Vi diệu

Trao đổi về phong tục, tín ngưỡng
Fightforjustice
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 462
Tham gia: 10:10, 12/12/23

Re: Vi diệu

Gửi bài gửi bởi Fightforjustice »

Thánh cháu theo cháu thấy ông ấy chưa dẹp hết phiền não đây là điểm khác biệt so với Phật.
Ông ấy rất quan tâm lo lắng hay tận tình giúp đỡ cháu nữa.
Việc được ông ấy quan tâm lo lắng hay giúp do cho cháu truyền cảm hứng cho cháu thích sự cố gắng làm thật tốt mọi việc.
Chú không cần trả lời cháu đâu ạ 🙂
Nếu cháu nói nhiều làm phiền chú.
Họ sống cháu thấy khá phiền não khi thấy mấy đứa họ quan tâm đang làm gì ở đây :P
Tối nào hay buổi sáng cháu đều chào hỏi quỳ lạy và thực hiện các nghi thức làm lễ với ngài thấy vui và rất hạnh phúc ạ 😝✌️
Được cảm ơn bởi: KMD
Đầu trang

Fightforjustice
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 462
Tham gia: 10:10, 12/12/23

Re: Vi diệu

Gửi bài gửi bởi Fightforjustice »

Cháu tâm sự với chú điều này có một điều cháu học rất kĩ ở đạo Phật là không được tư thù phải hoàn thành thật tốt mọi việc, sống đúng lương tâm, giúp người. Đây là điều cháu rất kinh trọng ở Đức Phật.
Nam mô a Di Đà Phật
Ngủ ngon chú.
Cháu có tham gia nhóm giao lưu với linh hồn tự tử vì họ cứ kêu người khác chết chung với họ nên cháu hay thấy và khuyên họ hãy đừng làm vậy. Ngay nay internet phát triển con người sinh trầm cảm trầm uất ngày càng nhiều thay vì mặc kệ mọi chuyện xảy ra tận hưởng cuộc sống của mình thì họ đem bản thân đi so đo rồi nói họ bị bất công xong họ chọn cái chết. Thật sự quá ngu ngốc.
Cháu thấy đi làm việc xong về ngủ là khỏe nhất.
Họ không biết họ tự giết bản thân họ là ngu ngốc rất khó để đầu thai làm người xác xuất rất thấp nên cứ nhe răng mà cười vi mọi chuyện đều vô thường đi làm ăn xong rồi đi ngủ là một cuộc sống rất tuyệt vời. Có thể tham gia nhiều việc thiện để nâng Phước báu vừa lòng với mọi thứ mình có, mặc kệ người khác đối xử mình ra sao. Cứ lo ăn rồi ngủ làm công việc mình thích cảm giác thật sự quá sung sướng quá tuyệt vời.
Cứ làm mọi chuyện trở nên tốt đẹp thay vì đau buồn, so sánh,... Họ thật sự sướng hơn rat nhiều người đừng nuôi buồn phiền, lo âu, lo lắng để tự giết tinh thần sự sống của họ. Vì buồn phiền, lo âu, đau khổ sẽ sinh độc tố não bộ gây ra nhiều căn bệnh tâm thần tự họ giết họ. Nên tập suy nghĩ vui vẻ hạnh phúc mỗi ngày, nhớ chuyện tốt đẹp, sống đúng hiếu đạo,...
Những linh hồn tự sát họ rất lì lợm và rất tham lam đã tự giết chính mình nhưng do chết quá đau đớn đau khổ cô đơn họ muốn cướp thân xác của người sống thật ích ki, hại những nguoi còn sống không được yên ổn.
Cháu hi vọng tương lai sẽ không còn ai tự sát nữa, sống trân quý mỗi ngày trân trọng mỗi ngày quên chuyện không vui, yêu thương bản thân, con sống còn cơ hội nên cứ nhe răng cười cố gắng sống tốt, sống đúng sống hết mình, mọi thứ đều vô thường.
Con vật đều do con người đầu thai qua lại cái này có thiệt ( trong kinh Phật có nói) không sai đâu.
https://m.youtube.com/watch?v=XVCVpVasr ... eA5LiW6Z-z

Cháu hi vọng sẽ cứu được nhiều bạn hơn nữa, vững tin vào cuộc sống, sống thật hạnh phúc vui vẻ mỗi ngày

Cháu chúc chú ngủ ngon
Cháu cảm ơn chú chia sẻ Phật pháp cho chúng cháu ạ 😁👍
Sửa lần cuối bởi Fightforjustice vào lúc 20:58, 21/01/24 với 1 lần sửa.
Được cảm ơn bởi: KMD, Hồng Hạnh
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1741
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Re: Vi diệu

Gửi bài gửi bởi KMD »

