SỰ KIỆN 2012

Trao đổi về các lĩnh vực khoa học và đời sống
Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

SỰ KIỆN 2012

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »

TÔI CHUYỂN BÀI GIÚP CHO BẠN tigerstock68
tigerstock68 đã viết:

Tập Cận Bình – nhà độc tài mới của Trung Quốc?

Hình ảnh

Tập Cận Bình - Phó Chủ tịch Quân Ủy Trung ương Trung Quốc
bàn về thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc, tạp chí Tham khảo Nước ngoài số tháng 7 của Hồng Kông dẫn lời Giáo sư Vương Kiện Vĩ cho rằng, sách lược ngoại giao “giấu mình chờ thời” của Trung Quốc đã không còn phù hợp và “những biểu hiện cứng rắn hơn” về ngoại giao là lựa chọn duy nhất cho chính quyền Bắc Kinh trong thời gian sắp tới.


Sách lược “giấu mình chờ thời” được Đặng Tiểu Bình đề ra sau sự kiện Thiên An Môn ngày 4/6/1989 đã giữ chủ đạo phương châm ngoại giao của Trung Quốc trong thời đại Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, giúp Trung Quốc có được môi trường hòa bình để phát triển kinh tế. Nhưng, trong bối cảnh tình hình thế giới thay đổi và thực lực của Trung Quốc tăng lên, thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc chắc chắn sẽ phải xem xét lại sách lược “giấu mình chờ thời”.

“Ở Trung Quốc đã có nhiều cuộc thảo luận về việc Trung Quốc nên tiếp tục “giấu mình chờ thời” hay phải tích cực tiến tới, có thái độ cứng rắn, thay đổi luật chơi. Nhưng Hồ Cẩm Đào ngay lập tức đã ngăn lại, không cho phép có sự thay đổi quá lớn. Do đó, nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc sau Đại hội 18 sẽ phải đối mặt với vấn đề và thách thức này, vào thời gian thích hợp sẽ phải xem xét đưa ra hành động sao cho tương ứng với sức mạnh quốc gia của Trung Quốc.” [1]
Dự đoán các ứng cử viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa tới (khóa 18), các nhà phân tích Singapore nhận định “Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường nhất định sẽ đảm nhiệm cương vị lãnh đạo cao hơn” nhằm duy trì tính liên tục của thể chế và các nhân vật còn lại như Uông Dương, Lưu Diên Đông và Trương Cao Lệ sẽ cạnh tranh các chức vụ thấp hơn còn lại. [2]
Trong khi đó, Hạ nghị sĩ Mỹ – Charles Boustany – phát biểu với hãng Thông tấn Trung ương của Đài Loan rằng, giới lãnh đạo Trung Quốc “lo lắng tình hình Trung Quốc sẽ rơi vào tình trạng mất kiểm soát trước khi diễn ra sự chuyển giao quyền lực giữa thế hệ lãnh đạo thứ 4 và thế hệ lãnh đạo thứ 5 vào năm 2012”. [3]
Qua những diễn biến “phức tạp” về đối nội lẫn đối ngoại cho Trung Quốc; cộng với “chính sách” kích chủ nghĩa dân tộc kiểu “đại Hán”, tâm lý bành trướng lãnh thổ, từ năm 2008 trở lại đây. Rõ ràng, sự thay đổi từ đường lối “trỗi dậy hòa bình” sang trỗi dậy trong hung hăng của Trung Quốc là điều đã nhìn thấy trước mắt.
Bàn về gương mặt sẽ thay thế Hồ Cẩm Đào, nhà lãnh đạo được cho là có đường lối ôn hòa, sang người có đường lối cứng rắn hơn. Lâm Quang Diệu, phóng viên hãng tin Reuters, dự đoán “Tập Cận Bình sẽ trở thành Tổng Bí thư và Lý Khắc Cường sẽ trở thành Thủ tướng”. [2]
Từ năm 2008 là chu kỳ mới của Trung Quốc
Dưới góc nhìn của chiêm tinh, bằng sự phân tích chu kỳ dựa trên sự di chuyển của sao Diêm Vương. Bắt đầu từ năm 2008, Trung Quốc đã đi vào một giai đoạn mới của lịch sử khi Diêm Vương tinh ở vào cung Capricorn – nơi sao chủ mệnh Thái Dương trú ngụ.
Liên tiếp trong 15 năm, từ 2008-2023, sao Thái Dương có sự kết nối đến Nguyệt tinh, Thổ tinh, Hỏa tinh và Kim tinh. Điều này dự báo cho một Trung Quốc tăng trưởng mạnh về kinh tế (Kim tinh); đối mặt với khó khăn về vấn đề dân tộc và sự chống đối mạnh mẽ từ dân chúng (Nguyệt tinh); thiên tai và tai nạn liên tiếp (Thổ tinh); đồng thời phát triển và phiêu lưu hơn về mặt quân sự (Hỏa tinh)…
Bộ ba Hỏa tinh, Nguyệt tinh và Thái Dương cùng hợp thành hình tam giác trên lá số tử vi, khi đến chu kỳ hội sát tinh sẽ gây ra sự khủng hoảng chính trị lớn, thậm chí dẫn đến nổi loạn và đương nhiên phe đối lập sẽ vấp phải sự đàn áp mạnh mẽ bằng quân sự đến từ phía nhà cầm quyền.
Từ cục diện trên lá số tử vi và tình hình Trung Quốc vừa qua, có thể thấy nhân vật sẽ lãnh đạo Trung Quốc sắp tới là người có “bàn tay sắt” và hình ảnh người này để lại không kém phần “chói lọi” so với Mao Trạch Đông thuở trước.
Nhìn lại chu kỳ Capricorn trong quá khứ
Nhớ lại chu kỳ sao Diêm Vương ở cung Capricorn lần trước (1762-1778). Đây là giai đoạn hưng thịnh kinh tế, rộng mở lãnh thổ của triều đình Nhà Thanh dưới sự trị vì của vua Càn Long, từ 1736-1795.
Các cuộc chiến của Càn Long đã xác nhập thêm các vùng đất ở phía Tây, và mở rộng lãnh thổ Trung Quốc đến tối đa: khoảng 11.000.000 km², so với 9.000.000 km² ở hiện tại. [4]
Tuy nhiên, giai đoạn này tại Tứ Xuyên và nhiều vùng phía Nam của Trung Quốc nổi lên các cuộc nổi dậy chống lại triều đình nhà Thanh và đã bị dẹp yên.
Hình ảnh


