Bàn về tính chính xác và khoa học của Tử Vi

Hỏi đáp, luận giải trao đổi về âm dương, ngũ hành, can chi
ThamLang102
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 312
Tham gia: 15:58, 24/07/14

TL: Bàn về tính chính xác và khoa học của Tử Vi

Gửi bài gửi bởi ThamLang102 »

NKMuon đã viết:Xin đăng bài của pkhai để ACE nghiên cứu thêm:


Tiêu đề bài viết: Số mệnh được định sẵn còn nhiều hoài nghi ! Gửi bài Đã gửi: 22:59, 12/09/14

Theo như bài viết này của bác Tây Đô Đạo Sỹ thì số mệnh đã được định sẵn : viewtopic.php?f=43&t=55179 <==

Thì nếu nói như vậy có nghĩa là sinh ra con người đã tự có kiến thức , tự có khả năng , không cần bố mẹ dạy dỗ , tự người đó đi ra đời học hỏi ở trường lớp , công ty ,...chứ bố mẹ có dạy dỗ thì cũng chẳng có tác dụng gì , đứa có tài thì lớn lên cứ có tài , đứa dốt thì dạy mãi thì lớn lên cứ dốt , đứa giàu thì ko cần dạy lớn lên tự nó làm giàu , đứa nghèo thì lớn sẽ nghèo

Và cũng theo lý thuyết kiểu như số mệnh đã định sẵn thì gần như sẽ làm cho người ta quên đi cái công lao , công ơn , nguồn cội của người truyền kinh nghiệm cho ta . Cho nên có khá nhiều hoài nghi và mâu thuẫn trong vấn đề này.

Theo lý thuyết luân hồi tái sinh thì sang 1 kiếp mới con người sẽ quên đi kiếp trước nhưng trong não họ , tài năng của họ không mất đi và lớn lên họ sẽ tự lĩnh hội lại được. Và họ đầu thai sang 1 gia đình khác thì do 1 duyên nào đó thì bố mẹ dù có không dạy dỗ họ thì họ vẫn thành tài , họ vẫn ngoan....Khá là mâu thuẫn , theo NHÂN QUẢ thì nó vô tình làm cho con cái quên đi công ơn cha mẹ. Bố mẹ thì luôn nói rằng "con hãy nhớ , nhờ bố mẹ dạy dỗ , nhờ bố mẹ bỏ tiền cho con học hành mà con mới có ngày hôm nay" , trong khi con cái thì "tự con có tài, tự con có kiến thức trong kiếp trước tới giờ , lớn lên con giàu chứ ko phải do bố mẹ dạy dỗ".

Theo như bài viết của bác Tây Đô :


Vì thế, ở Trung Quốc đại lục ngày nay, rất nhiều người không tin rằng có tồn tại vận mệnh. Có một số người đạt được một số thành tựu trong sự nghiệp công tác của mình, dưới sự giáo dục của Đảng và Quốc gia họ cho rằng đó là kết quả từ sự nỗ lực phấn đấu của bản thân. Bạn hãy cứ thử nhìn những vận động viên Trung Quốc đạt được giải trên đấu trường quốc tế mà xem, cả nghìn lần như một họ đều nói như vậy, chỉ có một trường hợp ngoại lệ đó là vận động viên Lý Na, cô là quán quân giải Úc mở rộng – thể loại đơn nữ, tuy nhiên sau đó cô đã phải chịu rất nhiều áp lực từ những lời chỉ trích phía sau.


Tác giả tại thời điểm đầu những năm 1980 bắt đầu giúp bạn bè và người thân bói mệnh, trong đó có 2 người được bói có số mệnh cực kỳ tốt, một vị có mệnh phát tài, một vị có mệnh được làm quan. Ba mươi năm sau, quả thực đã ứng nghiệm. Người có mệnh phát tài quả thực đã trở nên rất giàu có, không những thế còn là đại biểu của những người ở vùng đất đó. Còn người có mệnh làm quan nay đã trở thành chủ tịch hội đồng quản trị của một doanh nghiệp, đồng thời là ủy viên chính quyền của địa phương.


Nhưng những sự thành công ấy, không hoàn toàn được họ nhận thức là do tác dụng của vận mệnh, bởi vì họ đã bị chủ nghĩa duy vật tẩy não, bị uống phải sữa độc của lang sói mà thành người, họ cho rằng tất cả những sự thành công đó đều là do nỗ lực của chính họ hoặc do Đảng và Quốc gia bồi dưỡng mà thành.


Vì sao lại nói như vậy ? Bởi vì tôi đã từng ngồi cùng với họ thảo luận về tình thế Đại lục những năm đó, hi vọng họ có thể nhận ra được chân tướng, có được một chỗ đứng đúng đắn, nhưng vị mà có mệnh phát tài đã nói rằng: anh ta đối với vị trí hiện tại đã cảm thấy rất mãn nguyện rồi, vẫn còn muốn tiếp tục như thế mấy năm nữa, không muốn thay đổi. Còn vị có mệnh làm quan thì nói: anh ta được Đảng và Quốc gia đào tạo nên, anh ta không muốn làm những điều liên quan đến chính trị …


Có mấy người giống được như Lữ Mông Chính triều Tống, trong hoàn cảnh nghèo khó, lưu lạc, bạn bè thân nhân xa lánh mà có thể nhận thức được: “Nhân đạo ngô tiện phi tiện dã, thử nãi thời dã, mệnh dã, vận dã”. Không những thế, sau khi thi đỗ trạng nguyên, thời vận xoay chuyển, người người tin tưởng tán dương, tâng bốc mà ông vẫn có thể thanh tỉnh mà nhận thức được: “Nhân đạo ngô tiện phi tiện dã, thử nãi thời dã, mệnh dã, vận dã”
Hãy thử nhìn xem thời xưa, trong số những người có thể thi đỗ trạng nguyên, đều không thấy một ai nói rằng: “Cảm ơn sự giáo dục và đào tạo của triều đình”. Duy nhất chỉ có Trung Quốc Đại Lục vào 60 năm trở lại đây mới xuất hiện thứ quái thai như vậy.


