Ngẫm ...

Hỏi đáp, luận giải về tử vi
Long Đức
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 2977
Tham gia: 20:12, 18/09/14

Re: Ngẫm ...

Gửi bài gửi bởi Long Đức »

thanhthanh2013 đã viết: 10:08, 16/11/22 E chợt nhớ đến câu nói của bà chị bán trà đá cổng trường đại học hồi e học và đang tán tỉnh vợ e.Hồi đó e cũng ko để ý lắm . Giờ nhớ lại và e search google được bài này ạ :
Đàn ông nông nổi giếng khơi đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu
Không biết ý của bạn là như thế nào? Đồng tình hay là phê phán ...
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
thanhthanh2013
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1320
Tham gia: 19:01, 05/07/13

Re: Ngẫm ...

Gửi bài gửi bởi thanhthanh2013 »

Long Đức đã viết: 19:20, 16/11/22
thanhthanh2013 đã viết: 10:08, 16/11/22 E chợt nhớ đến câu nói của bà chị bán trà đá cổng trường đại học hồi e học và đang tán tỉnh vợ e.Hồi đó e cũng ko để ý lắm . Giờ nhớ lại và e search google được bài này ạ :
Đàn ông nông nổi giếng khơi đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu
Không biết ý của bạn là như thế nào? Đồng tình hay là phê phán ...
Có đoạn trong bài viết như này e cũng thấy ý e nó gần như vậy và nếu ý e nó có khác thì đọc bài viết đó xong cũng nên nghĩ theo chiều hướng đó ạ:
Cuộc sống hiện đại đã thay đổi rất nhiều so với thời xa xưa. Cùng với sự tiến bộ của lịch sử văn minh loài người, thì những quan niệm cũ đương nhiên sẽ không còn phù hợp. Quan niệm cũ chỉ hợp lý khi được đặt trong bối cảnh nó thuộc về. Vậy chúng ta cũng không nên áp dụng cách lý giải theo cách phân biệt đối xử giữa đàn ông và phụ nữ.

Nhưng cũng không có nghĩa là bác bỏ câu tục ngữ vì nó thuộc về kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam, nó đã tồn tại và chứa đựng những dấu ấn văn hóa dân tộc. Câu nói này vẫn có thể được sử dụng trong xã hội thời nay, tuy nhiên chúng ta nên hiểu theo hướng tích cực, tránh làm tổn thương người khác bằng ý nghĩa tiêu cực.

Thêm vào đó, dù là giếng khơi hay cơi đựng trầu thì cũng chưa thể bộc lộ được hết những phẩm chất tốt đẹp của con người. Để hiểu được một người khác chúng ta cần phải có quá trình tiếp xúc dài lâu, sẻ chia, đồng cảm. Hãy chấp nhận, trân trọng và yêu thương thay vì so đo giữa đàn ông với đàn bà, giữa nam và nữ.
Đầu trang

Long Đức
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 2977
Tham gia: 20:12, 18/09/14

Re: Ngẫm ...

Gửi bài gửi bởi Long Đức »

thanhthanh2013 đã viết: 19:33, 16/11/22 Không biết ý của bạn là như thế nào? Đồng tình hay là phê phán ...
Theo mình thì câu đấy không sai. Không sai với góc nhìn của cái thời trọng nam khinh nữ, cái thời mà phụ nữ không được học hành, chỉ quanh quẩn ở trong nhà dành thời gian cho chồng, con và cái bếp. Còn trên phương diện khoa học về bộ não thì có vẻ như phần nào đó cũng đúng. Nhìn chung thì bộ não của đàn ông trội hơn ở khả năng phân tính, quan sát, toán học / tính toán; còn phụ nữ thì nhạy hơn ở mặt cảm xúc, đa nhiệm (có thể làm nhiều việc cùng lúc), và để ý đến tiểu tiết hơn. Cùng với chức năng mà xã hội đặt để cho người phụ nữ thì họ xưa kia chỉ có thể và buộc phải để ý đến những việc nhỏ, những tiểu tiết, còn những việc đại sự thì gần như không thể can dự vào (nếu có thì chỉ sau cánh cửa trong gia đình thôi, hoặc những phụ nữ “bất hạnh” trong nhà không có đàn ông thì buộc phải ra ngoài bươn chải); còn đàn ông thì không phải bận tâm về những việc đấy nhờ vào “chức trách cao cả” của người phụ nữ để mà có thời gian và tinh thần để đào giếng, để rồi mới có câu: “Đàn ông nông nổi giếng khơi ...” (đàn ông dù có nông nổi thì cũng đào được cái giếng khơi :D, còn đàn bà sâu sắc như cái cơi đựng trầu ... cái cơi trầu tượng trưng cho những chi tiết, lễ nghĩa - đấy cũng có ý nhắc các cô làm phụ nữ sâu sắc thì để ý đến truyền thống lễ nghi, những phẩm hạnh tốt đẹp của người phụ nữ :D).
Đầu trang

LadyR
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 3242
Tham gia: 14:26, 26/09/12

Re: Ngẫm ...