Tập Cận Bình – nhà độc tài mới của Trung Quốc?
Ban đầu người viết có ý định xem tất lá số của các nhân vật có tiềm năng trở thành nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc, nhưng sau khi tìm kiếm thông tin trên Google thì thấy đa phần họ đều không có ngày sinh rõ ràng, trừ Tập Cận Bình – Phó chủ tịch Quân ủy trung ương.
Tập Cận Bình sinh ngày 01/06/1953, tại Bắc Kinh [5]. Mới nhìn qua có thể nhận ra đây là một lá số tử vi đẹp với Hỏa tinh, Thủy tinh và Mộc tinh cùng hội ngội Thái Dương ở cung Gemini. Đồng thời Thái Dương có Kim tinh chiếu từ cung Aries.
Việc Thủy tinh, Hỏa tinh và Thái Dương cùng ở một cung cho thấy Tập Cần Bình là người độc đoán, chuyên quyền và có xu hướng theo đường lối chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Đồng thời sự kết hợp của cặp Thái Dương – Mộc tinh cho thấy Tập là người có tính sáng tạo, dám phá vỡ lề lối.
Từ lá số tử vi cho thấy, năm 2012 là quản thời gian rất đẹp của Tập Cận Bình khi Kim tinh đến chu kỳ kết hợp cùng Thái Dương và thời điểm sao tử vi sáng nhất rơi vào tháng 06/2012.
Nếu ngày sinh chính xác, rất nhiều khả năng Tập Cận Bình sẽ trở thành nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc. Điều này cũng hợp với lá số tử vi của nước này từ sau năm 2008, bởi họ đang ngày càng trở nên cực đoan hơn và sự cứng rắn này có biểu hiện rõ nhất bắt đầu từ sau năm 2015.[/font][/color]
Được cảm ơn bởi: Hoa_Dao, cloudstrife, Tr_ThanhThuy, Riêu, vuixuan2012
Đầu trang

Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

TL: SỰ KIỆN 2012

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »

Hà Uyên đã viết:

Thế giới - Trung quốc

Hình ảnh


Được cảm ơn bởi: find
Đầu trang

Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

TL: SỰ KIỆN 2012

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »

tigerstock68 đã viết: Hình ảnh

Tập Cận Bình - Phó Chủ tịch Quân Ủy Trung ương Trung Quốc


Hình ảnh


Tập Cận Bình – nhà độc tài mới của Trung Quốc?
Ban đầu người viết có ý định xem tất lá số của các nhân vật có tiềm năng trở thành nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc, nhưng sau khi tìm kiếm thông tin trên Google thì thấy đa phần họ đều không có ngày sinh rõ ràng, trừ Tập Cận Bình – Phó chủ tịch Quân ủy trung ương.

Tập Cận Bình sinh ngày 01/06/1953, tại Bắc Kinh [5].

Làm cách gì đây để biết được Năm - Tháng - Ngày sinh của ông Tập Cận Bình là đủ độ tin cậy !!!

Chẳng nhẽ chựu bó tay ?

Đành phải tin vào ngày 01/06/1953 sao ?
Được cảm ơn bởi: Tr_ThanhThuy
Đầu trang

Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

TL: SỰ KIỆN 2012

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »

Hà Uyên đã viết:
tigerstock68 đã viết: Hình ảnh

Tập Cận Bình - Phó Chủ tịch Quân Ủy Trung ương Trung Quốc


Hình ảnh


Tập Cận Bình – nhà độc tài mới của Trung Quốc?
Ban đầu người viết có ý định xem tất lá số của các nhân vật có tiềm năng trở thành nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc, nhưng sau khi tìm kiếm thông tin trên Google thì thấy đa phần họ đều không có ngày sinh rõ ràng, trừ Tập Cận Bình – Phó chủ tịch Quân ủy trung ương.

Tập Cận Bình sinh ngày 01/06/1953, tại Bắc Kinh [5].

Làm cách gì đây để biết được Năm - Tháng - Ngày sinh của ông Tập Cận Bình là đủ độ tin cậy !!!

Chẳng nhẽ chựu bó tay ?

Đành phải tin vào ngày 01/06/1953 sao ?

Ngày 01/06/1953 nhằm ngày Quý Mùi, tháng Đinh Tị, năm Quý Tị, tức là ngày 20/4 âm lịch.

Việc của chúng ta là chấp nhận ngày sinh này, và bây giờ là xác định Giờ sinh (???)
Được cảm ơn bởi: cloudstrife
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tigerstock68
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2136
Tham gia: 14:12, 29/03/11

TL: SỰ KIỆN 2012

Gửi bài gửi bởi tigerstock68 »

[highlight=#ffffff][blockquote][blockquote]

Dự đoán về Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc khóa 18

Theo trang web của tờ "Liên hợp Buổi sáng" (Xinh-ga-po), trong phiên thảo luận sáng 12/7 tại Diễn đàn Toàn cầu Tương lai Trung Quốc tổ chức tại Xinh-ga-po trong hai ngày 11-12/7, các đại biểu đã sôi nổi trao đổi ý kiến về các ứng cử viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa tới (khóa 18).


