải thích nữa thì chúng ta đi tới chữ thứ hai là chữ địa kiếp thì chữ địa là đất còn kiếp là lấy đi làm mất đi thì chữ kiếp này là từ hai ký tự là chữ khứ và chữ lực thì dùng lực để mà lấy đi của ai đó thì gọi là kiếp là cướp thì địa kiếp là là đất nó lấy lại của mình những gì mình có
Thứ hai là chữ Thái Dương Thái ở đây có nghĩa là thái quá nhưng mà thái dương không có nghĩa là hoàn toàn là mặt trời mà Dương ở đây có nghĩa là Dương ra có nghĩa là khoe khoe mẽ lộ ra nhiều quá cho người khác phát ra thấy tín hiệu nhiều quá nên nếu menh thái dương là có đa số là rất thích khoe rất thích tự ái còn thái âm thì ngược lại âm có nghĩa là không lộ
Tiếp theo là chữ Thiên hình hình ở đây nó xuất phát từ hai chữ có nghĩa là chữ khai và chữ đao giống như trong bao công khai dao có nghĩa là chặt đầu thì hình ở đây nghĩa là hình phạt mà mang ý nghĩa khá nặng
Tiếp theo là sao tham lang tham xuất phát từ 2 ký tự là chữ Kim và chữ tiền muốn tiền ngay bây giờ có nghĩa là tham còn Lang nó xuất phát từ hai chữ là chữ khuyển và chữ lương khuyển lương có nghĩa là con chó nhưng mà nó không có hèn như con chó mà nó có cái lương thiện riêng của nó cho nên người có tham lang thì không hẳn là hèn hạ tham lam vô liêm sỉ mà người ta chỉ là dùng một cái có lý nào đó để khuân cái lý đó về phía người ta để người ta được lợi
Tiếp theo là sao thiên cơ thì ở chữ cơ ở đây có nghĩa là cơ mật cấp kỳ cơ hội nó có nghĩa là một cái thời cơ chứ không nhất thiết là thiên cơ bất khả lậu nó chỉ là một cái giai đoạn quan trọng nào đó mà con người bắt buộc phải đi ra để mà tạo ra một cái sự kiện mới cho cuộc đời mình nên chứ thiên cơ ở đây nghĩa là cái thời cơ do ông trời tạo ra chứ không hẳn là trí tuệ hay là không hẳn là cái điều gì đó mà mình không được phép biết chữ cứ môn là một cái cửa lớn thì cũng giống như với lại thiên cơ là nó là một cái cơ hội nó là một cái cánh cửa lớn để đi tới một cái chỗ nào đó
tiếp theo là chữ tử vi chữ tử ở đây là bắt nguồn từ hai chữ là chữ ở đây và chữ lụa thì tử ở đây nghĩa là một tấm vải lụa nhưng mà cái nghĩa của nó là màu tím còn chữ vi ở đây nghĩa là tinh vi chứ không có nghĩa là Huyền Vy chữ vi ở đây có nghĩa là một cái gì đó nhỏ nhưng rất tinh tế thì kết hợp hai chữ tử vi thì chúng ta thấy là cái người này rất là chú ý tới chi tiết tiểu tiết và thường thì chỉ có người quý tộc thì mới chú ý tới những cái chi tiết nhỏ nhặt mà người khác không thấy thôi cho nên chữ tử vi nó mang hàm nghĩa là quý phái do là vì có những cái khuynh hướng thích những cái đồ đẹp tinh xảo như là một cái tấm vải lụa tấm vải lụa mà có những chi tiết rất là nhỏ là tử và Vy
Tiếp theo là chữ thiên tướng thì chữ tướng ở đây không Nghĩa là tướng của nhà trời ông tướng mà chữ tướng ở đây nghĩa là tương nó xuất phát từ hai chữ là mộc và mục nghĩa là con mắt và cái cây chúng ta biết khi mà chúng ta dùng con mắt chúng ta nhìn cái cây thì có một sự tương quan chúng ta biết cái cây đó là cái gì thì chữ tương ở đây là tương hỗ nghĩa là tương ở đây là giúp đỡ qua lại tương hỗ tương trợ chứ không có nghĩa là tướng của nhà trời
và chữ Đà la thì đà ở đây có nghĩa là một cái ngọn núi và chữ la ở đây có nghĩa là giống với chữ Thiên la địa võng nghĩa là một cái lưới một cái bẫy thì chữ Đà la ở đây giống như là ải Chi lăng là một cái bẫy là một cái gì đó không có chính chắn đường hoàng
