PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Trao đổi về phong tục, tín ngưỡng
hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 187
Tham gia: 00:39, 18/01/14

PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Lời tựa

Phật Luận có nghĩa là “luận về Đạo Phật”. Người luận là Vô Danh, nên người viết nội dung này hay tuyên thuyết nội dung này (ví dụ người đang gõ phím đây) không phải là tác giả nội dung này. Tác giả của nội dung này là Vô Danh.

Người đọc nội dung này có thể là:

1/ Người đọc hiểu được nội dung. Biết được rõ ràng rằng: Chính là vậy, chính là vậy hoặc tất cả không phải là vậy, không phải là vây hoặc chỗ nào nên như vậy, chỗ nào không nên như vậy, tức là đọc mà thấy rõ đúng sai.

2/ Người đọc hiểu được một phần nội dung. Biết được rõ ràng rằng: Mình chỉ đọc hiểu được một phần biết rõ nên như vậy, không nên như vậy ( thấy rõ đúng sai), còn lại một phần biết được rõ ràng rằng: Mình không rõ ràng đúng hay hay sai.

3/ Người đọc không hiểu được nội dung. Biết được rõ ràng rằng: Không hiểu tác giả đang luận cái gì, viết cái gì hoặc không phân biệt được nội dung luận của tác giả là đúng hay sai hay thế nào.

4/ Cả ba người kể trên nếu không có suy nghĩ về điều gì khác hay làm điều gì khác khi thấy rõ bản thân thuộc 1 trong 3 người trên thì những người này xứng đáng đọc Phật Luận



Phật Luận không phải là cứu cánh cho việc thực hành tu Phật vì Phật Luận không phải là Kinh hay Pháp được tuyên bởi Đức Thế Tôn. Phật Luận không phải là một bài giảng về Pháp Phật của 1 giảng sư.

Phật Luận nên được hiểu là: Một bài bình luận của một người bình thường vô danh như bao người bình thường khác ở xã hội này luận về Con đường tu Đạo thành Phật. Đây không phải là kinh điển và không nên được để coi là một kinh điển.


Được cảm ơn bởi: Hồng Hạnh
Đầu trang

hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 187
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Mở Đầu: TÂM


Đạo Phật là Đạo tu tâm. Mục đích của Đạo Phật là xây dựng một hệ thống phương pháp mang tính cụ thể, thiết thực trong việc thực hành tu sửa thân tâm của người thực hành (tu) để đem đến những kết quả thiết thực ở hiện tại với mục tiêu cao nhất đó là: Giải thoát người tu khỏi sinh tử luân hồi.


Nếu đề mục này chỉ giới hạn ở việc giới thiệu và bàn luận chung chung về Đạo Phật như bao công trình nghiên cứu khác của các học giả hoặc người tu khác thì nó không xứng đáng với cái tên (Phật Luật - tác giả Vô Danh). Như vậy, bỏ qua hết các văn cú về nội dung biểu trưng hình thức và các nội dung biểu trưng về giới thiệu Đạo Phật nói chung hay giảng giải chi tiết các Pháp Môn (Kinh Luật Luận) trong kinh điển Phật học nói riêng. Trực chỉ các vấn đề trực chỉ.


Việc đầu tiên người xã hội hay người chưa chứng đạt Thánh cần hiểu rõ ở Đạo Phật là: Tu Tâm, vậy tâm là gì? Vì sao lại cần tu?


Câu trả lời cho câu hỏi tâm là gì, gần như là Khai tâm khai thị. Phần lớn các tín đồ Phật giáo lẫn người cư sĩ, tu sĩ, học giả đều mơ màng cả đời trong câu hỏi này nên kết quả của việc hành Pháp (tu theo các pháp hành mà Đức Thế Tôn đã tuyên) gần như là không đáng kể. Lẫn lộn đời và đạo không đi đến đâu. Trong khi Kinh điển Phật đã chỉ rất kết quả thù thắng, nhiệm màu ở ngay hiện tại cho người thực hành pháp Phật (người tu - kể cả là cư sĩ hay tu sĩ).


Đức Thế Tôn đã nói rõ có 5 tâm:

1/ Tâm Từ
2/ Tâm Bi
3/ Tâm Hỉ
4/ Tâm Xả
5/ Tâm điên đảo vọng tưởng


Nhóm 4 Tâm đầu được gộp vào chung 1 nhóm gọi là (Từ Bi Hỉ Xả).

Con người ở xã hội hay người thường vô danh chúng ta đang luân hồi sinh tử hàng đời hàng đời từ khi khai sinh thế giới (vũ trụ) đến giờ tồn tại ở thế giới này (Đức Thế Tôn gọi là ta bà) với cái tâm thứ 5/. Tên tâm chỉ ngắn gọn là: Tâm điên đảo vọng tưởng nhưng bản chất của nó chính là: Vô lượng tâm điên đảo vọng tưởng chứ không phải chỉ 1 tâm điên đảo vọng tưởng. Vì sao? - Vì chúng ta coi cái vô thường là cái thường, cái vô ngã là cái ngã, cái dục lạc là cái hỉ… vì thế, chúng ta liên tục mở miệng ra là: Tâm tôi thế này, tâm tôi thế kia… tất cả những cái này đều là vô lượng tâm điên đảo vọng tưởng.


Như yếu quyết của câu đầu tiên phần này: Đạo Phật là Đạo tu tâm. Điều đó có nghĩa, đối tượng mang danh nội diên của ngữ nghĩa ở đây chính là: Tu (sửa) cái tâm vô lượng điên đảo vọng tưởng. Sửa cái tâm này đi thành 1 cái tâm khác (nào đó) thì đạt được cái mục tiêu, mục đích (kết quả Phật) như đã nói phía trước chính là mục đích và mục tiêu cụ thể thiết thực của Đạo Phật.



Bây giờ đối tượng sửa đã được nêu ra. Vậy sẽ sửa cái tâm này thành tâm nào?

Đức Phật chỉ ra rất rõ nhưng qua thời gian (mạt Pháp) - tất cả đã bỏ gần tìm xa nên gộp cả 2000 năm sau khi Đức Thế Tôn diệt độ thì đếm được bao nhiêu người đã chứng đạt được quả Alahan hay Bồ Tát chứ chưa nói đến quả Phật.

Tại sao lại vậy?

Tại vì cái đối tượng để thành bị định vị sai. Giống như kiểu con người biết được cái quặng sắt như thế nào (vừa có chất sắt nhưng vừa lẫn lộn tạp nham mọi chất khác ở đó - và có 1 người đại trí tuệ đến chỉ cho rằng hãy thanh lọc lấy cái chất sắt và cho đủ hết tất cả các phương pháp lẫn mọi nêu mọi điều kiện để có thể thanh lọc được chất sắt này). Người vô thượng trí tuệ đó đi rồi… những người còn lại thi nhau muốn thanh lọc quặng………. Hết hơn cả 2000 năm… rốt cục: Họ quên mất từ sắt mà người đại trí tuệ kia nói mà cứ đi thanh lọc: Chất đá, chất kim cương, chất không, chất diệu, chất tịnh, chất (vô cùng chất)… Vậy cuối cùng là do đâu mà không có mấy ai ALahan hay Bồ Tát quả?


Như vậy, cái tâm muốn sửa đến chính là 4 cái tâm gọi là tứ tâm kia. Mỗi tâm ứng với 1 cấp độ quả và đều có các pháp tu (gọi là trợ Đạo) kèm theo rất cụ thể, rõ ràng, chi tiết và kết quả vô cùng nhiệm màu, không những thế lại là nhiệm màu ngoài sức tưởng tượng.


… (còn tiếp)…
Được cảm ơn bởi: Lavender91, Hồng Hạnh
Đầu trang

hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 187
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Tâm (tiếp)

Từ việc chỉ ra súc tích gọn gàng hai đối tượng ở trong phép (pháp) tu Đạo Phật như vừa nêu (Đối tượng thứ nhất là đối tượng cần phải tác động sửa (tu) là tâm 5/. Đối tượng thứ 2 là đối tượng kết quả đạt được sau khi tu sửa (4 cái tâm đầu). Như vậy, rất rõ ràng gọn gàng trong việc xác định vị trí và đích đến, không hề trừu tượng, khó hiểu, rườm rà hay khó nhận thấy.

Bây giờ, làm rõ ràng hơn 5 cái Tâm đã nhắc đến phía trên để việc xác định tâm không bị cảm tính.


A/ Tâm điên đảo vọng tưởng.

Về việc thấy biết và chứng lý tâm này, người đã từng đọc Kinh sách Phật sẽ không khó nhận ra. Trong hệ thống Kinh Bát Nhã có nhắc đến nhiều (ví dụ Tâm Kinh) để người tu hành lấy làm cơ sở chứng lý.

Về mặt lý tính, dù gọi hay hiểu bằng từ ngữ nào thì lý tính của tâm này đều là tâm tưởng - đối ngược với tâm chân như thường hằng. Tức là cái tâm này là tâm vô thường. Nó có do đâu? - Căn cứ vào hệ thống Kinh Tứ Diệu đế và bộ A Hàm người tu biết rõ Đức Thế Tôn giảng giải cái tâm tưởng vô thường này sinh diệt ra sao. -Không cần giải thích nhiều về Tâm này trong khía cạnh Kinh Pháp Phật do giới Kinh đã nêu không còn gì để nêu thêm nữa.

Trong khía cạnh thời đại, tâm tưởng này chính là toàn bộ “nhận thức” của 1 người. Với ngôn ngữ và phạm trù ngôn ngữ thời đại thì 6 trần thông qua 6 căn vào bên trong não người hình thành cái gọi là nhận thức. Theo góc độ này, nhận thức nằm ở vùng phạm vi ý thức nếu như chia thức làm 3 phần ( ý thức, tiềm thức, vô thức) - theo các nhà học giả phương tây hiện đại. Như vậy, bản thân nội diên ngữ nghĩa từ “nhận thức” cũng đã phản ánh cái gọi là “thức nhận được” hay có thể hiểu đây chính là những thứ đã đi vào trong thức của con người và nó chiếm 1 vùng ở trong thức với tên gọi là vùng nhận thức. Các vùng khác của thức như vừa nhắc còn có vùng tiềm thức, vô thức.

Trong khía cạnh duy vật biện chứng: Tâm tưởng này cũng nằm ở vùng ý thức. Ở phạm vi này họ gọi toàn bộ thức là ý thức - là thứ sao chụp in chiếu toàn bộ thế giới khách quan - cụm từ mà tương đương nghĩa với cụm từ thế giới ta bà trong Phật.