Khi bàn về ảnh hưởng của việc nếu Giang Trạch Dân qua đời đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc, Giáo sư, Tiến sĩ Trịnh Vĩnh Niên, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Á thuộc Đại học Quốc gia Xinhgapo, cho rằng sự phát triển trên thực tế của chính trị Trung Quốc giống như các chính thể dân chủ là điều có thể dự đoán được. Tuy nhiên, hệ thống chính trị của Trung Quốc cũng có các đặc điểm khác biệt, trong đó đa nguyên hóa nội bộ là một điểm quan trọng.
Theo Giáo sư Trịnh Vĩnh Niên, ở phương Tây, người ta có thể duy trì sự độc lập của mình bên ngoài đảng cầm quyền, nhưng ở Trung Quốc thì buộc phải ở trong thể chế. Đảng Cộng sản Trung Quốc là một đảng kiểu “trăm sông đổ về biển”, không chỉ đơn thuần đại diện cho công nhân và nông dân, tiến trình chính trị ở nước này có thể bị điều khiển bởi vài gia tộc. Tuy nhiên, việc chỉ dựa vào vài gia tộc để giành quyền chủ đạo ở nước này là không dễ dàng. Hiện nay, ở Trung Quốc đã có rất nhiều lời kêu gọi thực hiện dân chủ trong đảng, song Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc có tới 9 thành viên. Điều này có nghĩa rất khó để có thể xảy ra việc một người chi phối tất cả.
Bên cạnh đó, nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc còn bị hạn chế bởi nhiệm kỳ và tuổi tác. Tất cả các đảng viên chỉ có thể lãnh đạo đất nước 2 nhiệm kỳ và ở khía cạnh này, quy định của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đạt được hiệu quả giống như chế độ bầu tổng thống của phương Tây. Ngay cả Thủ tướng Chu Dung Cơ, dù rất được hoan nghênh, nhưng cũng phải nghỉ hưu sau 2 nhiệm kỳ. Chế độ nhiệm kỳ rất quan trọng, giúp tránh được tình trạng độc tài cá nhân. Tất nhiên, hiện nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn chưa xác lập được cơ chế dân chủ trong đảng một cách toàn diện và hoàn chỉnh. Ngoài ra, chế độ luân chuyển cán bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng rất quan trọng. Nếu là cán bộ sinh ra ở Quảng Châu thì không thể làm lãnh đạo Quảng Châu nhằm tránh sự lớn mạnh của lợi ích địa phương.
Giáo sư Trịnh Vĩnh Niên cho biết ở Xinh-ga-po, việc hạn chế tuổi tác của lãnh đạo bị coi là lãng phí nhân tài. Nhưng ở Trung Quốc, cho dù vẫn còn năng lực nhưng đã 65 tuổi thì nhất định phải về hưu và việc này giúp cho quá trình “thay cũ đổi mới” trong Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra rất nhanh.
Xem xét việc thay đổi lãnh đạo Trung Quốc, người ta sẽ thấy có cả nhân tố xác định lẫn nhân tố không xác định. Hai nhân tố xác định là việc Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường nhất định sẽ đảm nhiệm cương vị lãnh đạo cao hơn, bảo đảm tính ổn định của thể chế. Như vậy, trong Thường vụ Bộ Chính trị vẫn còn 7 vị trí phải cạnh tranh. Căn cứ theo thông lệ “7 lên 8 xuống” (từ 67 tuổi trở xuống có thể ở lại, từ 68 tuổi trở lên sẽ về hưu), 9 nhân vật là Du Chính Thanh (Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thượng Hải), Bạc Hi Lai (Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trùng Khánh), Vương Kỳ Sơn (Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng), Trương Đức Giang (Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng), Lý Nguyên Triều (Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương), Uông Dương (Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quảng Đông), Lưu Diên Đông (Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Quốc vụ viện), Lưu Vân Sơn (Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên truyền Trung ương) và Trương Cao Lệ (Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thiên Tân) sẽ cạnh tranh 7 vị trí còn lại.
Đương nhiên, vẫn còn nguyên tắc khác là phân biệt đối xử. Theo nguyên tắc này, Du Chính Thanh, Trương Đức Giang và Lưu Vân Sơn sẽ có ưu thế bởi họ đã có 2 khóa trong Bộ Chính trị. Như vậy, 4 ghế còn lại trong Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Trung Quốc sẽ là sự cạnh tranh giữa Vương Kỳ Sơn, Lý Nguyên Triều, Bạc Hi Lai, Uông Dương, Lưu Diên Đông và Trương Cao Lệ. Năng lực của Vương Kỳ Sơn và Lý Nguyên Triều đã được khẳng định. Những gì Bạc Hi Lai làm được mấy năm lại đây ở Trùng Khánh cũng đã được thừa nhận. Cho nên, xem ra chiếc ghế còn lại duy nhất sẽ là cuộc chạy đua giữa ba ứng cử viên là Uông Dương, Lưu Diên Đông và Trương Cao Lệ.
Cũng liên quan tới vấn đề lãnh đạo kế cận ở Trung Quốc, phóng viên Trung Quốc hàng đầu của hãng tin Reuters Lâm Quang Diệu cho rằng Tập Cận Bình sẽ trở thành Tổng Bí thư và Lý Khắc Cường sẽ trở thành Thủ tướng. Nhưng nếu bất ngờ xảy ra thì sẽ xuất hiện nhiều nhân tố không xác định, giống như "Lưu Thiếu Kỳ vốn sẽ kế nhiệm Mao Trạch Đông, nhưng lại chết trong nhà giam, Lâm Bưu cũng chết vì máy bay rơi, người thay thế Đặng Tiểu Bình là Hồ Diệu Bang cũng sớm qua đời, Triệu Tử Dương cũng bị rớt đài". Theo Lâm Quang Diệu, hiện nay, Trung Quốc không có một nhân vật mạnh vượt trội, nên luôn nhấn mạnh tới nhân tố tập thể lãnh đạo.

[/font][/blockquote][/blockquote][/color][/highlight][/font]
Được cảm ơn bởi: cloudstrife
Đầu trang

Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

TL: SỰ KIỆN 2012

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »

tigerstock68 đã viết: Hình ảnh

Tập Cận Bình - Phó Chủ tịch Quân Ủy Trung ương Trung Quốc


Hình ảnh


Tập Cận Bình – nhà độc tài mới của Trung Quốc?
Ban đầu người viết có ý định xem tất lá số của các nhân vật có tiềm năng trở thành nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc, nhưng sau khi tìm kiếm thông tin trên Google thì thấy đa phần họ đều không có ngày sinh rõ ràng, trừ Tập Cận Bình – Phó chủ tịch Quân ủy trung ương.

Tập Cận Bình sinh ngày 01/06/1953, tại Bắc Kinh [5].


Ngày 01/06/1953 nhằm ngày Quý Mùi, tháng Đinh Tị, năm Quý Tị, tức là ngày 20/4 âm lịch.

Việc của chúng ta là chấp nhận ngày sinh này, và bây giờ là xác định Giờ sinh (???)

