PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Trao đổi về phong tục, tín ngưỡng
hathao207
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 253
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Phía trước đã nói, ở đây vẫn phải nhắc lại, dù sao thì chúng sinh ta cũng đều là vô minh cả:


Đã gọi là Tánh chân như thường hằng lại còn gọi là bị vô minh để mà duyên khởi (sinh) ra 1 niệm đầu tiên?


Hệ thống giới Kinh đã minh nghĩa rất rõ. Phía trước còn trước tác lại, phần luận còn nêu ở chỗ thần thông của chính Đức Thế Tôn (thần thông giáo hoá và các pháp xuất thế gian viên mãn đại thành như Tác):


Tánh chân như thường hằng này không phải là 1 tánh cụ thể có tên pháp, cũng không phải là không nhưng nó là vô lượng tánh cũng là vô lượng pháp nhưng cũng là một, chân như, thường hằng và nó không hình tướng, không hình sắc nhưng cũng không vô sắc… nên gọi nó là đồng nhất tánh, đồng nhất tánh nhưng không phải là một tánh..v.v.

Như vậy, tự tánh này MINH nhưng có chứa đủ các nhiệm màu: vô minh, niệm, nhân duyên, đủ mọi thần thông diệu dụng không? - Đủ cả - khởi là lên (hay duyên là sinh) - nhất niệm sinh thế giới, nhất niệm sinh nhiệm màu (hay vô minh)…


Không hiểu thì thôi, bỏ vì cả cái tập này cũng đều là Ma khi so với chỉ có 1 thứ là hệ thống giới Kinh.





Kính chư chúng sinh!
Đầu trang

hathao207
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 253
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Tiểu luận 0


Đọc/nghe đến đây, người có trí - mà hầu như ai trong cái thế gian hiện tại này cũng đều có thể coi là người có trí - đặc biệt là người đã đọc/nghe được câu này, sẽ thấy:


Thì ra, từ xưa đến nay, một thứ đơn giản đã luôn luôn tồn tại ngay trong ta rằng: Luôn luôn có niệm vô thức tồn tại trong ta. Nên cái ta đã hiểu về chánh niệm tỉnh thức xưa nay, đã sai tột cùng, lầm lẫn tột cùng. Giống như ta thấy ta đang rất tỉnh thức, rất chánh niệm, rất chú tâm đọc những dòng chữ này… mà hoá ra lại không phải, bởi vì: Thứ niệm vô thức vẫn là thứ đang tồn tại mà ta còn chưa kiểm soát được, chính nó đang kiểm soát và chi phối hoàn ta chứ đâu phải là ta đã và đang có niệm tỉnh thức, chú tâm, nhất tâm đọc dòng chữ này.


1/ Luôn luôn có niệm vô thức đang tồn tại - đây chính là niệm vô minh từ vô thỉ đến nay - thứ niệm ngục tù chúng ta ở thế giới này.

2/ Dù tu tới cả 1000 vô lượng đời chú tâm tỉnh thức, chánh niệm về vô lượng trần rồi đọc thuộc làu làu kinh điển Đạo Đức Thế Tôn mà chúng ta không nắm được cái niệm 1/ trên thì…. Vô lượng đời không thấy QUẢ. Tất cả những thứ niệm thấy này hoá ra chỉ là thứ hữu lậu




Như vậy tỉnh thức là gì? Chánh niệm là gì?


Tỉnh thức, chánh niệm là: Ta biết, thấy, rõ hết về mọi thứ ở thế gian này sao? - chỉ có vậy? Đức Thế Tôn gọi là Hữu Lậu vô minh



Khi chúng sinh chúng ta được tiếp cận đến pháp hơi thở số 1 hơi thở số 2 hơi thở số 3. Tiếp cận đến pháp niệm A Di Đà Phật, tiếp cận đến pháp Niệm Phật, pháp Niệm Tăng, pháp Niệm Giới, tiếp cận Pháp Quán, tiếp cận … vô vàn vô lượng phương tiện (các pháp niệm) đơn giản ban đầu nhất của Đạo Đức Thế Tôn - Chúng sinh ta mới thấy:


Thì ra là CÂU HỮU cái gọi là tỉnh giác tỉnh thức chánh niệm (thấy) về vô lượng pháp trần (niệm này) cần được câu hữu với cái niệm vô thức kia để chúng sinh ta bắt đầu đồng điệu (câu hữu) - TỈNH THỨC TOÀN BỘ MỌI NIỆM ĐANG HIỆN HỮU TRONG TA. TỪ ĐÓ LÀ MINH LÀ TỈNH THỨC


Khi chúng sinh ta chỉ cần nắm (tỉnh giác) được 1 niêm vô thức (mà trong hệ thống giới Kinh Đạo Đức Thế Tôn chỉ rõ: Niệm hơi thở). Làm sao để nắm được niệm này?


