Từ Hải là người tốt hay xấu?

Khu vực xả xì-choét, buôn chuyện, tin vỉa hè
Hình đại diện của thành viên
HoangHa
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1002
Tham gia: 21:40, 02/01/09
Đến từ: Hải Phòng

Từ Hải là người tốt hay xấu?

Gửi bài gửi bởi HoangHa »

Kính thưa các bác,

Cũng là một "fan" của truyện Kiều, thi thoảng lại đọc vài câu cho vui. Nhớ lại thủa học trò, thấy rất hâm mộ hình ảnh Từ Hải. Nhưng hôm nay đọc lại một đoạn thấy hình như không phải vậy... Cũng chỉ là một người yêu thích Truyện Kiều và lại là người hay có những "ý tưởng", cách nhìn mới, Hoàng cũng xin hỏi các bác lão làng văn thơ một đôi câu:

1. Từ Hải là người tốt hay xấu? Tài hay không tài?
2. Từ Hải có phải là mẫu đàn ông của các chị em không?

Xin trích lại đoạn thơ sau:

Lần thâu gió mát trăng thanh
Bỗng đâu có khách biên đình sang chơi
Râu hùm, hàm én mày ngài
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao
Đường đường một đấng anh hào
Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài
Đội trời đạp đất ở đời
Họ Từ tên Hải, vối người Việt Đông
Giang hồ quen thú vẫy vùng
Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo.


Kính!
Được cảm ơn bởi: Sư tử đeo nơ
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
TranThuHa
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 554
Tham gia: 18:26, 26/07/09

TL: Từ Hải là người tốt hay xấu?

Gửi bài gửi bởi TranThuHa »

tớ xin trả lời câu 2 trước, ko phải mẫu người của tớ :D
Được cảm ơn bởi: HoangHa
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tinhyeu_cuagio
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1521
Tham gia: 08:33, 13/04/09
Đến từ: IRaq

TL: Từ Hải là người tốt hay xấu?

Gửi bài gửi bởi tinhyeu_cuagio »

"Lần thâu gió mát trăng thanh
Bỗng đâu có khách biên đình sang chơi(????)
"
Tốt hay xấu thì chỉ có Thúy Kiều (người trong cuộc) mới biết được anh à. :D

Từ Hải đâu đó có nét phảng phất giống lãng tử Lệnh Hồ Xung trong Tiếu Ngạo Giang Hồ của KIM DUNG.(không biết có giống LHX nhiều không vì từ bé em đã học dốt văn,ít khi đọc Truyện Kiều).Nhưng mà những con người (Đường đường một đấng anh hào.....Giang Hồ quen thói vẫy vùng)như vậy thì tốt hay xấu nên đánh giá ở cái quyết định cuối cùng của họ.
Được cảm ơn bởi: HoangHa
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
linh_tinh
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 4841
Tham gia: 12:45, 16/04/09

TL: Từ Hải là người tốt hay xấu?

Gửi bài gửi bởi linh_tinh »

Hì,nhìn topic em cũng thấy tò mò....:D Ngày xưa bé bé hay ngồi đọc truyện Kiều cho bà nghe,nhưng mờ đọc như con vẹt ý,nên cũng chỉ hiểu qua là trong mấy anh người iêu của chị Kiều thì anh này có vẻ ok nhất! :">

Xét về ngoại hình: Râu nhiều như thế em chẳng thích,cao to thì cũng vừa vừa thôi....chứ pro như thế nghĩ đã thấy ngán ngẩm òi! Có muốn cãi nhau cũng thấy ghê ghê! :-& Mà chẳng hiểu anh ấy có " hôi " nữa ko nhỉ? :D

Xét về trí tuệ: có vẻ là lùn hơn ngoại hình ko ít

==> Nhớ qua qua, nhìn sơ sơ đã chẳng ưng òi,nên chắc chắn là em ko chọn anh này đâu! :D
Được cảm ơn bởi: HoangHa
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
HoangHa
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1002
Tham gia: 21:40, 02/01/09
Đến từ: Hải Phòng

TL: Từ Hải là người tốt hay xấu?