Fightforjustice đã viết: 17:49, 21/01/24 Thánh cháu theo cháu thấy ông ấy chưa dẹp hết phiền não đây là điểm khác biệt so với Phật.
Ông ấy rất quan tâm lo lắng hay tận tình giúp đỡ cháu nữa.
Việc được ông ấy quan tâm lo lắng hay giúp do cho cháu truyền cảm hứng cho cháu thích sự cố gắng làm thật tốt mọi việc.
Chú không cần trả lời cháu đâu ạ 🙂
Nếu cháu nói nhiều làm phiền chú.
Họ sống cháu thấy khá phiền não khi thấy mấy đứa họ quan tâm đang làm gì ở đây :P
Tối nào hay buổi sáng cháu đều chào hỏi quỳ lạy và thực hiện các nghi thức làm lễ với ngài thấy vui và rất hạnh phúc ạ 😝✌️
"Thánh cháu theo cháu thấy ông ấy chưa dẹp hết phiền não đây là điểm khác biệt so với Phật."

Chú chia sẻ tiếp với cháu đoạn trích từ bài "MUÔN VIỆC VỀ NHƯ".

Phiền não Bồ-đề vốn chẳng khác
Chân như vọng niệm thảy đều không.

Đa số người tu đều sợ phiền não, thích Bồ-đề. Bồ-đề là giác, phiền não là mê, nên thích giác sợ mê. Nhưng sự thật mê không rời giác, giác không ngoài mê. Tại sao? Vì giác là giác cái mê và mê là mê cái giác. Cũng như trong cái nhà này, không có đèn, nói tối, mở đèn, hết tối, nói sáng. Hết tối nói nhà sáng, hết sáng nói nhà tối. Sáng tối đổi thay chớ không gian cái nhà không thay đổi. Sáng không thêm gì cho cái nhà, tối không làm mất gì trong cái nhà. Cũng vậy, Tâm thể chân như không phải là Bồ-đề, cũng không phải là phiền não. Do dấy nghiệp sanh phiền não, hễ có phiền não thì che khuất Bồ-đề. Thế nên phải giác, biết phiền não là nhân đau khổ cần phải xả bỏ. Giác biết phiền não, gọi là Bồ-đề. Phiền não và giác biết phiền não dường như hai, nhưng thật sự thể nó không hai. Từ Tâm thể chân như dấy khởi phiền não và cũng từ Tâm thể chân như khởi giác phiền não, phiền não hết, giác cũng không còn, chỉ là Tâm thể chân như không hai, không khác. Tôi lấy ví dụ này cho dễ hiểu: Tâm chúng ta đang bình an thì không có nhẫn, nhưng lúc chúng ta nổi sân mới có nhẫn để ức chế cơn sân cho lặng xuống, khi sân lặng rồi thì nhẫn cũng hết. Như vậy sân và nhẫn không thật, nó khởi lên từ tâm bình an rồi diệt mất. Thể nó không hai không khác. Cũng vậy, chúng ta vì mê nên mới chạy theo ngũ dục thế gian, bây giờ cần phải tỉnh giác để hết mê. Khi chúng ta hết mê rồi thì không cần tỉnh giác nữa, lúc đó không nói mê cũng không nói giác. Như vậy phiền não và Bồ-đề không phải hai, “chân như vọng niệm thảy đều không.” Vọng niệm dấy khởi che khuất Chân như. Khi vọng niệm dấy khởi nói là động, muốn trở về cái tịnh là Chân như. Động và tịnh thấy như hai, vọng niệm là cái động, cái động lặng rồi đâu cần trở về cái tịnh, cái tịnh là Chân như. Hết động không nói tịnh, tự nó là như vậy thôi. Vậy, vọng niệm, Chân như, phiền não, Bồ-đề chỉ là chuyện đối trị nhau; đối trị rồi buông hết. Đó mới là chỗ chân thật cứu kính.

Cháu đọc hiểu thì tốt. Không hiểu thì đọc nhiều lần sẽ hiểu, không nên suy nghĩ vì học Phật không như mấy môn học thế gian. Càng suy nghĩ thì càng xa Phật.
Được cảm ơn bởi: Fightforjustice
Đầu trang

Fightforjustice
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 462
Tham gia: 10:10, 12/12/23

Re: Vi diệu

Gửi bài gửi bởi Fightforjustice »

Cháu hi vọng tương lai có thể tiếp tục trò chuyện với chú
Cháu rất tin Phật và nhân quả
Được cảm ơn bởi: KMD
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1741
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Vi diệu

Gửi bài gửi bởi KMD »

Kinh Phước Đức
Thiền Sư Thích Nhất Hạnh dịch Việt

Đây là những điều tôi được nghe hồi đức Thế Tôn còn cư trú gần thành Xá Vệ, tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn Kỳ Đà. Hôm đó, trời đã vào khuya, có một thiên giả hiện xuống thăm Người, hào quang và vẻ đẹp của thiên giả làm sáng cả vườn cây. Sau khi đảnh lễ đức Thế Tôn, vị thiên giả xin tham vấn Người bằng một bài kệ:

“Thiên và nhân thao thức
Muốn biết về phước đức
Để sống đời an lành
Xin Thế Tôn chỉ dạy.”