Triều Thanh năm kỷ quân (1724~1805), Tự Hiểu Lam, 24 tuổi trúng cử, 31 tuổi trở thành tiến sỹ, tại viện hàn lâm tiếp tục sự nghiệp học hành. Có thể nói ông là một phần tử trí thức cao cấp thời đó, là một quý nhân cao quan, những người bình thường không thể nào bằng được, tuy vậy ông vẫn luôn tin rằng con người là có vận mạng.
Bởi vì con người bị mê trong không gian vật chất này của chúng ta, không nhìn thấy chân tướng tại các không gian khác, cho nên đều cho rằng vận mệnh là không tồn tại. Nhưng tại một không gian vật chất khác, không tiếp thu cái mê của xã hội người thường, đều có thể nhìn thấy chân tướng sự vật một cách rõ ràng.

Thuyết Vô Thần của Trung Quốc có nói rằng mọi thứ mà ta đạt được là do ta phải chăm chỉ , ta phải phấn đấu , do sự giáo dục dạy dỗ của tổ chức ABC . Và các nhà kinh tế đứng trước đám đông cũng nói như vậy , cũng nói ta phải học hành chăm chỉ , phải nhiều kỹ năng này kia ,.... Không riêng gì bên Trung Quốc mà bên Phương Tây họ cũng dạy như vậy . Mục đích dạy như vậy là tốt , bởi vì chính là họ đang truyền ý chí , tinh thần vững mạnh cho ta . Bác Hồ cũng luôn nói rằng "thân thể ở trong lao , tinh thần ở ngoài lao , muốn lên sự nghiệp lớn tinh thần càng phải cao" đều mục đích để rèn con người có cái tính tự lực tự cường chứ không dựa theo số mệnh . Chứ không bao giờ họ nói muốn giàu được , muốn làm quan to thì phải đi xem số Tử Vi , phải xem tướng xem có mũi rồng , tai Phật , trán cao , lông mày phải x , mắt phải y , má bành trướng hay không. Chính vì nhiều người không tin vào vận mệnh thì họ mới cố gắng , mới phấn đấu mới chăm chỉ , chứ nếu họ tin vào số mệnh thì họ biết tương lai sẽ giàu thì có thể họ vẫn chăm chỉ phấn đấu để giàu thật nhưng mà cái ý chí , cái nghị lực phấn đấu đang giảm . Như thế thì kiếp sau họ sẽ vẫn tin vào số mệnh. Những gì ta học được ở kiếp này sẽ nối tiếp các kiếp khác và thuyết vô thần như kia có những điểm tốt là xây dựng tinh thần con người vững mạnh.

Việc sinh ra môn Tử Vi cũng là không tốt , vì tử vi thì biết trước số mệnh , nhưng NHÂN QUẢ thì trong 1 kiếp có thể thay đổi , khi xã hội môi trường vận động thì số mệnh có thể thay đổi theo và tử vi xem sẽ bị sai lệch đi có thể ít nhiều , như thế dẫn tới người thầy xem tử vi tạo nghiệp nhiều vì số mệnh của đương số đã thay đổi , dẫn tới việc đương số sẽ bực tức và đi tìm thầy xem số để chửi bới , hoặc số mệnh đương số là tốt nhưng tương lai thì lại gặp nhiều điều tai họa và cứ thế đương số sẽ đau khổ đi tìm thầy tử vi trách móc. Thì có phải là thầy tử vi đã tạo rất nhiều nghiệp. Xã hội ngày xưa không có ô tô, xe máy , máy bay , máy tính nên số phận con người hầu như rất ít thay đổi , nhưng bây giờ xã hội ngày càng phát triển thì cuộc sống , vận mệnh con người thay đổi nhiều , ví dụ như ngày xưa người ta chỉ chết vì ngã ngựa , gươm , ngã từ núi cao ,... thì bây giờ người ta chết bằng đủ hình thức như tai nạn giao thông xe cán chết , ô tô tải , xe đầu kéo , xe công nông cán chết,....

Thưa các bạn! Chúng ta hay nói đến sự sắp đặt của số phận ( số mệnh?), định mệnh ( hay số mệnh định sẵn). Nhưng hình như nhưng câu nói này là nói về kết quả: Số giàu, lớn lên sẽ giàu, không cần làm ăn; số nghèo lớn lên sẽ nghèo, dù có làm gì cũng nghèo; Số giỏi, không cần học cũng giỏi.... Vậy thử suy nghĩ theo hướng khác xem: Không nói về kết quả nữa, mà nói đến quá trình, ví dụ: Số giàu: Không phải ngồi yên mà giàu. Nhưng tự nhiên con người đó cứ ham làm ăn, ham học hỏi để tiếp thu kiến thức. Dù có cái gì đó cố tình ngăn cản ( chủ quan và khách quan), người đó vẫn cứ như được ma xui quỷ khiến, lao vào làm giàu. Kết luận: rất phù hợp với số mệnh định sẵn: giàu có!
ThamLang102 đã viết: Đan Trì: Luận điểm của bạn khá hay.