Tạm chọn cung Thê cư Ngọ được không ?

Chờ tin bạn tigerstock68 cho ý kiến !
Được cảm ơn bởi: cloudstrife, Tr_ThanhThuy
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tigerstock68
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2136
Tham gia: 14:12, 29/03/11

TL: SỰ KIỆN 2012

Gửi bài gửi bởi tigerstock68 »

Thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc sẽ cứng rắn hơn về ngoại giao?

Tạp chí Tham khảo Nước ngoài số tháng 7 của Hồng Kông đăng bài của nhà nghiên cứu Hồ Lập cho rằng trong bối cảnh sức mạnh quốc gia của Trung Quốc đang tăng lên, địa vị quốc tế được nâng cao, sách lược ngoại giao “giấu mình chờ thời" đã không còn đủ khả năng để ứng phó với các mối quan hệ quốc tế của Trung Quốc.
[/font]


Dẫn lời của Giáo sư Vương Kiện Vĩ, Chủ nhiệm khoa Chính quyền và Hành chính thuộc Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Ma Cao, tác giả dự đoán lãnh đạo thế hệ thứ năm của Trung Quốc ngoài việc phải đề ra chiến lược phù hợp hơn với tình hình Trung Quốc, cũng phải xem xét tới việc làm thế nào để phát huy sức ảnh hưởng của Trung Quốc trên trường quốc tế. Vì thế, nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc có thể sẽ có sự điều chỉnh nhất định về chính sách ngoại giao. Với những gì diễn ra vừa qua có thể các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc sẽ có những biểu hiện cứng rắn hơn.
[/font]
Vấn đề mới cho các nhà lãnh đạo: Điều chỉnh sách lược ngoại giao như thế nào
[/font]
Sách lược "giấu mình chờ thời" được Đặng Tiểu Bình đề ra sau sự kiện Thiên An Môn ngày 4/6/1989 đã giữ chủ đạo phương châm ngoại giao của Trung Quốc trong thời đại Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, giúp Trung Quốc có được môi trường hòa bình để phát triển kinh tế. Nhưng, trong bối cảnh tình hình thế giới thay đổi và thực lực của Trung Quốc tăng lên, thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc chắc chắn sẽ phải xem xét lại sách lược "giấu mình chờ thời".
[/font]
Giáo sư Vương Kiện Vĩ chỉ rõ: Sách lược "giấu mình chờ thời" của Đặng Tiểu Bình đã giúp Trung Quốc thành công trong việc gia nhập cộng đồng quốc tế do phương Tây làm chủ đạo, đồng thời dọn đường cho Trung Quốc trỗi dậy nhanh chóng. Sách lược ngoại giao thời Hồ Cẩm Đào tuy có thêm một số khái niệm mới như “thế giới hài hòa”, nhưng về tổng thể, mang tính kế thừa nhiều hơn là thay đổi và ít có tính tạo lập về mặt lý luận.
[/font]
Tuy nhiên, trong một số vấn đề cụ thể, Hồ Cẩm Đào vẫn có những nét khác so với thời Giang Trạch Dân. Ví dụ: Hồ Cẩm Đào đã tương đối thành công trong chính sách đối với Đài Loan, thay đổi được cách làm cứng rắn, muốn thành công nhanh, thiên về cái lợi gần và định rõ thời gian biểu trước đây; trong quan hệ với Nhật Bản, nếu thời Giang Trạch Dân nhấn mạnh nhiều hơn tới vấn đề lịch sử, thời Hồ Cẩm Đào lại nhấn mạnh nhiều hơn tới sự vỗ về, hướng về phía trước và không đặt hy vọng vào việc giáo huấn Nhật Bản. Ngoài ra, trong việc ứng phó với vấn đề Biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải), Trung Quốc cũng đã thực thi các biện pháp khác nhau. Tất cả cho thấy đã có một số thay đổi xảy ra (trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc).
[/font]
Cho dù về đại thể Hồ Cẩm Đào vẫn tuân thủ phương châm "giấu mình chờ thời", nhưng sự trỗi dậy của Trung Quốc lại là một sự thực rõ ràng và qua sự miêu tả của phương Tây, ba luận thuyết về sách lược ngoại giao của Trung Quốc đã xuất hiện, gồm “thuyết Trung Quốc cứng rắn”, “thuyết Trung Quốc ngạo mạn” và “thuyết Trung Quốc tất thắng”. Liên quan tới vấn đề này, trong buổi họp báo thuộc kỳ họp thường niên của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc năm 2010, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã nhấn mạnh Trung Quốc kiên trì đi theo con đường phát triển hòa bình, sự phát triển của Trung Quốc sẽ không ảnh hưởng tới bất cứ quốc gia nào, cho dù trở thành nước phát triển, Trung Quốc cũng vẫn không xưng bá.
[/font]
Theo Giáo sư Vương Kiện Vĩ, ba luận thuyết nêu trên ngoài việc phục vụ cho mục đích tuyên truyền của phương Tây, cũng phản ánh thực tế là trong bối cảnh sức mạnh quốc gia của Trung Quốc đang tăng lên, địa vị quốc tế được nâng cao, Trung Quốc cần phải có tư tưởng chiến lược mới và khung lý luận mới về ngoại giao. Cục diện và môi trường mà Trung Quốc phải đối mặt dưới thời Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào đã quá khác nhau, nên việc Trung Quốc điều chỉnh sách lược ngoại giao thế nào là một vấn đề mới phải đối mặt. Ở Trung Quốc đã có nhiều cuộc thảo luận về việc Trung Quốc nên tiếp tục "giấu mình chờ thời" hay phải tích cực tiến tới, có thái độ cứng rắn, thay đổi luật chơi. Nhưng Hồ Cẩm Đào ngay lập tức đã ngăn lại, không cho phép có sự thay đổi quá lớn. Do đó, nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc sau Đại hội 18 sẽ phải đối mặt với vấn đề và thách thức này, vào thời gian thích hợp sẽ phải xem xét đưa ra hành động sao cho tương ứng với sức mạnh quốc gia của Trung Quốc.
