“Giấy rách phải giữ lấy lề”: Phẩm cách mỗi người làm nên giá trị

Hỏi đáp, luận giải về tử vi
Trả lời bài viết
Hình đại diện của thành viên
thanhthanh2013
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1320
Tham gia: 19:01, 05/07/13

“Giấy rách phải giữ lấy lề”: Phẩm cách mỗi người làm nên giá trị

Gửi bài gửi bởi thanhthanh2013 »

“Làng xã ta ai cũng kính nể đức độ của cụ “giấy rách phải giữ lấy lề”, đói thì ăn rau ăn cháo chứ đừng ăn trộm ăn nhặt của ai” (Lê Lựu, Thời xa vắng).
Câu tục ngữ “giấy rách phải giữ lấy lề” mà chúng ta vẫn thường nghe có ngữ nghĩa biểu trưng, dùng để ví ai đó “dẫu có rơi vào hoàn cảnh nghèo khó, cùng cực đến mấy thì cũng phải giữ cho bằng được nền nếp, gia phong”.

Câu tục ngữ này có cấu trúc là một lời khuyên. Lời khuyên đơn giản, đúng theo nghĩa đen là: Phải giữ lấy lề của mỗi tờ giấy, ngay cả khi nó bị rách. Giấy là “vật liệu được làm thành tờ (thường bằng bột tre nứa, cán mỏng, tẩy trắng) dùng để viết, vẽ, in ấn hoặc để lau chùi”. Các em đi học, không thể thiếu giấy bút. Bút dùng để ghi chép mọi nội dung cần học trên mặt vở. Vở làm bằng những tờ giấy đóng thành tập.

Ai cũng biết, “lề” là khoảng giấy trắng chừa ra ở bên trái hoặc bên phải tờ giấy. Không ai viết hay vẽ tràn trang giấy mà phải để lại một khoảng trống nhất định, cho đẹp và để ghi chép thêm (dành cho thầy cô giáo phê bên cạnh khi chấm bài). Trong mỗi cuốn sách, quyển vở, lề là gốc. Dù thế nào thì lề vẫn là cái căn cốt cần phải gìn giữ.
Dân gian đã sử dụng hiện tượng này để xây dựng nên một lời khuyên khác, xa hơn. Sự tình “giấy rách” kia được lấy để biểu trưng cho sự mất mát, khó khăn, khổ cực… của ai đó trong cuộc đời. Nhưng cũng giống như cái lề của tờ giấy, luôn được lưu giữ lại (để làm căn cứ, như cuống các cuốn hóa đơn, biên lai chẳng hạn), nhân cách, đạo đức, phẩm giá của mỗi người đều cần phải bảo toàn.

Không ai được vin vào hoàn cảnh “thất cơ lỡ vận”, cùng cực để có cuộc sống buông thả, thậm chí tha hóa, biến chất làm mất đi bản chất tốt đẹp của mình. Phẩm cách mỗi người là cái quan trọng làm nên giá trị.

Với ý nghĩa như thế, câu tục ngữ này cùng nghĩa với câu “đói cho sạch, rách cho thơm” (Dù nghèo đói cũng phải giữ trọn nhân cách, không được tùy tiện làm điều nhơ nhuốc, xấu xa). Đó cũng là triết lý cuộc đời, là nét đẹp truyền thống mà cha ông ta đã tổng kết từ cả ngàn năm qua.

Chữ “lề” này còn làm chúng ta liên tưởng tới một “lề” khác, chỉ lề thói, lề lối, lề luật, nền nếp, phong tục tập quán tốt đẹp của một địa phương, một cộng đồng nào đó. Đất có lề, quê có thói, chỉ “phong tục, tập quán riêng của từng địa phương, vùng miền nào đấy, đòi hỏi mọi người phải hiểu và tôn trọng”.