Anh Ba Phải: Đúng là chủ đề này không có gì mới mẻ, nhưng tính chính xác và khoa học của phương pháp dự đoán số mệnh bằng Tử vi, thì có nhiều cái nhìn rất khác nhau. Không phải ai đọc sách của Tác giả Nguyệt Phát Lộc, đều có cùng quan điểm với tác giả cả. Vì vậy tôi muốn đưa ra vấn đề này, nhằm mục đích thu thập thêm các phản biện khác nhau, để các bạn trên diễn đàn có cái nhìn khách quan và đúng đắn với bộ môn này. Như những luận điểm của bạn Đan Trì, cá nhân tôi thấy khá hay.
ThamLang102 đã viết:Bạn Đan Trì: Mặc dù tôi thấy ý kiến của bạn là khá hay, bởi vì nó rất độc đáo, một sự mới mẻ, để từ đó ta có thể chứng minh thực chất Vận mệnh là gì? Bất biến hay biến đôi không ngừng ( tất nhiên sự biến đổi không ngừng đều dựa trên những quy luật vận động khách quan). Tuy nhiên, tôi lại không nghĩ số Mệnh là cái gì đó cố đinh, bất biến ( Như bạn nói "Nếu có cái máy tính khổng lồ, sẽ giúp thấy được rằng số mệnh đã định sẵn). Mà sự vận động của Thiên Địa, con người, là vô cùng, chúng biến đổi không ngừng. Và chính sự biến đổi đó đã tạo ra Vũ trụ ( cũng như số phận của vụ trụ) nói chung, và con người với số mệnh của họ nói riêng...
Sửa lần cuối bởi ThamLang102 vào lúc 22:04, 31/10/14 với 1 lần sửa.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Đan Trì
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1733
Tham gia: 13:12, 30/10/14

TL: Bàn về tính chính xác và khoa học của Tử Vi

Gửi bài gửi bởi Đan Trì »

ThamLang102 đã viết: Thưa các bạn! Chúng ta hay nói đến sự sắp đặt của số phận ( số mệnh?), định mệnh ( hay số mệnh định sẵn). Nhưng hình như nhưng câu nói này là nói về kết quả: Số giàu, lớn lên sẽ giàu, không cần làm ăn; số nghèo lớn lên sẽ nghèo, dù có làm gì cũng nghèo; Số giỏi, không cần học cũng giỏi.... Vậy thử suy nghĩ theo hướng khác xem: Không nói về kết quả nữa, mà nói đến quá trình, ví dụ: Số giàu: Không phải ngồi yên mà giàu. Nhưng tự nhiên con người đó cứ ham làm ăn, ham học hỏi để tiếp thu kiến thức. Dù có cái gì đó cố tình ngăn cản ( chủ quan và khách quan), người đó vẫn cứ như được ma xui quỷ khiến, lao vào làm giàu. Kết luận: rất phù hợp với số mệnh định sẵn: giàu có!
Chào anh ThamLang. Anh đang cố nhấn mạnh việc: nhân tạo ra quả. Kết quả, cũng từ hành động mà ra.

Tuy nhiên, tại sao từ tử vi chẳng hạn, ta nói được khả năng, đam mê, chăm hay lười, cần cù hay nhẫn nại, tham vọng hay quyết tâm v.v...

1 người đã chăm, dù có trăm thầy bói nói anh ta giàu, anh ta vẫn chăm, thậm chí chăm chỉ cần cù hơn.
1 người đã lười, dù có người người cảnh báo, anh ta vẫn khó thay đổi bản tính, trừ khi có sức ép hoặc cú sốc lớn.

Có 1 bài viết: "NỖ LỰC CŨNG LÀ SỐ PHẬN". Anh tham khảo:



Nỗ lực, là số phận.

Cái gì cũng có 3 giai đoạn: Khởi đầu - Quá trình - Kết thúc.
Hay: Nguyên nhân - Quá trình - Kết Quả.

Nỗ Lực, liệu có phải là số phận, hay là sự kiểm soát của chính mỗi người ??
Xin định nghĩa lại: Số phận - là những thứ ngoài tầm kiểm soát của con người, ta không làm chủ theo ý mình được, hoặc làm chủ rất ít.

Xét cả 3 quá trình của sự nỗ lực:
1. Khởi đầu - Nguyên nhân của nỗ lực.
Do đâu mà bạn nỗ lực, do đâu mà bạn muốn cố gắng đề làm điều gì đó.
- Vì gia đình bạn nghèo, bạn nỗ lực để thoát nghèo.
- Vì 1 cô gái chưa nhận lời bạn, bạn nỗ lực để tán cô ta (chứ cô ta đồng ý luôn thì cần quái gì nỗ lực nữa).
- Vì bạn muốn thăng tiến, bạn nỗ lực để thăng tiến (chứ làm sếp rồi thì thăng tiến gì nữa)
- Vì bạn muốn nổi tiếng khi làm sếp, muốn có danh, bạn nỗ lực để lãnh đạo, hòa hợp.

Các dạng nỗ lực khác nhau, cần các mục tiêu khác nhau, nguyên nhân khác nhau. Có nhiều người, trong những giai đoạn nào đó (tôi chẳng hạn) không nỗ lực gì, không phải vì tôi lười, mà vì tôi không tìm ra mục tiêu nào, lý do nào để mình phải nỗ lực, hoặc là lý do, mục tiêu đó chưa đủ mạnh.

