Ngẫm ...

Hỏi đáp, luận giải về tử vi
Enjoyeveryday
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1529
Tham gia: 09:26, 16/11/21

Re: Ngẫm ...

Gửi bài gửi bởi Enjoyeveryday »

Anh Long Đức ngày mới vui vẻ 🥳
Được cảm ơn bởi: Long Đức, NgoMinhTri
Đầu trang

Quan Nguyen
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 633
Tham gia: 09:20, 09/09/09

Re: Ngẫm ...

Gửi bài gửi bởi Quan Nguyen »

Xét ra cho cùng thì tất cả mọi sự đều từ chữ THAM mà ra .

THAM mà quá khả năng mới ra cớ sự .
Được cảm ơn bởi: Long Đức
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
十面埋伏
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2060
Tham gia: 20:30, 05/09/22

Re: Ngẫm ...

Gửi bài gửi bởi 十面埋伏 »

Thằng em con dì, sinh 1986, thiên cơ cư sửu. Đẹp trai, hiền lành, thông minh, hiếu học, giỏi đối nhân xử thế... nó chơi với mình từ nhỏ. 2 anh em thân nhau lắm.
Mình quý nó lắm. Nó học đại học mình cho tiền tiêu vặt, ra trường lôi về chỗ mình làm. Nó cũng đc việc, lương so với ngành thì cao nhưng so với xã hội thì cũng chỉ tàm tạm.
Nhưng rồi nó lấy vợ. Vợ nó xinh, con nhà gia giáo, có học thức, giỏi kiếm tiền nhưng lại tham.
Thằng này, khổ cái lại yêu vợ, chièu vợ lắm. Lấy nhau đc 2 năm thì nó bỏ việc ra ngoài làm starup. Mình giữ lại 2 lần. Gặp cả 2 vợ chồng nói mà ko đc.
Về quê nói cả với bà dì, rằng thằng này nó thiếu quuết đoán, hay cả nể, ko sát phạt, ko làm riêng đc đâu.
Cũng ko xong.
Y như rằng, nó thua lỗ, mất căn nhà cầm cố cho ngân hàng, rồi còn dính vào bọn cho vay ngày. Nói chung là thảm, liên lụy cả dì chú, vợ chồng cũng lục đục ra tòa.
Giờ xuất ngoại rồi

Bà dì, có lần còn trách ngược mình. Khổ lắm, mình khuyên nhưng nó có muốn nghe hay ko chứ. Mình có cái khó của mình. Mình ko nêu thẳng khuyết điểm của nó trước mặt vợ nó đc. Còn vợ nó thì lại nghi ngờ rằng mình lợi dụng tài năng của chồng nó để làm giàu cho bản thân. =))

@: Đằng sau mỗi thằng đàn ông thất bại luôn có 1 người đàn bà xúi dại :))
Được cảm ơn bởi: Long Đức, hanmactusg
Đầu trang

vio
Thất đẳng
Thất đẳng
Bài viết: 6268
Tham gia: 09:52, 14/11/14

Re: Ngẫm ...

Gửi bài gửi bởi vio »

Long Đức đã viết: 07:21, 20/10/22
Ngựa Đá Sang Sông
Trích đã viết:“Dân miền Vĩnh Lại quê hương Nguyễn Bỉnh Khiêm hiếu học và trọng khoa cử, nhưng đỗ đạt lại ít. Trong khi các vùng xung quanh phát tích không biết bao nhiêu anh hùng hào kiệt. Trước thực trạng đó, dân Vĩnh Lại nghĩ lấy làm tức, các sĩ tử bèn rủ nhau đến hỏi Trạng Trình. Nhưng ông không trả lời, chỉ bảo thiên cơ bất khả lộ.

Thấy mọi người có vẻ không hài lòng, Nguyễn Bỉnh Khiêm bèn làm một con ngựa đá để ở bên này bờ sông Vĩnh Lại. Trên lưng con ngựa ông cho khắc 2 câu thơ chữ Nho: “Hà thời thạch mã độ giang / Thử thời Vĩnh Lại nghênh ngang công hầu” (Bao giờ ngựa đá sang sông / Thì dân Vĩnh Lại quận công cả làng).