Và sau đây là lời đức Thế Tôn:

“Lánh xa kẻ xấu ác
Được thân cận người hiền
Tôn kính bậc đáng kính
Là phước đức lớn nhất.

“Sống trong môi trường tốt
Được tạo tác nhân lành
Được đi trên đường chánh
Là phước đức lớn nhất.

“Có học, có nghề hay
Biết hành trì giới luật
Biết nói lời ái ngữ
Là phước đức lớn nhất.

“Được cung phụng mẹ cha
Yêu thương gia đình mình
Được hành nghề thích hợp
Là phước đức lớn nhất.

“Sống ngay thẳng, bố thí,
Giúp quyến thuộc, thân bằng
Hành xử không tỳ vết
Là phước đức lớn nhất.

“Tránh không làm điều ác
Không say sưa nghiện ngập
Tinh cần làm việc lành
Là phước đức lớn nhất.

“Biết khiêm cung lễ độ
Tri túc và biết ơn
Không bỏ dịp học đạo
Là phước đức lớn nhất.

“Biết kiên trì, phục thiện
Thân cận giới xuất gia
Dự pháp đàm học hỏi
Là phước đức lớn nhất.

“Sống tinh cần, tỉnh thức
Học chân lý nhiệm mầu
Thực chứng được Niết Bàn
Là phước đức lớn nhất.

“Chung đụng trong nhân gian
Tâm không hề lay chuyển
Phiền não hết, an nhiên,
Là phước đức lớn nhất.

“Ai sống được như thế
Đi đâu cũng an toàn
Tới đâu cũng vững mạnh
Phước đức của tự thân.” (CCC)

_____________
Kinh Phước Ðức: Kinh này được dịch từ Mahamangala sutta (Sutta Nipata II) trong tạng Pali. Kinh tương đương trong tạng Hán là phẩm Cát Tường (phẩm thứ 42) của kinh Pháp Cú Thí Dụ (211, tạng kinh Ðại Chính).
Được cảm ơn bởi: Nhatdinhlamduoc
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1741
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Vi diệu

Gửi bài gửi bởi KMD »

KINH PHÁP CÚ - DHAMMAPADA
Hòa Thượng Thích Thiện Siêu dịch

I.  PHẨM SONG YẾU[1] 
(YAMAKAVAGA)

[1] Những pháp yếu được diễn nói theo cách song đối.

1. Trong các pháp[2], tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác. Nếu nói hoặc làm với tâm ô nhiễm, sự khổ sẽ theo nghiệp kéo đến như bánh xe lăn theo chân con vật kéo[3].
[2] Pháp tức là Dhamma. Ở đây chỉ về pháp bất thiện, ở câu thứ hai chỉ về pháp thiện.
[3] Nguyên văn: Cakkam va vahato padam, nên dịch là: “Như bánh xe lăn theo chân con thú kéo xe”.

2. Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác. Nếu nói hoặc làm với tâm thanh tịnh, sự vui sẽ theo nghiệp kéo đến như bóng theo hình.

3. “Nó lăng mạ tôi, đánh đập tôi, phá hoại tôi, cướp đoạt tôi”, ai còn ôm ấp tâm niệm ấy, thì sự oán hận không thể dứt.

4. “Nó lăng mạ tôi, đánh đập tôi, phá hoại tôi, cướp đoạt tôi”, ai bỏ được tâm niệm ấy, thì sự oán hận tự dứt.

5. Ở thế gian này, chẳng phải hận thù trừ được hận thù, chỉ có từ bi trừ được hận thù. Đó là định luật ngàn thu[4].
[4] Nguyên văn: Sanantano, có nghĩa là đời xưa. Cổ pháp (Sanantano Dhamma, hoặc Paranako Dham-ma) tức chỉ cho tất cả pháp tắc vĩnh cửu bất dịch mà chư Phật và đệ tử quá khứ đã giữ gìn và truyền dạy.

6. Người kia[5] không hiểu rằng: “Chúng ta sắp bị hủy diệt”[6] (mới phí sức tranh luận hơn thua). Nếu họ hiểu rõ điều đó thì chẳng còn tranh luận nữa.
[5] Chỉ người tranh luận. Nhân khi Phật ở Kỳ-đà-lâm, đối với các vị Tỳ-kheo ưa tranh luận tại Câu-sanh-bì (Kosambi) mà nói kinh này, nên có sự xưng hô đó.
[6] Nguyên văn: Mayametthayamamasa, ý nói thẳng thì “chúng ta sắp bị diệt vong vì luật vô thường”.