Cái khởi đầu, nguyên nhân, lý do này, ta có kiểm soát được không. Hầu như là do môi trường đem lại, ta có thể kiểm soát, nhưng không đáng kể, và nhiều khi không theo ý mình. Việc kiểm soát cái khởi đầu này hoàn toàn theo ý mình, thì tất nhiên là không thể.

Vậy, khởi đầu - nguyên nhân của nỗ lực ==> Chính là số phận.

2. Quá trình của sự nỗ lực.
Quá trình nỗ lực, khi nào thì con người ta nỗ lực hơn, khi nào thì con người ta kém nỗ lực.
Tôi nhớ lại 5 năm học ĐH của mình, nhìn cái gì tôi cũng thích. Cái gì tôi cũng cố học. Xét ra, tôi học khá nhiều, nhưng cuối cùng chẳng biết gì. Vì tôi quá dàn trải, mỗi thứ xía 1 tí. Vậy là nỗ lực của tôi, xét trong thời gian cục bộ, nó hơi vô nghĩa.

Quá trình thực hiện 1 hành động, nếu bạn đi đúng hướng, đúng đường (tức là có sự chủ động) thì bạn nỗ lực hơn gấp bội, chuyên tâm chuyên sâu vào đường đi đó.
Chủ động và bị động, cảm giác về việc này thế nào. Bạn cứ hình dung việc ở nhà trọ và nhà chính chủ sẽ rõ. Bạn ở nhà chính chủ, chủ động, thích làm gì cũng được, ai đến cũng phải xin phép bạn, muốn làm gì cũng trong tầm kiểm soát của bạn.
Bạn ở nhà trọ, đóng cái đinh cũng có thể bị chủ nhà cằn nhằn. Chủ nhà thích đuổi lúc nào thì đuổi. Bạn ở trong nhà người ta, muốn làm gì cũng chịu sự kiểm soát của người ta.

Chủ động, dễ tạo ra sự ham thích và đam mê. Làm được việc, làm theo ý mình, được đặt đúng vị trí mình mong muốn để phát huy khả năng, thì ai chẳng mê. Nỗ lực sẽ tăng lên gấp bội. Nỗ lực mà chẳng biết mệt mỏi, chẳng thấy khó chịu gì.
Bị động, thì dễ gây ức chế, chán nản. Cảm thấy gò bó, ép buộc, không có ham thích và đam mê, thì nhồi nhét cũng khó. Càng nỗ lực, càng hại người, chưa kể nỗ lực có thể chẳng dẫn đến kết quả gì.
Giống như việc bạn thích văn, mà bố mẹ ép bạn học bách khoa vậy.

Sau khi học tử vi, tôi rút ra, chủ động và bị động, hầu như do môi trường, thiên thời đem lại. Con người chỉ biết chấp nhận nó mà thôi. Bạn rất đam mê, có khả năng với lịch sử, nhưng không dám theo nó vì ra trường sợ thất nghiệp. Bạn có khả năng ăn nói, chém gió, nhưng lại lỡ đi vào trường BK, vùi đầu vào công thức khô khan … (Tất nhiên, sự chủ động và bị động này, có thay đổi theo thời gian. Không cố định. Cái anh ăn nói, chém gió tốt, lỡ theo BK, có thể anh này sau lại chuyển hướng kinh doanh cũng nên.)

Vậy, sau duyên, nguyên nhân là đến quá trình. Quá trình của sự nỗ lực, nỗ lực được đến đâu, nỗ lực mạnh hay không, cũng là 1 sự may mắn, cũng là số phận.

3. Kết quả - Kết thúc của sự nỗ lực.
Thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Bạn nhiều khi rất nỗ lực, nhưng bạn thiếu thiên thời, địa lợi, 10 năm của bạn bỏ ra có khi chỉ bằng 1 năm của người khác. Bạn tài giỏi, nhưng cái tài của bạn không có chỗ dụng, hoặc xã hội không cần, thì thành quả của bạn chẳng đáng bao nhiêu.

Tôi biết 1 anh kĩ sư rất cứng ở 1 công ty của Viettel, hàng chuyên gia, có chứng chỉ CCIE về mạng (chứng chỉ cấp độ cao nhất, CCIE > CCNP > CCNA). Nhưng lương tháng chỉ tầm cỡ 20tr. Trong khi ở 1 công ty khác cùng tập đoàn Viettel, nếu ở trình độ đó, anh ta có thể có mức lương 50-60tr. Mức lương của anh ta chỉ ngang 1 kĩ sư làng nhàng ở ViettelNet hoặc ViettelTelecom. Tiếc là Viettel không cho nhảy giữa các công ty, anh ta chấp nhận công việc của mình thôi.

Vậy đó, thành tích, kết quả của sự nỗ lực, thì cũng là 1 sự may mắn. Mình không tự quyết định được.

Vậy kết lại, bạn có nỗ lực hay không, cũng là 1 sự may mắn. May mắn đến từ ông trời.
Đầu trang

ThamLang102
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 312
Tham gia: 15:58, 24/07/14

TL: Bàn về tính chính xác và khoa học của Tử Vi

Gửi bài gửi bởi ThamLang102 »

Bạn Đan Trì: Vì thấy NKMuon viết "Thì nếu nói như vậy có nghĩa là sinh ra con người đã tự có kiến thức , tự có khả năng , không cần bố mẹ dạy dỗ , tự người đó đi ra đời học hỏi ở trường lớp , công ty ,...chứ bố mẹ có dạy dỗ thì cũng chẳng có tác dụng gì , đứa có tài thì lớn lên cứ có tài , đứa dốt thì dạy mãi thì lớn lên cứ dốt , đứa giàu thì ko cần dạy lớn lên tự nó làm giàu , đứa nghèo thì lớn sẽ nghèo"