Gửi bài gửi bởi LadyR »

Qua bài viết trên thì cũng đủ để đánh giá bác Long Đức "sâu sắc" đến nhường nào rùi... =))

P.S.: Bác muh sinh sống ở nước nào có nền dân chủ phát triển mạnh thì người ta sẽ gọi bác là "sexist" ;;)
Cấm được đọc hoặc hiểu nhầm thành "sexy"...............
Được cảm ơn bởi: Long Đức
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
thanhthanh2013
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1320
Tham gia: 19:01, 05/07/13

Re: Ngẫm ...

Gửi bài gửi bởi thanhthanh2013 »

Long Đức đã viết: 22:46, 16/11/22
thanhthanh2013 đã viết: 19:33, 16/11/22 Không biết ý của bạn là như thế nào? Đồng tình hay là phê phán ...
Theo mình thì câu đấy không sai. Không sai với góc nhìn của cái thời trọng nam khinh nữ, cái thời mà phụ nữ không được học hành, chỉ quanh quẩn ở trong nhà dành thời gian cho chồng, con và cái bếp. Còn trên phương diện khoa học về bộ não thì có vẻ như phần nào đó cũng đúng. Nhìn chung thì bộ não của đàn ông trội hơn ở khả năng phân tính, quan sát, toán học / tính toán; còn phụ nữ thì nhạy hơn ở mặt cảm xúc, đa nhiệm (có thể làm nhiều việc cùng lúc), và để ý đến tiểu tiết hơn. Cùng với chức năng mà xã hội đặt để cho người phụ nữ thì họ xưa kia chỉ có thể và buộc phải để ý đến những việc nhỏ, những tiểu tiết, còn những việc đại sự thì gần như không thể can dự vào (nếu có thì chỉ sau cánh cửa trong gia đình thôi, hoặc những phụ nữ “bất hạnh” trong nhà không có đàn ông thì buộc phải ra ngoài bươn chải); còn đàn ông thì không phải bận tâm về những việc đấy nhờ vào “chức trách cao cả” của người phụ nữ để mà có thời gian và tinh thần để đào giếng, để rồi mới có câu: “Đàn ông nông nổi giếng khơi ...” (đàn ông dù có nông nổi thì cũng đào được cái giếng khơi :D, còn đàn bà sâu sắc như cái cơi đựng trầu ... cái cơi trầu tượng trưng cho những chi tiết, lễ nghĩa - đấy cũng có ý nhắc các cô làm phụ nữ sâu sắc thì để ý đến truyền thống lễ nghi, những phẩm hạnh tốt đẹp của người phụ nữ :D).
Ý anh là có thời gian và tinh thần thì đào giếng cũng ko cần đọc sách như bài a viết về tác dụng của sách có phải ko ạ? Ví dụ như đàm đạo nói chuyện với vài người , suy ngẫm, hay như bây giờ có internet thì lên diễn đàn như này cũng có thể coi là đào giếng. E giả sử những việc đó đúng thì trong quá trình đào giếng nó có vấn đề với vợ thì chắc mình cũng phải xem hoãn thi công hay giếng tiếp hay như nào chứ nhỉ? Hay là vợ như quần áo, huynh đệ như tay chân ạ ?
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
thanhthanh2013
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1320
Tham gia: 19:01, 05/07/13

Re: Ngẫm ...