Ngày tháng trôi qua, con sông Vĩnh Lại mỗi ngày một lở thêm để bồi sang bên kia. Đến cuối đời Hậu Lê, con ngựa đá không biết chạy lại sang sông được. Dân làng Vĩnh Lại chờ đón tin mừng. Đi đâu cũng thấy bàn tán về chuyện con ngựa đá ở bờ sông Vĩnh Lại. Con gái khắp nơi thi nhau về làng Vĩnh Lại, trong đầu nghĩ mong mình có thể trở thành bà đô đốc hay bà quận công.

Giữa lúc ấy, cuộc chiến tranh giữa Tây Sơn và chúa Nguyễn trong Nam xảy ra. Quân Tây Sơn thắng, thừa cơ đem quân ra tiêu diệt chúa Trịnh ở phía Bắc, trao lại quyền bính cho nhà Lê. Nhưng sau khi vua Hiển Tông mất, vua Chiêu Thống lên ngôi, dòng dõi Trịnh lại quay trở lại. Vua Lê phải mật báo Nguyễn Hữu Chỉnh đem quân ở Nghệ An ra giúp.

Dẹp tan con cháu chúa Trịnh, Chỉnh lại chuyên quyền và ra mặt chống lại Tây Sơn. Nguyễn Huệ liền sai tướng Vũ Văn Nhậm đem binh ra đánh Chỉnh. Quân Nhậm tiến gần Thăng Long, Chỉnh đem vua chạy trốn. Nửa đường, Chỉnh bị quân Nhậm bắt sống, vua đành giả dạng dân thường mang ấn trong người chạy trốn đến vùng Vĩnh Lại. Dân làng Vĩnh Lại cho rằng đó là điềm trời xui, mới rước vua về đình và thảo hịch chiêu mộ quân sĩ chống lại quân Tây Sơn. Sẵn ấn tín, dân làng bức vua phải ký giấy phong tước cho mình.

Thế là chỉ trong mấy ngày, các thành viên trong làng đều được phong thành quận công, đô đốc. Tương truyền, tướng Vũ Văn Nhậm đem quân tràn đến. Dân làng Vĩnh Lại chống cự không được, bao nhiêu đô đốc, quận công đều bị giết hoặc bị bắt.”
Nhìn ở khía cạnh khác, qua câu truyện trên nếu không có câu dự ngôn ấy thì:

- Dân làng Vĩnh Lại có mạnh mẽ đứng ra cần vương không?
- Dân làng Vĩnh Lại có bốc lên ngọn lửa dục vọng bức Vua ban công ban tước cho cả làng không?
- Dân làng Vĩnh Lại có nhiều người bị bỏ mạng không?

Dịch Hệ Từ: Đức mỏng mà ngôi cao, trí nhỏ mà mưu lớn, sức nhỏ mà đảm nặng, thì khó tránh khỏi tai ương.
Không biết bài này Long Đức dịch hay ai dịch. Nhưng mình chắc chắn là không có làng Vĩnh Lại đâu.
Vĩnh Lại nay là một phần của huyện Vĩnh Bảo bây giờ, thuộc Hải Phòng. Thời phong kiến gọi là tổng Vĩnh Lại, nó bao gồm các xã có từ Am bây giờ như Nam Am, Liên Am Cổ Am... (diện tích rộng đấy) nói chung nó như một huyện chứ không phải là làng. Thời phong kiến Vĩnh Lại thuộc Hải Dương, Thời Pháp thuộc có lúc họ sáp nhập về Tỉnh Kiến An, đến thời Cộng Sản thì mới nhập về Hải Phòng.
Quê gốc của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm là xã Cổ Am, nhưng bây giờ mọi người về thăm Đền trạng thuộc thôn Lý Học, nơi hồi xưa cụ NB Khiêm dạy học.
Mình là dân Đông Tạ, cách quê cụ N B Khiêm khoảng 2.5km, năm 1996 có chú ở Bến Tre ( dân sử) về làm dự án Nomura của Nhật, ông rất hâm mộ cụ trạng, nói về quê mình mới để ý như vậy.
Được cảm ơn bởi: Quan Nguyen, Long Đức
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
十面埋伏
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2060
Tham gia: 20:30, 05/09/22

Re: Ngẫm ...