7. Người chỉ muốn sống khoái lạc[7], không nhiếp hộ các căn, ăn uống vô độ, biếng nhác chẳng tinh cần, người ấy thật dễ bị Ma[8] nhiếp phục, như cành mềm trước cơn gió lốc.
[7] Tự cho thân mình trong sạch rồi đắm ưa hoài.
[8] Ma vương (Ma-ra) ở đây chỉ tình dục.

8. Người nguyện ở trong cảnh chẳng khoái lạc[9], khéo nhiếp hộ các căn, ăn uống tiết độ, vững tin và siêng năng, Ma không dễ gì thắng họ, như gió thổi núi đá.
[9] Chẳng khoái lạc (asubha) chỉ phép bất tịnh quán, như quán thân với 32 điều bất tịnh v.v…

9. Mặc áo Cà-sa mà không rời bỏ cấu uế[10], không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.
[10] Chỉ tham dục v.v…

10.  Rời bỏ các cấu uế, khéo giữ gìn giới luật, khắc kỷ và chân thành, người như thế đáng mặc áo Cà-sa.

11.  Phi chơn[11] tưởng là chơn thật, chơn thật[12] lại thấy là phi chơn, cứ tư duy một cách tà vạy, người như thế không thể đạt đến chân thật.
[11] Như bốn thứ tứ cụ là áo, cơm, thuốc uống, nhà ở và mười thứ tà kiến v.v…
[12] Như giới, định, huệ và chánh kiến v.v…

12.  Chơn thật nghĩ là chơn thật, phi chơn biết là phi chơn, cứ tư duy một cách đúng đắn, người như thế mau đạt đến chân thật.

13.  Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột; cũng vậy, người tâm không khéo tu ắt bị tham dục lọt vào.

14.  Nhà khéo lợp kín ắt không bị mưa dột; cũng vậy, người tâm khéo tu ắt không bị tham dục lọt vào.

15.  Đời này chỗ này buồn, chết rồi chỗ khác buồn, kẻ làm điều ác nghiệp, cả hai nơi đều lo buồn, vì thấy ác nghiệp mình gây ra, kẻ kia sinh buồn than khổ não.

16.  Đời này chỗ này vui, chết rồi chỗ khác vui, kẻ làm điều thiện nghiệp, cả hai nơi đều vui, vì thấy thiện nghiệp mình đã làm, kẻ kia sinh ra an vui, cực vui.

17.  Đời này chỗ này khổ, chết rồi chỗ khác khổ, kẻ gây điều ác nghiệp, cả hai nơi đều khổ, buồn rằng: “ta đã tạo ác” phải đọa vào ác thú khổ hơn[13].
[13] Do tạo ác nghiệp mà đưa đến sự bi ai trong đời này gọi là “Buồn tôi đã tạo ác”. Nhưng mà nỗi bi ai này còn có hạn chứ tương lai đọa vào ác đạo thọ báo lâu dài, cái khổ này mới vô cùng.

18. Đời này chỗ này hoan hỷ, chết rồi chỗ khác hoan hỷ, kẻ tu hành phước nghiệp, cả hai nơi đều hoan hỷ, mừng rằng: “ta đã tạo phước” được sinh vào cõi lành hoan hỷ hơn.

19. Dù tụng nhiều kinh mà buông lung không thực hành thì chẳng hưởng được phần ích lợi của Sa-môn, khác nào kẻ chăn bò thuê, lo đếm bò cho người[14].
[14] Kẻ chăn bò thuê cứ sáng sớm dắt bò ra đồng, tối  lại lùa bò về chuồng giao cho chủ, ngày ngày chỉ đếm bò mà đổi lấy ít tiền công, còn sữa, lạc, sanh tô, đề hồ của bò thì anh ta không hưởng được.
Tụng kinh mà không tu hành theo kinh thì chẳng hưởng được lợi ích của kinh, của kẻ tu hành.

20. Tuy tụng ít kinh mà thường y giáo hành trì, hiểu biết chân chánh, từ bỏ tham sân si, tâm hiền lành, thanh tịnh, giải thoát, xa bỏ thế dục, thì dù ở cõi này hay cõi khác, người kia vẫn hưởng phần lợi ích lợi của Sa-môn.
Được cảm ơn bởi: Nhatdinhlamduoc
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1741
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Vi diệu

Gửi bài gửi bởi KMD »

KINH PHÁP CÚ - DHAMMAPADA
Hòa Thượng Thích Thiện Siêu dịch

II.  PHẨM KHÔNG BUÔNG LUNG
(APPAMADAVAGGA)


21.  Không buông lung đưa tới cõi bất tử[15], buông lung đưa tới cõi tử vong, người không buông lung thì không chết, kẻ buông lung thì sống như thây ma[16].
[15] Niết-bàn (Nibbànna)
[16] Bởi vì người không buông lung thì được chứng nhập Niết-bàn và không còn luân hồi sinh tử tiếp nối nữa. Còn người buông lung tuy sống mà vẫn như thây chết, không biết hướng thiện, nỗ lực làm lành.