chữ Thiên lương lương ở đây nó là một cái cầu chứ nó không có nghĩa là lương thiện lương ở đây giống như là một cái cầu nối bởi vậy chúng ta mới có tổ hợp đồng lương là đồng ý chí và lương là cầu nối giữa người này với người kia cho nên tổ hợp đồng lương là vừa đồng chí mà vừa là cầu nối giữa người này với người kia cho nên là một tổ hợp rất là tốt
Lộc tồn thì Lộc ở đây là cái Lộc tồn là đều đặn cho nên Lộc tồn là cái hưởng lương đều đặn
Văn khúc này chúng ta nói rồi chư khúc không có nghĩa là ca khúc mà nó có nghĩa là một cái gì đó bị bẻ đi cong đi mà không có thẳng nó mang hàm nghĩa là khúc khuỷu nhưng mà ở đây là văn khác với Võ Văn khúc chứ không phải là vỏ khúc
Tiếp theo là sao thất sát thì chữ thất ở đây không có nghĩa là thất bại mà nó có nghĩa là số 7 mà chữ sát là chết đi mất đi thì tại sao lại dùng số 7 là người ta giải thích là vì cúng thất cho người chết Nghĩa là sau 7 ngày 7 7 49 là 49 ngày sau ngày mất là số 7 là cái số chu kì giống như một tuần 7 ngày thì nó mang tính chất chu kì giống như là một cái chu kỳ nó phải sau khi một cái gì đó mất đi rồi chu kỳ nó đi tiếp một bước nữa là trong vòng 7 ngày cho nên chư thất sát là nó chỉ một cái chu kỳ 7 ngày
Sao kinh dương chữ Dương ở đây không có nghĩa là Dương ra mà nó chỉ là con dê con Dương và chữ kình ở đây nó xuất phát từ hai ký tự là chữ kính và chữ thủ thì kính với thủ có nghĩa là mình đưa cái tay lên mình giơ nó lên một cách kính cẩn thì chữ kình ở đây nghia là dơ tay giơ lên một cách kính cẩn và kinh dương có nghĩa là mình tế thần một con dê và mình dơ cái con dê đã chết đó lên với các vị thần một cách kính cẩn thì chúng ta biết là những các từ trong tử vi đều có lịch sử khá lâu đời cho nên là nó vẫn còn những di tích văn hóa như là tế động vật
Chữ hữu bật Hữu bật ở đây có nghĩa là cánh tay phải chư bật ở đây là bao gồm những ký tự là chữ 100 và chữ Bach tức là 100 và chữ cung nghĩa là 100 cái cung tên thì Hữu bật ở đây nghe là giống như một cánh quân có 100 cung thủ
chữ Liêm trinh thì ai cũng biết là Liêm Trinh là trong sáng trong sạch rồi và chư tả phù tả đây nghĩa là bên trái và phù ở đây là gồm hai ký tự là chữ xe xa và chữ phụ nghĩa là người cha tức là ta phù giống như là cái xe của người cha luôn luôn ở bên mình người cha luôn giúp đỡ mình
Tiếp theo là chữ Văn xương văn ở đây là văn là văn vẽ còn chữ xương ở đây là kết hợp từ hai chữ là chữ nhật nghĩa là hai chữ nhật kết hợp lại với nhau có nghĩa là sáng lạng sáng sủa có nghĩa là Văn xương là thường là sáng lạn sáng sủa giàu có được nhiều người biết tới và giống như là thái dương vậy đó
Chữ Thiên khôi thì khôi ở đây không có nghĩa là khôi ngô tuấn tú mà khôi đi có nghĩa là người đứng đầu khôi ở đây giống như là hoa khôi là người đứng đầu
Chữ phá quân là đoàn quân phá nghĩa là giống như là phá trận phá ong vỡ tổ phá được quân địch nghĩa là có một khí thế rất mạnh thì chúng ta biết là trong tam hợp sát phá tham thì hồi nãy nói thất sát là chu kỳ 7 ngày sau khi chết thì bây giờ phá quân là phá được vòng vây của địch
Sao địa không thì ở đây chứ không ở đây là không khí không có gì hết và để ở đây là đất
Được cảm ơn bởi: catcherblock, NgoMinhTri
Đầu trang