Giấy dù có rách tả tơi
Cái lề phải giữ cho đời tiếng thơm…

PGS-TS. Phạm Văn Tình

(Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam)
Được cảm ơn bởi: GiauThienSu, Chiens
Đầu trang

GiauThienSu
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 245
Tham gia: 23:16, 31/08/22

Re: “Giấy rách phải giữ lấy lề”: Phẩm cách mỗi người làm nên giá trị

Gửi bài gửi bởi GiauThienSu »

Liệu ngày nay mấy ai làm được theo câu này... haizzz... Âu cũng là vì cuộc sống mưu sinh mà họ làm vậy thì làm sao mà trách họ được... :( Thời nay xã hội thay đổi, vật chất lên ngôi, lòng người đổi thay... #:-S. Người luôn giữ vững Đạo Tâm của mình trong bất kì hoàn cảnh nào cũng sẽ thấy an vui, thoải mái.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
thanhthanh2013
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1320
Tham gia: 19:01, 05/07/13

Re: “Giấy rách phải giữ lấy lề”: Phẩm cách mỗi người làm nên giá trị

Gửi bài gửi bởi thanhthanh2013 »

GiauThienSu đã viết: 15:20, 11/09/22 Liệu ngày nay mấy ai làm được theo câu này... haizzz... Âu cũng là vì cuộc sống mưu sinh mà họ làm vậy thì làm sao mà trách họ được... :( Thời nay xã hội thay đổi, vật chất lên ngôi, lòng người đổi thay... #:-S. Người luôn giữ vững Đạo Tâm của mình trong bất kì hoàn cảnh nào cũng sẽ thấy an vui, thoải mái.
A cũng chưa nghĩ tới điều này. Hôm nọ đọc bài có nói đến cái này nên tìm hiểu thêm về điều này :
Vòng trường sinh có 3 tam hợp ứng với lời khuyên ứng xử ngầm báo tương ứng:

- Tràng Sinh - Đế Vượng - Mộ: ngầm khuyên lúc sống thì đoàng hoàng, ngay thẳng; khi chết mộ được yên (không ai chửi)
- Mộc Dục - Suy - Tuyệt: ham sống, ăn sổi sở thì, chạyt heo các bả ở đời ( nhưng vội ham thì suy vi, rồi chỉ còn tàn tích, chẳng còn ai nhắc nhở)
- Quan Đới - Bệnh - Thai: lên cao đấy, rồi bệnh ra đấy, ra đời để trải qua mọi cảnh ngộ, cuộc đời chỉ là giấc mộng hoàn lương, thịnh suy luân kiếp
- Lâm quan - Tử - Dưỡng: đời đã có lúc lên, lúc xuống, vẫn giữ phong cách, uy tín; giấy rách vẫn giữ lấy lề.
Theo lý thuyết này thì người mệnh tam hợp lâm quan- tử- dưỡng có khảng năng làm được
Được cảm ơn bởi: GiauThienSu
Đầu trang

GiauThienSu
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 245
Tham gia: 23:16, 31/08/22

Re: “Giấy rách phải giữ lấy lề”: Phẩm cách mỗi người làm nên giá trị

Gửi bài gửi bởi GiauThienSu »

thanhthanh2013 đã viết: 15:33, 11/09/22
GiauThienSu đã viết: 15:20, 11/09/22 Liệu ngày nay mấy ai làm được theo câu này... haizzz... Âu cũng là vì cuộc sống mưu sinh mà họ làm vậy thì làm sao mà trách họ được... :( Thời nay xã hội thay đổi, vật chất lên ngôi, lòng người đổi thay... #:-S. Người luôn giữ vững Đạo Tâm của mình trong bất kì hoàn cảnh nào cũng sẽ thấy an vui, thoải mái.
A cũng chưa nghĩ tới điều này. Hôm nọ đọc bài có nói đến cái này nên tìm hiểu thêm về điều này :
Vòng trường sinh có 3 tam hợp ứng với lời khuyên ứng xử ngầm báo tương ứng:

- Tràng Sinh - Đế Vượng - Mộ: ngầm khuyên lúc sống thì đoàng hoàng, ngay thẳng; khi chết mộ được yên (không ai chửi)
- Mộc Dục - Suy - Tuyệt: ham sống, ăn sổi sở thì, chạyt heo các bả ở đời ( nhưng vội ham thì suy vi, rồi chỉ còn tàn tích, chẳng còn ai nhắc nhở)
- Quan Đới - Bệnh - Thai: lên cao đấy, rồi bệnh ra đấy, ra đời để trải qua mọi cảnh ngộ, cuộc đời chỉ là giấc mộng hoàn lương, thịnh suy luân kiếp
- Lâm quan - Tử - Dưỡng: đời đã có lúc lên, lúc xuống, vẫn giữ phong cách, uy tín; giấy rách vẫn giữ lấy lề.
Theo lý thuyết này thì người mệnh tam hợp lâm quan- tử- dưỡng có khảng năng làm được
Em rơi vào trường hợp 1, theo như trên viết nếu sống sai trái sau này mất, mộ em không được yên rồi, đáng sợ quá phải gắng làm người tốt thôi :D :>
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
thanhthanh2013
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1320
Tham gia: 19:01, 05/07/13

Re: “Giấy rách phải giữ lấy lề”: Phẩm cách mỗi người làm nên giá trị

Gửi bài gửi bởi thanhthanh2013 »

GiauThienSu đã viết: 16:23, 11/09/22
thanhthanh2013 đã viết: 15:33, 11/09/22
GiauThienSu đã viết: 15:20, 11/09/22 Liệu ngày nay mấy ai làm được theo câu này... haizzz... Âu cũng là vì cuộc sống mưu sinh mà họ làm vậy thì làm sao mà trách họ được... :( Thời nay xã hội thay đổi, vật chất lên ngôi, lòng người đổi thay... #:-S. Người luôn giữ vững Đạo Tâm của mình trong bất kì hoàn cảnh nào cũng sẽ thấy an vui, thoải mái.
A cũng chưa nghĩ tới điều này. Hôm nọ đọc bài có nói đến cái này nên tìm hiểu thêm về điều này :
Vòng trường sinh có 3 tam hợp ứng với lời khuyên ứng xử ngầm báo tương ứng:

- Tràng Sinh - Đế Vượng - Mộ: ngầm khuyên lúc sống thì đoàng hoàng, ngay thẳng; khi chết mộ được yên (không ai chửi)
- Mộc Dục - Suy - Tuyệt: ham sống, ăn sổi sở thì, chạyt heo các bả ở đời ( nhưng vội ham thì suy vi, rồi chỉ còn tàn tích, chẳng còn ai nhắc nhở)
- Quan Đới - Bệnh - Thai: lên cao đấy, rồi bệnh ra đấy, ra đời để trải qua mọi cảnh ngộ, cuộc đời chỉ là giấc mộng hoàn lương, thịnh suy luân kiếp
- Lâm quan - Tử - Dưỡng: đời đã có lúc lên, lúc xuống, vẫn giữ phong cách, uy tín; giấy rách vẫn giữ lấy lề.
Theo lý thuyết này thì người mệnh tam hợp lâm quan- tử- dưỡng có khảng năng làm được
Em rơi vào trường hợp 1, theo như trên viết nếu sống sai trái sau này mất, mộ em không được yên rồi, đáng sợ quá phải gắng làm người tốt thôi :D :>
Được vòng tràng sinh đế vượng và vòng lộc tồn ngon rồi. Chú ý tinh thần chút vì có linh tinh ở mệnh
Được cảm ơn bởi: GiauThienSu
Đầu trang

GiauThienSu
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 245
Tham gia: 23:16, 31/08/22

Re: “Giấy rách phải giữ lấy lề”: Phẩm cách mỗi người làm nên giá trị

Gửi bài gửi bởi GiauThienSu »

thanhthanh2013 đã viết: 16:29, 11/09/22
GiauThienSu đã viết: 16:23, 11/09/22
thanhthanh2013 đã viết: 15:33, 11/09/22
A cũng chưa nghĩ tới điều này. Hôm nọ đọc bài có nói đến cái này nên tìm hiểu thêm về điều này :
Vòng trường sinh có 3 tam hợp ứng với lời khuyên ứng xử ngầm báo tương ứng:

- Tràng Sinh - Đế Vượng - Mộ: ngầm khuyên lúc sống thì đoàng hoàng, ngay thẳng; khi chết mộ được yên (không ai chửi)
- Mộc Dục - Suy - Tuyệt: ham sống, ăn sổi sở thì, chạyt heo các bả ở đời ( nhưng vội ham thì suy vi, rồi chỉ còn tàn tích, chẳng còn ai nhắc nhở)
- Quan Đới - Bệnh - Thai: lên cao đấy, rồi bệnh ra đấy, ra đời để trải qua mọi cảnh ngộ, cuộc đời chỉ là giấc mộng hoàn lương, thịnh suy luân kiếp
- Lâm quan - Tử - Dưỡng: đời đã có lúc lên, lúc xuống, vẫn giữ phong cách, uy tín; giấy rách vẫn giữ lấy lề.
Theo lý thuyết này thì người mệnh tam hợp lâm quan- tử- dưỡng có khảng năng làm được
Em rơi vào trường hợp 1, theo như trên viết nếu sống sai trái sau này mất, mộ em không được yên rồi, đáng sợ quá phải gắng làm người tốt thôi :D :>
Được vòng tràng sinh đế vượng và vòng lộc tồn ngon rồi. Chú ý tinh thần chút vì có linh tinh ở mệnh
Phải người có sao linh tinh ở mệnh tính khí hay thất thường và hay suy nghĩ, nghĩ ngợi linh tinh nhiều phải không anh?
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
thanhthanh2013
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1320
Tham gia: 19:01, 05/07/13

Re: “Giấy rách phải giữ lấy lề”: Phẩm cách mỗi người làm nên giá trị

Gửi bài gửi bởi thanhthanh2013 »

GiauThienSu đã viết: 16:35, 11/09/22
thanhthanh2013 đã viết: 16:29, 11/09/22
GiauThienSu đã viết: 16:23, 11/09/22
Em rơi vào trường hợp 1, theo như trên viết nếu sống sai trái sau này mất, mộ em không được yên rồi, đáng sợ quá phải gắng làm người tốt thôi :D :>
Được vòng tràng sinh đế vượng và vòng lộc tồn ngon rồi. Chú ý tinh thần chút vì có linh tinh ở mệnh
Phải người có sao linh tinh ở mệnh tính khí hay thất thường và hay suy nghĩ, nghĩ ngợi linh tinh nhiều phải không anh?
A cũng chỉ biết hỏa tinh,linh tinh chủ về công phá đầu óc tinh thần. Có lẽ e nên thực hành thiền. Hành thiền khá tốt cho tinh thần đầu óc.
Được cảm ơn bởi: GiauThienSu
Đầu trang

GiauThienSu
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 245
Tham gia: 23:16, 31/08/22

Re: “Giấy rách phải giữ lấy lề”: Phẩm cách mỗi người làm nên giá trị

Gửi bài gửi bởi GiauThienSu »

thanhthanh2013 đã viết: 16:41, 11/09/22
GiauThienSu đã viết: 16:35, 11/09/22
thanhthanh2013 đã viết: 16:29, 11/09/22
Được vòng tràng sinh đế vượng và vòng lộc tồn ngon rồi. Chú ý tinh thần chút vì có linh tinh ở mệnh
Phải người có sao linh tinh ở mệnh tính khí hay thất thường và hay suy nghĩ, nghĩ ngợi linh tinh nhiều phải không anh?
A cũng chỉ biết hỏa tinh,linh tinh chủ về công phá đầu óc tinh thần. Có lẽ e nên thực hành thiền. Hành thiền khá tốt cho tinh thần đầu óc.
Em cám ơn anh nhiều.
Đầu trang