22.  Kẻ trí biết chắc điều ấy[17] nên gắng làm theo sự không buông lung. Không buông lung thì đặng an vui trong các cõi Thánh[18].
[17] Bài này tiếp bài trên, khuyên đừng nên phóng dật mà gắng chuyên cần.
[18] Cảnh giới của chư Phật, Bích chi và A-la-hán.

23.  Nhờ kiên nhẫn, dũng mãnh tu thiền định[19], kẻ trí được giải thoát an ổn, chứng nhập vô thượng Niết-bàn.
[19] Muốn chứng đặng Niết-bàn thì phải trừ 4 ách: dục ách (Kamayogo) sự tham dục, hữu ách (Bha-vayogo) mê chấp ba cõi, kiến ách (Ditthiyogo) điều tà kiến, ác kiến, vô minh ách (Avijjayogo) sự mê mờ.

24.  Không buông lung, cố gắng, hăng hái, chánh niệm, khắc kỷ theo tịnh hạnh, sinh hoạt đúng như pháp, thì tiếng lành càng tăng trưởng.

25.  Bằng sự cố gắng, hăng hái, không buông lung, tự khắc chế lấy mình, kẻ trí tự tạo cho mình hòn đảo[20] chẳng còn ngọn thủy triều[21] nào nhận chìm được.
[20] Như cõi đất cao có thể tránh khỏi thủy tai. Kẻ trí khi chứng được A-la-hán thì không còn bị phiền não quấy nhiễu, nhận chìm.
[21] Các phiền não tham, sân, si buộc ràng và sai sử chúng sanh trong vòng ba cõi.

26.  Người ám độn ngu si đắm chìm trong buông lung, nhưng kẻ trí lại chăm giữ tâm không buông lung, như người giàu chăm giữ của báu.

27.  Chớ đắm chìm theo buông lung, chớ mê say dục lạc; hãy tỉnh giác tu thiền, mới mong đặng đại an lạc.

28.  Nhờ trừ hết buông lung, kẻ trí không còn lo sợ gì. Bậc thánh hiền bước lên lầu trí tuệ, nhìn thấy kẻ ngu si còn nhiều lo sợ, như được lên núi cao, cúi nhìn muôn vật trên mặt đất.

29.  Tinh tấn giữa đám người buông lung, tỉnh táo giữa đám người mê ngủ, kẻ trí như con tuấn mã thẳng tiến, bỏ lại sau con ngựa gầy hèn.

30.  Nhờ không buông lung, Ma-già[22] được làm chủ chư thiên. Không buông lung được người khen ngợi, buông lung bị người khinh chê.
[22] Ma-già (Maghavà) tên khác của trời Đế Thích (Sarka) khi chưa đủ phúc báu để làm trời, Đế Thích ở nhân gian tên là Ma-già, nhờ công đức siêng năng quét tước sạch sẽ
mà được làm chủ cõi chư thiên.

31.  Tỳ-kheo thường ưa không buông lung, hoặc sợ thấy sự buông lung, Ta ví họ như ngọn lửa hồng đốt thiêu tất cả kiết sử[23] lớn nhỏ.
[23] Kiết sử (Samyojana) tức là phiền não (Kilesa) danh từ chuyên môn của nhà Phật.

32.  Tỳ-kheo nào thường ưa không buông lung, hoặc sợ thấy sự buông lung, Ta biết họ gần tới Niết-bàn, nhất định không bị đọa lạc dễ dàng như trước.
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1741
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Vi diệu

Gửi bài gửi bởi KMD »

KINH PHÁP CÚ - DHAMMAPADA
Hòa Thượng Thích Thiện Siêu dịch

III.  PHẨM TÂM
(CITTAVAGGA)

33.  Tâm kẻ phàm phu thường dao động hốt hoảng khó chế phục, nhưng kẻ trí chế phục tâm làm cho chính trực dễ dàng, như thợ khéo uốn nắn mũi tên.

34.  Như cá bị quăng lên bờ, sợ sệt vùng vẫy thế nào, thì cũng như thế, các người hãy đem tâm lo sợ, phấn đấu để mau thoát khỏi cảnh giới ác ma.

35.  Tâm phàm phu cứ xoay vần theo ngũ dục, dao động không dễ nắm bắt. Chỉ những người nào đã điều phục được tâm mình mới được yên vui.

36.  Tâm phàm phu cứ xoay vần theo ngũ dục, biến hóa u ẩn khó thấy, nhưng người trí lại phòng hộ tâm mình, và được yên vui nhờ tâm phòng hộ ấy.