Gửi bài gửi bởi 十面埋伏 »

Đi tặng hoa mà đường tắc quá.
Thấy các bác nói chuyện vui vui nên thử tìm hiểu tính xác thực của câu chuyện Ngựa đá qua sông kia thì tìm đc links này.
Links này nói rằng Nguyễn Hữu Chỉnh chạy từ Thăng Long về Kinh Bắc. Đến sông Thanh Quyết, Mục Sơn thì bị Nhậm đuổi kịp và đánh tan. Du bị giết, Chỉnh bị bắt. Ko nói đến vua bị bắt ở đấy hay ko?
Sông Thanh Quyết là sông đáy bây giờ chủ yếu ở địa phận Ninh Bình. Mục sơn ko biết ở đâu. Thời Tây Sơn thì Kinh Bắc bao gồm các tỉnh phía Bắc Thăng Long cho đến Lạng Sơn. Ko bao gồm Hải Phòng, quảng Ninh bây giờ.
Cho nên, nói vua chạy từ Thanh Quyết về tận quê của trạng Trình thuộc Hải phòng bây giờ mới bị bắt thì hơi khó.
Tuy nhiên, thời đó rất loạn, chết rất nhiều. Nên chắc có nhiều người quê cụ Trạng theo Nguyễn Hữu Chỉnh và bị giết.

Nhưng rất nhiều người trong họ của cụ trạng vì theo Chỉnh và thua rồi bị giết với chuyện cả làng đc phong hầu rồi cũng bị giết là 2 chuyện rất khác.
1 đằng bao gồm những người có lý tưởng và lựa chọn của họ, tự lên Thăng Long theo Chỉnh rồi bị giết nó khác với chuyện những người ko ra khỏi làng cũng bị giết

Kết luận của tôi: truyện này bịa thêm ra trên lịch sử có thật để dìm hàng cụ trạng thôi. Tuy nhiên, nó cũng có lý để ngẫm. Nếu cụ trạng ko tiên đoán đúng thì.... nếu đặt cả Paris vào 1 cái chai thì sẽ ra sao? :))
Câu hỏi kiểu này, theo tôi, sẽ ko bao giờ có câu trả lời chính xác cả. Vì thoeif gian luôn chỉ tiến về 1 chiều

https://m.khoahocdoisong.vn/nguyen-huu- ... 14770.html

Bản đồ địa lý trấn Kinh Bắc thời Tây sơn
https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Kinh_B%E1%BA%AFc
Sông thanh quyết,
https://www.google.com/search?client=ms ... 5&dpr=2.81
Được cảm ơn bởi: Long Đức, Quan Nguyen, hanmactusg
Đầu trang

Dokhoavan
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 2932
Tham gia: 15:24, 24/01/20

Re: Ngẫm ...

Gửi bài gửi bởi Dokhoavan »

…Trong đám dân làng ấy có người hậu duệ cụ Trạng tên Hà. Biết rõ thế thời nhưng không dại gì đi ngược lại ý muốn số đông vì sợ bị giết, nên chỉ xin tạm cái tước Bá và xin đi đưa đò trên sông nên khi quân Tây Sơn đến thì ở bên kia bờ nên thoát nạn và sau đó được làm tri huyện, gọi là Hà Bá! :))
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
十面埋伏
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2060
Tham gia: 20:30, 05/09/22

Re: Ngẫm ...

Gửi bài gửi bởi 十面埋伏 »

Dokhoavan đã viết: 19:25, 20/10/22 …Trong đám dân làng ấy có người hậu duệ cụ Trạng tên Hà. Biết rõ thế thời nhưng không dại gì đi ngược lại ý muốn số đông vì sợ bị giết, nên chỉ xin tạm cái tước Bá và xin đi đưa đò trên sông nên khi quân Tây Sơn đến thì ở bên kia bờ nên thoát nạn và sau đó được làm tri huyện, gọi là Hà Bá! :))
Haha, hà bá đẹp zai lắm đó. Thời xưa cứ cô nào đẹp nhất vùng thì bị thả rọ ném xuống sông để cúng cho Hà Bá =))
Được cảm ơn bởi: Dokhoavan
Đầu trang

Dokhoavan
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 2932
Tham gia: 15:24, 24/01/20

Re: Ngẫm ...