[/font]
"Giấu mình chờ thời" đã không còn hợp thời
[/font]
Sự xuất hiện của ba luận thuyết trên đều có liên quan tới những động thái mạnh mẽ của Trung Quốc trong các vấn đề như Mỹ - Hàn diễn tập quân sự ở Hoàng Hải, biến đổi khí hậu, đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là Senkaku) cũng như việc Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng, thử nghiệm tiêu diệt vệ tinh bằng tên lửa… Có lẽ vì thế, Giáo sư Vương Kiện Vĩ đã thẳng thắn nói rằng lý luận và hành vi ngoại giao của Trung Quốc đang tách rời nhau, gây ra phản ứng mạnh mẽ từ thế giới bên ngoài. Sau khi phản ứng này dội tới Bắc Kinh, Trung Quốc sẽ phải xem xét lại những gì đã xảy ra và có sự điều chỉnh. Do đó, ngoại giao Trung Quốc hiện đang trong trạng thái “chưa thay đổi, nhưng sắp thay đổi”. Một số thay đổi cụ thể của Hồ Cẩm Đào về cách làm ngoại giao cho thấy chiến lược dưới thời của Tập Cận Bình sẽ là “kiên trì giấu mình chờ thời, tích cực đóng góp”, trong đó hai chữ “tích cực” thể hiện sự chuyển biến theo thời cuộc.
[/font]
Sở dĩ Trung Quốc nhiều năm kiên trì "giấu mình chờ thời" là do Trung Quốc theo đuổi trỗi dậy hòa bình. Nhưng thế giới bên ngoài có lúc cho rằng việc Trung Quốc "giấu mình chờ thời" thực ra chỉ là kế sách tạm thời, thậm chí còn nói đó là “mối nguy hiểm tiềm tàng”. Theo Giáo sư Vương Kiện Vĩ, "giấu mình chờ thời" đã không có nhiều tác dụng tích cực đối với việc Trung Quốc tuyên bố thực thi chính sách ngoại giao hòa bình. Giáo sư Vương Kiện Vĩ cho rằng thực lực của một quốc gia sẽ quyết định chính sách của nước ấy. Khi Trung Quốc còn yếu, việc thực thi sách lược "giấu mình chờ thời" còn có thể lý giải được, nhưng khi thực lực của Trung Quốc đã đạt tới trình độ nhất định thì việc tiếp tục duy trì sách lược "giấu mình chờ thời" là lỗi thời. Có thể nói sách lược "giấu mình chờ thời" cơ bản đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó.
[/font]
Vì vậy, nếu như sức mạnh quốc gia của Trung Quốc tiếp tục được tăng cường, sau khi lên nắm quyền, nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc sẽ không thể né tránh việc đưa ra quan niệm ngoại giao mới. Vì cùng với sự trỗi dậy, phạm vi lợi ích mà Trung Quốc theo đuổi sẽ không ngừng mở rộng và sẽ bao phủ toàn cầu. Nếu Tập Cận Bình giống như Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào hoạt động trong khung (sách lược "giấu mình chờ thời") của Đặng Tiểu Bình, nhà lãnh đạo này sẽ gặp nhiều khó khăn.
[/font]
Nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc ngoài việc phải đề ra chiến lược phù hợp hơn với tình hình Trung Quốc, cũng phải xem xét tới việc làm thế nào để phát huy sức ảnh hưởng của Trung Quốc trên trường quốc tế. Rốt cuộc, cùng với sự nâng lên về địa vị quốc tế của Trung Quốc, kỳ vọng của nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc đối với đất nước sẽ tăng theo, đồng thời những lời kêu gọi Trung Quốc gánh vác trách nhiệm quốc tế lớn hơn cũng sẽ không ngừng tăng lên.
[/font]
Giáo sư Vương Kiện Vĩ cho biết so với 20 năm, 30 năm trước, sức mạnh quốc gia của Trung Quốc đã thay đổi hoàn toàn, nhưng ngoại giao của Trung Quốc lại dường như không trở nên chủ động hơn, ngược lại có ngày càng bị động và khó khăn. Do đó, việc Trung Quốc phải làm thế nào để chuyển hóa sức mạnh quốc gia ngày càng tăng thành sức ảnh hưởng về ngoại giao, quyền phát ngôn trong quan hệ với thế giới và năng lực hình thành luật chơi quốc tế, là vấn đề cần phải suy nghĩ.
[/font]
Giáo sư Vương Kiện Vĩ dự đoán sau khi lên nắm quyền, nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc có thể sẽ có sự điều chỉnh nhất định về chính sách ngoại giao. Điều chỉnh này sẽ như thế nào? Xem xét những gì diễn ra vừa qua, có thể nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc sẽ có những biểu hiện cứng rắn hơn, thái độ của nhà lãnh đạo mới đối với các vấn đề như phương Tây can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc, bảo vệ lợi ích quốc gia của Trung Quốc sẽ rõ ràng hơn so với thế hệ lãnh đạo của Hồ Cẩm Đào.
[/font]
[/font]
Được cảm ơn bởi: cloudstrife
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tigerstock68
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2136
Tham gia: 14:12, 29/03/11