Cả 1 hệ thống phương tiện được đưa ra để câu hữu với nó.


Đầu tiên, ai ai cũng đã biết cái gọi là tỉnh giác của Đạo Đức Thế Tôn hay cái gọi là: Tỉnh giác bằng 6 căn về vô lượng trần. Rồi ai ai cũng đã nghe về cái gọi là tánh thấy, tánh biết, tánh nghe, tánh duy nhất… Hay ai ai cũng đã biết cái gọi là Niệm Quán, niệm Phật, niệm Pháp niệm Tăng niệm Giới, niệm (vô lượng thứ duy nhất niệm) … chỉ để tu tập sao tỉnh giác được tỉnh giác 1 niệm vọng trần ngay tại giây phút hiện tại để dùng cái niệm này câu hữu với niệm hơi thở - tôi biết tôi đang thở ra hay tôi biết tôi đang thở vào.


Chúng sinh ta câu hữu sự tỉnh giác với niệm hơi thở mà cái gọi là “chúng sinh ta” đâu có kiểm soát được ngàn đời vô thỉ kiếp nay… Để chúng sinh ta dần dần tỉnh thức nắm lấy nó.


Toàn bộ bước này, mới là bước thứ nhất. Bước tới biên của xuất thế gian, mới bước tới rìa của thế gian này.


Tỉnh thức…

Chánh niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn…


Đầu trang

hathao207
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 253
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Như vậy, đến đây: Cái gọi là tri kiến giải thoát - XUẤT HIỆN CHƯA?


Chưa có thì vẫn còn xa lắm.



Có thấy tri kiến này rồi mà nó vẫn chỉ là minh hữu lậu thôi. Khi nào tu y chứng được niệm vô thức câu hữu với niệm trần tại giây phút hiện tại trở thành cái gọi là: Nhất niệm tỉnh thức - Lúc đó, tu sĩ rồi… mới là chứng rồi, mới là MINH. Mới là cấp 1. Đã giải thoát…
Đầu trang

hathao207
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 253
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Như vậy: Thiền định, thiền tông có thù thắng không? - Rất thù thắng ấy chứ.

Đến đây đã thấy không có cái nào hơn cái nào kém rồi. Không có cái nào là Ma là Phật rồi.


Sao?

Thì vậy, kể cả là phương tiện sổ tức đếm hơi thở, phương tiện tri vọng, phương tiện ức chế tâm, phương tiện nọ chai ngoại đạo gì gì nào nào đó… -Đều nằm trong Đạo Đức Thế Tôn


Vấn đề là chánh niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn có thắp lên không, hay đã tiếp cận thấy được tia MINH trong tự thân về: Tri kiến giải thoát chưa.


Còn phương tiện, vẫn nói: Vô lượng..
Đầu trang

hathao207
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 253
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Chúng sinh ta cũng đã bắt đầu dần dần thấy: Cái tánh chân như thường hằng minh từ vô thỉ đến nay vừa nhân duyên quả đầu tiên cũng là cuối cùng, vừa mang tính hoà hợp tự nhiên nhưng cũng lại mang tính thường hằng. Tự trong cái gọi là tánh chân như thường hằng minh đó cũng đã mang vô minh, mang niệm, mang vạn pháp, mang nhiệm màu… nó vô thường biến đổi mà nó lại thường. Nó là nhân duyên quả đầu tiên nhưng lại không vô thường biến đổi dù cái nó duyên ra, quả ra lại là cả thế giới vô thường..v.v.v. NÓ luôn hoà hợp và thường ở trong mọi thứ vô thường ở thế giới, vẫn tồn tại hoà hợp như vậy… - Một trong những đó chỉ cần Quán niệm vô minh từ vô thỉ đến nay, luôn luôn tồn tại mà ta đến bây giờ mới thấy: NIỆM HƠI THỞ!
Đầu trang

hathao207
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 253
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Như vậy, một số điều (gọi là tri kiến hữu lậu) khi quán niệm hơi thở là gì?