Gửi bài gửi bởi HoangHa »

Lần thâu gió mát trăng thanh
Bỗng đâu có khách biên đình sang chơi

2 câu đầu là của đoạn Thúy Kiều gặp Từ Hải. Khi ấy Thúy Kiều là gái Lầu xanh. Khách quan mà nói, 2 câu đầu thể hiện Từ Hải là một con người ăn chơi chác táng, suốt ngày lầu xanh và nhà nghỉ, đã bao lần đón trăng thanh gió mát cùng gái lầu xanh rồi...

Chúng ta đã choáng ngập trước vẻ bề ngoài của Từ Hải được miêu tả trong các câu sau của đoạn, để rồi quên đi 2 câu đầu...

Râu hùm hàm én mày ngài,
Vai năm tấc rộng thân mười thước cao
......

Từ Hải là một đại ca hay là anh hùng đây?
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tinhyeu_cuagio
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1521
Tham gia: 08:33, 13/04/09
Đến từ: IRaq

TL: Từ Hải là người tốt hay xấu?

Gửi bài gửi bởi tinhyeu_cuagio »

@linh_tinh: Không thể nói Từ Hải kém trí tuệ,thậm chí là ngu được.Đúng hơn phải nói là dại.Từ dại ở đây là trong từ "nghịch dại","chơi dại". :D

Râu hùm hàm én mày ngài,
Vai năm tấc rộng thân mười thước cao
..........
hihi,dù Từ Hải có là Đại ca đi chăng nữa nhưng mà cũng khối người muốn cũng không được cái râu hùm,hàm én âý đâu.Với lại mỗi thời mỗi khác.Cái thời ngày xưa không thân cường cốt tráng thì khó mà chống chọi lại được với đời.

Lần thâu gió mát trăng thanh
Bỗng đâu có khách biên đình sang chơi.......
Câu này cũng chưa khẳng định Từ Hải ăn chơi trác táng được.Ông ta đến lầu xanh làm những cái trò gì chỉ có Nguyễn Du mới biết (tìm người tâm sự thôi chăng? :-? ).Ở đây chỉ khẳng định được Từ Hải là một con người đam mê cái đẹp (không ai ko đam mê).Mà anh hùng thì khó qua ải mỹ nhân.Ngày xưa dịch vụ vui chơi giải trí,giảm xì trét đang còn ít nên chắc chỉ có mỗi lầu xanh,đâm ra cái từ "lầu xanh" nghe rất phản cảm.

Mà em thấy hình như thời bây giờ Từ Hải thì ít,Sở Khanh thì nhiều.Thúy Kiều chả thấy đâu mà Hoạn thư thì cứ hằng hà sa số,đếm không xuể. :(
Đầu trang

bosua
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 646
Tham gia: 15:44, 15/02/09
Đến từ: TP HCM

TL: Từ Hải là người tốt hay xấu?

Gửi bài gửi bởi bosua »

Theo em thì Tu Hai là con người nghĩa khí ^^ anh hùng em rất thích chỉ tại bị chơi đểu .Xứng đáng Anh Hào mà Nguyễn Du đã ca. Dáng của quân tử gần như Trương Phi.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
HoangHa
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1002
Tham gia: 21:40, 02/01/09
Đến từ: Hải Phòng

TL: Từ Hải là người tốt hay xấu?

Gửi bài gửi bởi HoangHa »

Một số ý kiến cho rằng Từ Hải đến lầu xanh để mua vui qua tiếng hát cung đàn. Nhưng Hoàng thấy phải chăng là cách nói đổ đi, che dấu sự thật, vì mua vui tiếng hát cung đàn thì thiếu gì nơi, chả nhẽ cứ phải lầu xanh - nơi hành nghề chính là ... abc mới mua vui được hay sao?

Cách giải thích đó chưa có sức thuyết phục.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
TranThuHa
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 554
Tham gia: 18:26, 26/07/09

TL: Từ Hải là người tốt hay xấu?

