Một nửa vầng trăng dành cho ai đó ! - Phần II

Khu vực dành cho các hoạt động offline, giao lưu, kết bạn, hội họp
Ngon_gio_Dong
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1301
Tham gia: 17:04, 01/04/11

Một nửa vầng trăng dành cho ai đó ! - Phần II

Gửi bài gửi bởi Ngon_gio_Dong »

Chào mọi người

Topic này là topic nối tiếp của topic cũ "Một nửa vầng trăng dành cho ai đó" rất nổi tiếng trên lyso.vn thời những năm 2011-2012. Do diễn đàn tái cấu trúc lại các chuyên mục nên topic cũ đã bị mất

Quán Trăng được sáng lập bởi anh Tulang vào ngày 19-9-2011. Đây là topic chuyên để làm thơ, và giao lưu của hội yêu thơ. Anh Tulang sống ở miền cực Tây Nam của Tổ quốc, là con người bình dị và cũng rất lãng mạn. Anh đã gây dựng nên 1 quán thơ sôi động trong những năm trước (là topic phần 1)

Tháng 2-2017, vợ chồng anh Tulang ra Bắc và đã off với Hội tại HN. Nhân lúc cảm hứng, anh đã làm bài thơ thế này :

Từ tận cùng Tây Nam
Tôi đưa em ngược Bắc
Nơi cội nguồn tiên tổ
Ôm lưỡi gươm thề mở cõi phương Nam
Đêm Hà Nội sương giăng
Bên Hồ Gươm sóng lặng
Cốc bia bên bạn nghĩ phút chia tay xao xuyến đến nao lòng
Biển Hạ Long xanh một màu lục thủy
Đảo đứng chơ vơ nhưng không cô độc phải không em ???
Đường đến SaPa đèo cao heo hút
Gió đưa mây ngàn phủ trắng bước chân em
Món thắng cố đậm đặc nồng nàn
Hòa trong vị cay của rượu hoa anh túc
Cộng thêm cái lạnh về đêm chỉ có thể là đặc sản của Sapa
Phang xi pang ngàn năm giá buốt
Làm má em hồng hay màu sắc của thương yêu
Bước lên máy bay sao bàn chân cãm thấy nặng nề
Rồi xa rồi nhớ rồi bao giờ gặp lại ...

Thi sĩ Vo danh đã làm bài thơ đáp lễ thế này :

Đất nước ta từ Nam chí Bắc
Phong cảnh động lòng tập tục nhiều đặc sắc
Nhưng mặc cho phong vị từng nơi mỗi khác
Vẫn có tình người chan chứa như nhau
Theo đất nước núi sông hùng vĩ
Trải tâm hồn theo mặt biển bao la
Khắp một dải non sông như họa
Tỏa tình người nóng ấm chan hòa

Mời mọi người tiếp tục tham gia ! Đây là nơi giao lưu về thơ ca nhạc họa, lịch sử văn hóa, và cả những tâm tình trong cuộc sống !
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tulang
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2373
Tham gia: 15:00, 20/07/11

Re: Một nửa vầng trăng dành cho ai đó ! - Phần II

Gửi bài gửi bởi tulang »

Cảm ơn Ngọn gió Đông đã dựng một ngôi nhà mới để anh chị em chúng ta còn có chổ để ... thù tạc ... hà hà hà ...
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tulang
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2373
Tham gia: 15:00, 20/07/11

Re: Một nửa vầng trăng dành cho ai đó ! - Phần II

Gửi bài gửi bởi tulang »

Trăng buồn

Bàng bạc vài mãng đêm
Trăng treo nổi niềm
tâm sự …

Gió xao động ưu tư
Hoa cỏ gật gù
cảm nhận …

Sóng bạc ai ngăn
Ngàn năm lấn cấn
Nước chảy bao lần
Cho non khuyết một vầng trăng …

Tulang
Đầu trang

LuanPM
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 4
Tham gia: 23:31, 14/03/17

Re: Một nửa vầng trăng dành cho ai đó ! - Phần II

Gửi bài gửi bởi LuanPM »

Cho em gửi chút Tình.
Zô miền nam xa vắng.
Và góp thêm chút nắng
Sưởi ấm tình anh em
Tiện em gửi chút men
Cho say thêm giấc mộng...