TL: SỰ KIỆN 2012

Gửi bài gửi bởi tigerstock68 »

Tập Cận Bình



Tập Cận Bình (tiếng Trung giản thể: 习近平; tiếng Trung phồn thể: 習近平; bính âm: Xí Jìnpíng) Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân Ủy Trung ương, Bí thư Ban Bí thư Trung ương, Hiệu trưởng Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc; Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông Tập Cận Bình thuộc thế hệ lãnh đạo thứ 5 của Trung Quốc.

[blockquote]
Tập Cận Bình, sinh ngày 1 tháng 6 năm 1953 tại Bắc Kinh, trong một gia đình gốc ở Phú Bình, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Trình độ của ông là Cử nhân Chính trị Học viện Khoa học Xã hội, Đại học Thanh Hoa, Kỹ sư Hóa chất, Thạc sỹ, Tiến sỹ Luật. Tháng 1 năm 1974, ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tháng 1 năm 1969, ông bắt đầu tham gia công tác trong chính quyền Trung Quốc; tham gia đại đội Lương Gia Hà, xã Văn An Dịch, huyện Diên Xuyên, tỉnh Thiểm Tây, làm Bí thư Chi bộ Đảng (1969-1975).[sửa][/blockquote]
Sự nghiệp

Từ năm 1975 đến 1979, ông là sinh viên học tập tại Trường Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh. Từ năm 1979 đến 1982, làm Thư ký Văn phòng Quốc vụ viện và Thư ký Văn phòng Quân ủy Trung ương. Năm 1982-1983, Phó Bí thư Huyện ủy huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc. Từ năm 1983 đến năm 2007, ông đã trải qua các chức vụ như: Bí thư Huyện ủy huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc (1983-1985); Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến (1985-1988); Bí thư Thị ủy Ninh Đức, tỉnh Phúc Kiến(1988-1990); Thường vụ Thành ủy thành phố Phúc Châu, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến (1990-1993); Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Phúc Kiến, Bí thư thành phố Phúc Châu, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Phúc Châu (1993-1995); Phó Bí thư Tỉnh ủy Phúc Kiến, Bí thư thành phố Phúc Châu, Chủ tịch HĐND Thành phố Phúc Châu (1995-1996); Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Phúc Kiến (1996-1999); Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Phúc Kiến, Chủ tịch lâm thời tỉnh Phúc Kiến (1999-2000); Phó Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng Phúc Kiến (2000-2002); Phó Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng Triết Giang (2002-2003); Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Triết Giang (2003-2007); Bí thư Thành phố Thượng Hải (2007). Năm 1998-2002, tiếp tục học tại Đại học Thanh Hoa và lấy bằng Tiến sỹ Luật.
Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 15, Ủy viên Chính thức Trung ương Đảng các khoá 16, 17. Tháng 10 năm 2007, tại Đại hội 17 Đảng Cộng sản Trung Quốc, được bầu làm Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương; được phân công kiêm nhiệm Hiệu trưởng Trường Đảng Trung ương.
Ngày 15 tháng 3 năm 2008, được Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc bầu làm Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông được phân công làm Tổng Chỉ huy công tác tổ chức Olympic Bắc Kinh khai mạc lúc 8 giờ 8 phút tối ngày 8 tháng 8 năm 2008.
Ngày 18 tháng 10 năm 2010, Hội nghị Toàn thể Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 5, khóa 17, Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bắc Kinh đã bầu Tập Cận Bình giữ chức Phó Chủ tịch Quân Ủy Trung ương - đây là cơ quan chỉ đạo và quyết định mọi hướng đi của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. [1]
Quan điểmTập Cận Bình là người ủng hộ phát triển kinh tế thị trường, nhưng khá thận trọng về cải cách chính trị; phát triển Trung Quốc với việc duy trì sự lãnh đạo của đảng cộng sản và việc cần thiết duy trì ổn định xã hội. [2]
Quan điểm chung của Tập Cận Bình về người làm "quan" là: "Mỗi cán bộ chính quyền cần phải luôn luôn ghi nhớ: quyền lực của chính quyền nhân dân bắt nguồn từ nhân dân, phải đại biểu cho lợi ích của nhân dân, phải vì nhân dân mưu lợi ích". [3]
Về đối ngoại, khi sang thăm Mexico, ông có bình luận: "Có một số người nước ngoài buồn tẻ, với cái bụng căng tròn, những người chẳng có gì hay ho hơn là chỉ ngón tay vào chúng tôi Trung Quốc. Thứ nhất, Trung Quốc không xuất khẩu Cách mạng; thứ 2 Trung Quốc cũng không xuất khẩu đói nghèo; và thứ 3, Trung Quốc không đến để gây ra những cơn nhức đầu, có gì phải nói thêm hay không?". Và nhiều người đã nhận định, nếu ông trở thành người đứng đầu Trung Quốc, hẳn ông cũng sẽ cứng rắn trong các vấn đề quan hệ quốc tế không kém gì người tiền nhiệm. [3]

[blockquote][sửa][/blockquote]
Đánh giá

"là một người thận trọng đã từng nếm trải rất nhiều gian nan, khổ cực"... "Tôi xếp ông ấy vào mẫu người như Nelson Mandela. Một người đàn ông với sự tiết chế cảm xúc đến kinh ngạc, một con người không bao giờ để nỗi đau khổ và bất hạnh của mình tác động đến các quyết định đưa ra".
—Cựu thủ tướng Singapore, Lý Quang Diệu [3]
"Ấn tượng chung về Tập Cận Bình là, ông là một người rất thận trọng”, Cao Trí Khai, một nhà bình luận chính trị tại Bắc Kinh nói: “Trước công chúng, ông ấy rất cẩn thận. Ông ấy không phải là người dễ thể hiện cảm xúc, ít nhất là trước công chúng”.
Thái An (Báo VietNamNet tổng hợp) [2]

[blockquote][sửa][/blockquote]

[/font][/color]
[/font][/color]
Được cảm ơn bởi: cloudstrife, Tr_ThanhThuy
Đầu trang

Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

TL: SỰ KIỆN 2012

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »

Vô tình phát tán luồng gió độc?
QĐND - Mấy năm gần đây, xuất hiện hiện tượng một số văn nghệ sĩ, nhà báo, chuyên gia, nhà quản lý... lập blog cá nhân và nổi tiếng từ blog với lượng truy cập không kém gì báo điện tử. Tuy nhiên, không ít người đã để cho blog của mình trở thành nơi phát tán những luồng gió độc, gây hại cho xã hội và cộng đồng...
Vô tình hay cố ý?
Theo Tổng cục Thống kê, tổng số người sử dụng internet tại Việt Nam tính đến cuối tháng 11-2010 là 27,3 triệu người, chiếm khoảng 31,7% dân số. Trong đó, theo ước tính từ Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện ở Việt Nam có khoảng hơn 3 triệu blog và số lượng này không ngừng tăng lên. Với tư cách là một trang ghi chép cá nhân trên internet, việc tạo lập dễ dàng, miễn phí, có thể đưa được nhiều bài, ảnh, phim, nhạc, tạo diễn đàn... blog có sức hút rất lớn.
Song cũng chính từ đây, đã có không ít blog đã trở thành nơi phát đi những luồng gió độc. Bên cạnh những bài có nội dung tốt có không ít bài với nội dung xấu, thiếu đúng đắn cả về lập trường chính trị, văn hóa; lời lẽ có khi không khác một tờ báo hải ngoại phản động. Một nhà thơ khá nổi tiếng lập ra một blog với 13 chuyên mục khác nhau, có nhiều thông tin rất đáng đọc, nhiều bài khá hay. Nhưng thật tiếc, thỉnh thoảng trong vườn hoa nhiều sắc màu ấy lại len lỏi những cây nấm độc. Có khi là một bài báo kích động hận thù dân tộc, có khi lại là một bức thư ngỏ kèm lời bênh vực một nhân vật phạm pháp, thậm chí có cả những bài với nội dung rất xấu độc được “copy” về từ một trang web hải ngoại.
Chủ nhân của những blog kiểu như trên, có cả những người hiện vẫn đang công tác tại các cơ quan Nhà nước, đoàn thể xã hội hoặc các cơ quan báo chí. Đáng buồn hơn, có người là nhà báo, bình thường vẫn tác nghiệp, viết bài theo chuẩn mực chính thống cho đăng lên báo của mình. Nhưng rồi, ở phía sau, qua blog cá nhân, chính họ lại có những bài viết khác, bộc lộ những thông tin với quan điểm hoàn toàn trái ngược, thậm chí cả những “bí mật” mà lẽ ra với lương tâm, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, họ không nên công bố. Không ít người, bản chất vốn không phải là người xấu và cũng không hề có quan hệ với các thế lực phản động nhưng chỉ vì sĩ diện cá nhân, muốn được nổi tiếng thông qua blog, muốn blog của mình cũng có “số má” bằng lượng truy cập lên tới hàng triệu lượt nên đã cố tình tìm kiếm, đưa những thông tin giật gân, hậu trường chính trị, lá cải... mà không lường hết hậu quả của chúng.
Thật đáng tiếc, hiện nay, trên nhiều trang web, diễn đàn phản động từ nước ngoài, các thế lực thù địch đã “đánh hơi” thấy sự nở rộ các loại blog kiểu này và lập tức quảng bá, giới thiệu một loạt danh sách các blog “hot” từ Việt Nam. Trong danh sách mà chúng cho là “cùng hội cùng thuyền” đó, thật đáng buồn có cả những văn nghệ sĩ, nhà báo, nhà khoa học nổi tiếng trong nước. Họ có thể không hề tiếp tay cho các thế lực đó, song đã bị lợi dụng bởi những bài viết vô tình phát đi “luồng gió độc”.
Bài học quản lý, lương tâm và trách nhiệm
Mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28-8-2008 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet, trong đó có các quy định rõ đối với việc quản lý blog và cũng đã có một vài chủ blog phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi vi phạm pháp luật nhưng thế giới blog hiện vẫn là “miền cỏ hoang” cần thanh lọc hơn nữa. Vẫn biết rằng, blog là môi trường mang tính tự do cá nhân cao và hoạt động của các văn nghệ sĩ, nhà khoa học cũng đòi hỏi tư duy độc lập sáng tạo, mang đậm dấu ấn phong cách cá nhân... nhưng không thể vì thế mà để blog trở thành nơi tùy tiện phát đi những nội dung xấu độc. Hiện nay, vẫn còn nhiều “lỗ hổng” xung quanh vấn đề này. Ở Việt Nam, có tới 70% người dùng sử dụng blog từ nhà cung cấp Yahoo và hiện nay, một số lượng lớn khác sử dụng từ nhà cung cấp Google. Tuy nhiên, hai nhà cung cấp này lại đều là nhà cung cấp nước ngoài, chưa phải chịu những cam kết phối hợp quản lý chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong nước.
Có thể tham khảo kinh nghiệm quản lý từ những nước từng quản blog “rất chặt” như Trung Quốc và Ma-lai-xi-a, họ đều yêu cầu chủ nhân blog công bố danh tính, nơi ở cùng nhiều quy định chặt chẽ khác. Gần đây, đã có bạn đọc phản ánh việc có blog yahoo 360plus đưa tin phản động. Bạn đọc đã dùng chức năng báo cáo của blog 360plus để báo cáo về những blog này, nhưng cả 5 lần thực hiện đều không thấy phản hồi mà nhà cung cấp lại gửi bản tin tự động yêu cầu phải báo cáo bằng... tiếng Anh và theo luật pháp của... Xin-ga-po, do nhóm phát triển dịch vụ nằm ở Xin-ga-po. Đó là điều vô lý vì yahoo plus là một sản phẩm chỉ dùng cho thị trường Việt Nam, do Yahoo Việt Nam quản lý thì phải tuân thủ đầy đủ luật pháp của Việt Nam. Không thể để các nhà cung cấp đứng ngoài cuộc và thiếu trách nhiệm như vậy!
TS Nguyễn Tử Quảng, Giám đốc Trung tâm an ninh mạng BKIS từng cho biết, về mặt kỹ thuật, hoạt động của những chủ nhân blog trong nước, nếu tham gia những việc phạm pháp, dù tinh vi đến đâu cũng đều có thể bị phát hiện nhờ biện pháp kỹ thuật. Thế nhưng, với những blog có “rác đen”, “nấm độc” mà chúng tôi đề cập trong bài viết này, ranh giới giữa vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức nghề nghiệp, trái lương tâm, đạo lý đôi khi là khá mong manh. Có thể có những sai phạm do vô tình, có thể có những sai sót chưa đến mức độ truy cứu pháp luật.
Vì vậy, điều quan trọng nhất là mỗi chủ nhân blog, nhất là với danh dự, uy tín của người nổi tiếng, càng phải đề cao trách nhiệm trước cộng đồng, trước xã hội cũng như trước cơ quan, đơn vị nơi mình đang công tác. Chỉ có sự tự giác “tự thanh lọc” của họ mới là điều kiện tiên quyết và quan trọng nhất giúp blog không còn “nấm độc”.
Về phía các cơ quan, đoàn thể, hội nghề nghiệp... cũng cần phải quan tâm hơn trong việc quản lý blog cá nhân thành viên trong đơn vị mình, nhất là khi có nội dung liên quan trực tiếp đến lĩnh vực quản lý. Ở một khía cạnh khác, cùng với xử lý, ngăn chặn cái xấu thì đã đến lúc biểu dương, khen thưởng những blogger nổi tiếng và có đóng góp tích cực cho cộng đồng, nhân lên nhiều blog hay và đẹp cũng là việc cần làm.
NGUYỄN VĂN MINH
Được cảm ơn bởi: cloudstrife
Đầu trang

Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

TL: SỰ KIỆN 2012

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »

Báo Nhật: Trung Quốc chuẩn bị thâu tóm Biển Đông



http://www2.vietinfo.eu/chuyen-muc-bien ... -dong.html" target="_blank
21-07-2011 04:04



Theo báo Yomiuri (Nhật), với việc đưa tàu sân bay vào sử dụng, Trung Quốc đang định thâu tóm hoàn toàn quyền khống chế trên Biển Đông, tiến hành phong tỏa và thâm nhập sâu vào vùng biển này. Đây là mối nguy hiểm không chỉ đối với biển Đông mà còn đối với cả biển Hoa Đông, nơi có quần đảo Senkaku của Nhật Bản.