Ở đây, với lý vô thường, vô ngã, vô tự tánh của các pháp, trần trong Phật. Người tu phật cần phải thấy biết và chứng lý được tâm này là tâm tưởng cũng vô thường bởi vì nó vốn là cái phản ánh cái thế giới vô thường. Khi chứng lý thế giới vô thường được thì tự nhiên thấy được lý tâm này vô thường. Nên gọi nó là điên đảo vọng tưởng.


Tâm này nếu nhỏ, bé thì đơn giản quá, người có trí thế gian (rất nhiều) chỉ cần động não 1 chút là đã thấy nhưng dựa vào từ Pháp lý của Kinh Phật lẫn sự hiểu biết tri thức thời hiện đại đều có thể nhận thấy: Nó lớn vô cùng (Phật gọi là vô lượng). Bởi thế giới là vô lượng pháp, vô lượng trần nên thông qua 6 căn tâm này cũng là vô lượng - vì vô lượng nên con đường giải thoát mới là con đường Đạo (Đạo nào cũng thế, đều gọi là Đạo cả).

Bổ xung thêm về mặt lý tính thời hiện đại, ở góc độ lượng tính, căn cứ vào những khái niệm và sự hiểu biết của loài người hiện tại thì: Cái nhận thức hay cái tâm tưởng này chính là 1 hàm f(x) đa ánh mà x là vô cùng (vì x là vi trần toàn bộ thế giới này. Vi trần ở đây là định điểm). Tập xác định của hàm là không giới hạn bởi vậy kết quả y=f(x) cũng là vô cùng. Y ở đây chính là ảnh ở trong đầu (nhận thức), hay Phật đang gọi là tâm tưởng đó.

Như vậy, cần chứng được lý tâm tưởng là vô lượng tâm tưởng. Vô lượng tâm điên đảo vọng tưởng.


Trong Kinh Tứ Diệu Đế - Đức Thế Tôn đã tuyên thuyết về 4 chân lý. - Đừng nghi ngờ, đừng nghi ngờ bất cứ cái gì được nói ra từ bậc vô thượng Trí Tuệ. Trong 4 chân lý này, lấy Khổ Đế ra để quán chiếu, đưa vào đây tìm cái cần thấy.


Tứ Diệu Đế theo khái niệm hiện đại nó chính là 4 tiên đề của Đạo Phật. Mà tiên đề là từ ngữ mà ai cũng hiểu rồi - mọi khoa học hiện đại đều dựa trên 1 hoặc những tiên đề đầu tiên của nó. Thì ở hơn 2500 năm trước, khi tuyên Pháp Phật - Bậc Đức vô thượng trí tuệ Thế Tôn đã nêu ra 4 tiên đề đầu tiên của con đường giải thoát huyền diệu nhiệm màu này. Bất cứ 1 người nào muốn tu Phật đều phải tự chứng được Tứ diệu đế chính là 4 tiên đề của toàn bộ con đường giải thoát của Đức Như Lai. Quên hay rời xa 4 chân lý này, giống như kiểu 1 khoa học (bất kỳ nào đó) vứt bỏ đi tiên đề của mình - vậy liệu khi bỏ tiên đề, khoa học đó có còn là khoa học???


Tự chứng 4 tiên đề (chân lý) để không bị rơi vào mê tín, rơi vào thần quyền, rơi vào siêu hình dị đoan. Chứng 4 tiên đề ở đây không phải là chứng minh mà là thấy (tính giác thấy đó) - 4 chân lý của Đức Thế Tôn tuyên là hiển nhiên, chân như, không có gì bàn cãi. Từ đây, chúng ta mới có thứ để đi Chứng Quả của Đạo Phật.


Rõ ràng, mọi khoa học khác, các định lý, kết quả, mệnh đề, hệ quả, bổ đề…v.v - Tất cả những thứ này khi được xác nhận - nó cần phải được chứng minh bởi các tiên đề của các khoa học đó. Đây là điều hiển nhiên của thế giới hiện đại mà ai cũng rõ.


Như vậy, toàn bộ các cái gì mà trong Kinh Phật nói - thì cái sự CHỨNG này đều phải thông qua từ Tứ Diệu Đế. Tức là người tu phải dùng Tứ Diệu Đế chứng được cái mà người tu ra. Còn nói dùng Pháp Phật mà tu ra bất kỳ quả gì nhưng Tứ Diệu Đế không chứng cho nó thì đó là quả ảo ma hết.

Người đọc đến đây đã hiểu rõ: Tại Sao Kinh Tứ Diệu Đế lại là lời đầu tiên Đức Thế Tôn tuyên để độ chúng sinh khi đạt được Quả Vị.

Họ bỏ gần tìm xa. Giống như một người tu muốn chứng 1 mệnh đề, 1 định lý nào đó nhưng lại quên đi các tiên đề của khoa đó. Làm sao chứng được?


Như vậy, cái khổ ở khổ đế đó chính là cái Thọ khi (tâm thức) thọ cái “nhận thức” - hay thọ cái tâm tưởng như đã nói. Điều này, người tu Phật phải tự chứng nhận được.

Ở thời đại hiện nay, khi hiểu được răng cái tâm tưởng chính là cái nhận thức của khoa (ý thức, tiềm thức, vô thức phương tây nói hiện nay) - người tu rất dễ dàng có thể chứng lý được: Tâm điên đảo vọng tưởng (tâm 5/) là cái đem đến cảm thọ đau khổ. Đây chính là tâm đau khổ vì toàn bộ nhận thức của 1 người về thế giới chính là cái tâm này và dựa vào Khổ Đế người tu sẽ chứng lý được ngay rằng: Đây chính là tâm đau khổ. Không có bất cứ 1 tơ nào hay một ảnh nào (yj trong hàm f(xj)) nào mang thọ lạc thường hằng (hay đứng im hay không biến đổi).


Từ đây người tu Phật mới chứng lý được: Mục đích hay con đường giải thoát của Đạo Phật là gì. Là vì chứng được - toàn bộ cái thức nhận được (nhận thức) sẽ mang đến cảm thọ đau khổ - vô lượng. Trong ngôn từ hiện đại, từ cảm thọ chính là quá trình tâm lý cảm xúc đó - từ ngữ tuy chồng chéo nhau nhưng mặt nội diên ngữ nghĩa cần phân biệt rõ khi nào dùng nội diên hàm nghĩa của thời Đức Phật, khi nào dùng nội diện hàm nghĩa thời hiện đại.



(Còn tiếp)
Được cảm ơn bởi: Hồng Hạnh
Đầu trang

hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 187
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

B/ Tứ tâm Từ Bi Hỷ Xả


4 tiên đề Đức Thế Tôn đã nêu thì cái tâm 5/ là cái đã được chứng minh bởi Khổ đế hay cái nhận thức trong đầu con người - đây chính là thực tại khách quan - chính là vô lượng tâm tưởng (điên đảo) là cái Khổ đế. Việc chứng lý các quả (hệ quả, mệnh đề, định lý…) sẽ tự nó quay ngược trở lại để thừa nhận rằng tiên đề là chân lý không suy suyển. Với chân lý khổ đế, đến chỗ này mới chỉ được cái tâm tưởng thừa nhận ngược trở lại nên chưa thể xác định thấy rõ tập xác định hay phạm vi của chân lý bao trùm tới đâu (nhưng nếu khi tu chứng an trú tới quả Phật sẽ thấy phạm vi bao trùm của 4 chân lý này là vô biên) - nhưng người tu Phật phải từ từ - cứ coi như 4 tiên đề này là 4 chân lý chưa rõ được tập xác định của nó là bao trùm đến đâu. Chúng ta cứ dùng cho đến khi nào thấy nó không chứng minh được cái gì đó thì sẽ tự biết giới hạn chân lý của nó. Còn ở chỗ này, chúng ta mới chỉ bắt đầu khám phá (còn chưa nghiên cứu) - con đường Đạo mà.


Như vậy, nếu tâm 5/ là đối tượng cần phải tu sửa và 4 tâm từ bi hỷ xả là đối tượng kết quả. Dựa vào 4 tiên đề chân lý (Tứ Diệu Đế) - 4 tâm từ bi hỷ xả này phải được Đạo đế chứng minh. Rõ ràng - đây chính là mặt khoa học hiểu biết của loài người hiện đại. Nếu nó không nằm trong Đạo đế thì cái bài Phật Luận của người vô danh này đã sai ngay từ đầu khi ở phía trước vừa nói: Tâm 5/ là đối tượng sửa (tu) còn 4 tâm từ bi hỷ xả là đối tượng quả (mục đích và mục tiêu cụ thể). Nếu 4 tâm này không nằm ở Đạo đế thì Vô Danh thiên địa chi thuỷ gì nữa.


Để chứng lý được 4 tâm từ bi hỷ xả là Đạo đế hay Chân lý (tiên đề) Đạo Đế sẽ chứng minh 4 tâm từ bi hỷ xả là Quả - đây chính là phần nội dung của Phật Luận. Và nếu điều này được chứng minh thì người đọc đến đây đã xác định được toàn bộ Kinh giới Phật khác mà miệng Đức Thế Tôn tuyên - toàn bộ sẽ được phân vào gọn gàng trong 4 nhóm tiên đề (chân lý) của Tứ Diệu Đế. Không thể và không hề và chân như chắc chắn là vậy - lại có 1 pháp nào đó từ miệng Đức Thế Tôn tuôn ra lại không phân vào hoặc (Khổ đế, hoặc Diệt đế hoặc Tập đế hoặc Đạo đế).


Từ đây, người đọc Phật Luận đã có thể nhìn ra mục lục nội dung mà Vô Danh sẽ nêu - để đỡ mất thời gian xác định xem bản thân sẽ là loại người nào trong 3 loại người ở phần lời tựa để nếu không là 1 trong 3 loại người đó thì: Vô Danh kính xin nhận toàn bộ quả nghiệp và cùng hoan hỉ bỏ qua nhau.


Phật luận sẽ có nội dung rằng:

Phân thứ lớp rõ ràng toàn bộ hệ thống giới Kinh (đối với tác giả - giới kinh đã có giới luật của Đạo Phật) của Đức Thế Tôn vào 4 nhóm tiên đề chân lý để từ đó người tu Đạo Phật tự thấy: Ak, Những Pháp này ở nhóm khổ đế - chính là nhóm cần sửa. Ak, những pháp này ở nhóm Đạo đế - chính là nhóm pháp kết quả (sửa ra được). Ak, những pháp này ở nhóm Tập đế - Diệt đế - chính là nhóm pháp nhân quả.


