Từ phạm nhân thành thiên tài toán học

Hỏi đáp, luận giải về tử vi
hysshu
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 8340
Tham gia: 23:43, 24/09/19

Từ phạm nhân thành thiên tài toán học

Gửi bài gửi bởi hysshu »

MỸ - Sau khi vào tù, Christopher Havens ( sinh năm 1980) tự học toán cao cấp, giải các bài toán khó và chia sẻ đam mê với các bạn tù.

Cuộc đời của Christopher Havens từng là một chuỗi thất bại. Người đàn ông 40 tuổi từng bị đuổi học thời phổ thông, không việc làm và rơi vào cảnh nghiện ngập. Năm 2011, Haves bị tòa án Washington kết án 25 năm tù vì phạm tội giết người.

Trong tù, cuộc đời Havens thay đổi sau khi anh tìm thấy tình yêu với toán học. Mỗi ngày, anh học 10 tiếng và tự mày mò học toán cao cấp.

Hai năm trôi qua, toán cao cấp cơ bản không còn đủ với Havens. Tháng 1/2013, anh viết thư gửi tới các nhà xuất bản và hỏi xin vài ấn phẩm của tạp chí toán học Annals of Mathematics.

Trong thư, Havens viết rằng những con số đã trở thành sứ mệnh của mình và anh muốn dành thời gian trong tù để cải thiện bản thân. Tuy nhiên, Havens không có ai để cùng thảo luận những chủ đề toán phức tạp.

Nhận thư của Havens, biên tập viên của nhà xuất bản Mathematica Science khi đó là Matthew Cargo lập tức liên hệ với Marta Cerruti, phó giáo sư kỹ thuật vật liệu ở Đại học McGill, Montreal (Canada). Bố Marta là giáo sư toán học Umberto Cerruti ở Đại học Torino (Italy).

Ban đầu, giáo sư Cerruti hoài nghi Havens, nghĩ anh chỉ là một kẻ tầm thường với những ý tưởng sai lệch. Tuy vậy, nghe con gái nài nỉ, ông viết thư trả lời Havens và gửi cho người tù một bài toán để kiểm tra trình độ. Ít lâu sau, giáo sư Cerruti nhận được một tờ giấy dài 1,2 mét với những công thức dài, phức tạp. Nhập các công thức này vào máy tính, giáo sư Cerruti nhận ra Havens đã giải đúng bài toán.

Nhanh chóng, giáo sư Cerruti mời Havens tham gia giải một toán cổ liên quan đến liên phân số do mà chính ông đã cố làm từ lâu mà chưa thành công. Liên phân số là một dạng biểu diễn các số thực dương, cả hữu tỷ và vô tỷ, dưới dạng một phân số nhiều tầng.

"Các con số cứ tiếp tục mãi và rất hỗn loạn", Marta Cerruti nhận định.

Chỉ với giấy và bút chì, Havens cùng trao đổi với giáo sư Cerruti qua thư từ và tìm ra phát hiện ra kết quả gần đúng của một tập hợp số. "Kết quả này có thể mở ra lĩnh vực nghiên cứu mới trong lý thuyết số. Tìm ra cách viết số mới cũng là một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với người nghiên cứu lý thuyết số, kể cả khi chưa thể áp dụng ngay", Marta nhận định.

Giáo sư Cerruti giúp Havens viết bài báo khoa học hoàn chỉnh và gửi tới tạp chí toán. Tháng 1/2020, công trình của hai người được đăng trên tờ Research in Number Theory.

Không chỉ giải được bài toán cổ, Havens còn truyền cảm hứng cho các tù nhân và lập nên một nhóm toán học gồm 14 thành viên. Mỗi năm, họ tổ chức ăn mừng vào ngày 14/3, hay còn gọi là Ngày số Pi. Giáo sư Cerruti cũng đến tham dự một lần và kinh ngạc khi một tù nhân ghi nhớ được 461 số thập phân của số Pi.

Trong 16 năm còn lại của hạn tù, Havens muốn tiếp tục nghiên cứu các vấn đề toán học khác. Anh tin rằng làm toán là cách "trả món nợ cho xã hội".