1/ Niệm hơi thở có vô thường không? - Có chứ. Dù phía trên đã nhắc niệm hơi thở là 1 niệm thuộc cấp CƠ vô thức luôn luôn tồn tại trong cả một đời sống chúng sinh ta - đến cái thân còn vô thường từng giây phút và chả thấy được thêm được mấy cái gì thuộc thân tâm ta mà có thể kéo dài sự thường hằng lâu hơn được niệm hơi thở (dù sự thực là vẫn có). Quán thân vô thường thì phải quán tới thân vô thường từng sát na và còn sâu hơn nữa, rộng hơn nữa mới là quán thân vô thường. Nhưng ở đây không nói về quán thân. Đang tản mạn quán niệm hơi thở. Thì phải quán được dễ dàng trên. Niệm hơi thở vẫn vô thường nhưng sự vô thường này nếu so với 1 kiếp sống chúng ta thì nó là thường hằng rồi - không như thân - 1 kiếp sống thân cũng đã vô thường (trẻ già bệnh…)


2/ Niệm hơi thở và hơi thở khác nhau không? - Có chứ. Hơi thở là 1 pháp thuộc sắc pháp hay trần pháp. Hơi thở là hành của thân. Quán hơi thở thì thấy rất rõ ràng sự vô thường của hơi thở là sát na - luôn luôn vô thường. Vào ra biến đổi ở thân. Là 1 thân hành. Hình tướng của hơi thở nếu quán sâu đều có thể thấy rõ hình tướng vô thường theo thời gian sát na của 1 hơi. Hơi thở luôn luôn vô thường sinh diệt theo đúng lý sinh thành hoại diệt không đầu ko cuối. Nếu lấy hít vào là sinh thì có 1 đầu cuối sinh diệt (hít vào - thở ra). Nếu lấy thở ra là sinh thì có đầu cuối sinh diệt là (thở ra - hít vào).

Còn niệm hơi thở là hành của TÂM - Không quán được chỗ này thì thôi vì nó sâu và tương đối trực chỉ nhiệm màu.

Nếu niệm hơi thở là hành của Ý thì rất rõ là Ý phải thấy biết thường hằng. Nhưng cả đời - chúng sinh ta đâu có thấy biết thường hằng - chính vì thế mới đang tu quán để quán chứng chân lý để như đã nói: Dung Ý thấy biết để kiểm soát sinh tử thế gian để sau đó mới bước vào tu sĩ để xuất thế gian.


Niệm hơi thở cũng không phải là hành của tưởng.. rõ ràng. Còn ai cho rằng niệm hơi thở là niệm tưởng thì đó việc của họ.

… quán hết … để thấy được niệm hơi thở rõ là không phải niệm ý hay niệm tưởng.


Chúng sinh ta còn đang chưa biết tâm là gì dù đọc thều thều về Kinh Pháp Phật - nhớ như in tâm là gì cũng như từ đầu tập luận đến giờ nhắc đi nhắc lại ai chả nhớ tâm là gì. Nhưng ai dám nhận là thấy biết?


Bởi thế, khi quán niệm hơi thở đến chỗ đây đã thấy: Niệm này diệu quá ha.


3/ Niệm hơi thở không phải là hơi thở. Hai thứ khác nhau về mặt quán ở thế gian hữu lậu (chúng ta còn đang ở thế gian mà nên cái gì chả là cái hữu lậu). (Nhắc lại 2/ cho nhớ)


4/ Tâm điên đảo vọng tưởng 5/ nói phía đầu đã cho thấy vô lượng niệm hoặc thuộc ý hoặc thuộc tưởng - cái gọi là thuộc “tâm tôi, tâm ngã tôi, tâm 5/). Ở đây niệm hơi thở không phải là cái pháp thuộc tâm 5/ hay cái pháp thuộc tâm điên đảo vọng tưởng.


5/ Xét lý vô thường. Quán vô thường niệm hơi thở. - Bây giờ là Quán sâu cái 1/ ngay phía trên để xem niệm này có vô thường hay không?