catcherblock
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 186
Tham gia: 19:15, 11/04/18

Re: Chiết tự các sao tiếng hán để hiểu ý nghĩa gốc trong tu vi

Gửi bài gửi bởi catcherblock »

Bài viết tốt nhưng ý nghĩa e là phải điều chỉnh lại ý nghĩa một số sao. Ví dụ Liêm Trinh, chữ "Liêm" không phải là trong sạch, mà nghĩa từ Liêm đó là: Khi xưa thu nhập của quan lại chia ra hai thứ, “bổng” là tiền lương thường định kỳ công khai minh bạch của vua ban, còn “liêm” là món tiền riêng, tiền đút lót, tiền hối lộ.
Nghĩa từ Trinh: Xét, khảo sát. Như: “liêm phóng” xét hỏi, “liêm phóng sứ” là chức quan ngày xưa để tra xét các quan lại.
=> Liêm Trinh có ý nghĩa là gì
Được cảm ơn bởi: ongchinhgia
Đầu trang

Kbakdm
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1422
Tham gia: 22:51, 29/06/17

Re: Chiết tự các sao tiếng hán để hiểu ý nghĩa gốc trong tu vi

Gửi bài gửi bởi Kbakdm »

Chấm hóng hớt. Topic nhiều kiến thức hay.
Đầu trang

nguyễn đức long
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 293
Tham gia: 07:37, 02/01/12

Re: Chiết tự các sao tiếng hán để hiểu ý nghĩa gốc trong tu vi

Gửi bài gửi bởi nguyễn đức long »

Ai giải thích giúp tôi cái chất đào hoa của liêm trinh
Được cảm ơn bởi: ongchinhgia
Đầu trang

Hungternopil
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 2902
Tham gia: 14:09, 20/02/19

Re: Chiết tự các sao tiếng hán để hiểu ý nghĩa gốc trong tu vi

Gửi bài gửi bởi Hungternopil »

Tử vi hay sử dụng các điển cố, điển tích. Muốn chiết tự nên nghiên cứu sâu về sử. Các đánh giá về sử để có cái nhìn khách quan. Nên nếu thích học bằng cách chiết tự thì khá mệt và dễ sai.
Được cảm ơn bởi: ongchinhgia
Đầu trang

Superlang
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 236
Tham gia: 08:38, 30/09/20

Re: Chiết tự các sao tiếng hán để hiểu ý nghĩa gốc trong tu vi

Gửi bài gửi bởi Superlang »

catcherblock đã viết: 21:48, 18/08/22 Bài viết tốt nhưng ý nghĩa e là phải điều chỉnh lại ý nghĩa một số sao. Ví dụ Liêm Trinh, chữ "Liêm" không phải là trong sạch, mà nghĩa từ Liêm đó là: Khi xưa thu nhập của quan lại chia ra hai thứ, “bổng” là tiền lương thường định kỳ công khai minh bạch của vua ban, còn “liêm” là món tiền riêng, tiền đút lót, tiền hối lộ.
Nghĩa từ Trinh: Xét, khảo sát. Như: “liêm phóng” xét hỏi, “liêm phóng sứ” là chức quan ngày xưa để tra xét các quan lại.
=> Liêm Trinh có ý nghĩa là gì
Lương quan chia thành hai thứ “bổng” là lương hàng tháng vua ban, còn “liêm” là trợ cấp hàng tháng, nó giống cái tiền trợ cấp của cán bộ công nhân viên ngày nay, Liêm Trinh về cơ bản là sao chủ về ngay thẳng thanh liêm, là vị quan chính chực. Sao Liêm Trinh hợp với môi trường nhà nước, nhân viên công vụ. Thế nên nhiều người chê sao này “nghèo”.
Nói “liêm” là của đút lót hối lộ là không đúng.
Được cảm ơn bởi: ongchinhgia
Đầu trang