Gửi bài gửi bởi Dokhoavan »

十面埋伏 đã viết: 19:29, 20/10/22
Dokhoavan đã viết: 19:25, 20/10/22 …Trong đám dân làng ấy có người hậu duệ cụ Trạng tên Hà. Biết rõ thế thời nhưng không dại gì đi ngược lại ý muốn số đông vì sợ bị giết, nên chỉ xin tạm cái tước Bá và xin đi đưa đò trên sông nên khi quân Tây Sơn đến thì ở bên kia bờ nên thoát nạn và sau đó được làm tri huyện, gọi là Hà Bá! :))
Haha, hà bá đẹp zai lắm đó. Thời xưa cứ cô nào đẹp nhất vùng thì bị thả rọ ném xuống sông để cúng cho Hà Bá =))
Chính xác! Có người bấm quẻ, phát hiện ra Hà Bá tái sinh lấy nick Hà Túc Đạo! :))
Đầu trang

Long Đức
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 2976
Tham gia: 20:12, 18/09/14

Re: Ngẫm ...

Gửi bài gửi bởi Long Đức »

vio đã viết: 15:28, 20/10/22 Không biết bài này Long Đức dịch hay ai dịch. Nhưng mình chắc chắn là không có làng Vĩnh Lại đâu.
Vĩnh Lại nay là một phần của huyện Vĩnh Bảo bây giờ, thuộc Hải Phòng. Thời phong kiến gọi là tổng Vĩnh Lại, nó bao gồm các xã có từ Am bây giờ như Nam Am, Liên Am Cổ Am... (diện tích rộng đấy) nói chung nó như một huyện chứ không phải là làng. Thời phong kiến Vĩnh Lại thuộc Hải Dương, Thời Pháp thuộc có lúc họ sáp nhập về Tỉnh Kiến An, đến thời Cộng Sản thì mới nhập về Hải Phòng.

Quê gốc của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm là xã Cổ Am, nhưng bây giờ mọi người về thăm Đền trạng thuộc thôn Lý Học, nơi hồi xưa cụ NB Khiêm dạy học.
Mình là dân Đông Tạ, cách quê cụ N B Khiêm khoảng 2.5km, năm 1996 có chú ở Bến Tre ( dân sử) về làm dự án Nomura của Nhật, ông rất hâm mộ cụ trạng, nói về quê mình mới để ý như vậy.
Long Đức cóp nhặt lại ở trên mạng. Có nhiều trang kể về câu chuyện “Ngựa Đá Sang Sông”.

Thấy bác Vio nhắc đến thì có thử tìm hiểu thì đúng là không thấy Làng Vĩnh Lại mà hành chánh dưới thời Lê có Huyện Vĩnh Lại thuộc phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng).

Có thể người xưa kể lại quy khu đó thành cái làng thay vì gọi đúng theo đơn vị hành chính.
Đầu trang

vio
Thất đẳng
Thất đẳng
Bài viết: 6268
Tham gia: 09:52, 14/11/14

Re: Ngẫm ...

Gửi bài gửi bởi vio »

Long Đức đã viết: 21:10, 20/10/22
vio đã viết: 15:28, 20/10/22 Không biết bài này Long Đức dịch hay ai dịch. Nhưng mình chắc chắn là không có làng Vĩnh Lại đâu.
Vĩnh Lại nay là một phần của huyện Vĩnh Bảo bây giờ, thuộc Hải Phòng. Thời phong kiến gọi là tổng Vĩnh Lại, nó bao gồm các xã có từ Am bây giờ như Nam Am, Liên Am Cổ Am... (diện tích rộng đấy) nói chung nó như một huyện chứ không phải là làng. Thời phong kiến Vĩnh Lại thuộc Hải Dương, Thời Pháp thuộc có lúc họ sáp nhập về Tỉnh Kiến An, đến thời Cộng Sản thì mới nhập về Hải Phòng.