Nửa đêm rồi, đi ngủ thôi. :vvv
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tulang
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2373
Tham gia: 15:00, 20/07/11

Re: Một nửa vầng trăng dành cho ai đó ! - Phần II

Gửi bài gửi bởi tulang »

Gạc Ma

Có phải ngẫu nhiên không khi em chọn ngày mười bốn tháng ba
Để dựng nhà
Làm anh nhớ một ngày xa xưa năm tám tám

Có những điều chúng ta âm thầm
cãm nhận
Trung uý Trần Văn Phương
Cùng tuổi với anh sinh năm Ất tỵ
Tuổi trẻ gửi chiến trường
Sóng máu phủ biên cương

Còn anh
Năm tám tám “vinh qui” về làng làm anh “tú”
Năm tháng làm “thơ”
Ngày ngày ngồi văn phòng múa may bàn phím
Thỉnh thoảng ra công trường ngắm tà áo đẹp nữ công nhân

“Thà mất Thân
Quyết không mất đảo
Lấy máu đỏ bản thân mình
Nhuộm thắm lá cờ truyền thống của tổ tiên”

Biết làm sao
Không phải ai muốn cũng được nào
Thôi, đành thắp một nén nhang tưởng niệm …

Tulang
Đầu trang

Chân Quê
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 2
Tham gia: 22:28, 15/03/17

Re: Một nửa vầng trăng dành cho ai đó ! - Phần II

Gửi bài gửi bởi Chân Quê »

Em chậm chân giờ mới đăng nhập tham gia ạ. Anh Đông mở lại topic này hay đấy. Tiếc là diễn đàn bỏ nút thank rồi. Em không biết làm thơ ngồi hóng đọc thơ của các anh!
Đầu trang

Ngon_gio_Dong
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1301
Tham gia: 17:04, 01/04/11

Re: Một nửa vầng trăng dành cho ai đó ! - Phần II

Gửi bài gửi bởi Ngon_gio_Dong »

Chân Quê là ai thế ? Vo danh à ?
Đầu trang

Chân Quê
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 2
Tham gia: 22:28, 15/03/17

Re: Một nửa vầng trăng dành cho ai đó ! - Phần II

Gửi bài gửi bởi Chân Quê »

Ngon_gio_Dong đã viết:Chân Quê là ai thế ? Vo danh à ?
Em lập nick mới, Vodanh chưa thấy vào đây anh.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tulang
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2373
Tham gia: 15:00, 20/07/11

Re: Một nửa vầng trăng dành cho ai đó ! - Phần II

Gửi bài gửi bởi tulang »

Tống Thị Quyên- Một bi kịch chốn vương triều Nhà Nguyễn
This entry was posted on Tháng Ba 17, 2017, in Lịch sử thế giới phương Tây and tagged Bùi Thụy Đào Nguyên, gia long, lê văn duyệt, minh mạng, nhà nguyễn, Tống Thị Quyên, triều nguyễn. Bookmark the permalink. 2 phản hồi
hue_tombeau_minh_mang.jpg

Bùi Thụy Đào Nguyên

I – Mở đầu bi kịch

Nguyễn Phúc Cảnh (NPC), 4 tuổi phải rời mẹ cha, rời quê hương, theo Giám mục Bá-đa-lộc sang Pháp. Rồi Cảnh ăn ở chung với Đức Cha này & được giáo dục y như một chủng sinh thì bảo sao hoàng tử trẻ kia không mê đạo Chúa, không tiêm nhiễm tư tưởng, lối sống của người phương Tây cho được..

Còn nói về người thầy của NPC & cũng là vị Giám mục trên, ông là người quá sốt sắng, quá hăm hở trong việc rao truyền, phát triển đạo Thiên Chúa tại xứ sở mà đạo Nho còn đang chiếm ưu thế. Cho nên đôi lúc ông chưa thật khôn khéo, còn lắm sơ hở, để ý đồ lộ liễu quá. Như có lần ông khuyến dụ cả Nguyễn Phúc Ánh (NPA) theo đạo (Sử triều Nguyễn chép : năm 1787, Bá-đa-lộc thuyết phục vương theo đạo, trước là để làm gương cho sĩ phu noi theo, thứ đến là nhân dân trong nước. Nhưng vương không nghe… ); như ông ra sức uốn nắn vị hoàng tử vừa kể trên, mà ông tin là sẽ người kế vị, sẽ giúp ông sớm đạt được mục đích … (xin xem chú thích 1. Nội dung trong lá thư này là một trong những nguyên do chính khiến NPC mất ngai vàng, vợ cùng con cháu nhiều đời bị đại họa)

