Mạn đàm về hòn đá lạ ở Đền Hùng

Trao đổi về các lĩnh vực khoa học và đời sống
Trả lời bài viết
Đổng Lâm
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 181
Tham gia: 11:51, 26/06/09

Mạn đàm về hòn đá lạ ở Đền Hùng

Gửi bài gửi bởi Đổng Lâm »

Mấy hôm nay thấy báo mạng, báo giấy xôn xao vì viên đá lạ ở Đền Hùng. Có lẽ nếu năm nay không có vụ nhận di sản văn hóa ở Đền Hùng thì chắc chẳng ai quan tâm đến cái viên đá "lạ" đó. Thực ra thì nhiều người thấy nó ở đó từ năm 2009, cũng thấy nó "là lạ" nhưng chẳng ai quan tâm. Rồi thì nhân blog của một anh khá nổi trong làng Hán Nôm đăng bài bức xúc về "cái sự lạ" ở đền Hùng, từ việc ấn làm sai đến viên đá lạ. Thế này báo Vietnamnet, VnExpress, dantri nhất loạt đăng bài. Kể cũng lạ, rồi lại giống như vụ yểm bùa sông Tô, các báo thi nhau khai thác, rồi các ông Đồ gàn tha hồ phỏng đoán, rồi ... sẽ có một hội thảo khoa học về nó nữa.

Tôi cũng tò mò lướt qua chục trang mạng, rồi thấy mang máng nhớ nó ở đâu đó trong cuốn Ngọc Hạp thông thư, hoặc một số cuốn thông lịch. Chợt nhớ ra nó chính là Bách giải tiêu tai phù của Trương Thiên Sư. Trước ông ngoại tôi vẫn cho các nhà mới có người mất hoặc người ốm để giải trừ tai ương. Có lần cũng được ông dạy cho cách làm và các sách vở liên quan.

Một vài bài viết về viên đá này, có vẻ trầm trọng hóa vấn đề:

http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2013/04/ ... -den-hung/
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2013/04/ ... en-hung-1/
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2013/04/ ... -den-hung/

Về việc dùng bùa thì coi như cũng là một tín ngưỡng, các cụ vẫn có câu: linh tại ngã, bất linh tại ngã (linh ở ta, không linh cũng ở ta). Lá bùa này là điều rất phổ thông đối với nước Tàu, nước ta thì nhiều người còn lạ lẫm, trừ một số được cho là bí truyền. Để minh chứng nó chỉ là điều bình thường này, các bạn chỉ cần vào Google image đánh thử từ khóa: 百解消灾符, chờ không đầy 1phút sẽ có kết quả về lá bùa này, thậm chí có cả cách viết và cách luyện nó

Hình ảnh Hòn đá lạ ở Đền Hùng
Viên đá ở Đền Hùng
Viên đá ở Đền Hùng
da_xanh_2.jpg (54.17 KiB) Đã xem 1996 lần
So sánh với các hình ảnh của lá bùa viết tay
Bách giải tiêu tai phù do các thày viết tay và luyện chú
Bách giải tiêu tai phù do các thày viết tay và luyện chú
116339c7d67.jpg (15.79 KiB) Đã xem 1996 lần
In sẵn cùng ảnh của ngài Trương Thiên Sư
Bách giải tiêu tai phù do Hàng mã in để bán buôn
Bách giải tiêu tai phù do Hàng mã in để bán buôn
10897001.jpg (37.12 KiB) Đã xem 1996 lần
Cách làm
Hướng dẫn viết Bách giải tiêu tai phù
Hướng dẫn viết Bách giải tiêu tai phù
9_73_1719b3bb3ed520a.jpg (53.59 KiB) Đã xem 1996 lần
Vài lời lạm bàn, không có ý xúc phạm các bậc tiền nhân và các bậc học giả chân chính. Chỉ e nếu không nói rõ thì hậu học dễ hoang mang; mấy ông thày có cái cớ hù dọa, làm càn; các báo thì có cớ tăng rank, câu view.

Cũng mong các bác có đôi lời chỉ giáo

Trân trọng
Đầu trang

trieucatlinh
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1097
Tham gia: 21:26, 20/02/12
Đến từ: (0^_^0)

TL: Mạn đàm về hòn đá lạ ở Đền Hùng

Gửi bài gửi bởi trieucatlinh »

Vậy chak e bổ sung thêm bài báo nj nữa cho đầy đủ vụ hot nj :D


http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam ... sman.shtml

Đền Hùng từng bị yểm bùa?