Để khẳng định được điều này hay để quán thấy được điều này, rõ ràng pháp Quán vô thường đã phải tu tới 1 mức hạnh nhất định. Đã Quán sâu tới mức đời đời kiếp kiếp hay quán tới luân hồi . Kiếp 1, kiếp 2, kiếp 3…kiếp n…


Tại sao lại không quán niệm hơi thở lại vô thường ở trong 1 kiếp mà lại khẳng định như 1/. Cái này phải quán:

Thân vô thường từng sát na vì rất rõ cái hình tướng khi nó tồn tại từ trẻ bé tới lớn tới trung niên tới già tới bệnh và tới chết - và triển khai từng chi tiết và sâu rõ thì thấy từng sát na giây phút thân đã và đang vận động biến đổi.


Các niệm khác thuộc tâm 5/ điên đảo vọng tưởng thì vốn dĩ nó đã là thứ điên đảo vọng tưởng hoặc do ý pháp sinh ra (các pháp trần), hoặc do tưởng sinh ra.. tâm 5 cả và tâm 5/ (đầu pic) cũng vô thường - tất nhiên quán chứng được điều này thì cũng như đi mọi phương tiện khác - đã dùng quán vô thường tâm vào tu sĩ - thiền sơ.


Cũng như vậy, cái niệm hơi thở khi khóc oe oẻ chui ra từ bụng mẹ. Nếu không có niệm hơi thở thì làm gì có duyên để có quả là hơi thở (hành thân)?. Nếu niệm hơi thở diệt lại sinh thì từ đâu chúng ta thấy? Ý không thấy, tưởng không thấy. Tâm hay thức hay cái gọi là tâm thức thấy hay tánh thấy…? - Từ những nào chúng sinh ta thấy được niệm hơi thở diệt lại sinh.


Nếu cho hơi thở (hành thân) là niệm hơi thở (một cái chỉ sau cái tánh mà rất nhiều kinh điển trong Đạo Đức Thế Tôn chỉ ra rõ ràng: Vì có 1 niệm đầu tiên do vô minh mà thế giới sinh ra) - tự đi mà kinh đọc. Hình như trong kinh trích Lăng nghiêm có nói và thêm nhiều kinh nữa để y chứng kinh để rõ niệm là cái có sau cái tánh.

Chẳng lẽ cái niệm được nói ở Kinh - có sau cái tánh là cái niệm đang đọc pic này à? Là cái niệm đang viết pic này à? Hay là cái niệm tôi là A, cái niệm con tôi là B, cái niệm: Nói năng Lằng là nhằng nhằng đang ở đầu chúng sinh ta? (Tức là vô lượng niệm trong Ý và Tưởng mà mọi người đang nghĩ rằng đây là Niệm, và thấy hiểu điên đảo từ xưa nay đều là vậy)… nên mới là mạt pháp, nên mới tu mãi không thấy quả. Nên mới vẽ phương tiện vào Đạo Đức Thế Tôn theo tri kiến bản thân.


Tánh đầu tiên sinh ra Niệm đầu tiên rồi sinh ra danh sắc… (rồi ra thế giới)


Giờ, tánh chúng ta chưa thấy. Nên mới lùi 1 bước để thấy niệm. Đây là phương tiện của Đạo Đức Thế Tôn nói đến không còn thể minh nghĩa và rõ hơn trong hệ thống giới kinh - Sao chư chúng sinh ta lại không MINH mà cứ bỏ hệ thống giới Kinh đi tìm đâu đâu. Ngay ở hệ thống giới kinh, ngay trong mình. Thấy không, chịu thấy không mà thôi. Hay cứ muốn vô minh thì đó là việc của mỗi chúng sinh ta.



Niệm hơi thở này - chưa có nghĩa là cái Niệm phía sau cái Tánh mà Đức Thế Tôn nói. Nhưng với sức Quán đến đây, chư chúng sinh ta đã thấy: Niệm hơi thở hoá ra không phải là hơi thở mà là 1 niệm thật là…..



Nó giống niệm tim đập, niệm tự trao đổi chất, niệm tuần hoàn, bài tiết.v.v.v không? - Toàn là thứ niệm của Cơ vô thức. Nhưng chư chúng sinh ta rất rõ: Tại sao Đức Phật lại nói Quán Niệm hơi thở mà không Quán niệm tim đập, quán niệm tiêu hoá….v.v.?