Nên tôi thử đưa ra ý này: "Chúng ta hay nói đến sự sắp đặt của số phận ( số mệnh?), định mệnh ( hay số mệnh định sẵn). Nhưng hình như nhưng câu nói này là nói về kết quả: Số giàu, lớn lên sẽ giàu, không cần làm ăn; số nghèo lớn lên sẽ nghèo, dù có làm gì cũng nghèo; Số giỏi, không cần học cũng giỏi.... Vậy thử suy nghĩ theo hướng khác xem: Không nói về kết quả nữa, mà nói đến quá trình, ví dụ: Số giàu: Không phải ngồi yên mà giàu. Nhưng tự nhiên con người đó cứ ham làm ăn, ham học hỏi để tiếp thu kiến thức. Dù có cái gì đó cố tình ngăn cản ( chủ quan và khách quan), người đó vẫn cứ như được ma xui quỷ khiến, lao vào làm giàu. Kết luận: rất phù hợp với số mệnh định sẵn: giàu có!"
Sửa lần cuối bởi ThamLang102 vào lúc 22:12, 31/10/14 với 1 lần sửa.
Đầu trang

lobangtho91
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 3057
Tham gia: 17:06, 20/08/14

TL: Bàn về tính chính xác và khoa học của Tử Vi

Gửi bài gửi bởi lobangtho91 »

Đan Trì đã viết:
ThamLang102 đã viết: Thưa các bạn! Chúng ta hay nói đến sự sắp đặt của số phận ( số mệnh?), định mệnh ( hay số mệnh định sẵn). Nhưng hình như nhưng câu nói này là nói về kết quả: Số giàu, lớn lên sẽ giàu, không cần làm ăn; số nghèo lớn lên sẽ nghèo, dù có làm gì cũng nghèo; Số giỏi, không cần học cũng giỏi.... Vậy thử suy nghĩ theo hướng khác xem: Không nói về kết quả nữa, mà nói đến quá trình, ví dụ: Số giàu: Không phải ngồi yên mà giàu. Nhưng tự nhiên con người đó cứ ham làm ăn, ham học hỏi để tiếp thu kiến thức. Dù có cái gì đó cố tình ngăn cản ( chủ quan và khách quan), người đó vẫn cứ như được ma xui quỷ khiến, lao vào làm giàu. Kết luận: rất phù hợp với số mệnh định sẵn: giàu có!
Chào anh ThamLang. Anh đang cố nhấn mạnh việc: nhân tạo ra quả. Kết quả, cũng từ hành động mà ra.

Tuy nhiên, tại sao từ tử vi chẳng hạn, ta nói được khả năng, đam mê, chăm hay lười, cần cù hay nhẫn nại, tham vọng hay quyết tâm v.v...

1 người đã chăm, dù có trăm thầy bói nói anh ta giàu, anh ta vẫn chăm, thậm chí chăm chỉ cần cù hơn.
1 người đã lười, dù có người người cảnh báo, anh ta vẫn khó thay đổi bản tính, trừ khi có sức ép hoặc cú sốc lớn.

Có 1 bài viết: "NỖ LỰC CŨNG LÀ SỐ PHẬN". Anh tham khảo:



Nỗ lực, là số phận.

Cái gì cũng có 3 giai đoạn: Khởi đầu - Quá trình - Kết thúc.
Hay: Nguyên nhân - Quá trình - Kết Quả.

Nỗ Lực, liệu có phải là số phận, hay là sự kiểm soát của chính mỗi người ??
Xin định nghĩa lại: Số phận - là những thứ ngoài tầm kiểm soát của con người, ta không làm chủ theo ý mình được, hoặc làm chủ rất ít.

Xét cả 3 quá trình của sự nỗ lực:
1. Khởi đầu - Nguyên nhân của nỗ lực.
Do đâu mà bạn nỗ lực, do đâu mà bạn muốn cố gắng đề làm điều gì đó.
- Vì gia đình bạn nghèo, bạn nỗ lực để thoát nghèo.
- Vì 1 cô gái chưa nhận lời bạn, bạn nỗ lực để tán cô ta (chứ cô ta đồng ý luôn thì cần quái gì nỗ lực nữa).
- Vì bạn muốn thăng tiến, bạn nỗ lực để thăng tiến (chứ làm sếp rồi thì thăng tiến gì nữa)
- Vì bạn muốn nổi tiếng khi làm sếp, muốn có danh, bạn nỗ lực để lãnh đạo, hòa hợp.

Các dạng nỗ lực khác nhau, cần các mục tiêu khác nhau, nguyên nhân khác nhau. Có nhiều người, trong những giai đoạn nào đó (tôi chẳng hạn) không nỗ lực gì, không phải vì tôi lười, mà vì tôi không tìm ra mục tiêu nào, lý do nào để mình phải nỗ lực, hoặc là lý do, mục tiêu đó chưa đủ mạnh.

Cái khởi đầu, nguyên nhân, lý do này, ta có kiểm soát được không. Hầu như là do môi trường đem lại, ta có thể kiểm soát, nhưng không đáng kể, và nhiều khi không theo ý mình. Việc kiểm soát cái khởi đầu này hoàn toàn theo ý mình, thì tất nhiên là không thể.

Vậy, khởi đầu - nguyên nhân của nỗ lực ==> Chính là số phận.