Gửi bài gửi bởi TranThuHa »

Nguyễn Hữu Quang-STK-NXB Thanh niên 1999 đã viết:
Từ Hải không phải là một con người thực, nhưng Từ Hải cũng không hẳn là sự bịa đặt. Từ Hải là một nhân vật anh hùng. Từ Hải là một giấc mộng. Từ Hải có khi là cái mộng lớn nhất trong cuộc đời Nguyễn Du: Cái mộng anh hùng. Năm 1789, Nguyễn Huệ đưa quân ra Bắc đánh đuổi quân mãn Thanh xâm lược đồng thời cũng đáng đuổi ông vua phản quốc. Nguyễn Du lúc ấy chỉ mới hai mươi bốn tuổi. Vì nản lòng phù Lê, không sáng suốt, Nguyễn Du đã cố vận động đánh lại Tây Sơn. Việc không thành, Nguyễn Du sau khi ra tù, đi ngao du sơn thủy rồi rốt cuộc cũng ra làm quan với triều Nguyễn. Nhưng ngao du sơn thủy hay ra làm quan cũng đều là những việc bất đắc dĩ. Cái mộng anh hùng thời niên thiếu của Nguyễn Du vẫn ôm ấp cho đến già và sự tình cờ đã khiến Nguyễn Du thực hiện nó vào con người Từ Hải.
Không làm được anh hùng trong thực tế, Nguyễn Du đành làm anh hùng trong mộng. Đó cũng là chuyện thường tình.
Cái điều khác thường là người hùng trong mộng của Nguyễn Du không lấy gì làm hợp với cái khuôn phép phong kiến: Từ Hải không nhằm mục đích giúp vua, trị nước. Từ Hải chỉ anh hùng…”chơi cho vui”, để thoả cái chí, cái thú làm anh hùng của cá nhân mình.
Hơn nữa cái thú làm anh hùng của Từ lại là một cái thú nguy hiểm cho trật tự xã hội. Xét về hành động, Từ Hải là một loạn tướng, một tướng giặc không hơn không kém. Giữa cái kỉ cương của xã hội phong kiến, hình ảnh của một tướng giặc như hình ảnh một anh hùng cái thế, cái việc làm của Nguyễn Du là một sự lạ. Nhưng lạ hơn nữa là cả cái xã hội phong kiến trong hơn một trăm năm cũng thừa nhận Từ như một anh hùng tuy vẫn biết Từ Hải là tướng giặc. Kiều còn có kẻ bàn ra tán vào chứ Từ Hải thì đã tránh được mọi đều dị nghị.


Source: truyenkieu.info



Nguyễn Thiếu Dũng - Việt Báo đã viết:
Theo Dịch Lý, Từ Hải là hiện thân của quẻ Chấn, cả sự nghiệp, cả tính cách của Từ Hải đều nằm trong khung của quẻ Chấn.

Chấn, có các tượng:

Thiên thời: sấm
Tính cách: động, giận,
Nhân vật: đế vương, trưởng nam.
Tạng phủ: gan
Động vật:rồng, chim hồng

Sấm động là hình tượng, là tính cách cơ bản của Chấn cũng là của Từ Hải.

Chấn là quẻ có hai vạch âm ở trên và một vạch dương ở dưới. Đó là cuộc giao tranh giữa âm và dương làm nổ ra tiếng sấm. Đó là cuộc chiến đấu giữa chính nghĩa (dương - mà Từ Hải là đại diện) với cả khối lực đen tối của đời, cái khối đen ma quái của bọn cướp đêm lẫn bọn cướp ngày, bọn ăn thịt người, bọn buôn người, coi con người như một món hàng, một phương tiện để thoả mãn những dục vọng đê hèn, ích kỷ của chúng, lòng tham của chúng không có chỗ dừng lại "Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham".

Từ Hải xuất hiện trong bầu khí của một xã hội có bề ngoài thanh bình giả tạo "gió mát trăng thanh" nhưng trong lòng nó, dưới lớp sâu của nó chính là "địa ngục ở miền nhân gian". Chàng là vị cứu tinh của các lớp người đang bị nhấn chìm trong biển tội ác, bị tước mất quyền sống, quyền làm người, quyền yêu đương, quyền có một hạnh phúc tối thiểu. Nhưng trước hết Từ Hải xuất hiện vì Kiều, cho Kiều như một định mệnh, để thanh toán sổ đoạn trường.