Báo "Yomiuri" cho biết ngày 8/7, báo "Thanh niên Trung Quốc" của Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc - cơ sở chính trị của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào - đã đăng bài xã luận với tựa đề “Hàng không mẫu hạm của Trung Quốc trong tương lai sẽ như thế nào” của một đại tá hải quân, chuyên gia của Viện nghiên cứu học thuật quân sự hải quân, trong đó nêu rõ: Trung Quốc, với tư cách là một cường quốc hải dương, cần phải có tàu sân bay hạng trung trở lên. Nếu theo đúng qui tắc, Trung Quốc phải có ít nhất 3 tàu sân bay.
Theo báo "Yomiuri", tuyên bố trên ám chỉ việc Trung Quốc sẽ đóng thêm 2 tàu sân bay nữa, ngoài tàu sân bay Varyak mua của Ucraina. Tàu sân bay do Trung Quốc bắt đầu tự đóng trong năm nay sẽ được biên chế vào Hạm đội Hải Nam quản lý Biển Đông. Nếu hai đội tàu chiến có tàu sân bay được triển khai ở Biển Đông, một đội sẽ làm nhiệm vụ tuần tra-tác chiến, còn đội kia có thể tham gia hỗ trợ và đảm nhiệm công tác huấn luyện. Các đội tàu chiến có tàu sân bay của Trung Quốc - với sức mạnh chiến đấu áp đảo - sẽ thường trú ở Biển Đông và các nước như Philíppin sẽ không thể “động chân, động tay” được nữa. Như vậy, trên thực tế, Biển Đông sẽ trở thành “biển của Trung Quốc”.
Nhật Bản, nước đang đối đầu với Trung Quốc về các lợi ích ở biển Hoa Đông, cũng sẽ không tránh khỏi bị ảnh hưởng. Một nguồn tin nắm rõ mối quan hệ Nhật-Trung bày tỏ lo ngại rằng “khi va chạm xảy ra ở vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku, có thể tàu sân bay của Trung Quốc sẽ xuất hiện ở khu vực này. Đây là mối đe dọa lớn”.
Việc Trung Quốc sở hữu tàu sân bay và tích lũy kinh nghiệm vận hành còn được cho là nhằm răn đe Mỹ trong tương lai vì Mỹ đang tăng cường can dự vào tình hình Biển Đông. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng “cho dù tàu sân bay của Trung Quốc được hoàn thành, trước mắt nó vẫn chưa trở thành mối đe dọa lớn đối với Mỹ vì Trung Quốc thiếu kinh nghiệm vận hành".
Báo "Sankei" của Nhật Bản dẫn lời giáo sư trường đại học quốc phòng Mỹ Bernard Cole, người có kinh nghiệm 30 năm làm sĩ quan hải quân Mỹ và là hạm trưởng tàu khu trục ở Thái Bình Dương, cho rằng tàu sân bay của Trung Quốc quá yếu trước sức tấn công của quân Mỹ khi xảy ra chiến sự và sẽ trở thành mục tiêu dễ bị tiêu diệt. Hải quân Trung Quốc chưa đủ tàu tiếp nhiên liệu và tàu vận tải để hỗ trợ tàu sân bay. Bản thân tàu sân bay của Trung Quốc không có khả năng phòng ngự và tấn công như tàu sân bay của Mỹ. Ngoài ra, nếu Trung Quốc đóng nhiều tàu sân bay, nguồn tài nguyên để đóng các tàu chiến khác sẽ giảm đi.
Các chuyên gia quân sự khác của Mỹ cũng chỉ rõ rằng tàu sân bay Varyak của Trung Quốc không có rađa giống như rađa E2 và cũng không có loại máy EA phòng chống rađa địch như của Mỹ. Máy bay “Tiêm kích J-15” của Trung Quốc cũng không thể so với máy bay Mỹ về tốc độ, cự ly bay và vũ khí được trang bị, trong khi các tàu hộ tống và tàu ngầm bảo vệ tàu sân bay Varyak cũng yếu hơn.
Tuy nhiên, cũng có nhiều chuyên gia Mỹ nhấn mạnh đến uy lực trong thời bình của tàu sân bay Trung Quốc. Một chuyên gia về Trung Quốc từng là quan chức cao cấp của Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng năng lực của Mỹ và Nhật Bản trong việc đối phó với tàu sân bay Trung Quốc khi xảy ra chiến sự là rất cao, nhưng để tấn công và vô hiệu hóa tàu sân bay của Trung Quốc thì không phải dễ mà phải triển khai trước một lực lượng chiến đấu đặc biệt tại những vị trí xác định. Ngoài ra, tàu sân bay vào thời bình có hiệu quả vô cùng lớn trong việc phô trương sức mạnh và uy tín với người dân. Do đó, cần coi trọng sức mạnh mà tàu sân bay tạo ra cho toàn bộ chiến lược hải dương của Trung Quốc.
Một chuyên gia cảnh báo: "Tàu sân bay của Trung Quốc sẽ trở thành mối đe dọa thực sự sau 10-20 năm nữa”. Với việc triển khai tàu sân bay, hải quân Trung Quốc còn nhằm tiến ra Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương. Ở Ấn Độ Dương, Trung Quốc đang hợp tác với Mianma, Xri Lanca, Pakixtan và bắt đầu xây dựng các cảng quân sự.
Nguồn: ATPVN
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Cuộc sống muôn màu”