Chiens
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 189
Tham gia: 17:19, 30/04/22

Re: “Giấy rách phải giữ lấy lề”: Phẩm cách mỗi người làm nên giá trị

Gửi bài gửi bởi Chiens »

thanhthanh2013 đã viết: 14:10, 11/09/22 “Làng xã ta ai cũng kính nể đức độ của cụ “giấy rách phải giữ lấy lề”, đói thì ăn rau ăn cháo chứ đừng ăn trộm ăn nhặt của ai” (Lê Lựu, Thời xa vắng).
Câu tục ngữ “giấy rách phải giữ lấy lề” mà chúng ta vẫn thường nghe có ngữ nghĩa biểu trưng, dùng để ví ai đó “dẫu có rơi vào hoàn cảnh nghèo khó, cùng cực đến mấy thì cũng phải giữ cho bằng được nền nếp, gia phong”.

Câu tục ngữ này có cấu trúc là một lời khuyên. Lời khuyên đơn giản, đúng theo nghĩa đen là: Phải giữ lấy lề của mỗi tờ giấy, ngay cả khi nó bị rách. Giấy là “vật liệu được làm thành tờ (thường bằng bột tre nứa, cán mỏng, tẩy trắng) dùng để viết, vẽ, in ấn hoặc để lau chùi”. Các em đi học, không thể thiếu giấy bút. Bút dùng để ghi chép mọi nội dung cần học trên mặt vở. Vở làm bằng những tờ giấy đóng thành tập.

Ai cũng biết, “lề” là khoảng giấy trắng chừa ra ở bên trái hoặc bên phải tờ giấy. Không ai viết hay vẽ tràn trang giấy mà phải để lại một khoảng trống nhất định, cho đẹp và để ghi chép thêm (dành cho thầy cô giáo phê bên cạnh khi chấm bài). Trong mỗi cuốn sách, quyển vở, lề là gốc. Dù thế nào thì lề vẫn là cái căn cốt cần phải gìn giữ.
Dân gian đã sử dụng hiện tượng này để xây dựng nên một lời khuyên khác, xa hơn. Sự tình “giấy rách” kia được lấy để biểu trưng cho sự mất mát, khó khăn, khổ cực… của ai đó trong cuộc đời. Nhưng cũng giống như cái lề của tờ giấy, luôn được lưu giữ lại (để làm căn cứ, như cuống các cuốn hóa đơn, biên lai chẳng hạn), nhân cách, đạo đức, phẩm giá của mỗi người đều cần phải bảo toàn.

Không ai được vin vào hoàn cảnh “thất cơ lỡ vận”, cùng cực để có cuộc sống buông thả, thậm chí tha hóa, biến chất làm mất đi bản chất tốt đẹp của mình. Phẩm cách mỗi người là cái quan trọng làm nên giá trị.

Với ý nghĩa như thế, câu tục ngữ này cùng nghĩa với câu “đói cho sạch, rách cho thơm” (Dù nghèo đói cũng phải giữ trọn nhân cách, không được tùy tiện làm điều nhơ nhuốc, xấu xa). Đó cũng là triết lý cuộc đời, là nét đẹp truyền thống mà cha ông ta đã tổng kết từ cả ngàn năm qua.

Chữ “lề” này còn làm chúng ta liên tưởng tới một “lề” khác, chỉ lề thói, lề lối, lề luật, nền nếp, phong tục tập quán tốt đẹp của một địa phương, một cộng đồng nào đó. Đất có lề, quê có thói, chỉ “phong tục, tập quán riêng của từng địa phương, vùng miền nào đấy, đòi hỏi mọi người phải hiểu và tôn trọng”.