2. Quá trình của sự nỗ lực.
Quá trình nỗ lực, khi nào thì con người ta nỗ lực hơn, khi nào thì con người ta kém nỗ lực.
Tôi nhớ lại 5 năm học ĐH của mình, nhìn cái gì tôi cũng thích. Cái gì tôi cũng cố học. Xét ra, tôi học khá nhiều, nhưng cuối cùng chẳng biết gì. Vì tôi quá dàn trải, mỗi thứ xía 1 tí. Vậy là nỗ lực của tôi, xét trong thời gian cục bộ, nó hơi vô nghĩa.

Quá trình thực hiện 1 hành động, nếu bạn đi đúng hướng, đúng đường (tức là có sự chủ động) thì bạn nỗ lực hơn gấp bội, chuyên tâm chuyên sâu vào đường đi đó.
Chủ động và bị động, cảm giác về việc này thế nào. Bạn cứ hình dung việc ở nhà trọ và nhà chính chủ sẽ rõ. Bạn ở nhà chính chủ, chủ động, thích làm gì cũng được, ai đến cũng phải xin phép bạn, muốn làm gì cũng trong tầm kiểm soát của bạn.
Bạn ở nhà trọ, đóng cái đinh cũng có thể bị chủ nhà cằn nhằn. Chủ nhà thích đuổi lúc nào thì đuổi. Bạn ở trong nhà người ta, muốn làm gì cũng chịu sự kiểm soát của người ta.

Chủ động, dễ tạo ra sự ham thích và đam mê. Làm được việc, làm theo ý mình, được đặt đúng vị trí mình mong muốn để phát huy khả năng, thì ai chẳng mê. Nỗ lực sẽ tăng lên gấp bội. Nỗ lực mà chẳng biết mệt mỏi, chẳng thấy khó chịu gì.
Bị động, thì dễ gây ức chế, chán nản. Cảm thấy gò bó, ép buộc, không có ham thích và đam mê, thì nhồi nhét cũng khó. Càng nỗ lực, càng hại người, chưa kể nỗ lực có thể chẳng dẫn đến kết quả gì.
Giống như việc bạn thích văn, mà bố mẹ ép bạn học bách khoa vậy.

Sau khi học tử vi, tôi rút ra, chủ động và bị động, hầu như do môi trường, thiên thời đem lại. Con người chỉ biết chấp nhận nó mà thôi. Bạn rất đam mê, có khả năng với lịch sử, nhưng không dám theo nó vì ra trường sợ thất nghiệp. Bạn có khả năng ăn nói, chém gió, nhưng lại lỡ đi vào trường BK, vùi đầu vào công thức khô khan … (Tất nhiên, sự chủ động và bị động này, có thay đổi theo thời gian. Không cố định. Cái anh ăn nói, chém gió tốt, lỡ theo BK, có thể anh này sau lại chuyển hướng kinh doanh cũng nên.)

Vậy, sau duyên, nguyên nhân là đến quá trình. Quá trình của sự nỗ lực, nỗ lực được đến đâu, nỗ lực mạnh hay không, cũng là 1 sự may mắn, cũng là số phận.

3. Kết quả - Kết thúc của sự nỗ lực.
Thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Bạn nhiều khi rất nỗ lực, nhưng bạn thiếu thiên thời, địa lợi, 10 năm của bạn bỏ ra có khi chỉ bằng 1 năm của người khác. Bạn tài giỏi, nhưng cái tài của bạn không có chỗ dụng, hoặc xã hội không cần, thì thành quả của bạn chẳng đáng bao nhiêu.

Tôi biết 1 anh kĩ sư rất cứng ở 1 công ty của Viettel, hàng chuyên gia, có chứng chỉ CCIE về mạng (chứng chỉ cấp độ cao nhất, CCIE > CCNP > CCNA). Nhưng lương tháng chỉ tầm cỡ 20tr. Trong khi ở 1 công ty khác cùng tập đoàn Viettel, nếu ở trình độ đó, anh ta có thể có mức lương 50-60tr. Mức lương của anh ta chỉ ngang 1 kĩ sư làng nhàng ở ViettelNet hoặc ViettelTelecom. Tiếc là Viettel không cho nhảy giữa các công ty, anh ta chấp nhận công việc của mình thôi.

Vậy đó, thành tích, kết quả của sự nỗ lực, thì cũng là 1 sự may mắn. Mình không tự quyết định được.

Vậy kết lại, bạn có nỗ lực hay không, cũng là 1 sự may mắn. May mắn đến từ ông trời.
Thêm 1 ví dụ nữa cho luận điểm của chú Trì: Lương của giao dịch viên bên ViettelTelecom cao gấp đôi lương giao dịch viên bên Công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel ;)) ;)) ;))
Đầu trang

ThamLang102
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 312
Tham gia: 15:58, 24/07/14

TL: Bàn về tính chính xác và khoa học của Tử Vi

Gửi bài gửi bởi ThamLang102 »

ThamLang102 đã viết:Bạn Đan Trì: Vì thấy NKMuon viết "Thì nếu nói như vậy có nghĩa là sinh ra con người đã tự có kiến thức , tự có khả năng , không cần bố mẹ dạy dỗ , tự người đó đi ra đời học hỏi ở trường lớp , công ty ,...chứ bố mẹ có dạy dỗ thì cũng chẳng có tác dụng gì , đứa có tài thì lớn lên cứ có tài , đứa dốt thì dạy mãi thì lớn lên cứ dốt , đứa giàu thì ko cần dạy lớn lên tự nó làm giàu , đứa nghèo thì lớn sẽ nghèo"