Trước khi đi tiếp vào 4 tâm đang nêu thì tác giả sẽ giới thiệu qua: Lý tính của con đường Đức Thế Tôn tuyên giảng.


Con đường của Đức Thế Tôn tuyên cho chúng sinh - đặc biệt là loài người: Đơn giản, dễ hiểu, súc tích, cô đọng - chẳng qua những người truyền giáo sau này làm cho mạt pháp nên mới rối rắm và thấy khó khăn, mê tín, siêu hình, huyễn tưởng như ngày nay.

Đơn giản đến mức: Chỉ có 4 tiên đề đã nêu phía trước (Tứ diệu đế) và 1 quy luật hay chính là sợi dây xuyên 4 tiên đề chân lý này vào với nhau để thành con đường cho tất cả đi. Quy luật này, sợi dây này được Đức Thế Tôn nói đi nói lại xuyên suốt, ai cũng đã được nghe, đọc và biết: Nhân Quả


Nhân quả chính là sợi dây quy luật xuyên 4 tiên đề chân lý kia lại với nhau. Và đây chính là con đường đi từ Khổ đế tới Đạo đế.

Chính vì thế, câu trạch pháp thứ 2 hay yếu quyết thứ 2 ở đây chính là: Đạo Phật là Đạo nhân quả. Câu đầu được nói đầu tiên ở phần mở đầu rồi.

Đến đây chúng ta đã được đọc 2 câu trạch pháp:

Đạo Phật là Đạo tu tâm
Đạo Phật là Đạo nhân quả


Và đọc đến đây chúng ta đã thấy rõ hơn. Câu trạch pháp thứ nhất chỉ đối tượng đầu và đối tượng cuối của toàn bộ giáo pháp (Tâm). Câu trạch pháp thứ hai chỉ toàn bộ phương pháp, phương tiện, cách thức, cơ chế, quy luật, nguyên lý… để sửa (tu) được từ đối tượng đầu (tâm5/) tới kết quả cuối (4 tâm) chính là dựa vào sợi dây hay quá trình nhân quả.

Mọi lời Phật nói tuyên thuyết được ghi chép lại đều chỉ nhằm làm rõ những điều này. Không có gì ở bên ngoài Tứ Diệu Đế hay 2 câu trạch pháp kia.


(Còn tiếp)
Được cảm ơn bởi: Hồng Hạnh
Đầu trang

hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 187
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Tâm (tiếp)


Do cái tâm tưởng 5/ phía trước có thể được hiểu 1 cách rõ ràng bởi toàn bộ hệ thống Kinh giới Phật như đã chỉ ra. Tuy nhiên, để định nghĩa hay minh nghĩa được 4 tâm Từ Bi Hỷ Xả là gì, người tham nghiên tu Đạo Phật trước tiên nên có khái niệm về tâm là gì trước tiên. Để có khái niệm sơ bộ về tâm là gì, chúng ta sẽ đi từ bài thuyết pháp đầu tiên sau khi Đức Thế Tôn Chứng Đạo.

Phía trước có nhắc, Tứ Diệu Đế nằm ở trong bài thuyết giảng Pháp đầu tiên của Đức Thế Tôn, tuy nhiên, đây là nói theo Kinh Phật được ghi lại, có nhiều luận thuyết cho rằng Kinh bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Thế Tôn là một Pháp mà sau này mới được tổng hợp lại chứ không phải bài Kinh này ghi chính xác những lời thuyết giảng đầu tiên của Đức Thế Tôn. Điều này không quan trọng trong Phật Luận này. Điều quan trọng là những gì chúng ta được thừa hưởng ở hiện tại đối với cái gọi là: Bài Pháp đầu tiên của Đức Thế Tôn thuyết sau khi Chứng Đạo. Bởi đây là tinh tuý, là tối quan trọng và là những thứ nhiệm màu nhất dù là được tổng hợp ở sau này hay chính xác là những lời đầu tiên thì với vị trí và tên gọi: Bài thuyết giảng đầu tiên của Đức Thế Tôn sau khi Chứng Đạo - ý nghĩa và vai trò của những gì ở trong Kinh này không thể nào được bỏ qua. Ý nghĩa của lời đầu tiên của 1 Đức sau khi Chứng Đạo rất lớn lao, nhiệm màu.


Ấn Độ cổ đại thời Đức Thế tôn là một vùng đất đầy rẫy các thuyết triết hay giáo phái tu Đạo. Cho đến nay, chúng ta vẫn thấy những điều này hiện hữu. Trước tiên chúng ta thấy từ Pháp Luân hiện nay nó được hiểu như ý nghĩa của giáo phái Pháp Luân Công với nội dung chủ yếu xoay quanh cái gọi là Luân Xa. Như vậy, từ Pháp Luân từ thời Đức Thế Tôn trước và sau Chứng Đạo đã được hiểu rộng rãi bởi ngữ nghĩa nội diên của nó chứ không phải đến bây giờ chúng ta mới có khái niệm hàm nghĩa từ Pháp Luân.


Tại sao lại nhắc đến từ Pháp Luân - là để người đọc đến đây cần thấy: Phải hiểu được hàm nghĩa của từ Pháp Luân là gì. Thời Đức Phật tới thời nay nó mang hàm nghĩa gì.

Tên bài thuyết giảng đầu tiên được ghi lại một cách rành mạch và không hề có tranh luận, tên: Kinh Chuyển Pháp Luân


Như vậy, cần phải hiểu hàm nghĩa từ Pháp Luân của thời đại Đức Phật đang được hiểu. Không thể nào Việt dịch một cách đơn giản rằng: Pháp chuyển bánh xe. Bánh xe gì? Lại được hiểu là bánh xe Đạo Phật, bánh xe giải thoát, bánh xe nhiệm màu, bánh xe abc… - Hiểu theo nghĩa này chưa được đầy đủ bởi hàm nghĩa nội diên của từ Pháp Luân thời Đức Thế Tôn - nó còn có những hàm nghĩa khác.


Hàm nghĩa khác nào? - Như vậy, chúng ta lại căn cứ vào cái tên môn phái “Pháp Luân Công” và cái tên “ Luân xa”. Luân xa thì Việt dịch cũng có thể hiểu đơn giản là bánh xe rồi. Nhưng hàm nghĩa nội diên của Luân xa thì ai cũng rõ khi đọc Pháp Luân công là hiểu nội diên ngữ nghĩa từ này chỉ cái gì. Và Pháp Luân Công chính là cái gì.

Từ đây, chúng ta có một nhận thức rõ ràng hơn, chính xác hơn và sát với nội diên ngữ nghĩa từ “Chuyển Pháp Luân” ở thời Đức Thế Tôn có nghĩa là gì. Có nghĩa đơn giản dễ hiểu súc tích nhất là: Chuyển cái Pháp Luân. Cái Pháp Luân là cái gì thì từ việc tham cứu ngữ nghĩa của Từ “Pháp Luân Công” và từ “Luân xa” cùng các tài liệu khảo cổ, khảo cứu - Chúng ta sẽ rõ - Chính là chuyển cái đấy - Tạm gọi là Chuyển đổi vùng năng lượng nhiệm màu trong đầu hay chuyển đổi vùng năng lượng tinh thần


Đến đây, chúng ta mới rõ được cái đầu tiên nó luôn có vai trò không thể nào không quan tâm. Bởi vì hệ thống Giới Kinh (Kinh Luật) của Đức Thế Tôn vô cùng đồ sộ nên ở bên trong chúng ta không hiếm gặp những bản Kinh kỳ đặc, cuốn hút và mang tính dễ hiểu về sự nhiệm màu, nên chúng ta rất hay bỏ qua những gì mà chúng ta thoạt đọc và thấy không ấn tượng lắm. Ở đây, nếu không hiểu tên bài thuyết giảng đầu tiên của Đức Thế Tôn sau khi Chứng Đạo là Pháp “Chuyển đổi (vùng) năng lượng trong đầu/tinh thần” - chúng ta sẽ dễ dàng không bị thu hút và bỏ quên thứ Đầu tiên - Giống như viên đá đầu tiên ở móng (nền) của 1 kỳ vĩ .
Được cảm ơn bởi: Hồng Hạnh
Đầu trang

hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 187
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Khi đã thấy được vai trò của cái gọi là đầu tiên và ngay từ đầu tiên đọc được (Là tên Kinh thôi) - chúng ta đã có thể hiểu được ở bên trong nội dung Kinh này sẽ là một nền tảng cho tất cả những cái gì ở phía sau (hệ giới Kinh).


Đầu tiên, cần hiểu, Đức Thế Tôn nói về Đạo của Ngài là Đạo gì. Ngài nói rất súc tích và cụ thể và rành mạch, chắc chắn, uy dũng không hề có 1 tia lợn cợn rằng, Đạo của Ngài là Đạo Trung hay Việt dịch có thể đọc là: Đạo ở giữa.


Nếu tách tên Đạo của Đức Thế Tôn ra khỏi hoàn cảnh và nội dung Kinh - tác giả cho rằng phần lớn người sẽ hiểu hàm nghĩa không đúng về nội diên ngữ nghĩa của từ này.


Từ này nó lại rất gần gũi với từ “Đạo Trung Dung” trong Kinh Điển Tứ Thư của Nho giáo bên Trung Quốc - tuy nhiên, hàm nghĩa nội diên của từ này là khác nhau giữa Đức Phật và bên Nho giáo. Không thể hiểu Đạo của Đức Thế Tôn là Đạo Trung Dung hay Đạo ở giữa 2 phía theo kiểu Nho giáo hay triết học về các thuyết nhị nguyên và bất nhị nguyên (nhất nguyên) khi Việt dịch từ “Đạo Trung” - Lời nói của Đức Thế Tôn.


Căn cứ của nhóm người triết học thuyết luận cho rằng hàm nghĩa của từ này là bất nhị nguyên hay ở giữa hai phía (tức là có 2 phía và phủ nhận 2 phía và khẳng định chỉ có 1 cái ở giữa) - là một cách hiểu lầm lạc và làm lầm lạc toàn bộ Giáo Pháp giới Kinh Phật… là viên đá đầu tiên kê lên cho cái gọi là mạt Pháp hay khi thực hành Đạo Phật chẳng đi đến kết quả nào (Quả Hạnh Phật)… do viên đá đầu tiên đã bị hiểu lầm lạc, sai với bản chất chân như nó vốn có mà ở ngay phía sau trong chính Kinh này, Đức Thế Tôn đã nói về việc này ở phần “Bát Chánh Đạo” - Cụ thể là Chánh Kiến.