Còn NPA (Sau này là vua Gia Long. Sinh năm 1762, mất 1820 ), từ nhỏ đến khi lên ngôi báu năm 40 tuổi (1802), ông đã trải qua bao lần “cái chết trước mắt ” và không biết bao nhiêu nỗi khổ nhọc khôn lường. Vừa 4 tuổi, cha mất. 16 tuổi chỉ riêng mình ông chạy thoát rồi được tướng sĩ tôn làm chúa soái, thay thế Duệ tông &Mục tông bị Nguyễn Huệ (Nhà Tây Sơn) bắt rồi giết chết năm 1776. Những dịa danh như Phú Quốc, Xiêm La & nhiều tỉnh thuộc Miền Tây VN đều có in sâu dấu chân bôn ba của ông. Ngai vàng giành lại quá khó nhọc, nên NPA luôn lo sợ, luôn dè chừng, luôn nghi kỵ kẻ khác dòm ngó, sanh tâm cũng là điều dễ hiểu ( việc giết Đỗ Thanh Nhơn, việc gián tiếp bức tử Nguyễn Văn Thành, việc giết chết Đặng Trần Thường, việc không đặt ngôi Tể tướng vì sợ bị chuyên quyền vv… Sợ sa đà vào việc khác nên tôi mong quí đọc giả tự tìm hiểu trong các sách viết về triều Nguyễn ).

Còn việc NPA với giám mục Bá-đa-lộc, những viên sĩ quan người Pháp như Chaigneau & Vannier cùng một số lính đánh thuê khác mà Bá-đa-lộc tuyển mộ được, là mối tình ” có qua có lại “, “bằng mặt chứ không hẳn bằng lòng “. Cho nên nhà vua cố che giấu ý nghĩ không ưa đạo Thiên Chúa cùng những người phương Tây, để họ dốc hết tâm sức xây dựng thành lũy, bày vẽ & huấn luyện quân sự vv… phục vụ cho công cuộc phục quốc !

Bởi vậy, Nguyễn vương vừa thất vọng vừa chua xót vì không nhận được chút gì từ chính phủ Pháp mà con trưởng của mình thì bị “Tây hóa ” qua hành động như không chịu lạy nơi Thế miếu, theo đạo Thiên Chúa, quá thân thiện với người phương Tây … (2)

Phải chăng vì thế, dù đã lập ngôi thái tử cho NPC, là dòng chính thống, để tạm yên lòng tướng sĩ, thần dân trong buổi đầu của một đế chế non trẻ; nhưng vua vẫn ra lệnh mẹ Cảnh nhận hoàng tử Đảm làm con thứ tư của mình vào năm 1793 ( Nguyễn Phúc Đảm lúc ấy, mới lên 3 tuổi, con bà Thuận Thiên, vợ thứ. Ở đây ta đã thấy ý đồ của vua lộ rõ. Nhưng giả sử, Cảnh không mất sớm thì sao nhỉ ? sẽ có một bi kịch khác chăng ?)

Thế rồi y như trời xui khiến, NPC chết vì bệnh “đậu mùa ” lúc 22 tuổi sau khi Bá Đa Lộc mất được 18 tháng (Mẹ Cảnh sinh 3 con trai là Nguyễn phúc Cảnh, Nguyễn Phúc Hy, Nguyễn Phúc Noãn. Và tất cả đều mất sớm). Thái tử bỏ lại người vợ trẻ đẹp tên Tống thị Quyên và 2 con trai là Mỹ Đường ( còn có tên là Đán ) & Mỹ Thùy ( còn có tên là Kính ).

Sau khi NPC, chết Gia Long cứ dần dừ việc lập ngôi thái tử dù tuổi đã khá cao. Theo tôi nghĩ thì lúc bấy giờ, nước nhà vừa mới tạm yên binh lửa nhưng lòng dân đã yên đâu, binh mã vẫn còn ở trong tay các đại thần muốn tôn lập dòng đích. Nên lúc bấy giờ vua bận rộn lo củng cố vương quyền , lo truy diệt tàn dư của nhà Tây Sơn ( Những bản án vua dành cho vua quan nhà Tây sơn rất tàn khốc, cũng chính là để răn đe cho bất kỳ những ai, kể cả những tâm phúc, rằng chớ có manh tâm chống lại ông )