Gửi bài gửi bởi thanhthanh2013 »

LadyR đã viết: 22:54, 16/11/22 Qua bài viết trên thì cũng đủ để đánh giá bác Long Đức "sâu sắc" đến nhường nào rùi... =))

P.S.: Bác muh sinh sống ở nước nào có nền dân chủ phát triển mạnh thì người ta sẽ gọi bác là "sexist" ;;)
Cấm được đọc hoặc hiểu nhầm thành "sexy"...............
E đang có một thắc mắc. Đó là mấy cái trường quốc tế ở Việt Nam hình như nó mất cái ý nghĩa là giáo dục cho trẻ bình thường theo kiểu nước ngoài thay vào đó là trường dành cho con nhà đại gia. Chúng nó học xong thì kiểu gì gia đình cũng lo đc cho chúng nó ko thua kém . tỉnh e đang có trường quốc tế Lào Cai - Canada và hình như đã bắt đầu tuyển sinh từ lớp 1-12.( trường thì đang xây sắp xong) Học phí thì cũng khá là cao dù có chương trình rẻ hơn chương trình song ngữ nhưng vẫn rất cao. E tò mò rằng nếu mấy đứa học từ lớp 1 đến lớp 13 ở đó xong nhưng nếu chúng nó ra trường xong mà nhà chúng nó lúc này đi xuống và bằng nhà bình thươngg thì chúng liệu có khá hơn gì những đứa học trường bình thường ko hay lại còn ko bằng? Vậy thì tốn kém tiền bạc chạy đua trường quốc tế khi này có xứng đáng? Tất nhiên là e cũng từ đó mà suy ra việc theo dân chủ và tiên tiến là tốt và cần thiết nhưng ở môi trường Việt Nam thì cũng phải khác với các nước tư bản dân chủ ạ.
Tập tin đính kèm
canada-1-1653704838978369324742-crop-1653704915204326994667.jpg
canada-1-1653704838978369324742-crop-1653704915204326994667.jpg (52.77 KiB) Đã xem 269 lần
Đầu trang

LadyR
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 3242
Tham gia: 14:26, 26/09/12

Re: Ngẫm ...

Gửi bài gửi bởi LadyR »

Xét đến hiệu quả của trường quốc tế thì bạn phải tìm hiểu về chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn nước nào, các danh hiệu trường được nhận, chứng chỉ và bằng cấp do trường cấp phát, trình độ và năng lực đội ngũ quản lý và giáo viên, cơ sở vật chất, tư chất các học viên khác của trường, mức học phí, v.v... thì mới có cái nhìn toàn diện để đánh giá được... Đã xác định cho con vào trường quốc tế thì đương nhiên các bậc cha mẹ cũng mong muốn con mình sau này du học nước ngoài, không thể kỳ vọng nó thi được vào trường đại học trong nước :))

Theo ý kiến chủ quan của mình thì nếu có điều kiện nên cho con theo học trường quốc tế, nhưng sau khi đã theo học trường VN hoặc song ngữ ít nhất hết cấp 1. Vì bọn trẻ con mau quên, học hoàn toàn trong môi trường nước ngoài sẽ không còn phản xạ và cũng không có nhu cầu giao tiếp bằng tiếng Việt hoặc tự trau dồi tiếng mẹ đẻ luôn!

Pros and cons của việc học trường quốc tế:

+ Ngoại ngữ tốt
+ Tư duy độc lập, sáng tạo
+ Tự tin và vô tư
+ Chương trình học không quá nặng và áp lực, có nhiều thời gian để theo đuổi các đam mê khác và học ngoại khoá
+ Sau này có khả năng hoà nhập tốt vào cộng đồng quốc tế

- Tiếng Việt và văn hoá, lịch sử sẽ bị khuyết nếu không bổ túc thêm
- Thiếu khả năng cạnh tranh sinh tồn (nói cách dễ hiểu hơn là “bon chen”!) trong xã hội VN, sẽ có xu hướng “gà công nghiệp”
- Dễ bị “a dua” theo trào lưu ăn chơi của các bạn cùng trường cùng lớp nếu môi trường không tốt

Sơ qua mình có vài ý như vậy.. còn thiếu sót gì mời các bạn bổ sung thêm :)
Được cảm ơn bởi: thanhthanh2013, PhươngLe
Đầu trang

Enjoyeveryday
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1529
Tham gia: 09:26, 16/11/21

Re: Ngẫm ...

Gửi bài gửi bởi Enjoyeveryday »

LadyR đã viết: 11:06, 17/11/22 Xét đến hiệu quả của trường quốc tế thì bạn phải tìm hiểu về chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn nước nào, các danh hiệu trường được nhận, chứng chỉ và bằng cấp do trường cấp phát, trình độ và năng lực đội ngũ quản lý và giáo viên, cơ sở vật chất, tư chất các học viên khác của trường, mức học phí, v.v... thì mới có cái nhìn toàn diện để đánh giá được... Đã xác định cho con vào trường quốc tế thì đương nhiên các bậc cha mẹ cũng mong muốn con mình sau này du học nước ngoài, không thể kỳ vọng nó thi được vào trường đại học trong nước :))

Theo ý kiến chủ quan của mình thì nếu có điều kiện nên cho con theo học trường quốc tế, nhưng sau khi đã theo học trường VN hoặc song ngữ ít nhất hết cấp 1. Vì bọn trẻ con mau quên, học hoàn toàn trong môi trường nước ngoài sẽ không còn phản xạ và cũng không có nhu cầu giao tiếp bằng tiếng Việt hoặc tự trau dồi tiếng mẹ đẻ luôn!