Havens cũng hy vọng sau khi được tự do, anh có thể lấy bằng đại học Toán và thành lập tổ chức toán học cho những tù nhân đam mê môn khoa học này.

( ảnh Haven và chị gái)

( nguồn vnexpress)
Tập tin đính kèm
havens-va-chi-gai-16147403514161002971493.png
havens-va-chi-gai-16147403514161002971493.png (941.99 KiB) Đã xem 480 lần
havens-15948351754151022540521.jpg
havens-15948351754151022540521.jpg (65.12 KiB) Đã xem 483 lần
file-20200207-43089-fv6h3x-159-9595-1481-1593891977.png
file-20200207-43089-fv6h3x-159-9595-1481-1593891977.png (24.96 KiB) Đã xem 483 lần
Hanh-trinh-kho-tin-cua-ten-sat-nhan-tro-thanh-thien-tai-toan-hoc-anh-bai-1611203858-807-width678height574.jpg
Hanh-trinh-kho-tin-cua-ten-sat-nhan-tro-thanh-thien-tai-toan-hoc-anh-bai-1611203858-807-width678height574.jpg (78.65 KiB) Đã xem 483 lần
Được cảm ơn bởi: Thao0808, hysshu
Đầu trang

hysshu
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 8340
Tham gia: 23:43, 24/09/19

Re: Từ phạm nhân thành thiên tài toán học

Gửi bài gửi bởi hysshu »

1 cuộc đời thú vị, truyền cảm hứng vươn lên . Người có khát vọng, ước mơ thì ở đâu, môi trường nào vẫn có thể nghiên cứu, có thành tựu. Đôi khi ở trong tù họ lại nghiên cứu ra nhiều công trình sáng tạo mới . Ở ngoài đời không bị tù nhưng facebook, chát, Tiktok...cũng ít làm nên điều gì tuyệt vời.
Đầu trang

hysshu
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 8340
Tham gia: 23:43, 24/09/19

Re: Từ phạm nhân thành thiên tài toán học

Gửi bài gửi bởi hysshu »

Trên trang vnexpress có 1 bạn bình luận: Niềm đam mê với toán học đã biến những tháng năm ngồi tù của anh ấy như một người tự do. Còn những người tự do thì lại biến mình thành tù nhân của mạng XH.

Ngẫm...
Được cảm ơn bởi: Free Wind
Đầu trang

hysshu
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 8340
Tham gia: 23:43, 24/09/19

Re: Từ phạm nhân thành thiên tài toán học

Gửi bài gửi bởi hysshu »

Cuộc đời kỳ lạ 20 năm từ tù nhân trở thành nhà toán học "cực hiếm" giải được các phương trình khó nhất thế giới

Năm 2010, Christopher Havens bị kết án 25 năm vì tội ngộ sát. Năm 2020, công trình nghiên cứu đầu tiên về số học của anh được xuất bản trên tạp chí học thuật nổi tiếng nhất thế giới. Anh trở thành tù nhân "huyền thoại" duy nhất có thể giải được các phương trình toán học chưa có lời giải theo phương pháp đặc biệt hiếm có.

Các bức tường của phòng giam nơi Christopher Havens đang thụ án được phủ kín bởi các tờ giấy viết. Những tờ giấy ghi đầy các chữ số và những nét vẽ bằng tiếng Hy Lạp đã che kín chiếc bàn khiêm tốn và tạo thành một bức tranh dán tường chắp vá từ chiếc bàn cho đến phủ khắp căn phòng 8x12m2.

Cai tù và những tù nhân khác khi đi ngang qua phòng giam của anh ấy thường nhìn đi nhìn lại hai lần để chắc xem anh ấy đang làm gì trong đó. Anh như một kẻ quái dị, nhưng điều đó không quan trọng. Lúc này tâm trí của anh đang hướng đến một nơi khác, nơi tràn ngập các phương trình toán học khó nhất thế giới.