[blockquote]Hình ảnh[/blockquote]Đền Hùng thờ Quốc Tổ, nơi linh thiêng bậc nhất của người dân Việt Nam, từng bị người phương Bắc đặt một ‘đạo bùa yểm’ chôn dưới nền đất, một quan chức coi giữ khu đền này khẳng định với báo chí trong nước.
Thông tin này chỉ được tiết lộ sau khi có áp lực từ dư luận đòi giải thích về một phiến đá bí ẩn đặt một cách có chủ đích ngay tại điện thờ của đền Thượng, đền chính trong quần thể Đền Hùng tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Ông Nguyễn Tiến Khôi, người trước đây là quản lý cao nhất ở đền Hùng và là người nắm rõ nhất về phiến đá bí ẩn này, giải thích rằng đó thật ra là một đạo bùa để trấn lại bùa yểm của người phương Bắc.

Bị yểm 600 năm

Từ đó ông Khôi đã nêu rõ các chi tiết về ‘đạo bùa yểm’ này mà lần đầu tiên được tiết lộ với công chúng.
Nói trên trang mạng của tờ Tiền Phong và báo mạng Đất Việt, ông Khôi cho biết trong đợt tu sửa đền hồi năm 2009, các công nhân đã phát hiện ‘một viên gạch lạ có in chữ Hán’ lúc tháo dỡ toàn bộ bệ thờ trên đền Thượng.
Viên gạch lạ này đã được ông Khôi gửi sang cho ông Nguyễn Minh Thông, vốn là đại tá quân đội và hiện là giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng phương Đông, để nhờ nghiên cứu.
Trong báo cáo giải trình của ông Thông cho lãnh đạo tỉnh Phú Thọ được báo Tiền Phong dẫn lại thì trung tâm của ông ‘đã hội thảo nhiều lần’ với ‘một số nhà khoa học, chuyên gia ngoại cảm’ và đi đến kết luận rằng viên gạch là ‘do đạo sỹ của quân Nguyên Mông đem đến đặt từ cuối thời Trần’, tức là tính cho đến nay là hơn 600 năm.
[blockquote][blockquote][highlight=#NaNNaNNaN]"[/highlight]Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật, Nhà nước và nhân dân. Việc này (đặt đá trấn yểm) đã được các lãnh đạo trung ương, tỉnh đều chứng kiến và biết.
"

[/blockquote]Nguyễn Tiến Khôi, cựu giám đốc Ban quản lý đền Hùng
[/blockquote]Theo báo cáo này thì ‘Thời đó phía Nguyên Mông bị thua trận vì bị nhà Trần ta đánh tan ba lần, đã cử đạo sỹ được cải trang sang nước Nam ta, dùng thủ đoạn yểm bùa gạch này tại Đền Thượng’.
Trên viên gạch có ghi dòng chữ Hán ‘Đánh đổ đức sáng Vua Hùng’ và hiện tại vẫn còn được lưu giữ tại Bảo tàng đền Hùng, Đất Việt dẫn lời ông Khôi cho biết.
Do đó, để hóa giải, ông Thông đã đề xuất lên Ủy ban tỉnh Phú Thọ và Bộ Văn hóa tìm một đạo bùa khác để trấn yểm. Đề xuất này, theo ông Khôi, đã được những vị có chức trách đồng ý và ông Thông đã lên kế hoạch thực hiện.
Đạo bùa trấn yểm đó chính là phiến đá đặt trên bệ bát quái trong đền Thượng vốn đã gây xôn xao dư luận trong nhiều ngày qua. Công chúng không hề biết nguyên do cũng như ý nghĩa của phiến đá này nên dẫn đến tâm lý e ngại.

Ý nghĩa gì?