Bởi vì cũng như bây giờ chư chúng sinh ta có nói: Niệm này tiệm cận Niệm phía trước Tánh thì cũng ai thấy mà y chứng. Mê tin à, niềm tin vô cớ vào người nói à? - Cũng như thế, Đức Thế Tôn chỉ nói Quán Niệm hơi thở vì cái hơi thở là 1 trần mà ai cũng thấy biết (bằng sự thấy biết hữu lậu) và rõ luôn, hiểu dễ… từ đó phương tiện Quán niệm hơi thở rõ là nhất trong mọi phương tiện Quán niệm khác (như tiêu hoá, bài tiết.vvv.)


Như vậy, đến tận cùng của pháp Quán này là cái Niệm sau cái Tánh kia - rõ là tin Kinh, tin Đạo Đức Thế Tôn nên ta tin: Niệm này cũng là niệm vô thường dù thấy nó tồn tại không suy suyển cả 1 kiếp. Và sẽ tu để y chứng như bao pháp phương tiện minh nghĩa trong hệ thống giới kinh. Không tu y chứng để đạt hạnh để xuất thế gian thì khác gì đọc để nhớ biết để chém gió hữu lậu trong thế gian như kiểu chúng ta đọc thuộc làu làu hết hệ thống giới kinh và đi nói lại…


Như vậy đến đây: Nhân Quả của việc Quán niệm hơi thở đã rõ. Theo đường đó mà đi nếu như đã thấy tri kiến giải thoát và thấy phù hợp.



Đó mới là cái gọi là: Thiền định niệm hơi thở hay pháp Thiền
Đầu trang

hathao207
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 253
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Khổ! Mạt pháp bởi vì:


Bao nhiêu năm kiếp nay, có mấy giảng sư dẫn Đạo giảng niệm hơi thở khác hơi thở - Quán chứng làm sao cho thấy được hơi thở là hành thân còn niệm hơi thở (cái duyên ra hơi thở) là hành của….


Bởi vì: Họ đâu có thắp đèn!





Kính chư chúng sinh
Đầu trang

hathao207
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 253
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Như vậy, đến đây chư chúng sinh chúng ta đã thấy: Để Quán được niệm hơi thở, Đức Thế Tôn đã Quán hơi thở


Đọc 16 hơi thở như phía Kinh trích. Dừng ở hơi thở số 2. Sẽ nói về 2 hơi thở số 1 và số 2:

1. Thở vào một hơi dài, người ấy biết: Ta đang thở vào một hơi dài. Thở ra một hơi dài, người ấy biết: Ta đang thở ra một hơi dài.

2. Thở vào một hơi ngắn, người ấy biết: Ta đang thở vào một hơi ngắn. Thở ra một hơi ngắn, người ấy biết: Ta đang thở ra một hơi ngắn.



Việc biết hay quán hơi thở thì đơn giản như đã nói ngay phía trước và ai ai cũng biết về hơi thở rồi


Vậy mà tại sao Đức Thế Tôn chữ chữ như ngọc lại dài dòng việc: ”… Biết: Ta đang thở ra/thở vào 1 hơi dài, 1hơi ngắn...



Khi chư chúng sinh ta thực tập theo đúng như lời Đức Thế Tôn. Hít vào ngắn, niệm (hay ở ý thức có niệm) hay còn gọi là biết: Ta đang thở vào 1 hơi ngắn.


Đây là niệm gì?

Đây là niệm ý thức, là 1 niệm ở tâm 5/ (đầu pic) như bao nhiêu niệm điên đảo vọng tưởng, hữu lậu khác - Thứ mà ai ai ở thế giới này cũng cho rằng đây là ý thức của tôi, tri kiến hiểu biết của tôi, niệm của tôi, cái biết của tôi…


Thì cái niệm “ta đang thở vào 1 hơi ngắn” - chính là cái niệm ở thế giới này ai cũng có và rõ biết.



Bằng việc thực tập như vậy chư chúng sinh chúng ta đã dùng chính cái CĂN Ý - cái gọi là TÁNH THẤY của ý căn để bắt đầu công phá trang nghiêm TÂM PHẬT (dù khi này còn chưa có minh cái này).