Nhưng gần như tất cả mọi người thực hành Đạo Phật sau này đều càng ngày càng Tà Kiến ngay chính lời thuyết giảng đầu tiên của Đức Thế Tôn.


Để làm rõ và có Chánh Kiến chân thực với hàm nghĩa nội diên của từ “Đạo Trung” của Đức Thế Tôn, chúng ta phải xét nội dung, vị trí của từ này trong lời nói hoàn cảnh đó của Ngài.


Trước tiên, Ngài nói về 2 phía “cực đoan” - cái mà các nhà thuyết triết luận học chưa thông thái rao giảng từ xưa đến nay rằng: Đức Thế Tôn nói 2 cực đoan này là nói về 2 trường phái của của nhị nguyên hay theo đuổi 1 trong hai phía (2 cực đoan) hoặc vật chất hoặc tinh thần (Đây chính là 1 trong 2 vấn đề cơ bản của triết học loài người xưa nay). Và cho rằng như vậy từ ở giữa hay “Trung Đạo” của Đức Thế Tôn tức là bẻ gãy/phủ nhận nhị nguyên. Khẳng định là “bất nhị” - kể cả các từ điển Phật học được biên soạn bây giờ cũng đi vào cái lối mòn cho rằng: Ông Đức Thế Tôn là bậc Vô Thượng Trí Tuệ muốn tuyên thuyết về triết học (từ philosophia có nghĩa là thông thái) - và biến Đạo Phật thành 1 thuyết triết thuần tuý - từ đây làm gì còn cái gọi là Quả Phật hay Đức Hạnh tu Phật nữa.


Gọi toàn bộ hệ thống Giới Kinh của Đức Thế Tôn là 1 thuyết triết - Là đúng bởi vì nếu không đạt cấp độ là 1 thuyết Triết thì nó làm sao xứng đáng với tên Đạo. Nhưng nội dung và mục đích hệ thống này như đã nói ngay phía đầu tiên của Luận này.


Chúng ta thấy, Đức Thế Tôn nói về 2 cực đoan cần phải rời xa ở thời hiện tại của Ngài là: Cực đoan hưởng sự Dục Lạc và cực đoan Khổ Hạnh (người viết tạm trích một bản dịch về 2 cực đoan này như sau):

1. Sự dễ duôi trong dục lạc - là thấp hèn, thô bỉ, phàm tục, không xứng phẩm hạnh của bậc Thánh nhân, và vô ích.

2. Sự thiết tha gắn bó trong lối tu khổ hạnh - là đau khổ, không xứng phẩm hạnh của bậc Thánh nhân, và vô ích.


Để hiểu 2 cực đoan mà Đức Thế Tôn tuyên thuyết này là gì thì cần bối cảnh thời đại của Đức Thế Tôn khi đó và nội hàm của đoạn thuyết giảng mà Đức Thế Tôn đang nói lúc này là nói về Đạo và tu Đạo cho 5 người anh em Kiều Trần Như - là những người đang tu Đạo Khổ hạnh.


Như vậy, 2 cực đoan mà Đức Thế Tôn nói ở đây là 2 cực đoan thời bấy giờ đang hiểu vav dùng để làm con đường tu Đạo. Phải khảo cứu lại hoàn cảnh đó, phải như người đệ tử của Đức Thế Tôn đang ngồi trước mặt Thế Tôn mà nghe Thế Tôn giảng - với Tâm thế này đọc Kinh Pháp Phật mới có khả năng thấm hiểu lời Kinh. Chứ ngồi ở vị trí hoàn cảnh xã hội hiện tại của người đọc Kinh mà đọc Kinh Pháp Phật thì chả bao giờ liễu nghĩa.


Hai cực đoạn hay 2 con đường mà thời Đức Thế Tôn đó người tu Đạo đang đi đó là 2 con đường:

1/ Cho rằng có thần linh (hay theo nghĩa thuyết triết thì gọi là phái ý thức) hay còn hiểu là tinh thần - cái trong đầu đó và như vậy thì Phải tu theo cái Thần Linh này để hưởng được cái giải thoát chính là cái Dục Lạc mà Thế Tôn nói. Đi theo đường này là vô ích. Tiêu biểu là những người ở Đạo Bà La Môn thời bấy giờ. Họ tôn thờ (tu) Thần Linh và hưởng cái Dục Lạc thế giới bởi các Đức Hạnh tà tu ra được (như các thần thông hay nhiệm màu) - họ dùng nó để mưu cầu cái Dục Lạc, hưởng Dục Lạc. Đức Thế Tôn bảo cực đoan này phải tránh xa.

2/ Một cực đoan thì cho rằng: Đau khổ là do cái vật chất - hay chính là những cái con người theo đuổi. Nó do vật chất ( gọi theo nghĩa thuyết triết là phái vật chất đó). Và để giải thoát - những người này đi con đường khổ hạnh tức là ép thân sống khổ để rời xa các vật chất (tiền bạc nhà cửa châu báu nô lệ..v.v.v) .. để mong muốn giải thoát - Chính là con đường mà trước đó Đức Thế Tôn đã đi cùng 5 anh em Kiều Trần Như. Và khi Chứng Đạo - Đức Thế Tôn cũng phủ nhận cái cực đoan hay phép tu thân này. Cho rằng nó vô ích - phải tránh xa.



Như vậy, con đường Đạo của Đức Thế Tôn là con đường mới tinh được Đức Thế Tôn khai phá, chứng đạt và bắt đầu tuyên thuyết đây: Đức Thế Tôn gọi là ở giữa 2 cực đoan trên.


Bỏ qua cái định tính về tên gọi trên khía cạnh thuyết triết. Thì ở khía cạnh Tu Đạo giải thoát. Con đường của Thế Tôn là con đường không ngả phía thân (vật chất) không ngả phía tinh thần (hay ý thức) mà tu cả 2 và kết hợp cả 2 ở trong đó là 1… Khi hiểu được thế này, chúng ta mới hiểu được các cảnh giới nhiệm màu trong Kinh Sa Môn Quả khi thực hành Tứ Thiền và những cảnh giới “siêu tưởng” này là hoàn toàn có thể Chứng đạt ở thực tại được khi thực hành các Phép tu đúng Pháp Phật - Nó không phải là cái Thiền yoga Ấn Độ hay đủ các loại Thiền Định ngoại Đạo được lưu truyền tới ngày nay - dù những loại này rất nhiều người chứng tới Tứ Thiền và có khi còn tuyên bố cao hơn nữa…


Thiền Định trong Thánh Tứ Thiền của Đạo Phật - Chứng và trú được sơ thiền đã là đạt cảnh giới Thánh hay Alahan - phía sau sẽ dần dần nói rõ hơn. Đây mới chỉ nhắc qua để khẳng định về vấn đề “Trung Đạo”


Như vậy, Phật Đạo hay “Trung Đạo” là kết hợp cả thân và tinh thần (cái trong đầu) để tu.


Phía trước chúng ta đã được nghe trong Phật Luận rõ về Đạo Phật là Đạo tu tâm. Hay bây giờ còn có thể gọi là Trung Đạo của Đức Thế Tôn là tu tâm.


Vậy tâm là gì?

Tu tâm mà lại là tu cả thân và tinh thần trong đầu và con đường ở giữa là con đường như vừa giải thích phía trên - nó chính là kết hợp thân và tinh thần cả 2 lại với nhau.


Vậy Tâm chính là sự kết hợp cả hai thứ bao gồm thân và tinh thần (những cái ở trong đầu). Khi kết hợp được vào nhau. Cảnh giới thứ nhất, được xác định là tu sĩ khi tinh thần thấm vào thân, thân thấm vào tinh thần. Lúc này nó được gọi là Tâm. Hay ngôn ngữ Việt dịch bây giờ thường nói là tâm thấm vào thân, thân thấm vào tâm lúc này được gọi là tu Tâm. Cảnh giới 1 này chính là cảnh giới sơ thiền… phía sau, người đọc sẽ rõ cảnh giới tâm gì… Chính là cảnh giới Tâm vô lượng Từ. Tâm từ, hay 4 tâm còn lại ai cũng có nên mới có cái Tánh Phật là ai cũng như ai chứ. Nhưng tu tâm Từ được tới vô lượng mới đạt sơ thiền. Mới chính thức có thể an trú vào sơ thiền trong Phật Đạo.


Như vậy, câu trả lời Tâm là gì không có từ ngữ mang hàm nghĩa nội diên rõ ràng để dùng. Chúng ta, tạm thời khái niệm được như trên.

Từ đây, cần phải thấy hiểu rất rõ hơn cái lý tính của tâm 5/ - nó có cả cái thân vô thường sắc dục này ở đó đó - chứ ko phải chỉ là cái tinh thần (ở đầu ko đâu)…. Có như này mới biết chỗ tu sửa cái tâm 5/ . Nhưng còn nhiều, chưa phải đã hết nghĩa (hay đọc đến đây đã nghĩ là Minh).



(Còn tiếp)
Được cảm ơn bởi: Hồng Hạnh
Đầu trang

hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 187
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Tâm (tiếp theo)

Bây giờ, chú thích lại khái niệm phạm trù hay hàm nghĩa, ngữ nghĩa từ “tinh thần” đang được dẫn ra ở đây.


Tinh thần là một từ ghép chỉ cái tinh tuý của thần - từ Việt này mang hàm ngữ nghĩa của Tiên Đạo phương Đông - Nền văn hoá Cổ Trung (Quốc). Trong phạm vi của Phật Luận này, “tinh thần” được bao hàm phạm trù ngữ nghĩa:


Là những cái ở trong đầu. Thế giới ở trong óc.

Ở góc độ phân tâm học phương tây: Tinh thần ở đây nên được hiểu bao gồm cả các vùng vô thức, ý thức, tiềm thức, nhận thức và các cơ chế của chúng

Ở góc độ ngôn ngữ Đạo Phật, “tinh thần” nên được hiểu bao hàm cả ngữ nghĩa từ thức và liên quan thức, tưởng, danh và cả 1 phần nội hàm của 6 căn và các cơ chế của chúng.


Danh - một từ ngữ trong thuyết triết duy danh và hàm nghĩa từ danh ở đây gần như tương đương và giao thoa gần như khớp cùng với ngữ nghĩa của từ nhận thức. Danh và pháp trong ý nó chính là phần vùng tương hoặc có thể hiểu như vùng nhận thức trong phân tâm lý học phương tây.