Với Dư Hoài trong Ngu Sơ tân chí, Từ Hải có quá khứ của một nhà sư phá giới, một tên giặc cỏ ham mê cờ bạc. Với Thanh Tâm Tài Nhân, Từ Hải là một anh đồ lở vận, một nhà buôn gặp thời, một đại vương giết người không hở tay. Nhưng với Nguyễn Du, Từ Hải không có quá khứ, nghĩa là không có tung tích của một kẻ tầm thường, chàng đột ngột hiện ra như một vị thần để làm chuyện kinh thiên động địa. Bỗng đâu chàng xuất hiện như sấm dậy trên bầu trời u tối, làm sao ai biết quá khứ của sấm, thình lình chớp sáng, rồi ầm vang, mọi người, mọi vật táng đởm kinh hồn, sấm đấy, Từ Hải đấy, không có quá khứ chỉ có hiện tại vĩnh hằng.

Cả xã hội như đang ngột thở, cả cuộc đời Kiều như đang thoi thóp, cuộc sống đen tối quá, bầu trời xám xịt, mây đang xuống thấp, đen kịt, chàng hiện ra:

"Râu hùm, hàm én, mày ngài.
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao"

Nhìn chàng, ta có cảm giác, với râu hùm chàng chẳng khác chi vị thần sấm, chàng đứng giữa đời một cách hiên ngang làm không gian như rộng ra, mây bớt xám, trời cao lên, con người đã có đủ không khí để thở, đã tìm lại được mạch sống đang dâng trào.

Nguyễn Du dùng con số 5 và 10 là con số trung cung của Hà Đồ và Lạc Thư, con số của hoàng cực, diễn tả những cái gì đã đạt đến mức hoàn hảo, nghĩa là Từ Hải có một chiều ngang lý tưởng, một chiều cao lý tưởng ngang tầm vũ trụ. Con số 5 và số 10 là những con số tự bản thân chúng đã viên thành và còn thành tựu cho những số khác, 1 thông qua 5 thành 6, số 2 qua 5 thành 7, số 3 qua 5 thành 8, số 4 qua 5 thành 9. Với tầm vóc đó Từ Hải đủ khả năng, đủ bãn lĩnh "đội trời, đạp đất, ở đời" để mang lại lợi ích cho những ai đang chới với trong bể khổ như Kiều.

Ở những nơi khác, Nguyễn Du thường dùng số 5 để chỉ sự việc đã đến mức đỉnh điểm:

-Người về chiếc bóng năm canh (1523)
-Một mình âm ỷ đêm chầy
Đĩa dầu vơi nước mắt đầy năm canh. (1885)
-Huyện thành đạp đổ năm toà cõi nam (2444)
-Năm năm hùng cứ một phương hải tần (2450)
-Bốn dây rỏ máu năm đầu ngón tay (2570)
-Lọt tai nghe suốt năm cung, (3205)
Tiếng nào là chẳng não nùng xôn xao.

Tượng của sấm là động, bản chất của Từ Hải cũng hiếu động, chàng không thể ở yên trong một không gian chật hẹp, cho dù ở đó chàng tìm thấy hạnh phúc êm ấm, không gian của chàng phải là không gian mở để chàng thoả chí tung hoành "dọc ngang trời rộng vẫy vùng biển khơi", Kiều có thể làm Từ Hải khoái chí vì không ai hiểu chàng hơn nàng "cười rằng tri kỷ trước sau mấy người". Bằng kinh nghiệm bản thân Thuý Kiều chỉ cần qua cái nhìn đầu tiên đã có thể nhận ra chân giá trị của người đang đứng trước mình:

"Thưa rằng lượng cả bao dung,
Tấn Dương được thấy mây rồng có phen
Rộng thương cỏ nội hoa hèn
Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau"

Chính cái nhìn đáng giá nghìn vàng đó đã nung chí "vẫy vùng dọc ngang" của Từ Hải, chàng hứa:

"Khen cho con mắt tinh đời,
Anh hùng đoán giữa trần ai mới già,
Một lời đã biết đến ta,
Muôn chung nghìn tứ cũng là có nhau"

Đã hứa thì phải giữ lời, không thể tự mãn trong nguồn ân, bể ái khi sự nghiệp chưa thành, đã đến lúc Từ Hải phải "làm cho rõ mặt phi thường", thế là chàng "dứt áo ra đi", với lời nguyện:

"Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường"

Chàng lại quay về với nàng.