Hiểu được chỗ này thì rõ là phải đọc đại thừa, hay xem đủ Kinh đại thừa thì mới biết Đức Thế Tôn nói về Tính Thấy của Ý CĂN là gì, và cái gọi là Tâm chân như thường hằng

Có hiểu được (do đọc đủ Kinh) thì mới rõ: Cứ mỗi khi hít vào, thở ra lại cứ niệm tôi đang thở vào, đang thở ra


Một ngày, chắc chắn TU NHƯ ĐỨC THẾ TÔN TRONG KINH (chỉ 2 hơi số 1, số 2) - Thì người tu không cần niệm nữa mà tự THẤY BIẾT BẢN THÂN TÔI ĐANG ĐANG THỞ VÀO, TÔI ĐANG THỞ RA

ĐÂY LÀ GÌ? - Là TÁNH PHẬT RỒI…


Trời ơi: Ai cũng nói, tôi biết thấy niệm hơi thở, dễ ẹc…. Nhưng khi biết đó là do cái Niệm ý (như hơi số 1,2 của Kinh) nó đang câu hữu với cái niệm hơi thở này để “tạm biết thấy”. Thế rồi, các chư chúng sinh ta có duy trì mãi cái niệm ý này không? Hay được 1 hồi chán quá, bỏ đi…. Thì cái thấy biết niệm hơi thở và hơi thở lại mất đi ngay


Như vậy, chỉ cần tu 2 hơi đầu tiên… chưa cần tu hơi thứ 3-16. Tu 2 hơi này mà TÁNH THẤY HIỆN RA



TÁNH THẤY CÓ HIỆN RA THÌ…. CÁC HƠI SỐ 3 trở đi mới là: Chỉ cần một niệm mỗi hơi mà đạt được luôn hạnh.


Tức là tu 2 hơi có thể mất nhiều chục năm nhưng khi được 2 hơi thì… bao nhiêu hơi sau dễ như thở vào, thở ra…
Đầu trang

hathao207
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 253
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Các chư chúng sinh chúng ta THẤY PHÁP TÁC Ý ở đây chưa?


Không phải niệm: Ta đang thở vào/r 1 hơi dài/ ta đang thở vào/ ra 1 hơi ngắn Chính là pháp Tác Ý đã được luận ở phía trước ?


Chư chúng sinh ta đã dùng Tác Ý để tu tập. (như lý tác ý)
Đầu trang

hathao207
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 253
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Tiểu luận số 41: Tản mạn về Luận Tạng và Luận của đại chúng chư vị chúng sinh ta



Tập luận này, đến đây đã đá nhau đôm đốp như vô danh vô thường- hai tay trái phải hí luận nhau.

Trong luận thì phê phán hết tất cả đều là ma nhưng vẫn lại đang ra tập luận này. Luận về Phật nhưng lại tự nhận là ma. Rồi lại cái gì tức Ma tức Phật tức người… đá nhau như “khùng điên”.



Nên cần tản mạn đôi điều về Luận tạng và Luận/giảng/giải của các Quý chư vị và chư chúng sinh ta.


Ma thì vẫn là ma, vì vô thường cả. Mà không ma thì cũng thế, cũng có thường hằng đâu. Thứ thường hằng dù có bị che mờ nhưng người có trí, có duyên Phật đều rõ: Chỉ có hệ thống giới Kinh của Đạo Đức Thế Tôn.


Dù luận tạng có được tôn xưng là kinh điển. Chư tôn có được tôn xưng danh, tôn xưng tổ của tông… thì cũng chỉ như chư chúng sinh ta mà thôi - vô thường cả. Các vị đều rõ tôi nói lời này.


Nhưng nói vậy, hoá ra là ác ma? - là sai sạch, là phủi hết các vị và chúng sinh?


Nếu phủi được thì có người đã đắc quả. Đạo hạnh Phật của Chư Tôn vị có mấy ai sánh bằng - bởi thế với thế gian và chư chúng sinh ta - Các chư vị vẫn là các Chư Tôn. - Chỉ so rốt ráo với cái gọi là: Quả vị Phật thù thắng thôi. Chẳng lẽ không phải là ma? - vậy là Phật?



Tại sao các chư tôn vị lại có LUẬN. Ở đây, tản mạn này bỏ qua cái chuyện “hí luận” của chư chúng sinh thế gian đi. Đang nói và chỉ nói Luận của chư tôn vị có đủ khả năng LUẬN.