Như vậy, quá trình nhân quả Danh - Sắc ở bài Kinh luận về thế giới quan sẽ có thể được hiểu rõ quá trình nhân quả này nếu người tu hành tham nghiên bổ cứu thêm từ khái niệm ý thức của triết học duy vật biện chứng . Từ đây để thấy danh và tưởng khác nhau thế nào.

Tưởng trong ngôn ngữ Đạo Phật gần như và có sự giao thoa khớp với cái gọi là “tiềm thức” trong phân môn tâm lý học phương tây.


Như vậy, nhờ việc nghiên cứu khoa học phương tây mà cụ thể ở đây là các công trình khoa học về Tiềm thức - chúng ta sẽ hiểu được 1 sự sơ lược nhất định của Tưởng trong Đạo Phật. Đồng thời cũng thấy được Tưởng ở đây mang sức mạnh nhiệm màu thế nào … nhưng đối với sự giải thoát con đường hành Đạo Phật nó lại là vọng tưởng hư ảo và vô giá trị đến mức ra sao.


Nhân nói về Tưởng. Thời của Đức Thế Tôn. Các giáo Đạo cực đoan tinh thần như được nêu phía trước - họ chỉ tu chứng trú được tới cái Tưởng thức. - Cái mà Đức Thế Tôn cho rằng đó là Đức hạnh ngoại đạo. Không đáng để Chứng tri và hướng tới, nên lìa xa dù trong quá trình tu Chứng quả vị Phật, người tu hành sẽ đi qua vùng tưởng thức với đủ các loại diệu kỳ, kỳ tư diệu tưởng hay còn gọi là “siêu nhiên, siêu tưởng”.


Vùng Tưởng thức hay sức mạnh nhiệm màu của tàng thức (tiềm thức) khi được mở ra khám phá - nên để người tu Chứng tự nếm khi tới nơi này. Nói ra, vô vị vì dù sao người tu Đạo chân chính chỉ là đi qua và còn đi tiếp. Ko bỏ được xuống chỗ này, chả bao giờ biết phía trong là gì.


Như vậy, hơn 2000 năm nay, chúng ta đã biết đa phần các nhà tu hành chân tu Phật đều lầm lẫn với ngoại Đạo và đi xa nhất là đến chỗ này và hầu như họ dùng Pháp của ngoại Đạo cài cắm vào hệ thống Giới Kinh Phật để tu chứng cái cảnh giới ở Tưởng này - và hầu như đều cho rằng đây là Đạo quả siêu nhiên của họ - đã chứng Thánh.


Vô thức - theo phân chia của phân tâm học phương tây là thứ thức, vùng thức mà nhận thức con người không bao giờ tiến được tới. Nó điều khiển mọi quá trình tự động hoá của con người (gọi là bản năng)…

Đạo Phật là Đạo giải thoát. Bởi thế, 1 trong những quả vị Phật đã được nói rõ đó là: Giải thoát khỏi luân hồi, sinh tử… Và như vậy, theo cái cụm từ của phân tâm học phương tây.. . Người tu Đạo Phật phải mở được ra cánh cửa Vô thức (từ phương tây) - kiểm soát vô thức . Như vậy là khai phá, rọi sáng, thắp đèn, minh toàn bộ 3 vùng (ý thức, vô thức, tiềm thức) - theo ngôn ngữ phân tâm học.

Tuy nhiên, con đường tu Đạo Phật đâu chỉ có tới cái bước thắp sáng toàn bộ tinh thần như vừa kể kia.


Lúc này, người tu bắt đầu thắp lên 1 tia ánh sáng ở trong đầu (tinh thần) gọi là Minh. Ánh sáng càng sáng tỏ thì cái gọi là vô minh sẽ dần bị dẹp bớt. Nói đến đây lại tự nhiên nhớ tới Kinh điển “Sáng Thế Ký” bên kito giáo - nói về Sáng Thế…. Tuy nhiên, thắp đèn để có Minh ở đây không phải là sáng thế theo hàm nghĩa “sáng thế ký” .


Bây giờ, trở lại cái tên Kinh “Chuyển Pháp Luân” . Từ việc hiểu về Đạo của Đức Thế Tôn và những điều đã nêu ra ở phía trước: Chuyển Pháp Luân chính là chuyển cái vô minh (năng lượng tinh thần vô minh) thành cái Minh (Năng lượng tinh thần ánh sáng) - như vậy, khi đọc vào bên trong hệ thống giới Kinh - người tu sẽ rất rõ ánh sáng vô lượng màu, ánh sáng nhiệm màu, quang, Phật quang, vô lượng quang…. Tất cả những cái này là năng lượng gì, ở đâu, từ đâu do đâu có… - Do Chuyển Pháp Luân.


Tại sao vô minh? Và năng lượng tinh thần hay tình trạng/hiện trạng Pháp Luân của người bình thường vốn dĩ là gì? - Là hỗn tạp, là mê mờ, là không trong suốt, là đục, là trầm thuỷ, là ngăn cách (nhớ cái việc đả thông 3 vùng thức theo khái niệm trên) - chính vì thế, tinh thần của người thường gọi là vô minh. Không có diệu dụng gì cả.


Như vậy, về mặt phân chia thể tánh thì tinh thần bao gồm 2 phần:

Phần vô thường là phần sắc giới phản ánh vào , phần vô sắc giới, phần do tưởng gây ra (tham dục và các pháp khác)… có thể hiểu giống như đã nói phía trước - 1 vùng nhận thức + tiềm thức.

Về công năng diệu dụng hay tính lý của diệu dụng: Không có cái gì nhiệm màu cả.


Ở đây chúng ta đã thấy - trong hệ thống Giới Kinh có nhắc về cái Tâm tĩnh định, tâm chân như thường hằng, tâm thật bị che mờ bởi cái tâm vô thường (hay tâm tưởng 5/ đã nói) … thì nguyên do ở đây, đã thấy: Tinh thần của người bình thường bị thể hiện ra thể tánh chỉ có bao hàm (tiềm thức, ý thức) và sự đục mờ vô minh. Nó không thông được với cái phần vô thức trong phân chia tâm thức học phương tây. - Nên người bình thường không dùng được cái gì cả. Dù vẫn có đầy đủ cả phần thức vô thức ở trong tinh thần nhưng vô thức bị che đi, ko thấy, ko dùng được.



Về ngữ nghĩa của “thân”. Pháp Phật chỉ rõ cái thân là tứ duyên hợp, vô thường, hoại diệt, cấu uế rồi…. Cái này gọi là Báo thân . Gọi là báo thân để người tu nhớ thân nghiệp báo, thân này là thân nghiệp báo.

Có cái thân nào là thân chân như không? Nếu là sắc thân - nó cũng vô thường - cái này không cần nghi ngờ Kinh Pháp Phật đã tuyên. Đừng bao giờ cho rằng có thể giữ được cái sắc thân trường tồn… thế gian ta bà không có thuốc trường sinh… hay thuốc giữ thân “trẻ mãi không già”….


Như vậy, cái Tâm 5/ - Tâm tưởng của người bình thường là sự tổng hợp của cả cái tinh thần (Pháp Luân) cấu nhiễm đục như trên với cái thân bất tịnh vô thường như vừa nói. Vậy nếu chấp cái tâm này là tâm ta - Không phải là điên đảo vọng tưởng sao?


Một sự thực tù túng không thể giải thoát ở đây chính là: Cái phần thức vô thức - cái thứ mà người bình thường chúng ta không bao giờ hiểu được lại gắn liền với cái tâm 5/ đây. Hay cụ thể hơn là nó nằm trong cái “Pháp Luân” cấu nhiễm mê mờ bị che khuất như vừa nói. Giống như việc 1 hạt ngọc có lỗ và sợi dây xuyên qua lỗ. Cái tâm hay cái tâm 5/ luôn luôn nằm trong cái thân vô thường. Vì thân vô thường nên mỗi lần hoại diện là cái cái sợi dây (cái vô thức luân hồi).

Ở đây chúng ta đã thấy rõ được: Cái gọi là nghiệp lực nó ở đâu với sự tri kiến của con người hiện đại. Nó nằm ở 1 căn trong cái gọi là vô thức kia. Còn lại cái phần ý thức, nhận thức, thân… đều vô thường rồi, hoại diệt rồi… làm gì còn nữa. Chỉ cái thức vô thức luân hồi.


Vậy vô thức là gì mà có vẻ được nâng lên vai trò rất cao nếu tương đương nghĩa vào trọng hệ thống giới Kinh Phật?


Vô thức là vùng chứa .


Chúng ta thường dùng các từ: Cơ quan, Thiên cơ, cơ trời, cơ cấu, cơ hội…v.v. Cơ chính là vậy - Không thể bằng ngôn từ mà ra nghĩa bởi Cơ còn mật cả mật…

Như vậy, bằng mọi cách để diễn đạt bởi ngôn từ thì Cơ có chứa chế, chứa mã hoá, chứa tự động, chứa luật, chứa thông tin … mà người bình thường chúng ta được gọi là tù tội hay nô lệ… chính là bởi do cái CƠ này nó làm chủ, điều khiển toàn bộ.

Khai thông, hay đả thông được cánh cửa vô thức để nắm cơ chính là hình tượng mô tả lại một kết quả Phật ở người tu. Người tu sử dụng phương pháp tu hành mà Đức Thế Tôn tuyên - được gọi người tu Phật. Còn tất cả những cái ở Luận này này rất nhiều Kinh trong giới Kinh chỉ là: Lý. Giáo lý, Đạo lý, lý tính… nhằm có được cái gọi là Chánh Kiến, Chánh Tư duy để bước lên sử dụng phương tiện thực hành mà đi khoan đục mở thông cái cánh cửa phân tâm thức theo như ngữ nghĩa của phân tâm học phương tây.


Tất nhiên, khi nắm hoàn toàn Cơ - chưa phải là kết quả cuối cùng của con đường tu Đạo Phật. Còn xa lắm.



Khi đạt được Cơ - người tu mới chỉ tự do và tự làm chủ được chính cái gọi là mình ở đời này, thế này mà thôi. Bởi sao? - Bởi thân vô thương và cái tâm 5/ cũng vô thường nên sự giải thoát của việc nắm Cơ mới chỉ là 1 kết quả mà thôi.

Kết quả này mới tương ứng với cảnh giới Thánh Tứ Thiền thứ 2. Còn gọi là bước đầu chân định.

Cảnh giới thứ nhất: Tâm thấm thân, thân thấm tâm. Hợp vào với nhau.