Trong đoạn này, Nguyễn Du đã nhắc đến rồng hai lần để ám chỉ Từ Hải:

-Tấn Dương được thấy mây rồng"
-Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cởi rồng"

Rồng là con vật huyền thoại để chỉ sức mạnh, quyền uy. Quẻ Càn trong Kinh Dịch đã dùng hình tượng rồng để chỉ người có tài, khi chưa gặp thời là rồng còn ở ẩn (tiềm long), khi hoạt động là hiện long đến khi thành công là phi long. Hào Cửu Ngũ quẻ Càn "phi long tại thiên" thường chỉ về sự thành công của vua, về sau từ Cửu Ngũ dùng để chỉ ngôi vua, Long Phi dùng để chỉ vua lên ngôi. Nguyễn Du trong khi thi ảnh hoá Từ Hải đã vận dụng thi ảnh này hoà nhập với hình tượng rồng của quẻ Chấn để chỉ Từ Hải.

Thoạt nhìn Từ Hải, Thuý Kiều-con người "thông minh vốn sẳn tính trời-cho dù đang ngập chìm trong chốn lầu xanh, vẫn không mất đi cái nhìn bén nhạy, nàng linh cảm Từ là loại tiềm long, đã ra khỏi chỗ ẩn núp, có ngày thế long phi cũng đến, chẳng khác gì Cao Tổ nhà Đường sẽ làm nên sự nghiệp đế vương. Từ Hải hoàn toàn bị Thuý Kiều chinh phục, chàng quyết sẽ đem cuộc sống cao sang nhất hiến tặng cho nàng.

Từ Hải ra đi, Thuý Kiều đêm ngày tưởng nhớ, khắc khoải đợi chờ:

"Cánh hồng bay bổng tuyệt vời
Đã mòn con mắt phương trời đăm đăm."

Ở đây Nguyễn Du lại vận dụng thi ảnh cánh hồng nhập với hình tượng chim hồng của quẻ Chấn để chỉ Từ Hải, nói lên tấm lòng vừa mong nhớ, vừa trông đợi, vừa cảm phục của Thuý Kiều khi nghĩ về Từ Hải.

Trong con mắt Thuý Kiều, trong trái tim Kiều "Từ là đấng anh hùng", với Nguyễn Du, Từ "đường đường một đấng anh hùng" chàng xứng đáng là cánh hồng bay bỗng, là con rồng vẫy vùng biển khơi. Với kẻ lại già Từ là một người "hơn người trí dũng, nghiêng trời uy linh". Thúc sinh mới nghe nhắc đến Từ "mặt như chàm đổ", mới nhìn Từ "mồ hôi đã như mưa ướt dầm", anh chàng quen thói ăn chơi bốc trời phải nhận Từ "làm nên động địa kinh thiên đùng đùng", sợ Từ như sợ sấm.

Dưới ngòi bút của Dư Hoài, Thanh Tâm Tài Nhân, Từ Hải có vóc dáng của một anh giặc cỏ, nhưng đến với Nguyễn Du, Từ Hải thật sự là một anh hùng.

Từ Hải là hiện thân của sấm, cho nên tính cách của chàng và của chấn, của sấm là một. Mới nghe Kiều kể lại nỗi đoạn trường của những tháng ngày lưu lạc, Từ đã "bất bình nỗi trận đùng đùng sấm vang", lập tức chia quân đi các ngã bắt ngay những người có ân oán với Kiều. Khi ân đền oán trả đã xong, Kiều nói với Từ:

"Trộm nhờ sấm sét ra tay,
Tấc riêng như cất gánh đầy đổ đi,
Chạm xương chép dạ xiết chi,
Dễ đem gan óc đền nghì trời mây"

Nói một cách bình thường, Thuý Kiều nhờ Từ Hải ra tay sấm sét, sấm sét là trạng ngữ của động từ ra tay. Nhưng ở đây câu nói không bình thường vì nói với một người phi thường, Nguyễn Du đã đảo trạng ngữ sấm sét thành chủ ngữ sấm sét ra tay, đồng hoá Từ Hải thành sấm sét, tăng thêm uy lực cho chàng như rồng thêm vây, thêm cánh. Từ Hải được nâng lên thành tướng nhà trời, thành thần sấm, thần thiên lôi, cho nên Thuý Kiều tiến thêm một mức ví ơn chàng đối với nàng rộng như trời, cao như mây, cho phù hợp với vóc dáng anh hùng của Từ Hải "dọc ngang trời rộng".