Nên tôi thử đưa ra ý này: "Chúng ta hay nói đến sự sắp đặt của số phận ( số mệnh?), định mệnh ( hay số mệnh định sẵn). Nhưng hình như nhưng câu nói này là nói về kết quả: Số giàu, lớn lên sẽ giàu, không cần làm ăn; số nghèo lớn lên sẽ nghèo, dù có làm gì cũng nghèo; Số giỏi, không cần học cũng giỏi.... Vậy thử suy nghĩ theo hướng khác xem: Không nói về kết quả nữa, mà nói đến quá trình, ví dụ: Số giàu: Không phải ngồi yên mà giàu. Nhưng tự nhiên con người đó cứ ham làm ăn, ham học hỏi để tiếp thu kiến thức. Dù có cái gì đó cố tình ngăn cản ( chủ quan và khách quan), người đó vẫn cứ như được ma xui quỷ khiến, lao vào làm giàu. Kết luận: rất phù hợp với số mệnh định sẵn: giàu có!"
Đầu trang

Long Đức
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 2964
Tham gia: 20:12, 18/09/14

TL: Bàn về tính chính xác và khoa học của Tử Vi

Gửi bài gửi bởi Long Đức »

Tặng mọi người bài này:

-----------------
Lã Mông Chính khuyên người ta an mệnh

Trong nền văn hóa do Thần truyền thụ lại cho nhân loại chúng ta, mọi người đều cho rằng vận mệnh của con người là do Trời cao đã định đoạt từ trước. Người ta cần phải kính Trời hiểu mệnh, cần phải biết rằng chỉ có tích Đức giữ Đức mới có thể được phúc báo. Một vị danh quan thời nhà Tống tên là Lã Mông Chính vốn khoan dung độ lượng, nhân hậu nhưng cương trực. Ông làm Tể tướng suốt 3 đời vua, từng làm một bài văn vần tên là “Phá diêu phú” trong đó đưa ra rất nhiều ví dụ về những câu chuyện nổi tiếng trong lịch sử, lấy đó để khuyên người đời: tất cả mọi sự trong thế gian này đều do Thiên thượng nắm trong tay, người ta cần phải hiểu Thiên mệnh, bất cứ việc gì cũng nên thuận theo tự nhiên, còn những việc cướp đoạt và tranh đấu vô nghĩa kia chẳng thể nào thay đổi được điều gì. Người ta nói ông từng lấy thiên văn chương ấy để giảng dạy cho Thái tử. Thời niên thiếu, Thái tử vô cùng kiêu ngạo không coi ai ra gì, nhưng sau khi xem xong tự nhiên biến đổi thái độ, trở nên bình thường, khiêm tốn hơn rất nhiều. Sau này Thái tử được lên ngôi kế vị ngai vàng, là vua Tống Chân Tông. Sau đây là toàn văn “Phá diêu phú” của Lã Mông Chính:
“Trời có lúc thịnh lúc suy khó lường, người có những chuyện họa phúc bất ngờ. Rết tuy có trăm chân nhưng đi không nhanh bằng rắn. Gà cũng có đôi cánh nhưng lại bay không bằng quạ. Ngựa tuy sức chạy ngàn dặm, nhưng không có người cưỡi thì vẫn không thể tự đạt. Người tuy có chí khí xung thiên, nhưng không gặp vận cũng không thể tự thông. Có câu: Con người sống ở trên đời, nếu được giàu sang phú quý cũng không thể phóng túng dâm đãng, dù nghèo khổ cũng không thể thay đổi chí hướng. Văn chương cái thế, Đức Khổng Tử còn bị vây khốn ở nước Tần. Võ lược siêu quần, Thái Công cũng có lúc câu cá chờ thời ở sông Vị. Nhan Hồi chết sớm, nhưng nào phải là hạng người hung ác. Đạo Chích tuy sống lâu, nhưng đâu phải là kẻ lương thiện. Vua Nghiêu là một vị thánh vương sáng suốt, lại sinh ra đứa con hư hỏng. Cổ Tẩu là người ngu ngoan (ngu muội và ngoan cố), mà sinh được người con chí hiếu (là vua Thuấn). Trương Lương là kẻ bố y. Tiêu Hà từng là huyện lại. Yến Tử, mình cao chưa đầy năm thước mà được phong làm Tể Tướng nước Tề; Khổng Minh sống trong túp lều tranh, mà có thể làm Quân sư cho nhà Thục Hán. Sở Bá Vương tuy hùng mạnh, mà phải tự vẫn ở sông Ô; Hán Vương Lưu Bang tuy yếu thế, mà lại có được vạn lý sơn hà. Lý Quảng có sức bắn được hổ dữ, nhưng đến già vẫn không được phong tước (ý là phong hầu); Phùng Đường có tài an bang tế thế, mà đến chết vẫn không gặp thời. Hàn Tín lúc chưa gặp thời, ngày ăn một bữa không đủ no, khi vận đến lưng đeo ba ấn đất Tề thống lãnh trăm vạn hùng binh, nhưng một khi vận suy lại phải chết vào tay một người phụ nữ (là Lữ Hậu).