Quê gốc của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm là xã Cổ Am, nhưng bây giờ mọi người về thăm Đền trạng thuộc thôn Lý Học, nơi hồi xưa cụ NB Khiêm dạy học.
Mình là dân Đông Tạ, cách quê cụ N B Khiêm khoảng 2.5km, năm 1996 có chú ở Bến Tre ( dân sử) về làm dự án Nomura của Nhật, ông rất hâm mộ cụ trạng, nói về quê mình mới để ý như vậy.
Long Đức cóp nhặt lại ở trên mạng. Có nhiều trang kể về câu chuyện “Ngựa Đá Sang Sông”.

Thấy bác Vio nhắc đến thì có thử tìm hiểu thì đúng là không thấy Làng Vĩnh Lại mà hành chánh dưới thời Lê có Huyện Vĩnh Lại thuộc phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng).

Có thể người xưa kể lại quy khu đó thành cái làng thay vì gọi đúng theo đơn vị hành chính.
Long Đức phúc đáp thì mình xin nói thêm thế này (cũng là nói 1 tẹo về quê mình) Vĩnh Bảo có khoảng 29 xã thì khoảng 10 xã hiện nay thuộc về Tứ Kỳ Hải Dương cũ, còn lại trong lịch sử Vĩnh Lại diện tích khoảng 10 km × 11km. Đại ý vậy. Hải Phòng thì hình thành từ khi cụ Lê Chân khai khẩn.
Nhưng có 1 câu phú này:
Bỉnh chúc vô minh quang tự diệt
Trọng ngân bạc phúc sản tất vong
Là thế nào ở Cổ Am, quê cụ N B Khiêm? Còn mọi người khán nó thì ai cũng tìm hiểu được trên mạng xh.
Mình thì 18 tuổi ly tổ đi Hn học, rồi thi thoảng về quê. Quê mình thuộc loại nghèo nhất thành phố HP, thành ra nó như dân Thanh Nghệ Tĩnh của HP nhiều người học giỏi. Mình không biết lịch sử quê mình đâu. Nói lại chú Sáu (Dân bến Tre khi làm dự án của Nhật ở HP có nói về cụ N B Khiẻm và đề nghị mình đưa vè quẻ thăm quê cụ trạng (chú Sau thuộc rất nhiều phú của cụ N B Khiẻm) và nói thật khi đó mình mới biết quê mình cụ N B Khiêm là như vậy.
Thì sau này, vào thời điểm ông Trần Đại Quang maat tteen mạng đồn nhiều vè câu " Bỉnh. Chúc vô minh....". . Khi đó mình về tận Cổ Am Lý Học tìm hiểu. Thì đunhd là đến gặp các cụ ai cũng biêdt câu phú này và các cụ nố là đồng giao từ thủa chăn trâu đã thuộc rồi. Tưdc là nó vó trước tên tuổi các vị lãnh đạo. Và mình có hỏi có biết tên chủ tịch quốc hội (khi đó) là ai không, thì chả ai biết cả.
Dân Vĩnh Bảo nghèo và lành khá CS nữa chả ai dịch câu phú đó theo luận đoán của thiên hạ. Nhưng mình tbaasy câu đồng giao đó có ở Cổ Am trước khi có ông Quang Trọng Phúc Ngân làm lãnh đạo.
Có dịch mọi người cứ vè đình làng thôn Am Cổ Am và Nhân Mục, Nhân Hòa hỏi mà xem, câu đồng gíao này có từ láu rồi và họ hiểu theo ý răn dạy.


Hic mắt mũi giờ chán lắm viết sai nhiều mà cũng chả đọc được.
Sửa lần cuối bởi vio vào lúc 22:35, 20/10/22 với 7 lần sửa.
Được cảm ơn bởi: Long Đức, Quan Nguyen
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Luận giải Tử vi”