Từ là sấm, đạo binh của chàng cũng là sấm, khi đạo binh đó đã tung hoành thì không có gì ngăn trở, chận bước nó lại, cũng như khi sấm đã ran, thì chỉ có nó tự chấm dứt đường vang của nó mà thôi:

"Thừa cơ trúc chẻ ngói tan,
Binh uy từ ấy sấm ran trong ngoài
Triều đình riêng một góc trời,
Gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà.
Đòi cơn gió quét mưa sa,
Huyện thành đạp đổ năm toà cửa nam
Phong trần mài một lưỡi gươm,
Những phường giá áo túi cơm sá gì.
Nghênh ngang một cõi biên thuỳ,"

Đó là đạo quân bách chiến bách thắng, có kỷ luật không ô hợp như đội quân giặc cỏ.

Đạo binh oai hùng đó, rầm rầm rộ rộ như thế, mà rồi cũng chỉ có một đời ngắn ngủi như sấm. Chỉ vì thói nữ nhi thường tình, Từ Hải tự huỷ, tự chấm dứt sự nghiệp oanh liệt của mình:

"Nghe lời nàng nói mặn mà,
Thế công Từ mới trở ra thế hàng"

Lầm mưu Hồ Tôn Hiến, Từ Hải phải chết đứng:

"Đang khi bất ý chẳng ngờ,
Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn.
Tử sinh liều giữa trận tiền,
Dạn dày cho biết gan liền tướng quân"

Quẻ Chấn còn có tượng là gan, Nguyễn Du khi mô tả cảnh chiến đấu can trường, dũng cảm của Từ Hải, tự nhiên dùng ngạn ngữ "gan liền tướng quân", nói người nào có lá gan không chia ra các thuỳ mà liền nhau thành một khối là người gan lì có thể làm tướng", ý này hợp với tượng gan của Chấn, mà Chấn là Từ Hải. Thanh Tâm Tài Nhân khi nói về lòng dũng cảm của Từ Hải chỉ dùng các từ "phấn dũng bộ chiến" (hăng sức đánh bộ), "Dũng nhi nại chiến" (dũng cảm, bền sức chiến đấu), nói về tính cách oai hùng, nóng nảy của Từ Hải chưa bao giờ Thanh Tâm Tài Nhân dùng đến chữ sấm, trong khi Nguyễn Du dùng trực tiếp ba chữ sấm: "sấm vang", "sấm ran", "sấm sét" chưa kể những từ liên quan gián tiếp. Ba chữ đó thuộc hồ sơ lý lịch của Từ Hải. Đây là phong cách sáng tạo của Nguyễn Du, lúc nào nhà thơ cũng quy kết nhân vật về một tính cách chủ đạo. Cách thao tác đó độc giả không thể phát hiện được, giống như với người làm xiếc, khán giả chỉ thấy kết quả tài tình gây kinh ngạc chứ không thể thấy được thao tác của họ. Dịch lý cũng từng nói đắc ý vong tượng (được ý quên tượng), như được thỏ thì quên ná, được cá quên nơm. Khi say sưa với Truyện Kiều, độc giả bị lôi cuốn bởi tình, bởi ý không cần phải biết đến tượng Nguyễn Du dùng để nhất quán nhân vật. Có thể nói Nguyễn Du là nhà ảo thuật ngôn ngữ.

Theo Dịch Lý, Kiều tương ứng với quẻ Tốn (Phong/Gió), Từ tương ứng với quẻ Chấn (Lôi / Sấm). Hai quẻ này hay đúng ra hai nhân vật này phối hợp nhau sẽ cho các quẻ chiếu mệnh là Lôi Phong Hằng và Phong Lôi Ích.

Hằng là quẻ số 32 trong số 64 quẻ Dịch. Quẻ trên hay quẻ ngoại là Chấn, quẻ dưới hay quẻ nội là Tốn. Chấn có tượng là trưởng nam, là chồng lại có tượng là hiếu động. Tốn có tượng là trưởng nữ, là vợ lại có tượng là thuận tòng. Chấn như thế là phù hợp với tính cách của Từ Hải và Tốn như thế cũng phù hợp với tính cách của Thuý Kiều. Quẻ này tượng trưng cho đạo vợ chồng, chồng ở ngoài lo việc đối ngoại, tích cực hoạt động. Vợ ở trong nhà lo việc nội trợ, thuận tình giữ gìn gia phong.