Giấy dù có rách tả tơi
Cái lề phải giữ cho đời tiếng thơm…

PGS-TS. Phạm Văn Tình

(Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam)
Bác nói hay quá ạ, giá như mn ai cũng như vậy thì tốt biết mấy vì xã hội sẽ phát triển hơn, văn minh hơn, mn đoàn kết, yêu thương nhau hơn nhưng những năm gần đây ko những những tệ nạn xã hội như trộm cắp, ma túy, cố ý hoặc vô ý gây thương tích rồi hiếp dâm mại dâm,v.v.. đã và vẫn đag tiếp tục phát triển mạnh, xã hội càng văn minh thì đạo đức của một số thành phần con người trong xã hội lại đi xuống, thậm chí dùng cả tính mạng người khác ra để thu lại lợi nhuận cho bản thân, ko những thế pháp luật còn xử phạt "quá NHẸ" đối với những hành vi bất chính như thế này, cứ hỏi tại sao con người ở các nước tiên tiến như nhật bản, mỹ,v.v.. lại văn minh hơn, là vì họ có giáo dục, pháp luật nghiêm khắc, việt nam mik nghiêm hơn thì có lẽ sẽ giảm đc phần nào, hơn nữa nước mình cũng là nước nghèo, còn nhiều ng đói khổ nên mới phải đi làm những việc bất lương,v.v.. cháu thì quan điểm là ko ưa gì mấy loại người như vậy, thậm chí giờ cả thế hệ học sinh cũng đã sa đọa rồi, thậm chí cả đứa trẻ lớp 3 đã biết chửi bậy, cháu thấy chán thật sự, tuy vậy nhưng xã hội ta vẫn còn đâu đó rất nhiều người tốt bụng, văn minh, lịch sự, thanh cao, ko màng danh lợi, thật ngưỡng mộ và tự hào ghê, cháu cũng cố gắng được như họ mà ko biết có làm được ko nữa :)) nhưng được ít nào hay ít đó vậy ;;)
Được cảm ơn bởi: LadyR
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
thanhthanh2013
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1320
Tham gia: 19:01, 05/07/13

Re: “Giấy rách phải giữ lấy lề”: Phẩm cách mỗi người làm nên giá trị

Gửi bài gửi bởi thanhthanh2013 »

Chiens đã viết: 16:57, 11/09/22
thanhthanh2013 đã viết: 14:10, 11/09/22 “Làng xã ta ai cũng kính nể đức độ của cụ “giấy rách phải giữ lấy lề”, đói thì ăn rau ăn cháo chứ đừng ăn trộm ăn nhặt của ai” (Lê Lựu, Thời xa vắng).
Câu tục ngữ “giấy rách phải giữ lấy lề” mà chúng ta vẫn thường nghe có ngữ nghĩa biểu trưng, dùng để ví ai đó “dẫu có rơi vào hoàn cảnh nghèo khó, cùng cực đến mấy thì cũng phải giữ cho bằng được nền nếp, gia phong”.

Câu tục ngữ này có cấu trúc là một lời khuyên. Lời khuyên đơn giản, đúng theo nghĩa đen là: Phải giữ lấy lề của mỗi tờ giấy, ngay cả khi nó bị rách. Giấy là “vật liệu được làm thành tờ (thường bằng bột tre nứa, cán mỏng, tẩy trắng) dùng để viết, vẽ, in ấn hoặc để lau chùi”. Các em đi học, không thể thiếu giấy bút. Bút dùng để ghi chép mọi nội dung cần học trên mặt vở. Vở làm bằng những tờ giấy đóng thành tập.

Ai cũng biết, “lề” là khoảng giấy trắng chừa ra ở bên trái hoặc bên phải tờ giấy. Không ai viết hay vẽ tràn trang giấy mà phải để lại một khoảng trống nhất định, cho đẹp và để ghi chép thêm (dành cho thầy cô giáo phê bên cạnh khi chấm bài). Trong mỗi cuốn sách, quyển vở, lề là gốc. Dù thế nào thì lề vẫn là cái căn cốt cần phải gìn giữ.
Dân gian đã sử dụng hiện tượng này để xây dựng nên một lời khuyên khác, xa hơn. Sự tình “giấy rách” kia được lấy để biểu trưng cho sự mất mát, khó khăn, khổ cực… của ai đó trong cuộc đời. Nhưng cũng giống như cái lề của tờ giấy, luôn được lưu giữ lại (để làm căn cứ, như cuống các cuốn hóa đơn, biên lai chẳng hạn), nhân cách, đạo đức, phẩm giá của mỗi người đều cần phải bảo toàn.