Havens đã có những năm tháng phải chạy trốn pháp luật. Giống như hầu hết những kẻ nghiện khác, anh nhiều lần đã hứa sẽ thoát ra khỏi cuộc sống nghiện ngập, nhưng vẫn không làm được. Và chuyện gì đến rồi cũng sẽ đến. Vào năm 2010, khi đó anh đang sống ở Olympia, Washington, trong cơn phê thuốc, lúc xảy ra xô xát, quá sợ hãi, Havens đã vô tình giết một kẻ bán ma túy

Havens bị phán quyết 25 năm tù giam và được chuyển đến nhà tù Tiểu bang Washington ở Walla Walla, Washington.

Quyết định dành 25 năm để trả nợ cho xã hội với tư cách là một nhà toán học

Tại nhà tù, lúc đầu, anh bắt đầu "quản lý" một băng đảng. Một trong những nhiệm vụ của anh là đánh nhau với các tù nhân khác. Chỉ hai tháng sau khi anh bước qua song sắt nhà tù, sự lựa chọn đó đã khiến anh đến đây: "Một phòng giam nhỏ và lạnh lẽo, nơi đèn được bật 24 giờ mỗi ngày và những tù nhân xung quanh anh thì giải phòng sự tức giận và thất vọng của họ bằng cách la hét, đấm vào tường, và thỉnh thoảng trát phân vào lỗ thông hơi của máy lạnh". Havens không thể ngủ được, vì vậy anh bắt đầu chơi Sudoku và suy nghĩ về những khoảng thời gian mà mình đã đánh mất.

Một buổi chiều, mặc dù không biết rõ thời gian trong ngày vì đèn luôn được bật sáng, Havens có thể nghe thấy một nhân viên nhà tù chuyển qua khe cửa thứ gì đó cho các tù nhân khác, và họ gọi anh ta là "Mr.G". Lúc đầu, Havens không hỏi anh ta đang phát gì, bởi thấy hài lòng với trò Sudoku của mình. Nhưng, ngày tháng trôi qua, anh nhận ra mình cần nhiều hơn để có thể vượt qua quãng thời gian ở đây. Anh hỏi G. chính xác những gì mà các tù nhân khác đang nhận được. Anh G. không trả lời. Nhưng ngày hôm sau, một tập tài liệu toán học trượt qua khe cửa phòng giam của anh.


Từ bỏ việc học khi còn ở tuổi vị thành niên, Havens dễ dàng quên rằng anh luôn giỏi với những con số. Ở trường tiểu học, mẹ của Havens, Tery Forte, đã bị sốc bởi con trai mình có vẻ nhanh chóng tiếp thu mọi thứ, đặc biệt là môn Toán. Bà là một y tá, bà học tốt nhưng không xuất sắc trong các lớp Toán. Tuy nhiên, đến năm lớp 4, con trai bà đã tiến xa đến mức các giáo viên thường nhờ cậu dạy kèm cho các học sinh khác.

Sau khi Havens hoàn thành các phương trình của anh G, anh bắt đầu tự học lượng giác, giải tích và sau đó là các khái niệm nâng cao như tổng siêu bội. Khi anh gọi điện cho mẹ để hỏi mua sách về lượng giác, bà hơi ngạc nhiên. Không phải vì anh chưa học hết Trung học, bà biết anh thông minh, mà là cuối cùng anh đã nảy sinh mong muốn làm điều gì đó bằng trí tuệ của mình. Vài tuần sau, khi anh yêu cầu một cuốn sách về giải tích, bà không còn ngạc nhiên "Khi nó còn bé nếu quyết tâm làm điều gì đó, nó sẽ làm đến cùng." Forte nói.

Lần đầu tiên sau một thời gian dài – có lẽ từ khi còn nhỏ - Havens nhận ra mình có một tài năng quý giá. Anh từng là một tên trộm vặt tử tế và là một kẻ nghiện ma tuý nặng, nhưng những năm tháng chỉ biết làm tốt việc xấu đã khiến anh trở nên rỗng tuếch. Bây giờ, mỗi phương trình đã giải được trở thành niềm vui duy nhất của anh. Anh cảm thấy bình yên. Anh đã có định hướng mới cho cuộc sống. "Và tôi đã yêu", anh ấy nói. Anh quyết định dành 25 năm trong tù của mình để chuẩn bị cho một tương lai với toán học, cùng ý tưởng có lẽ một ngày nào đó anh có thể trả nợ cho xã hội với tư cách là một nhà toán học.