Nhưng rõ ràng, cái thân này là vô thường bất tịnh -không dùng được. Nếu cứ giả sử rằng ở phần tinh thần người tu đạt Minh thanh lọc được tinh thần thanh tịnh nhưng nếu hợp thân thì sẽ không đem đến kết quả thường hằng hay giải thoát cuối cùng.

Nhưng người tu bằng các pháp tu cụ thể của Đức Thế Tôn làm cho cái thân vô thường cấu nhiễm này cũng được thanh tịnh 1 phần - tất nhiên, cần nhớ là thân người, chứ thân người chết thì khác gì xương khô trò tàn, bùn đất. Vì nó thanh tịnh dc 1 phần nên mới đạt cảnh giới 1 sơ thiền.


Từ đây, người tu thực hành sửa cả tinh thần lẫn tâm để đạt đến cảnh giới 2 - nhị thiền đó là: Tinh thần sau khi thấm nhuần toàn thân (khi ly dục ly ác pháp chứng được sơ thiền - một cảm giác hỉ lạc (cái tâm thật đang bắt đầu hình thành là cái đem đến cảm giác này) nó thấm hết toàn thân - không chỗ nào trên thân mà không được hưởng cảm giác này… Đúng y như Kinh đã nói. Cảnh giới 1 hay sơ thiền chỉ viên mãn (an trú) được khi và chỉ khi cái cảm giác này thấm nhuần toàn thân (thân vô thường này) không chỗ nào không có. Thân tâm hợp nhất là vậy. Và từ đây, cái gọi là Tâm hay tâm thật hay tâm tu ra được… mới bắt đầu sinh ra gọi là khởi đầu ra, duyên ra. Cái tinh thần trong đó có cái vô thức nó cũng đã được câu hữu và ở trong cái gọi là “tâm” này.


Sau khi đã thấy (tính thấy đó) an trú được viên mãn cảnh giới 1 , người tu tiếp tục dùng các pháp tu Phật đã được Đức Thế Tôn tuyên rõ tu (thực hành) rút cái tâm này vào bên trong thân (thân người vô thường của người tu đó). Rút hay cô đọng tâm. Người tu lấy thân coi như là bờ, còn tâm chính là nước. Nước được bờ giữ và bờ kín (vì đã tu ở cảnh 1 được thanh tịnh rất nhiều) không cho nước thoát ra. Còn cảnh 1 là nước và bờ đất là thấm vào nhau, hoà quyện vào nhau (nhớ đọc kỹ ví dụ của Đức Thế Tôn trong Kinh đó - toàn bộ các ví dụ ở các cảnh giới mới là cái Đức Thế Tôn mô tả về cảnh giới đó chứ ko phải cái tên sơ thiền, nhị thiền,.. tứ thiền, vô biên thức, vô biên không…. Ví dụ mới là cái Đức Thế Tôn mô cả cảnh giới khi đạt được thì cần ra sao và như thế nào.


Cảnh thứ 2, tâm nội tĩnh, thu về còn thân như bờ be tâm để không cho cái tâm này thoát ra.

Khi cái Tâm nó như nước nguyên chất rồi thì nó được gọi là nhu nhuyễn và sự thực là nhu nhuyễn thì Đức Thế Tôn mới nói ví dụ nó là nước trong vắt tươi mát trong hồ được be kín . Trong từ cảnh giới 2 tới cảnh giới 3 này người tu bắt đầu cái gọi là “trồng chủng tử” - cái thứ này ở nhiều Kinh trong hệ thống Kinh có nhắc đến nhưng chúng ta đều rõ hệ thống giới Kinh phật hiện tại đây đã bị các ngoại Đạo sửa, cài cắm, chỉnh lý, bôi cho … không còn dễ Chánh Kiến. Nên người tu cần hết sức tỉnh thức để có được chánh kiến xuyên suốt.


Trong Kinh đó, ở ví dụ đó, cái đang gọi là chủng tử này được ví như mầm sen được trồng trong hồ nước. Mà hồ nước ở đây chính là cái tâm (cảnh 2 đã nói rõ). Trồng được chủng tử là đạt tam thiền. Nuôi cho nó lớn thôi.

Từ tam thiền tới tứ thiền là 1 giai đoạn thần kỳ nhất bởi vì người tu đi qua vùng tiềm thức. Đến đây là phải mở thông khai phá hết mọi tiềm thức - để làm gì? - Để lấy chất dinh dưỡng nuôi cái chủng tử đó lớn lên chứ còn gì nữa. Cảnh giới tứ Thiền chính là đánh mở ra cái khe hở vô thức và cái chủng tử đã lớn thành cái phôi thân người (nhưng chưa khai lục căn nhé). Đây là phôi nguyên bản.


Khi nắm được Cơ ở vô thức rồi thì mọi thứ người tu đều rõ ràng vì lúc này Minh lắm. Toàn bộ những từ ngữ, từng từ từng ngữ trong cái Kinh đó - người tu sẽ hiểu hết. Ví dụ Đức Thế Tôn nói chứng thiên nhãn thông là gì? - là khai cái tai cho cái phôi kia… nên trong Kinh Phật chỉ nói đến 6 thần thông hay 6 căn thần là khai căn cho Phôi kia.

Và ví dụ Đức Thế Tôn nói rõ: Với tâm nhu nhuyễn của cảnh giới này - Người đó tạo ra 1 thân thứ 2 cũng là sắc thân - đây chính là nói rõ việc người tu tạo từ cái phôi kia ra cái chính mình và nó không phải là cái sắc thân báo thân đang ngồi tu kiết kia đâu (thân này vô thường, không bỏ mau chẳng lẽ yêu như kẻ vô minh).


Các cảnh sau không cần giải thích vì người tu đã đủ Minh nên sẽ tự Chánh Kiến lại được toàn hệ thống Pháp Phật Giới Kinh cái gì đúng cái gì là ta ma cài vào….


Như vậy, đến đây, người đọc đã có một hình dung rõ ràng hơn về việc Chuyển Pháp Luân hay quá trình tu sửa chính là:

Chuyển Pháp Luân - Chuyển tinh thần từ cái tinh thần cấu nhiễm về thanh tịnh
Chuyển cái thân vô thường cấu nhiễm về tới mức thanh tịnh để nó dung nhập được tinh thần vào cái thân này hay thân này dung nhập được tinh thần để thấy được cái Tâm thật từ đó mới bắt đầu tu cái tâm này.


Hệ thống pháp để tu tinh thần ở đây vẫn còn đầy đủ.
Hệ thống pháp để tu thân ở đây vẫn không thiếu.


Chúng ta chỉ bị ngoại Đạo bắt đầu cài pháp ngoại Đạo vào từ ở cái chỗ xác được là 1 tu sĩ hay chính thức tu tâm.

Dù sao đây là con đường giải thoát và nó là đi ngược về nắm Cơ nên việc bị cản trở và khó khăn là lẽ tất yếu. Tất nhiên Cơ chỉ bắt đầu có hành động giáng nghiệp rõ rệt kể từ khi người đó có khả năng chứng trú sơ thiền.


Nếu chỉ làm 1 đời người yên ổn thì đừng bao giờ cố Chứng sơ thiền theo đúng Pháp Phật. Chỉ tu cái tinh thần và cái thân (tất nhiên là tu theo các pháp Phật rồi) đến cận biên của việc chứng sơ thiền - thì người này có thể đạt được mọi thành công như mong muốn của chính họ trong đời sống này. Nó cũng là lý nhân quả. Nếu định từ bỏ tất cả mà nắm Cơ thì cũng cần có cái Dũng, Trí tuyệt luân đặc biệt là Dũng vì Cơ mà dễ cho nắm như vậy thì họ dùng đủ các loại Thiền ngoại Đạo đi nắm cơ hết rồi.


(Còn tiếp)
Được cảm ơn bởi: Hồng Hạnh
Đầu trang

hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 187
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Tâm (tiếp theo)


Trở lại với Tâm. Có câu nói “Minh Tâm Kiến Tánh” - đây không phải là câu nói xuông dù nó chỉ là 1 câu trạch pháp của những người trên con đường Vô Danh.


Hơn 2000 năm, đa phần người nghiên tu thực hành Đạo Phật thường bỏ tâm mà đi tìm Không tìm Định tìm Niết Bàn tìm Phật Quả… mà không hề thấy rằng: Tâm mới là đối tượng từ đầu tới cuối xuyên suốt hệ thống Giới Kinh. Mọi lời Đức Thế Tôn nói đều chỉ xoay quanh đối tượng này. Vì sao?

Vì Đức Thế Tôn đã đạt Chứng Đạt Quả Phật - vậy thì làm gì còn bất cứ cái gì liên quan tới sự vô thường nữa? Bản thân tất cả chúng ta đều đang ở trong sự vô thường bao gồm cả cái thân lẫn cái tinh thần lẫn những cái tâm gì gì đó được nêu ra ở thế giới này cũng đều vô thường sinh diệt cả, bao gồm cả lời nói, ngôn từ lẫn sự hiểu biết… (gọi là vô lượng pháp - tất cả đều vô thường). Vậy lời Đức Thế Tôn thuyết giảng bao gồm cả nội dung ở trong đó không phải cũng vô thường sao? - Nếu như đặt cái hệ thống thần thông giáo hoá của Đức Thế Tôn cũng là 1 pháp ở trong thế giới này. Như vậy đã là cách hiểu lầm lạc.


Đức Thế Tôn đã thoát ra khỏi vô thường - tức làm gì còn cái gì vô thường mà dính mắc được vào nữa - bao gồm cả việc làm Khai giáo tổ sư, giáo chủ, Đạo sư, thuyết pháp, thu đồ, thế độ..v.v. - làm sao những sự vô thường này làm Đức Thế Tôn dính mắc vào được? - Nên cần phải có một sự Chánh tư duy để có được Chánh Kiến - không bị rơi vào lầm lạc. Nếu ngay từ việc hiểu Đạo lý Phật đã kiến tà thì không đi cái gì ở phía sau cả.


Khi Chứng Quả Phật - Tức là Đức Thế Tôn đã viên mãn cả 4 tâm vô lượng được kể ra phía trên. Với 4 cái tâm vô lượng đó - nó là duyên để sau khi Đức Thế Tôn Chứng Quả lại từ đây quay về Tuyên Chuyển Pháp Luân cho toàn bộ chúng sinh. Nhưng Đức Tôn mà trở lại giống như cách hiểu “đi đến rồi trở về lại” thông thường thì Đức Thế Tôn cũng vô thường rồi. Vậy bản chất sự thật và chân như ở đây là sao?