catcherblock
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 186
Tham gia: 19:15, 11/04/18

Re: Chiết tự các sao tiếng hán để hiểu ý nghĩa gốc trong tu vi

Gửi bài gửi bởi catcherblock »

Superlang đã viết: 23:22, 21/08/23 Lương quan chia thành hai thứ “bổng” là lương hàng tháng vua ban, còn “liêm” là trợ cấp hàng tháng, nó giống cái tiền trợ cấp của cán bộ công nhân viên ngày nay
Nói “liêm” là của đút lót hối lộ là không đúng.
Lương quan chia thành hai thứ “bổng” là lương hàng tháng vua ban, còn “liêm” là trợ cấp riêng hàng tháng (để trợ cấp cho khỏi ăn của đút làm hại dân). => cái này đồng ý rồi đúng ko, tiếp nhá.
Liêm Trinh về cơ bản là sao chủ về ngay thẳng thanh liêm, là vị quan chính chực. Sao Liêm Trinh hợp với môi trường nhà nước, nhân viên công vụ. Thế nên nhiều người chê sao này “nghèo”.
Chữ Trinh (貞) ở đây có tới 5 nghĩa, thường thì người học Tử Vi sẽ lấy ngay nghĩa là liêm khiết, ngay thẳng, khảng khái. Theo từ điển hán - việt thì chữ Trinh (貞) có 5 nghĩa như sau (tự tra trên hvdict):
① Tiết, khí tiết, trong sạch, chính đính, liêm khiết, ngay thẳng, khảng khái:堅貞 Giữ vững khí tiết, kiên trinh; 堅貞不屈 Khảng khái không khuất phục; 忠貞 Trung thành liêm khiết;
② Trinh, trinh tiết:貞女 Trinh nữ, gái còn tân; 貞婦 Trinh phụ, người đàn bà tiết hạnh;
③ Tinh thành;
④ Sự hiến dâng;
⑤ (văn) Bói: 貞蔔 Bói, bói toán.
=> Căn cứ vào đâu mà chọn nghĩa của từ Trinh (貞) là trong sạch, liêm khiết trong khi nó có tới tận 5 nghĩa khác nhau???
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
ongchinhgia
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 121
Tham gia: 11:43, 20/05/12
Đến từ: hà nội

Re: Chiết tự các sao tiếng hán để hiểu ý nghĩa gốc trong tu vi

Gửi bài gửi bởi ongchinhgia »

em hóng.
giá mà edit lại cho dễ đọc thì hay.
Đầu trang

NgoMinhTri
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 52
Tham gia: 09:16, 10/08/19

Re: Chiết tự các sao tiếng hán để hiểu ý nghĩa gốc trong tu vi

Gửi bài gửi bởi NgoMinhTri »

Dạ xin chia sẻ bài thơ vui, qua góc chiêm nghiệm của bản thân ạ!

Đồng Việt, việc đồng, đồng việc linh...!
Linh Việt, đồng linh, việc linh động...!
Đồng linh, động việc, việc đồng linh...!
Linh đồng, tinh ý, không khinh khi...!

Hỏa Linh, Đồng Việt, linh đồng Việt...!
Việt Đồng, việc linh, Hỏa Linh tinh...!

Phủ dạy kinh thư, lưu giữ sách...!
Đồng hành, trì giới, diễn thư kinh...!
Kinh đây, kinh người, kinh đất Việt...!
Việt đồng, giải nghĩa, gửi người Kinh...! 😄
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Nghiên cứu tử vi”