Havens bắt đầu tự học lượng giác, giải tích và các khái niệm nâng cao như tổng siêu bội.


Trong vòng một tháng, Havens đã yêu cầu những cuốn sách giáo trình rất khó hiểu, như Hàm siêu bội suy biến, mà Forte (mẹ của Havens) nói "Tôi muốn hỏi, con có thể đánh vần từ đó không? Bởi vì mẹ không biết con đang nói về cái gì." Khi Havens chuyển ra khỏi nơi biệt giam và trở lại với phòng giam, bạn bè của anh đã nhận thấy sự thay đổi. "Lúc đó, tôi quan tâm đến việc học của mình hơn là quan tâm đến những gì xảy ra ở trại giam", Havens chia sẻ. Cuối cùng, một trong những tù nhân nói, "Anh không thuộc về chúng tôi." Và Havens đã trả lời "Anh biết không, anh nói đúng".

Havens bị hạn chế truy cập máy tính, vì vậy anh hầu như viết tất cả bằng tay. Các trang về toán học cùng các định lý thường kéo dài trên màn hình máy tính khi anh tìm kiếm các công thức có thể dẫn đến lời giải. Những trang này là một trong số rất nhiều trang mà anh đã gửi đến Đại học Turin ở Ý, cho thấy công việc mà anh đang giải quyết những bài toán chưa có lời giải trước đó. Vào tháng 1 năm 2020, công trình nghiên cứu hay nhất của anh về vấn đề này đã được xuất bản trên tạp chí Research in Number Theory (Nghiên cứu về số học).

Nếu nhà tù không phải là nơi mà anh đang bị giam, thì có lẽ anh có thể tìm thấy "bản thân" của mình trong số các nhà toán học chuyên nghiệp trên thế giới. Vào tháng 1 năm 2013, Havens đã viết thư cho Nhà xuất bản Khoa học Toán học, một tổ chức xuất bản một số tạp chí toán học hàn lâm có uy tín. Anh giải thích rằng anh là một tù nhân đang cố gắng học toán cao cấp. "Tôi đã hỏi họ một số tạp chí của họ, và xem họ có biết ai để trao đổi thư từ không." Vài tuần sau, anh nhận được một ghi chú lịch sự ngụ ý rằng các tạp chí quá bận rộn để trao đổi. Và trong một khoảnh khắc, Havens một lần nữa cô đơn.

Là một người nghiện đang hồi phục, Havens biết rõ điều này và nhận ra sự bấp bênh của chính mình. "Nếu bạn quen ai đó đang ở giữa quá trình chuyển đổi và họ đang cố gắng thay đổi, họ không có bất kỳ sự hỗ trợ nào, đối với nhiều người, điều đó sẽ khiến họ quay lại với con đường trước đây" anh nói. Havens tự nhủ rằng anh sẽ không bị sa ngã, không phải lúc này.

Nhà tù là một nơi hỗn loạn. Tất nhiên, ở đây có những quy tắc, nhưng họ thường rất tuỳ tiện và bất ổn. Các nhân viên cải huấn có thể làm gián đoạn hoạt động hàng ngày bất cứ lúc nào bằng cách khoá cửa các buồng giam. Và gần như bạn phải phụ thuộc vào họ. Khi bạn tắm rửa, ăn uống, làm việc hay là ngủ đều do người khác ra lệnh. Đôi khi nhà tù cũng rất ồn ào, nhưng bằng cách nào đó, nó cũng trở nên rất yên tĩnh. Havens ít nhiều hiểu rằng 25 năm tiếp theo của cuộc đời mình sẽ diễn ra như thế nào. Nhưng toán học đã giúp Havens cảm thấy mình không bị gò bó. Theo nhiều cách, toán học là liều thuốc giải độc hoàn hảo cho việc bị giam giữ, và có nhiều tù nhân đang bắt đầu với môn toán như một cách trốn thoát khỏi thực tại.