Với cái Tâm mà Đức Thế Tôn đã chứng đạt được đó, người đã dùng cái gọi là “thần thông giáo hoá” - thứ thần thông mà chúng ta đừng nên nghĩ theo nghĩa cách hiểu thông thường (tức là không thể nghĩ không thể hiểu được dù có là Thánh là Thần). Và thần thông này cùng với cái Quả Tâm của Đức Thế Tôn đã thể hiện ra các lời nói lẫn mọi thứ giống như đời sống khi thế Tôn thuyết giáo khi đang ở thế giới vô thường này. Nó làm Thế Tôn vừa cách biệt vừa truyền tải được. Chính là thần thông của Đức Thế Tôn diệu dụng ra. Chúng ta phải thấy rằng, từ sau khi Chứng Đạo, Đức Thế Tôn chỉ một lần duy nhất diệu dụng cái Quả Tâm này - đó là diệu dụng (hay pháp Như lý tác ý khi tu tới viên mãn) thì Đức Thế Tôn tác ra cái thần thông này mới có toàn bộ hệ thống Giới Kinh được lưu truyền tới bây giờ. Nó nằm ngoài Cơ bởi vì nó là thứ “xuất thế gian” thực sự được “nhét” trở về “thế gian”.


Như vậy, cái Tâm của Đức Thế Tôn là thứ Tâm xuất thế gian, đã xuất thế gian. Thứ tâm này nhiều khi được Đức Thế Tôn mô tả một chút về lý tính như: Chân - ngược với giả dối, ảo tưởng, tưởng, thế giới ta bà…. Như Định - là thứ đứng im tuyệt đối ngược với vận động (theo ngôn từ của triết học duy vật biện chứng) hay ngược với vô thường. Nhất (Nhất là một) hay chỉ có 1 thứ này ngoài ra không còn bất kỳ thứ khác bao gồm tất cả các lĩnh vực cho tới 2 “cực đoan” - tức là chỉ có Nhất chứ không còn gì nữa - mọi thứ thuộc cả về khía cạnh cực đoan tinh thần (ý thức) hay khía cạnh cực đoan vật chất. Như Thường - đây mang hàm nghĩa tồn tại vĩnh viễn vĩnh cửu không bao giờ suy suyển hoại diệt hay biến đổi. …



Sau này, vào hệ thống Giới Kinh, ở Kinh mô tả về sự hình thành thế giới thì người tu hành khi đọc được đến đây phải thấy Đức Thế Tôn mô tả về sự sinh thành hoại diệt thế giới đó là từ cái Tâm này mà ra:


Vốn thứ 1 cái Tâm như trên làm gì có thời gian không gian. Nó được khởi 1 niệm đầu tiên. Tại sao cái Tâm đã được mô tả như trên mà lại còn khởi niệm được? - Tại sao Đức Thế Tôn lại quay trở lại thế giới ta bà thuyết giáo được? - Như vừa nói - Chính là cái Pháp Như Lý Tác Ý viên mãn (Cái Tâm xuất thế gian kia mà không có gì thì chả ai đi tìm về cả. Cái Tâm đó dù lý tính được Đức Thế Tôn mô tả qua qua như vừa nêu thì nó vẫn là cái Tâm vô lượng diệu dụng - hay không có gì không diệu dụng được). Cái này khởi niệm đầu tiên. Duyên niệm. Niệm đầu tiên này mới duyên ra cặp duyên (Sắc -Danh) - và Sắc với Danh từ đây vô lượng duyên nhau. Tâm duyên Một (niệm). Một duyên hai (Cặp Danh Sắc). Hai duyên ba (Danh Sắc Thủ). Và từ đây duyên ra vô lượng (thế giới)….


Như vậy, những cái Tâm xuất thế gian - muốn về đây hay về đâu đó để không lạc hãm thì ít nhất phải có cái gì đó để cho cái niệm (của tâm đó) không sinh ra. Như vừa được nói phía trước - Với Đức Thế Tôn là dùng cái gọi “Đại Thần thông giáo hoá”…

Tất nhiên, kể cả người Luận ra bài này cũng không thể nào nói về - những cái gì xuất thế gian - những cái về xuất thế gian chỉ là những cái được “nhét” trở lại mà con người hay chúng sinh ở thế gian thấy - đối với người tu rốt ráo thì cần phải thấy hết.


Đến cấp độ tìm hiểu cái gọi là Tâm thực sự là gì ( tạm gọi là Tâm xuất thế gian) - hầu như nếu cố gắng tìm kiếm, rốt ráo tìm kiếm sẽ đều THẤY nhiều cái xuất thế gian khác được các tâm xuất thế gian khác nhét trở lại thế giới này của bên Tiên Đạo hay Chúa Đạo… rất nhiều nhưng cũng chỉ là để tham khảo đối chứng mà thôi. Còn cái Đức Thế Tôn nhét trở lại là thứ BÁU vô giá mà gộp mọi thế giới giống như thế giới ta bà này vào cũng không thể so sánh được bằng một phần vô lượng của thứ BÁU mà Đức Thế Tôn nhét trở lại này.
Được cảm ơn bởi: Hồng Hạnh
Đầu trang

hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 187
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Chuyển Pháp Luân: Hệ thống giới Kinh Phật


Đến đây, người đọc đã có cái nhìn đầu tiên về bản chất Triệt học dù không phải là một nhà Triết học. Vấn đề của con người chỉ có 1 đó là vấn đề triết học, vấn đề của triết học rốt cục cũng chỉ có 1 đó là vấn đề con người. Dù không hiểu triết học là gì thì ai tu Đạo cũng đã bắt đầu đi trên con đường triết học tức con đường giải quyết vấn đề của con người. Bất kỳ ai, dù không tu Đạo thì con người đó vẫn hàng ngày dùng triết học để giải quyết vấn đề của họ - dù họ không hề ý thức rằng: Bản thân đang dùng cái đó là đang dùng triết học. Bởi vậy, triết học không hề xa lạ hay giáo điều khô khan. Triết học chính là vấn đề của con người. Nên có người nói: Triết học là khoa học của mọi khoa học.


Một nhà triết học dù am hiểu mọi vấn đề của triết học đến đâu chăng nữa mà không áp dụng triết học đó vào để giải quyết vấn đề của mình trong cuộc sống - rõ ràng đó không phải là một nhà triết học hay người có nghiên cứu về triết học - đây chỉ là một nhà lý thuyết.

Một người dù không cần rõ nhà triết học kia đang đi con đường triết học nào, nhà triết học nọ đang giải quyết vấn đề này ra sao, họ cũng không cần biết triết học với những lập hệ thống khô khan giáo điều, kỳ vĩ, thông thái, tri kiến về thế giới và loài người ra sao… Họ chỉ cần thực hành được các vấn đề hay giải quyết được các vấn đề của chính họ cho tới kết quả không còn vấn đề gì nữa - Đây là một nhà thông thái thực sự, chân chính và được gọi là có Đức Hạnh. Họ chính là nhà triết học chân chính.


Nói qua về triết học như trên để người đọc hiểu rõ: Vận dụng triết học chứ không nên là nhà triết học lý thuyết để giải quyết vấn đề của bản thân làm sao có hiệu quả, kết quả. Lẫn lộn việc trở thành nhà triết học hay nhà vận dụng triết học là một việc lạc lầm.


Khái quát qua về các đường lối vận dụng triết học của loài người thông dụng hiện nay:

1/ Hệ thống hành triết để toàn một nhóm lớn người được giải thoát bằng phương pháp duy vật. Người nổi tiếng nhất ở trên con đường này hiện nay có lẽ là Mark - người chỉ ra con đường với đích đến giải thoát hoàn toàn rất rất nhiều người 1 lúc với cái tên đích: Xã hội Cộng Sản.

2/ Hệ thống hành triết để một số người giải thoát bằng phương pháp duy tâm. Người nổi tiếng nhất trên con đường này có lẽ là Chúa - người chỉ ra con đường với đích đến giải thoát hoàn toàn cho những người tin theo với cái tên: Thiên Đàng.

3/ Hệ thống hành triết để một số người giải thoát bằng phương pháp con đường bất nhị. Người nổi tiếng nhất ở trên con đường này có lẽ là Đức Thế Tôn - người chỉ ra con đường với đích đến giải thoát hoàn toàn cho người thực hành theo với cái tên: Niết Bàn


Cả 3 hệ thống hành triết trên đều có thể áp dụng cho bất cứ ai, bất cứ căn tánh nào và bất cứ thời đại nào không phân biệt già trẻ trai gái nam nữ hay năng lực khả năng…. Ở đây, hệ thống hành triết thứ 1/ có 1 điều kiện tiên quyết là: Phải là một nhóm người rất đông hình thành 1 nhóm quần thể nhất định cùng thực hiện hành triết mới có thể đưa đến kết quả thiết thực.


4/ Ngoài ra, còn có rất nhiều hệ thống hành triết khác, được nhiều người chỉ ra nhưng các hệ thống hành triết này đều có những điều kiện nhất định để một người cụ thể đi lên. Có thể nói, một người cụ thể phải thoả mãn các điều kiện cần và đủ nhất định (căn cơ) mới có thể bước theo các con đường này. Tuy nhiên, các hệ thống hành triết này chủ yếu dựa vào 1 trong 3 hệ thống chính trên để tạo ra một con đường nhỏ. Hàm nghĩa con đường nhỏ này không phải là thấp kém nhỏ bé, khó khăn. Nó nên được hiểu theo ý nghĩa là: Có nhiều người không đủ điều kiện để bước đi trên đó tới đích.




Trong hệ thống hành triết của Đức Thế Tôn lại có rất nhiều con đường được gọi là các tông thừa để đi đến đó. Mỗi người có thể phù hợp với 1 hoặc nhiều con đường. Và nên lựa chọn con đường bản thân cảm thấy dễ dàng nhất. Điều này không có nghĩa chỉ có 1 con đường bản thân đang đi là đúng. Giai đoạn cuối cùng, tất nhiên tất cả những ai tới chỗ này đều phải tập trung bước đi trên con đường duy nhất.

Với hệ thống Giới Kinh - con đường hành triết (hành pháp) của Đức Thế Tôn nó như là 1 mạng lưới đường đi. Bởi thế, nếu không Thấy rõ Đích lẫn thực tại vị trí đứng thì khả năng lớn là cả đời hành triết của Đức Thế Tôn mà vẫn luẩn quẩn ở trong thế giới ta bà. Ít nhất cần phải đi được đến chỗ CHÁNH ĐỊNH - tức là đứng lên vị trí ở đoạn đầu con đường duy nhất (đoạn cuối cùng) rồi chờ các sư huynh đệ hay hưởng lạc 1 thời gian (nhưng an trú ở Chánh Định rồi thì làm gì còn khái niệm này) rồi có thể tự đi hoặc cùng nhau đi đoạn cuối - khả năng đoạn này không dễ đi.