37.  Tâm phàm phu cứ lén lút đi một mình, rất xa, vô hình vô dạng, như ẩn náu hang sâu[24]; ai điều phục được tâm, thì giải thoát khỏi vòng ma trói buộc.
[24] Mấy câu này đều hình dung cái tâm.

38.  Người tâm không an định, không hiểu biết Chánh pháp, lòng tin không kiên cố, thì trí tuệ khó thành.

39.  Người tâm đã thanh tịnh, không còn các hoặc loạn, vượt trên thiện và ác[25], là người giác ngộ chẳng sợ hãi.
[25] khi chứng được A-la-hán thì vô lậu thiện nghiệp viên mãn, hữu lậu ác nghiệp và hữu lậu thiện nghiệp đã hết rồi, không còn tạo nghiệp mới nữa, và tuy ở trong đạo quả viên mãn mà thường làm những việc lợi tha một cách tự nhiên.

40.  Hãy biết thân này mong manh như đồ gốm, giam giữ tâm ngươi như thành quách, ngươi hãy đánh dẹp ma quân với thanh huệ kiếm và giữ phần thắng lợi[26], chớ sanh tâm đắm trước[27].
[26] Kết quả thắng lợi là chỉ có cảnh giới Thiền định được tiến bộ.
[27] Không nên nhiễm trước vào Thiền cảnh đã chứng được, phải nỗ lực cầu tiến mãi.

41.  Thân này thật không bao lâu sẽ ngủ một giấc dài dưới ba thước đất, vô ý thức, bị vứt bỏ như khúc cây vô dụng[28].
[28] Phật giáo đồ các nước Phật giáo nam phương mỗi khi lâm chung có lệ thỉnh chư Tăng đến để cúng dường làm phước lần chót. Chư Tăng liền tụng bài kệ này ba biến.

42.  Cái hại của kẻ thù gây ra cho kẻ thù hay oan gia đối với oan gia, không bằng cái hại của tâm niệm hướng về hạnh tà ác[29] gây ra cho mình.
[29] Đem tâm hướng về 10 hạnh ác (Akusala): sát sinh (Panatipato), thâu đạo (Adinnadanam), tà dâm (Kamesumicchacara), vọng ngữ (Musavado), lưỡng thiệt (Pisunavaca), thô ác ngữ (Pharusavaca), ỷ ngữ (samphap palapo), tham (abhijjha), sân (Viyapado), tà kiến (Micchadithi).

43.  Chẳng phải cha mẹ hay bà con nào hết, nhưng chính tâm niệm hướng về hành vi chánh thiện[30] làm cho mình cao thượng hơn.
[30] Đem tâm hướng về 10 hạnh lành (Kusala): cúng dường (Danam), trì giới (Silam), tu thiền định (Bhavana), tôn kính (Apacaijannam), tác sự (Vey-yavaccam), hồi hướng công đức (Pattidacam), tùy hỷ công đức (Pattanumodana), thính pháp (Dham-musavanam), thuyết pháp (Dhammadesana), chánh kiến (Dithujjukamman).
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1741
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Vi diệu

Gửi bài gửi bởi KMD »

KINH PHÁP CÚ - DHAMMAPADA
Hòa Thượng Thích Thiện Siêu dịch

IV.  PHẨM HOA[31]
(PUPPHAVAGGA)

[31] Ngài Ngô Chi Khiêm dịch là Phẩm Vương Hoa.

44.  Ai chinh phục[32] địa giới[33], diêm-ma-giới[34], thiên giới[35], và ai khéo giảng Pháp cú[36] như người thợ khéo[37] nhặt hoa làm tràng?
[32] Chinh phục (Vijessati), là theo Pali nguyên chú. Bản dịch thích kinh Pháp cú rất xưa và đầy đủ chi tiết bằng văn bản Pali của Ngài Buddahaghosa, căn bản của các lời chú thích sau này.
Bản do E.W.Burlinghame dịch ra Anh văn trong loại sách Harvard Oriental serie là hiểu xác thật. Bản ở Mianma chép là vicessati, thì nên  dịch là “chọn tìm” hoặc “dò xét”.
[33] Địa giới (Pathavi) là chỉ tự kỷ hay tự thân (Atta-bhava). Bản Dhammapada Anh văn của Đại đức Narada dịch, trang 8, có chú thích rằng: “This is one who will understand this self as if really is". Câu này có nghĩa “như thật tự biết rõ mình”.
[34] Diêm-ma-giới (Yamalokà), theo nguyên chú thì bao quát cả bốn giới (Catubdhidam apayalokan ca): địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh và a-tu-la (Asura).
Bản chú thích bằng Anh văn của Ngài Narada nói: “The fourwoeful states, viz: Hell (địa ngục), Anima kingdom (súc sanh), Peta realm (ngạ quỉ) and the realm (A-tu-la)”.
[35] Thiên giới (Sadevakam), theo nguyên chú thì bao quát 6 cõi trời dục giới và nhân giới (Imamsade Vakanit mannussalokanca).
Ngài Narada chú: “Namely the world of human beings and the six celestial realm’s".
[36] Pháp cú (Dhammapada) tức là pháp tích, pháp, như ba mươi bảy đạo phẩm (Bodhipakkhi-kadham-ma) v.v…
[37] Thợ khéo là thợ làm tràng hoa, để ví dụ cho người khéo giảng nói Pháp cú, có lớp lang, không lộn xộn, như thợ xâu hoa.