Pros and cons của việc học trường quốc tế:

+ Ngoại ngữ tốt
+ Tư duy độc lập, sáng tạo
+ Tự tin và vô tư
+ Chương trình học không quá nặng và áp lực, có nhiều thời gian để theo đuổi các đam mê khác và học ngoại khoá
+ Sau này có khả năng hoà nhập tốt vào cộng đồng quốc tế

- Tiếng Việt và văn hoá, lịch sử sẽ bị khuyết nếu không bổ túc thêm
- Thiếu khả năng cạnh tranh sinh tồn (nói cách dễ hiểu hơn là “bon chen”!) trong xã hội VN, sẽ có xu hướng “gà công nghiệp”
- Dễ bị “a dua” theo trào lưu ăn chơi của các bạn cùng trường cùng lớp nếu môi trường không tốt

Sơ qua mình có vài ý như vậy.. còn thiếu sót gì mời các bạn bổ sung thêm :)
Chị Lary em khổ quá, quá khổ
😭😭😭😭😭😭😭😭😭😭😭😭😭😭
Đầu trang

LadyR
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 3242
Tham gia: 14:26, 26/09/12

Re: Ngẫm ...

Gửi bài gửi bởi LadyR »

Sao bỗng dưng than thân trách phận vậy em gái :> Khóc lóc tùm lum, sắp ngập lụt room của bác Lờ Đờ đến nơi rùi hihi
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
thanhthanh2013
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1320
Tham gia: 19:01, 05/07/13

Re: Ngẫm ...

Gửi bài gửi bởi thanhthanh2013 »

Enjoyeveryday đã viết: 11:10, 17/11/22
LadyR đã viết: 11:06, 17/11/22 Xét đến hiệu quả của trường quốc tế thì bạn phải tìm hiểu về chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn nước nào, các danh hiệu trường được nhận, chứng chỉ và bằng cấp do trường cấp phát, trình độ và năng lực đội ngũ quản lý và giáo viên, cơ sở vật chất, tư chất các học viên khác của trường, mức học phí, v.v... thì mới có cái nhìn toàn diện để đánh giá được... Đã xác định cho con vào trường quốc tế thì đương nhiên các bậc cha mẹ cũng mong muốn con mình sau này du học nước ngoài, không thể kỳ vọng nó thi được vào trường đại học trong nước :))

Theo ý kiến chủ quan của mình thì nếu có điều kiện nên cho con theo học trường quốc tế, nhưng sau khi đã theo học trường VN hoặc song ngữ ít nhất hết cấp 1. Vì bọn trẻ con mau quên, học hoàn toàn trong môi trường nước ngoài sẽ không còn phản xạ và cũng không có nhu cầu giao tiếp bằng tiếng Việt hoặc tự trau dồi tiếng mẹ đẻ luôn!

Pros and cons của việc học trường quốc tế:

+ Ngoại ngữ tốt
+ Tư duy độc lập, sáng tạo
+ Tự tin và vô tư
+ Chương trình học không quá nặng và áp lực, có nhiều thời gian để theo đuổi các đam mê khác và học ngoại khoá
+ Sau này có khả năng hoà nhập tốt vào cộng đồng quốc tế

- Tiếng Việt và văn hoá, lịch sử sẽ bị khuyết nếu không bổ túc thêm
- Thiếu khả năng cạnh tranh sinh tồn (nói cách dễ hiểu hơn là “bon chen”!) trong xã hội VN, sẽ có xu hướng “gà công nghiệp”
- Dễ bị “a dua” theo trào lưu ăn chơi của các bạn cùng trường cùng lớp nếu môi trường không tốt

Sơ qua mình có vài ý như vậy.. còn thiếu sót gì mời các bạn bổ sung thêm :)
Chị Lary em khổ quá, quá khổ
😭😭😭😭😭😭😭😭😭😭😭😭😭😭
Cửa hàng của e bị kiểm tra pccc bắt mua bình cứu hỏa, mua tiêu lệnh, nội quy pccc và làm hồ sơ quản lý pccc chưa e?
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Luận giải Tử vi”