Người có kẻ nghèo trước giàu sau, lúc già thịnh, thời thiếu suy. Có người tài học sơ thiển mà thiếu thời đã đăng khoa cập đệ; có người tài văn chương đầy bụng mà đến già vẫn không thi đỗ. Kỹ nữ trong chốn thanh lâu gặp thời thế trở thành mệnh phụ; cung nữ trong hoàng cung gặp vận không may thì cũng phải lưu lạc vào chỗ thanh lâu. Thanh xuân mỹ nữ lại gả phải người chồng ngu xuẩn; khôi ngô tuấn tú lại lấy phải người vợ thô xấu. Rồng lúc chưa gặp thời phải chung chạ với đám cá đám rùa, người quân tử khi thất thế cũng phải chắp tay dưới kẻ tiểu nhân. Khi nghèo khó y phục tuy thô sơ nhưng phải giữ tấm thân cho cao quý như người quân tử; khi gặp phải chuyện buồn vẫn giữ cho tâm bình tĩnh (có người dịch là: "mặt mày tuy xấu nhưng lòng lại có độ lượng của người anh hùng"). Thời cơ chưa đến, thận trọng an phận để giữ mình. Nếu tâm chí thành không đổi, sau này tất có ngày vinh hiển. Người quân tử ban đầu nghèo khổ, nhưng vẫn có cốt cách phong thái trời cho; kẻ tiểu nhân bất chợt giàu sang, thì vẫn cứ là người thấp kém. Trời chưa được thời thì ngày đêm nhật nguyệt không sáng, đất không được thời thì vạn vật không sinh, nước không được thời thì sóng gió không ngừng, người không gặp thời thì lợi vận không thông. Người nếu không vì căn cơ số mệnh có ai lại muốn bỏ đi phần phú quý mà cam chịu cảnh nghèo hèn hay sao!

Trước kia ta cư ngụ ở Lạc Dương, ban ngày phải ăn nhờ ở chùa, buổi tối ngủ nơi lò gạch, quần áo không đủ che thân, thức ăn không đủ no lòng, người trên ghét, người dưới chê. Thời đó người cho ta là kẻ hèn, nhưng ta nào có hèn, đó chẳng qua chỉ là thời, là vận, là mệnh mà thôi. Bây giờ ta ở chốn triều đình, làm quan đến bậc nhất phẩm, ở địa vị tam công, địa vị chỉ khom lưng dưới một người mà ở trên cả ngàn vạn người. Quần áo gấm vóc chứa đầy rương, thức ăn cao lương mỹ vị, trên được người sủng ái, dưới có người ủng hộ theo hầu. Trong lúc này, mọi người đều cho ta là quý, nhưng chẳng phải là ta quý, đó cũng là thời, là vận, là mệnh mà thôi, không phải là sức người có thể làm như thế được.

Than ôi! Con người sống ở trên đời, không nên ỷ vào phú quý mà tận hưởng, cũng không thể vì bần tiện mà khinh khi, bởi vì Thiên Địa tuần hoàn, xoay vần mãi mãi."
Sửa lần cuối bởi Long Đức vào lúc 22:51, 31/10/14 với 2 lần sửa.
Đầu trang

lobangtho91
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 3057
Tham gia: 17:06, 20/08/14

TL: Bàn về tính chính xác và khoa học của Tử Vi

Gửi bài gửi bởi lobangtho91 »

@madeinth: nom cái mẹt trên avata rõ đập chai mà cái hình thương hiệu trong bài viết thì...... :-& :-& :-&
Đầu trang

tutam
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 412
Tham gia: 13:21, 22/11/13

TL: Bàn về tính chính xác và khoa học của Tử Vi

Gửi bài gửi bởi tutam »

Oáng dấu để nghiên cứu!!!!!!!!!!!!!!;!;!!!!!!!
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
huytuan
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1316
Tham gia: 13:39, 07/10/14
Đến từ: I think therefore I am

TL: Bàn về tính chính xác và khoa học của Tử Vi

Gửi bài gửi bởi huytuan »

Thầy tử vi, tứ trụ đều nói: "Số của em không xuất ngoại được" với đủ lý do.
Tôi trả lời: "Các thầy dám cá với em ko? Em mà xuất ngoại được thì thầy mất 100 tr. Còn nếu em em ko xuất ngoại được thì em mất cho thầy 200 tr"
Hợp đồng được ký kết. Tôi vay thằng bạn 50 tr sang Campuchia, quay phim, chụp hình, ... và chìa cái thị thực xuất nhập cảnh ra cho thầy. Tôi lấy đươc 100 tr, trả thằng bạn 50 tr. Còn 50 tr tôi đi Sing chơi tiếp...
Các huynh tỷ nghĩ thế nào về câu chuyện trên?
Đầu trang

ThamLang102
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 312
Tham gia: 15:58, 24/07/14

TL: Bàn về tính chính xác và khoa học của Tử Vi

Gửi bài gửi bởi ThamLang102 »

huytuan đã viết:
Thầy tử vi, tứ trụ đều nói: "Số của em không xuất ngoại được" với đủ lý do.
Tôi trả lời: "Các thầy dám cá với em ko? Em mà xuất ngoại được thì thầy mất 100 tr. Còn nếu em em ko xuất ngoại được thì em mất cho thầy 200 tr"
Hợp đồng được ký kết. Tôi vay thằng bạn 50 tr sang Campuchia, quay phim, chụp hình, ... và chìa cái thị thực xuất nhập cảnh ra cho thầy. Tôi lấy đươc 100 tr, trả thằng bạn 50 tr. Còn 50 tr tôi đi Sing chơi tiếp...
Các huynh tỷ nghĩ thế nào về câu chuyện trên?
Hay bạn thử gợi ý cho các Thầy ở diễn đàn mình đánh cược đi. Tôi cược bạn thua...100 triệu, nghĩa là bạn thắng các Thầy thì tôi mất cho bạn...100 triệu. Còn không, bạn thua các Thầy, phải nộp cho tôi 100 triệu.

O.K?
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Hỏi đáp Tổng hợp”