Nếu như luận là ma thuyết. Tại sao lại có Luận. Tại sao chư tôn vị và chư chúng ta vẫn Luận?



- Ai đi đến chỗ này cũng đã rõ về Thiền Quán nhập Đạo. Kể cả dùng cái khỉ khỉ gì nhập Đạo cũng được - sẽ tiến vào thiền định. Sớm muộn vào Đạo.


Là 1 người đến đây. Ai chứng? Làm sao để vào Đạo?


- Bởi thế: Người tu đến đây, bắt đầu kiết già và tuyên giảng con đường của chính họ đã đi cho chư thiên - Đây chính là Đạo. Không tuyên làm sao vào Đạo?


Có người - Như Đức Thế Tôn- Ngồi gốc cây Bồ Đề tuyên đủ cho Chư thiên nghe (tức là nói cho toàn thế giới đó chứ không cần có người nghe).

Có người lập đàn tràng tuyên ra 1 tông luôn. Vì sao? - Bởi vì người đó tuyên con đường Đạo của họ - cái gọi là phương tiện họ đi… Nên sinh ra những phương tiện mới ở đây


Sau đó, hai loại người vào Đạo (Bắt đầu Ở trong THIỀN ĐỊNH ĐỂ HƯỚNG TÂM).


Ngoài Đức Thế Tôn thì không nói rồi. Đa phần chúng chư tôn ta khi vào Đạo đều bị CƠ ĐÁNH CHO GỤC…. (Làm sao thì tới đây đã rõ). - Hay còn gọi là bị ma đánh gục. Không ở tưởng thì ở hành ở thức.



Nên các chư tôn vị: Không phải là tu thành Đạo mới đi lên ngồi đàn tràng thuyết giáo đâu. - Những người hiểu thế này, đa phần sau 1 thời gian thuyết giáo như đúng rồi đó thì bỗng dưng có điều ngộ thêm lại bế quan. Trong khi lúc đầu tưởng là rốt ráo thành đạo rồi…. Thế mà sao đó lại còn bế quan ngộ tiếp… - Đây là với người có căn cơ tu tập và duyên lớn mới … không hiểu gì về đường đi mà vẫn tiến bước - Bởi vì Đạo hạnh của họ là thực, họ không giả. Còn rất nhiều người thì cả đời chẳng có thấy cái gì. Họ cũng chẳng có quả gì vì họ giả danh - chư chúng sinh ta không quan tâm lắm vì đa phần những thể loại ma sĩ tốt này đâu có ảnh hưởng lớn đến Đạo Đức Thế Tôn.


Rất nhiều người tuyên giảng phương tiện của họ đi cho Chư Thiên nhưng học cách Đức Thế Tôn - đó là 1 mình ngồi dưới gốc cây, hang đá … nói cho chư thiên. . Nói cho đến khi xong thì thôi.

Nhiều người thì trước tác những Luận điển kinh điển rồi - Những người này hầu như đều được thế gian suy tôn làm: Chư Tôn vị/Thánh Tăng/Tổ..v.v. - Vì họ để lại những luận điển phải nói là kinh điển. Thế gian mà chửi họ - thì cái tội giết hại chúng sinh/người còn rất nhẹ so với nghiệp này.



Nhưng chư tôn vị và chư chúng sinh ta đều đã thấy: Vào Đạo là bị ma đánh gục.


Thế những Luận chư chúng sinh ta để lại gọi là gì?


Mạt pháp cũng là vậy.

Cũng là lý do, càng gần thời Đức Thế Tôn thì Luận càng được gọi là kinh điển và Chư Tôn vị càng được xưng danh lưu truyền dài. Càng gần về đây, càng như nấm sau mưa nhưng luận điển càng dần mất tỉnh điển và ánh sáng bền lâu càng leo lét như ngọn đèn dầu trước gió - Chứ đâu phải là MINH như mặt trời….



Không thuyết Đạo thì không được - không chứng Đạo được. Mà thuyết thì ai biết đã là MA.


Bởi ở đó, trong đó, chư chúng sinh ta dù chưa vào… cũng thấy: Khả năng gục hết.



Kính Chư Tôn Đức!
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Phong tục - Tín ngưỡng”