Không ai được vin vào hoàn cảnh “thất cơ lỡ vận”, cùng cực để có cuộc sống buông thả, thậm chí tha hóa, biến chất làm mất đi bản chất tốt đẹp của mình. Phẩm cách mỗi người là cái quan trọng làm nên giá trị.

Với ý nghĩa như thế, câu tục ngữ này cùng nghĩa với câu “đói cho sạch, rách cho thơm” (Dù nghèo đói cũng phải giữ trọn nhân cách, không được tùy tiện làm điều nhơ nhuốc, xấu xa). Đó cũng là triết lý cuộc đời, là nét đẹp truyền thống mà cha ông ta đã tổng kết từ cả ngàn năm qua.

Chữ “lề” này còn làm chúng ta liên tưởng tới một “lề” khác, chỉ lề thói, lề lối, lề luật, nền nếp, phong tục tập quán tốt đẹp của một địa phương, một cộng đồng nào đó. Đất có lề, quê có thói, chỉ “phong tục, tập quán riêng của từng địa phương, vùng miền nào đấy, đòi hỏi mọi người phải hiểu và tôn trọng”.

Giấy dù có rách tả tơi
Cái lề phải giữ cho đời tiếng thơm…

PGS-TS. Phạm Văn Tình

(Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam)
Bác nói hay quá ạ, giá như mn ai cũng như vậy thì tốt biết mấy vì xã hội sẽ phát triển hơn, văn minh hơn, mn đoàn kết, yêu thương nhau hơn nhưng những năm gần đây ko những những tệ nạn xã hội như trộm cắp, ma túy, cố ý hoặc vô ý gây thương tích rồi hiếp dâm mại dâm,v.v.. đã và vẫn đag tiếp tục phát triển mạnh, xã hội càng văn minh thì đạo đức của một số thành phần con người trong xã hội lại đi xuống, thậm chí dùng cả tính mạng người khác ra để thu lại lợi nhuận cho bản thân, ko những thế pháp luật còn xử phạt "quá NHẸ" đối với những hành vi bất chính như thế này, cứ hỏi tại sao con người ở các nước tiên tiến như nhật bản, mỹ,v.v.. lại văn minh hơn, là vì họ có giáo dục, pháp luật nghiêm khắc, việt nam mik nghiêm hơn thì có lẽ sẽ giảm đc phần nào, hơn nữa nước mình cũng là nước nghèo, còn nhiều ng đói khổ nên mới phải đi làm những việc bất lương,v.v.. cháu thì quan điểm là ko ưa gì mấy loại người như vậy, thậm chí giờ cả thế hệ học sinh cũng đã sa đọa rồi, thậm chí cả đứa trẻ lớp 3 đã biết chửi bậy, cháu thấy chán thật sự, tuy vậy nhưng xã hội ta vẫn còn đâu đó rất nhiều người tốt bụng, văn minh, lịch sự, thanh cao, ko màng danh lợi, thật ngưỡng mộ và tự hào ghê, cháu cũng cố gắng được như họ mà ko biết có làm được ko nữa :)) nhưng được ít nào hay ít đó vậy ;;)
Bạn có suy nghĩ như vậy thật đáng được hoan nghênh. Hồi mình đi học đại học có một ông thầy giáo từng du học Nga về có nói :" giờ xã hội đã vậy rồi cũng khó thay đổi cả xã hội một lúc được, chỉ có cách mỗi con người tự cố gắng thay đổi thì dần dần nếu có nhiều người như vậy xã hội sẽ tốt đẹp hơn "
Được cảm ơn bởi: LadyR, Chiens
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Luận giải Tử vi”