Tiến sĩ Gary Gordon, giáo sư toán học tại Đại học Lafayette ở Easton, Pennsylvania cho biết anh từng chỉnh sửa phần "Problem" (Bài toán) của Math Horizons, một tạp chí cấp đại học dành cho những người đam mê toán học. Đối với mỗi ấn bản, anh đưa ra một bài toán phức tạp nhưng không quá khó và độc giả sẽ gửi cho anh bài giải của họ. Không gì lạ khi một số bài giải đến từ những tù nhân. Anh nói: "Chúng luôn được viết bằng tay, vì vậy khi chúng gửi đến đều luôn nổi bật."Năm 2015, Gordon đã nhận được một lời giải từ Havens. Anh đã bị ấn tượng bởi sự khéo léo trong cách giải của Havens. Rõ ràng là anh ấy không có nền tảng toán học điển hình vì anh ấy không sử dụng các dạng toán mà Gordon mong đợi sẽ thấy trong quá trình giải. Tuy nhiên, anh vẫn trả lời đúng.

Nhưng Havens không hài lòng với việc giải những bài toán số học cơ bản. Anh muốn trở thành một nhà toán học thực thụ, một người nghiêm túc nghiên cứu các bài toán khó hơn. Trong lá thư gửi đến Nhà xuất bản Khoa học Toán học, Havens đã bày tỏ niềm đam mê của mình với số học, đó là nghiên cứu về số nguyên. Thuyết về số học bao gồm những thứ như số học mô-đun, nơi các mẫu số lặp lại giúp chúng ta hiểu những thứ như thời gian trong một ngày 24 giờ trên đồng hồ 12 giờ. Nó cực kỳ hữu ích trong các ứng dụng đời thực như để tạo mã vạch và thực hiện mã hóa. Trong khi các biên tập viên tại Nhà xuất bản Khoa học Toán học đánh giá thấp khả năng của Havens, một người nào đó đã chuyển lá thư của Havens đến một người bạn của mình, Marta Cerruti, tiến sĩ, giáo sư tại Đại học McGill ở Montreal.

Cerruti cho biết cô đã thúc giục cha mình, Umberto Cerruti, Tiến sĩ, một giáo sư tại Đại học Turin, gửi cho Havens một bài toán. Những gì Havens gửi lại là một công thức dài, phức tạp, được viết tay. "Cha tôi đã nhập công thức vào máy tính của mình và thật ngạc nhiên, kết quả là chính xác!" cô ấy viết. Umberto Cerruti sau đó gửi cho Havens một bài toán khác, bài toán này vẫn chưa có lời giải. Havens không biết điều đó. Hầu hết mọi người có thể đã nhận được nhiệm vụ thứ hai của Cerruti và bỏ cuộc khi họ thấy vẫn chưa có lời giải. Nhưng Havens không thể Google nó và cho rằng nó đã được giải quyết. Vì vậy, anh ấy đã vào việc...

(Còn tiếp)

Thạch Thảo (popularmechanics)

( theo danviet)

( ảnh Haven hồi bé)
Tập tin đính kèm
havens-16147399662021400846313.jpg
havens-16147399662021400846313.jpg (82.74 KiB) Đã xem 448 lần
Đầu trang

yesterday2016
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 3757
Tham gia: 18:29, 08/07/16

Re: Từ phạm nhân thành thiên tài toán học

Gửi bài gửi bởi yesterday2016 »

Giá mà có tài liệu Tử vi written in English thì có lẽ biết đâu anh Havens có hứng thú nghiên cứu bộ môn huyền học phương Đông này :-?
Được cảm ơn bởi: hysshu
Đầu trang

hysshu
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 8340
Tham gia: 23:43, 24/09/19

Re: Từ phạm nhân thành thiên tài toán học

Gửi bài gửi bởi hysshu »

yesterday2016 đã viết: 12:43, 26/12/22 Giá mà có tài liệu Tử vi written in English thì có lẽ biết đâu anh Havens có hứng thú nghiên cứu bộ môn huyền học phương Đông này :-?
Havens- cuộc đời ly kỳ khó tin, thật đáng khâm phục khi ngồi trong tù mà vẫn có thành tựu nghiên cứu mang tính đột phá. Nếu ko tù chưa chắc đã nghiên cứu đc cái gì vì những cuộc vui chơi liên miên, tụ tập nhậu nhẹt, cờ bạc, sống ko có mục đích, chát chít facebook,...