Đi qua đời Kiều có ba người đàn ông đã để lại dấu ấn sâu sắc trong trái tim nàng: Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hải.

Kim Trọng là người tinh lý tưởng, chỉ để lại cho nàng bao nhiêu tiếc nhớ:

-"Mái Tây để lạnh hương nguyền
Cho tình đằm thắm ra duyên bẽ bàng"
-"Biết thân đến bước lạc loài
Nhuỵ đào thà bẻ cho người tình chung"

Với Thúc sinh, Thuý Kiều cũng có được những ngày hạnh phúc:

"Một nhà sum họp trúc mai,
Càng sâu nghĩa bể, càng dài tình sông".

Nhưng cái phận lẻ mọn đã khiến nàng phải tay Hoạn Thư thịt nát xương tan đau đớn ê chề:

"Chước đâu có chước lạ đời
Người đâu mà lại có người tinh ma,
Rõ ràng thật lứa đôi ta,
Làm ra con ở, chủ nhà đôi nơi,
Bề ngoài thơn thớt nói cười,
Bề trong nham hiểm giết người không dao"

Chỉ có Từ Hải, Thuý Kiều mới thực sự nên vợ nên chồng đúng như quẻ Hằng đã định:

"Buồng riêng sửa chốn thanh nhàn,
Đặt giường thất bảo vây màn bát tiên.
Trai anh hùng,gái thuyền quyên,
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cởi rồng."

Ích là quẻ thứ 42 trong tổng số 64 quẻ, gồm quẻ ngoại là Phong (Tốn/Gió) ở trên và quẻ nội Lôi (Chấn /Sấm) ở dưới.

Ích là tăng Ích,là làm lợi cho người. Từ Hải là người anh hùng lý tưởng trong Truyện Kiều, đó là người không cam chịu sống "vào luồn ra cúi" để vinh thân phì gia, không hành động vì lợi ích cá nhân mà vì lợi ích của người khác, của đa số quần chúng lao động, của những người bị áp bức, bị chà đạp" giữa đàng dẫu thấy bất bình mà tha". Chu Dịch chiết trung nói: "Sấm động làm lòng người phấn chấn". Ca dao có câu "Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên". Khoa học giải thích: "Sấm động, sét đánh làm cho Nitơ hoá hợp với nhau". Sấm khai thông bế tắc, sấm đem lại lợi ích cho tự nhiên. Hào lục tam quẻ Ích viết:"Ích chi dụng hung sự" có ích trong việc dùng quân sự để giải quyết sự việc. Từ Hải hiện thân của sấm tất nhiên cũng đem lại lợi ích cho những người cùng khổ, cụ thể là Thuý Kiều "vinh hoa bỏ lúc phong trần", giúp Kiều báo ân ,báo oán:

"Từ rằng "ân oán hai bên,
Mặc nàng xử quyết báo đền cho minh.
Nàng rằng "muôn cậy uy linh,
Hãy xin báo đáp ân tình cho phu,
Báo ân rồi sẽ trả thù"

Bao nhiêu đau hờn tủi nhục đã được Từ rửa sạch trong một ngày, cái thân "dày gió dạn sương, bướm chán ong chường" nhờ Từ mà được tôn vinh:

Giáp binh kéo đến quanh nhà,
Đồng thanh cùng gởi nào là phu nhân?
Hai bên mười vị tướng quân,
Đặt gươm cởi giáp trước sân khấu đầu.

Đúng như nghĩa quẻ Ích, chỉ có sự kết hợp giữa Thuý Kiều và Từ Hải mới mang lại lợi ích cho nàng.