Trong hệ thống Giới Kinh hay mạng lưới đường đi của Ngài - có những thứ rất kỳ đặc. Ví dụ: Có những người không bước lên chỗ Chánh Định mà lại cứ tới đó là quay trở lại các vị trí phía trước để giúp những người khác nhận ra đường đi (gọi là chỉ đường). - Đây có thể là tư tưởng: Tập hợp cả giáo cùng tới vị trí kia rồi dùng sức mạnh tập thể để đánh thông đoạn đường cuối. Nó không khác gì một nhóm người cùng cử thế ở bước đi cuối cùng đánh tan màn chướng giới thành “cộng sản xã hội” … trong truyện huyễn tưởng của loài người có câu “cử giáo phi thăng”. Đây là một kỳ đặc rất thú vị khả năng do một số người vào an trú ở Chánh Định “chán cái Định Lạc quá” nên dùng cái Pháp Như Lý Tác Ý (lúc này chưa hoàn toàn viên mãn và ko thể có đầy đủ nhiệm màu như của Đức Thế Tôn dùng sau khi Chứng Đạo) - quay trở lại thế để “giết thời gian”. Với Tâm và Pháp (như lý tác ý) ở giai đoạn này - Những người này học cách của Đức Thế Tôn cứ quay đi quay lại rất có thể sẽ Thất Tâm hoặc sau 1 số lần sẽ bị nhiễm đục. Vì Tâm và Pháp chưa thực sự viên mãn nhiệm màu xuất khỏi thế gian nên không thể dùng Tâm xuất thế gian, Pháp xuất thế gian, thần thông xuất thế gian. - Dù sao đây chỉ là quan điểm ở trong bài Luận vô thường này vì vị nào tới đó cũng đều tự thấy rõ - cũng không cần nhắc nhở.
Được cảm ơn bởi: Hồng Hạnh
Đầu trang

hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 187
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Hệ thống Giới Kinh (tiếp)


Đến đây, người đọc đã phải có Chánh kiến Chánh tư duy tới một mức độ nhất định mới có thể không bị rơi vào Tà kiến hay sự viển vông mơ hồ mê hoặc mà nguồn thông tin loài người tích luỹ đến hiện nay đã trở nên vô lượng.


Nếu đứng trước một nhà triết học thực sự của các ngoại Đạo khác (nhà triết học thực sự nhé - tức họ rất nhiệm màu đó) hoặc đứng trước một nhà (giáo sư) triết học lý thuyết kinh điển, với các lập luận:

1/ Pháp lý của Đạo Phật là vậy thì rõ là thuyết nhất nguyên nhưng hệ thống giới kinh đi tu cái tâm là cái tinh thần rồi lại đi tìm nó để đạt một thứ gọi là Thường Định xuất khỏi thế gian vượt khỏi sống chết, lại thấy kể ra đủ các nhiệm màu thần thông nọ kia… Không khác gì duy tâm … - Đại loại của lập luận này như trên với đủ các Kinh điển của những người đó. Nếu như không có một định lực nhất định (hạnh) của Chánh kiến và chánh tư duy thì người đang hành triết Phật lập tức sẽ bị rơi vào , hoặc là sẽ ngả theo phái duy tâm vì thấy họ nói đúng như trên thì đúng là duy tâm rồi. Hoặc là vì để phủ nhận những lời biện triết đó - người lại phát khởi ra các tà kiến như: Đúng, nhiệm màu làm gì có, chủ yếu là tu để thấy tâm an lạc là được, hạnh phúc là được hay chết là hết, mình cũng đâu cần nghĩ cái gì sau khi chết chỉ tu cái tâm thiện như Phật nói thôi còn thân mình thì cũng nên để nó hưởng lạc chứ sao phải giới cho nó thanh tịnh làm gì… hay Đạo Phật là Đạo tu tâm, tất cả là do tâm mà ra, mình không nên rơi vào duy tâm nên sẽ chỉ tìm tu những pháp để cho tâm thiện, trở thành người thiện là tốt rồi chứ quan tâm gì mấy cái cảnh giới siêu thực kia….. hoặc người hành triết Phật sẽ đi luận triết lại với người đó “sùi bọt mép” mà vẫn không cãi nổi cuối cùng nhận trở lại “một cục bất mãn hay ấm ức trong lòng” hoặc biện xong thấy sướng rơn rơn… - nếu tu hành theo Phật chả biết được nhiều hay ít nhưng đến đây là mất hết rồi….


Chánh Kiến: Đạo Phật là Đạo bất nhị. Chữ Tâm Phật hay Tâm ở trong Đạo Phật không phải là chữ tâm trong phải duy tâm. Chữ Tâm của Phật bao gồm cả duy tâm và duy vật hay tu tâm là tu cả tinh thần lẫn thân (vật). Chánh tư duy là nếu đọc Phật Luận đến đây thì phải tư duy được ra điều mà người luận triết phía trên nói là Tà.



2/ Pháp lý của Đạo Phật rõ hay nhưng lại đi tu cái Tâm gì gì nào đó để cho nó hiện hữu. Đã là tâm linh thì là tâm linh, làm gì có chuyện hiện hình ra thực … Đây đúng là duy vật siêu hình. - Đại loại của lập luận này như trên với đủ các Kinh điển của người đó nghe rất hợp lý. Người tu hành triết Phật nếu không đủ định lực của Chánh Kiến Chánh Tư duy sẽ lập tức sinh ra các Tà kiến để phủ nhận hoặc thừa nhận. Khi tà kiến được duyên khởi sẽ cho rằng mình không siêu hình thế là đi tìm các luận cứ cho mình là duy vật bỏ đi mất phần duy tâm. Lại còn có khi ảo tưởng đến mức muốn đứng trên góc độ duy vật đưa hệ thống Giới Kinh Phật vào để đánh cả duy tâm lẫn siêu hình. Và phần lớn người thì lại đi gật gù thừa nhận “duy vật siêu hình” - rồi bắt đầu đi tìm cái gọi là thần thông hiển hoá, tu sao ra được thần thông hoặc cơ bản nhất đó là: Tu tìm thân trường sinh, thân bất tử, duy ngã thượng tôn hay tu sao cho thân có Từ (trường) hút tài hút lộc hút vật chất thế gian vào người… toàn những thứ Tà.

Chánh Kiến, Chánh Tư duy là phải rõ được những điều này. Đạo Phật là nằm giữa cả 2. Là Đạo bất nhị.


3/ Pháp lý của Đạo Phật là Đạo bất nhị mà làm gì có cái thứ bất nhị. Trên đầu 3 thước có Thần Minh, tu gì thì tu cũng phải cầu khấn lạy vái để Thần Thánh phù hộ độ trì chứ tu Phật mà không cúng lễ tế bái thì còn bị nghiệp vật nặng hơn… Hoặc: Thời hiện đại thế này mà lại còn tin các thuyết duy tâm với bất nhị. Thế giới này được chứng minh rõ rằng là vật chất, cả nước Việt Nam còn đang đi duy vật biện chứng và làm gì có ai phủ bỏ được cụ Mark. Không làm mà đòi có ăn. Sống tương thân tương ai cùng nhau làm cùng nhau hưởng, sống lương thiện chan hoà tình yêu thương cả gia đình và xã hội rồi chúng ta cùng nhau tiến lên những hình thái xã hội cao cấp hơn là quy luật rồi. Hiểu không? - Đây là quy luật của thế giới. Giờ còn siêu hình bất nhị với cả thần thông…. Với những luận triết Kinh điển người chưa đủ Định Chánh Kiến Chánh Tư duy rất dễ rơi vào Tà. Bởi sao, bởi thấy họ nói không có gì sai, hợp lý quá… hoặc là tranh luận lại….



Đạo Phật là Đạo không tranh luận. Trong Giới Kinh Phật đặc biệt chú trọng về điều này. Bởi sao? . - Bởi nếu không đủ Đức Hạnh (quả vị đó) nhất định thì càng biện luận càng dễ rơi vào Tà. Gặp người có Đức Hạnh thông thần bên duy tâm sẽ rất dễ lôi một lố thuyết duy vật ra để đáp lại và từ đó Thất Tâm. Gặp người có Đức Hạnh thông kinh bên duy vật họ chỉ bảo cho tường tận có khi lại lôi một mớ duy tâm ra để phủ nhận và từ đó Thất Tâm. Gặp người thường thường họ chỉ cần nói: Đúng là đồ ba phải, tâm không ra tâm, vật không ra vật, dở dở ương ương… có khi lúc đó lại tự nghĩ: Hay mình sai rồi… Như vậy, không cần tranh luận và đừng phân biệt.


Sau này người tu càng tới chỗ thâm sâu mới càng thấy tại sao lại không được biện luận về con đường hành triết Phật bởi vì: Cái Tâm khi tu cấp độ đầu tiên là tu Tâm Từ thì đã biết: Không thể nào đạt vô lượng tâm nếu đi phủ nhận một cái khác, cho nó là ở bên ngoài. Tâm mà còn càng phân biệt thì càng cách xa cái viên mãn của cảnh giới đầu tiên. Mà sự phân biệt rốt ráo nhất ở đây chính là sự phân biệt duy tâm duy vật siêu hình…

Người đủ Định Chánh Kiến Chánh Tư duy ở đây phải thấy rõ: Con đường của Đức Thế Tôn là con đường không phân biệt. Không ngả bất kỳ bên nào nhưng cũng dung chứa cả 2 vào không hề phân biệt. Cái Tâm của người hành triết Phật không phải là tâm tinh thần cũng không phải là tâm trong tim hay tâm tình tâm cảm… Tâm Phật là tâm chứa cả 2, chứa cả phía duy tâm (tinh thần) chứa cả phía duy vật (thân) … Có Chánh Kiến Chánh Tư duy được rõ ràng thế này thì mới nhìn thấy tia sáng đầu tiên ở cái cảnh giới thứ nhất nếu đạt được khi chứng sơ thiền (trong Đạo Phật chứ ko phải sơ thiền trong ngoại đạo) và an trú được sơ thiền: Tinh thần và thân hợp nhất (thấm nhuần vào nhau) để thấy được cái Tâm và mới thấy rõ Tâm là gì… đã được sinh ra… mới được gọi là Tu Sĩ Chân chính.
Được cảm ơn bởi: Hồng Hạnh
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Phong tục - Tín ngưỡng”