45.  Bậc hữu học[38] chinh phục địa giới, diêm-ma-giới, thiên giới và khéo giảng Pháp cú như người thợ khéo nhặt hoa làm tràng[39].
[38] Hữu học (Sekha) tức là các vị chứng sơ quả Tu-đà-hoàn (Sotapattiphala), nhị quả Tư-đà-hàm (Sa-kadagamiphala), tam quả A-na-hàm (Anagamphala), và sơ quả hướng, nhị quả hướng, tam quả hướng, tứ quả hướng, vì những vị này còn phải học tập giới, định, huệ. Đến khi chứng tứ quả A-la-hán mới được gọi là Vô học (Asekha).
[39] Bài tụng trên là hỏi, bài này đáp.

46.  Nên biết thân này là pháp huyễn hóa như bọt nổi, để bẻ gãy mũi tên cám dỗ của ma quân[40] mà thoát ngoài vòng dòm ngó của tử thần.
[40] Sự dụ hoặc của dục cảnh.

47.  Như nước lũ cuốn phăng những xóm làng say ngủ[41], tử thần sẽ lôi phăng đi những người sinh tâm ái trước những bông hoa dục lạc mình vừa góp nhặt được.
[41] Những người đang say ngủ trong xóm làng giữa đêm khuya, bị nước lũ cuốn đi mà không hay biết gì. Người mê miết trong dục lạc cũng vậy.

48.  Cứ sinh tâm ái trước, tham luyến mãi những bông hoa[42] dục lạc mà mình vừa góp nhặt được, đó chính là cơ hội tốt cho tử thần lôi đi.
[42] Cảnh dục lạc.

49.  Hàng Sa-môn (Mâu-ni)[43] đi vào xóm làng khất thực, ví như con ong đi kiếm hoa, chỉ lấy mật rồi đi chứ không làm tổn thương về hương sắc.
[43] Mâu-ni (Muni) có nghĩa là người trầm lặng, nhân từ, trí tuệ, thánh giả, ở đây chỉ hàng Sa-môn khất thực.

50.  Chớ nên dòm ngó lỗi người, chớ nên coi họ đã làm hay không làm[44]; chỉ nên ngó lại hành động của mình, coi đã làm được gì hay chưa làm được gì.
[44] Nguyên văn của câu này là “Naparesam katakatam” dịch thẳng là “Chẳng nên dòm ngó người khác làm hay không làm”.

51.  Như thứ hoa đẹp chỉ phô trương màu sắc mà chẳng có hương thơm, những người chỉ biết nói điều lành mà không làm điều lành thì chẳng đem lại lợi ích.

52.  Như thứ hoa tươi đẹp vừa có màu sắc lại có hương thơm, những người nói điều lành và làm điều lành sẽ đem lại kết quả tốt.

53.  Như từ đống hoa có thể làm nên nhiều tràng hoa; như vậy, từ nơi thân người có thể tạo nên nhiều việc thiện.

54.  Hương của các loài hoa chiên đàn, đa-già-la hay mạt lỵ[45] đều không thể bay ngược gió,
chỉ có mùi hương đức hạnh của người chân chính, tuy ngược gió vẫn bay khắp muôn phương.
[45] Chiên-đàn-na (Candana) Đa-gia-la (tagara), tên hai thứ cây thơm, Mạt lị ca (Malika) là một thứ hoa nhỏ thơm mọc tùm lum như giây bìm.

55.  Hương chiên đàn, hương đa-già-la, hương bạt-tất-kỳ[46], hương sen xanh, trong tất cả thứ hương, chỉ thứ hương đức hạnh hơn cả.
[46] Bạt-tất-kỳ (Vassilky) là vũ quý hoa.

56.  Hương chiên đàn, hương đa-già-la đều là thứ hương vi diệu, nhưng không bằng thứ hương đức hạnh, xông ngát tận chư thiên.

57.  Người nào thành tựu các giới hạnh, hằng ngày chẳng buông lung, an trụ trong chính trí và giải thoát, thì ác ma không thể dòm ngó được.