Trong họa có phúc, trong phúc có họa.
Sửa lần cuối bởi hysshu vào lúc 14:19, 26/12/22 với 1 lần sửa.
Đầu trang

hysshu
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 8340
Tham gia: 23:43, 24/09/19

Re: Từ phạm nhân thành thiên tài toán học

Gửi bài gửi bởi hysshu »

Có câu nói rất hay ( hiện giờ ko nhớ của ai), đại ý: " Không có hoàn cảnh nào tuyệt vọng. Chỉ có con người tuyệt vọng với hoàn cảnh".
Được cảm ơn bởi: coco87
Đầu trang

hysshu
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 8340
Tham gia: 23:43, 24/09/19

Re: Từ phạm nhân thành thiên tài toán học

Gửi bài gửi bởi hysshu »

Thanhthanh2022 đã viết: 17:35, 24/12/22
Cuộc đời thật kỳ diệu. " Không có hoàn cảnh nào tuyệt vọng. Chỉ có con người tuyệt vọng với hoàn cảnh ".
Được cảm ơn bởi: hoavan004, JamesNguyen2018
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Thanhthanh2022
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 131
Tham gia: 01:19, 19/12/22

Re: Từ phạm nhân thành thiên tài toán học

Gửi bài gửi bởi Thanhthanh2022 »

hysshu đã viết: 16:13, 26/12/22
Thanhthanh2022 đã viết: 17:35, 24/12/22
Cuộc đời thật kỳ diệu. " Không có hoàn cảnh nào tuyệt vọng. Chỉ có con người tuyệt vọng với hoàn cảnh ".
E nghĩ cũng có thể chỉ có những môi trường phù hợp mới phát triển đc con người nào đó cũng như trong hóa học có những phản ứng hóa học cần nhiệt độ và áp suất của nó.( hình như e đọc đâu đó có nhà viết sách nào cũng thấy nhờ những tháng ngày ở tù mới nghiền ngẫm đc hay đại loại vậy )
Ps : theo quỷ cốc toán mệnh của e có đoạn :
GƯƠM BÁU MÀI LẠI
Gươm báu thổi sợi lông qua cũng đứt thật là tinh luyện Bị bụi đất bám đầy mờ mà không sáng Đem đá mài lại ở nơi rồng cọp
...............
Đoạn này cũng có nói về kiểu cần xúc tác gì đó mới đc .
Được cảm ơn bởi: hysshu
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Thanhthanh2022
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 131
Tham gia: 01:19, 19/12/22

Re: Từ phạm nhân thành thiên tài toán học

Gửi bài gửi bởi Thanhthanh2022 »

hysshu đã viết: 13:52, 26/12/22
yesterday2016 đã viết: 12:43, 26/12/22 Giá mà có tài liệu Tử vi written in English thì có lẽ biết đâu anh Havens có hứng thú nghiên cứu bộ môn huyền học phương Đông này :-?
Havens- cuộc đời ly kỳ khó tin, thật đáng khâm phục khi ngồi trong tù mà vẫn có thành tựu nghiên cứu mang tính đột phá. Nếu ko tù chưa chắc đã nghiên cứu đc cái gì vì những cuộc vui chơi liên miên, tụ tập nhậu nhẹt, cờ bạc, sống ko có mục đích, chát chít facebook,...

Trong họa có phúc, trong phúc có họa.
E nghe ở đâu nói gieo nhân tốt nhưng cũng cần chăm bón mới có quả cực tốt như trồng cây vậy. Đức Phật ở tiền kiếp ban đầu có nguyện thành Phật cũng phải tu luyện vô lượng kiếp mới thành Phật
Được cảm ơn bởi: hysshu
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Luận giải Tử vi”