Do vậy, nhà vua đâu vội gì gây mích lòng các tướng lãnh cùng vào sinh ra tử với mình. Cả về sau này, ta thấy trước khi quyết định người kế vị, nhà vua cũng đã dè dặt hỏi ý kiến để thăm dò bụng dạ họ ( chứ lòng vua đã chọn rồi ). Cơ khổ cho mấy ông quan võ ít học, trực tính như : Nguyễn Văn Thành, Lê văn Duyệt trả lời thẳng là : Phải lập hoàng tôn ( ám chỉ Đán), không được bỏ dòng đích ( Chính vì vô tình hay cố ý ? không hiểu thâm ý vua nên sau này 2 ông đều gặp họa lớn ). Chỉ có Trịnh Hoài Đức, là văn thần nên trả lời một câu vừa mát bụng cha, vừa mát bụng con : “Hiểu con không ai hơn cha. Đèn nhà ai nấy biết. Xin Bệ hạ cao minh tự định đoạt lấy ! “

Xét khi ấy, hai con của NPC là Đán & Kính, tức cháu nội vua Nguyễn, đã hai mươi ngoài tuổi, đủ sức nối ngôi; lại được trong triều ngoài dân ủng hộ vì đấy là con của người ít nhiều cũng có công gầy dựng vương triều, lại là dòng đích rất phù hợp thông lệ truyền ngôi từ xưa ở chốn cung đình.

Vậy mà NPA vẫn không chọn một trong hai cháu. Gia Long giận ghét con rồi ghét giận luôn các cháu sao? Điều này, cũng có thể vì nhà vua vốn là “Khi công việc xong rồi, … ngài lấy những chuyện nhỏ nhặt, đem giết hại những người có công với mình … ” (Việt Nam sử lược. tr424. Trần Trọng Kim ). Và sâu xa hơn, chính là vì “sợ rằng tư tưởng của Bá-đa-lộc … cũng sẽ ảnh hưởng đến những đứa con của Hoàng tử Cảnh ” ( A. Schreiner trong Abrégé de l’histoire d’ Annam. Saigon, 1906 )

Còn hoàng tử Đảm, vốn là người hay bài xích đạo Thiên Chúa gay gắt và không có chút cảm tình nào với người Pháp. Điều này rất hạp thâm ý muốn rủ bỏ món nợ ân tình của những người khác nòi giống đã đến giúp, nên Đảm rất được vua yêu thương. Ta thấy điều này thể hiện rõ trong bản di chúc : “… hãy đối xử tử tế với người Âu, nhưng hết sức cảnh giác trước các tham vọng của họ “…

Nào ngờ đứa con “ngoan ” này, không hoàn toàn theo đúng tinh thần của cha trăn trối “Minh Mạng nhanh chóng tuyệt giao với người Pháp & các thừa sai; lãnh sự Pháp không được thừa nhận, đặc sứ Pháp không được tiếp kiến, thuyền trưởng Pháp không được lên bờ… và các chỉ dụ cấm đạo Thiên Chúa liên tiếp được ban hành… ” (Việt Nam thế kỷXIX. Nguyễn Phan Quang. Nxb T. p. ) mở màn cho một chính sách “bế môn tỏa cảng ” rất tai hại cho đất nước về sau..

II. Màn chánh bi kịch

Tống thị Quyên, chồng là Hoàng tử NPC vừa kể. Bà những tưởng con sẽ thay cha kế vị ngai vàng, nào ngờ chỉ trong phút chốc, tai họa ầm ầm giáng xuống trên đầu. Sách Đại Nam chính biên liệt truyện ghi chép sự kiện thê thảm này như sau Năm Minh Mạng thứ năm (1824), có người bí mật tố cáo rằng Mỹ Đường thông dâm với mẹ ruột là Tống thị. Tống thị vì thế bị dìm nước cho chết, còn Mỹ Đường thì phải giao trả hết ấn tín & dây thao, đồng thời bị giáng xuống làm thứ dân, con trai con gái chỉ được biên chép phụ ở phía sau sổ tôn thất. Năm Minh Mạng thứ bảy (1826), Mỹ Thùy lại bị quân lính ở đạo Dực Chẩn kiện, sắp bị đưa cho đình thần nghị tội thì Mỹ Thùy bị bệnh mà mất, lúc ấy chưa có con cái gì. Vua cho lấy con trưởng của Mỹ Đường là Lệ Chung, tập phong làm Ứng Hòa Hầu để lo việc phụng thờ Anh Duệ Hoàng Thái Tử (tức Hoàng tử Cảnh )…