58.  Như từ trong đống bùn nhơ vứt bỏ.

59.  Trên đường lớn, sinh ra hoa sen thanh khiết ngọt ngào, làm đẹp ý mọi người; cũng thế, chỉ từ nơi chốn phàm phu ngu muội mới sản sinh những vị đệ tử
bậc Chánh giác, đem trí tuệ soi sáng thế gian.
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1741
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Vi diệu

Gửi bài gửi bởi KMD »

KINH PHÁP CÚ - DHAMMAPADA
Hòa Thượng Thích Thiện Siêu dịch

V.  PHẨM NGU
(BALAVAGGA)


60.   Đêm rất dài với người mất ngủ, đường rất xa với kẻ lữ hành mỏi mệt. Cũng thế, dòng luân hồi[47] sẽ tiếp nối mãi với kẻ ngu si không minh đạt Chánh pháp.
[47] Luân hồi (samsara) chỉ sự sanh tử luân chuyển mãi không ngừng.

61.  Không gặp kẻ hơn mình cũng không gặp kẻ ngang mình để kết bạn, thà quyết chí ở một mình còn hơn kết bạn với người ngu.

62.  “Đây là con ta, đây là tài sản của ta”, kẻ phàm phu thường lo nghĩ như thế, nhưng chẳng biết chính “ta” còn không có, huống là con ta hay là tài sản ta.

63.  Ngu mà tự biết mình ngu tức là người trí, ngu mà xưng rằng trí chính đó mới thật là ngu.

64.  Người ngu suốt đời gần gũi người trí, vẫn chẳng hiểu gì Chánh pháp, ví như cái muỗng múc thuốc chẳng bao giờ biết được mùi vị thuốc.

65.  Người trí gần gũi với người trí trong khoảnh khắc cũng hiểu được Chánh pháp, chẳng khác gì cái lưỡi mới tiếp xúc với thuốc đã biết được mùi vị của thuốc.

66.  Kẻ phàm phu không giác tri nên đi chung với cừu địch một đường. Cũng thế, những người tạo ác nghiệp nhất định phải cùng ác nghiệp chịu khổ báo.

67.  Người gây điều bất thiện, làm xong ăn năn, khóc lóc nhỏ lệ dầm dề, vì biết mình sẽ thọ lấy quả báo tương lai[48].
[48] Thọ quả báo lành dữ trong tương lai tức là thân dị thục (vipaka) ở đây chỉ riêng ác quả.

68.  Người tạo các nghiệp thiện, làm xong chẳng ăn năn, còn vui mừng hớn hở, vì biết mình sẽ thọ lấy quả báo tương lai[49].
[49] Đây chỉ thiện quả.

69.  Khi ác nghiệp chưa thành thục, người ngu tưởng như đường mật; nhưng khi ác nghiệp đã thành thục, họ nhất định phải chịu khổ đắng cay.

70.  Từ tháng này qua tháng khác, với món ăn bằng đầu ngọn cỏ cô sa (cỏ thơm)[50] người ngu có thể lấy ăn để sống, nhưng việc ấy không có giá trị bằng một phần mười sáu của người tư duy Chánh pháp[51].
[50] Cô sa (kusa) tên cỏ thơm, nguyên văn là Kusag-gena, tức là dùng đầu ngọn cỏ cô sa.
[51] Người tư duy Chánh pháp (Sankhata dhamman) là người thâm nhập Chánh pháp, đây là người giác ngộ Tứ đế.

71.  Người cất sữa bò không chỉ sáng chiều đã thành vị đề hồ[52] được. Cũng thế, kẻ phàm phu tạo nghiệp ác tuy chẳng cảm thụ ác quả liền, nhưng nghiệp lực vẫn âm thầm theo họ như lửa ngún giữa tro than.
[52] Muốn sữa đông đặc thành đề hồ không phải một ngày một đêm mà đông được kịp.

72.  Kẻ phàm phu lòng muốn được tri thức mà hành động lại dẫn tới diệt vong, nên hạnh phúc bị tổn hại mà trí tuệ[53] cũng tiêu tan.
[53] Trong Hán văn chữ này cũng gọi là đầu thủ, đầu não.

73.  Kẻ ngu thường muốn hư danh: chỗ ngồi cao trong Tăng chúng, viện chủ trong Tăng viện, mọi người xin đến cúng dường.

74.  Hãy để cho người Tăng kẻ tục nghĩ rằng: “Sự này do ta làm, mọi việc lớn nhỏ đều theo lệnh của ta”. Kẻ ngu cứ tưởng lầm như thế nên lòng tham lam ngạo mạn tăng hoài.

75.  Một đàng đưa tới thế gian, một đàng đưa tới Niết-bàn, hàng Tỳ-kheo đệ tử Phật, hãy biết rõ như thế, chớ nên tham đắm thế lợi để chuyên chú vào đạo giải thoát.
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Phong tục - Tín ngưỡng”