Hình ảnh
[blockquote]Mặt trước của phiến đá bùa là trận đồ bát quái cùng với thần chú Mật tông
[/blockquote]Trong báo cáo của mình, ông Thông đã giải thích về nội dung bùa trấn này như sau:
Phiến đá được chọn là do giám đốc một công ty đá quý ở Hà Nội có tên là Nguyễn Đình Khảm cung tiến. Đây là viên đá xanh ‘có nhiều năng lượng tốt lành, có khả năng hóa giải hung khí và tiếp nhận năng lượng của tinh tú trời đất’.
Mặt trước vẽ trận đồ bát quái của danh tướng Trần Hưng Đạo dựa trên tác phẩm ‘Binh thư yếu lược’của ông và chòm sao Bắc Đẩu. Trên mặt trận đồ là câu thần chú Phật giáo Mật tông.
Mặt sau của đạo bùa này là ấn vuông của Vua Hùng đóng ở trên và lá bùa giải bách họa vẽ ở phía dưới.
Ông Thông giải thích rằng linh khí của Đức Phật kết hợp với linh khí của Đức Thánh Trần sẽ ‘hóa giải được’ đạo bùa yểm của người phương Bắc và sẽ giúp cho vận nước được hưng thịnh.
Ông Nguyễn Tiến Khôi được Đất Việt dẫn lời nói ông cam đoan ‘viên đá đang rất linh ứng và hiệu nghiệm’.
“Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật, Nhà nước và nhân dân,” ông nói và cho biết việc này đã được ‘các lãnh đạo trung ương, tỉnh đều chứng kiến và biết’.

Ký ức dân gian

[blockquote][blockquote][highlight=#NaNNaNNaN]"[/highlight]Đã có nhiều dấn ấn trong tâm lý dân gian qua các đời rằng người Tàu hay sang đây làm các thứ tệ hại như yểm bùa, triệt long mạch và đập phá những thứ có giá trị tâm linh của người Việt.
"

[/blockquote]Nhà sử học Lê Văn Lan
[/blockquote]Trao đổi với BBC từ Hà Nội, nhà sử học Lê Văn Lan cho biết chuyện người phương Bắc tìm cách yểm bùa nước Nam là ‘có thực’ mà ‘ý thức dân gian còn ghi lại’.
Chính sử không hề đề cập đến việc này nhưng trong ngoại sử và sách địa lý thì có chép, ông Lan nói.
“Đã có nhiều dấn ấn trong tâm lý dân gian qua các đời rằng người Tàu hay sang đây làm các thứ tệ hại như yểm bùa, triệt long mạch và đập phá những thứ có giá trị tâm linh của người Việt,” ông giải thích.
“Tôi đã đi điền dã và sưu tầm nhặt nhạnh được nhiều lời kể dân gian không chỉ tập trung vào Cao Biền (quan đô hộ đời Đường) mà còn cả các đời khác rằng các thầy địa lý người Tàu đi vào đây (nước Nam) bán thuốc đeo quang gánh, đội nón lá rộng vành,” ông nói.
“Họ đi đến đâu thường hay xem đất, tìm đất... sau đó chôn bùa hoặc đào đất để phá long mạch.”
[/font][/size][/b]

[blockquote]Hình ảnh[/blockquote][blockquote]Đạo bùa này được cho là trấn bùa xấu và giúp vận nước hưng thịnh
[/blockquote]Tuy nhiên đối với khu vực đền Hùng mà ông Lan nói ông đã ‘điền dã rất kỹ từ nửa thế kỷ nay’ thì ông chưa sưu tầm được truyền thuyết, lời kể hoặc hiện vật nào ‘chứng tỏ người Tàu đã sang đây để yểm bùa hay triệt phá gì’.
Cho nên ông Lan cho rằng phiến đá trấn yểm đặt trong đền Thượng ‘nên được di dời ra khỏi đền’ vì ‘đấy là thứ mới tạo chứ không phải có từ trước’.
Tiến sỹ Ngô Đức Thịnh, ủy viên Hội đồng Di sản quốc gia, cũng có cùng ý kiến với ông Lan về cách xử lý đối với phiến đá.
“Đó là một hiện vật không nguyên gốc,” ông nói với BBC, “Cầu may thì cũng được thôi nhưng không thể đưa vào một cách tùy tiện.”
“Quan điểm của tôi là nếu như chưa biết rõ hòn đá này là gì và không gắn với đền thờ Vua Hùng thì tốt nhất là nên đưa ra ngoài,” ông nói.
Hiện Ban quản lý đền Hùng đang tính đến sau ngày Quốc giỗ mùng 10/3 Âm lịch sẽ tổ chức hội thảo khoa học để các chuyên gia và các nhà khoa học bàn luận rõ ràng về vấn đề này.
Tuy nhiên, TS Thịnh cho rằng ‘lĩnh vực tâm linh rất mơ hồ khó mà đem ra một hội thảo khoa học’.
Đầu trang

find
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 495
Tham gia: 15:42, 04/03/10

TL: Mạn đàm về hòn đá lạ ở Đền Hùng

Gửi bài gửi bởi find »

Cứ chu kỳ từ 300-400 năm chúng lại sang một lần.
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Cuộc sống muôn màu”