Tiêu chí quẻ Ích là "tổn kỷ ích nhân", thiệt mình lợi người.Người làm ích có bao giờ nghĩ đến bản thân mình, họ chỉ biết đến lợi ích của người khác. Chỉ vì thế mà Từ Hải đã hy sinh cho Kiều. Ở đời "tri kỷ trước sau mấy người", một đời gặp được người tri kỷ là hạnh phúc lắm rồi "Quốc sĩ xưa nay, chọn người tri kỷ một ngày được chăng", khó lắm. Thế nên vì tri kỷ người ta có thể hy sinh sự nghiệp, hy sinh tính mệnh. Trước nỗi lo âu của Thuý Kiều không muốn làm "chiếc bách giữa giòng, e dè sóng gió, hãi hùng cỏ hoa", người anh hùng "một tay gây dựng cơ đồ, bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoàng" đã chán công danh hệ luỵ:

"Bó thân về với triều đình,
Hàng thần lơ láo, phận mình ra đâu,
Áo xiêm ràng buộc lấy nhau,
Vào luồn ra cúi công hầu mà chi?
Sao bằng riêng một biên thuỳ,
Sức này đã dễ làm gì được nhau."

Chỉ muốn ngẩng cao đầu "Dọc ngang nào biết trên đầu có ai" đã phải chịu bó tay đổi thế công ra thế hàng.

Hào Lục ngũ quẻ Hằng nói "Hằng kỳ đức trinh,phụ nhân cát, phụ tử hung" nghĩa là giữ bền đức nhu thuận, đối với đàn bà thì tốt nhưng đối với đàn ông thuận theo đà bà là xấu, là nguy hiểm. Ở đây Từ Hải đã phạm vào lời cảnh báo của quẻ Hằng. Từ đã để cho Thuý Kiều "cũng dự quân trung luận bàn" rồi "nhân khi bàn bạc gần xa", Kiều lỡ nhận lễ hậu của Hồ Tôn Hiến mà "thừa cơ nàng mới bàn ra tán vào"Kiều là nhi nữ có đởm lược đã quyết tâm chiến đấu với số phận để dành chỗ đứng giữa chốn bùn nhơ, vươn lên như hoa sen gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn, nhưng nàng không phải là chiến sĩ, không có tài dùng binh, lại thật dạ tin người, lầm mưu kế xảo quyệt của Hồ Tôn Hiến, cạn nghĩ:

Nghĩ mình mặt nước cánh bèo,
Đã nhiều lưu lạc, lại nhiều gian truân.
Bằng nay chịu tiếng vương thần
Thênh thênh đường cái thanh vân hẹp gì.
Công tư vẹn cả hai bề
Dấn dà rồi sẽ liệu về cố hương.
Cũng ngôi mệnh phụ đường đường,
Nở nang mày mặt, rỡ ràng mẹ cha."

Bao nhiêu năm ra vào chốn thanh lâu, bao phen bị lừa đão, hết Mã Giám Sinh, Tú Bà đến Sở Khanh, Bạc Bà, Bạc Hạnh nàng cứ tưởng chỉ có bọn hạ đẳng mất nhân cách mới không giữ chữ tín,chứ như Hồ Tôn Hiến đường đường một Tổng Đốc trọng thần lẽ nào "nói lời rồi lại nuốt lời", nào ngờ bọn hãnh tiến ma quỷ còn độc địa hơn, phục binh sát hại Từ Hải.

Trong tình huống này, Từ Hải đúng là nhân vật Cửu Tứ của quẻ Chấn mà chàng là hiện thân. Hào từ nói "Chấn, toại nê". Chữ toại, Chu Tuấn Thanh trong "Thuyết văn thông huấn định thanh "cho là chữ đoạ. Chấn đoạ xuống bùn, ngụp lặn trung vũng bùn vì ở trong vòng tay bốn hào âm (Quẻ Chấn, hào 1 và 4 dương, hào 2,3,5,6 là các hào âm). Từ Hải đắm say Kiều, tin lời Kiều tin luôn nguỵ kế của liên minh ma quỷ Hồ Tôn Hiến chỉ có một con đường là chết, mà phải là chết đứng chứ không chết cách nào khác được.



Nói tóm lại là, cảm thông cho số phận của Kiều chứ chưa bao h tớ thik cả nhân vật Kiều lẫn Từ Hải :(( chắc tại dốt văn nên thế :"> :D
Được cảm ơn bởi: thanhmai8558
Đầu trang

tiger
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 18
Tham gia: 16:34, 19/07/09

TL: Từ Hải là người tốt hay xấu?

Gửi bài gửi bởi tiger »

hic. dốt văn mà đọc ...dài rồi pót lên....cũng đáng nể đó chứ ^^
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Trà chanh - Chém gió”