Tưởng bi kịch đến đó là hết, nào dè đến năm Minh Mạng thứ mười bảy (1836), vì sợ con cái của Lệ Chung nhờ cha mà hưởng phúc ấm, nên triều thần lại tiếp tục nghị tội, buộc con trai con gái của Lệ Chung là Lệ Ngân, Thị Văn, Thị Dao đều phải giáng làm thứ nhân. Mãi đến năm Tự Đức thứ hai (1848), khi Mỹ Đường bị bệnh mất, dòng dõi của Hoàng tử Cảnh mới tạm yên ở phận dân thường !

III. Vài bình phẩm về bi kịch

Trong Việt Sử Giai Thoại tập 8, tr. 12, nxb Giáo Dục. Tác giả Nguyễn Khắc Thuần có lời bình đáng suy gẫm như sau : … Thời ấy, có 2 tội thuộc hàng đại ác không thể tha, ấy là bất trung & thất đức. Bất trung thì con trai trưởng của Hoàng tử Cảnh (tức Đán ) chẳng có biểu hiện gì, vậy thì Minh Mạng muốn được yên vị trên ngai, ắt phải khép Mỹ Đường vào tột thất đức là thông dâm với mẹ !…

Theo Nguyễn thị Chân Quỳnh chép từ ĐẠI NAM VIỆT QUẤC TRIỀU SỬ KÝ, không rõ tác giả, ấn bản 1879, cũng đã nhận định như sau :


Minh-Mệnh lên ngôi là do sự quyết định của Gia-Long, không phải do mưu mô, giành giật mà chiếm được ngai vàng. Nhưng đối trước những phản ứng bất thuận lợi của một số triều thần mà sau 5 năm trị vì nhà vua vẫn không dẹp nổi, có thể Minh-Mệnh đã ra tay “trừ hậu hoạn “. Nếu các con Đông Cung chết, hoặc không còn hi vọng lên nối ngôi thì bọn phản thần, bọn làm giặc … sẽ như rắn không đầu, còn dựa vào đâu mà mưu mô mà chống đối ? … Và cũng có thể vì vụ này mà lệ “Tứ bất lập ” (26) của nhà Nguyễn ra đời. “Tứ bất lập ” là không lập Chánh Cung, không lập Đông Cung, không lập Tể tướng và không lấy ai đỗ Trạng-nguyên… để ngăn ngừa mầm họa.

Riêng Võ Hương Giang viết trên Web ngày 16/2/ 2006 thì có ý khác : Nguyễn Văn Thành, Lê Văn Duyệt là 2 gương mặt lớn lúc bấy giờ. Sau khi ông Thành chết, Gia Long mới ra quyết định tối hậu chọn Hoàng tử Đảm kế vị ; đồng thời gửi gắm vị vua trẻ này cho một văn, một võ là Phạm Đăng Hưng & Lê Văn Duyệt. Trong bối cảnh như thế, thử hỏi Mỹ Đường cùng dòng đích có đủ can đảm chống lại không ? Liệu có đại thần nào dám ủng hộ, dẫu là ngấm ngầm không ?…

Tác giả nói thêm : đây là vụ án không có bản án. Nó có tính cách “thanh lý nội bộ ” hơn là công khai. Vì nội dung vụ án là chuyện thương luân bại lý, làm điếm nhục gia phong, chẳng tốt đẹp gì để làm to chuyện, phơi bày ra cho bàn dân thiên hạ đàm tiếu !…

Người viết còn dẫn giải rộng & xa hơn : “Xin nhớ rằng vu án Mỹ Đường xãy ra năm 1824, nghĩa là 5 năm sau Mimh Mạng lên ngôi ( ngày nay 5 năm là thời gian để hoàn thành 1 kế hoạch lớn ). Vậy thì thời xưa, 5 năm cũng đủ để vua củng cố địa vị một cách vững vàng tuyệt đối. Lẽ thường tình, khi không có dấu hiệu đe dọa, không ai xuống tay nặng nề trong hoàn cảnh tương quan lực lượng như thế, thử hỏi vua Minh Mạng có cần phải làm cái trò nhổ tận gốc không ?…

Sau khi phân tích, tác giả kết luận : Vụ Mỹ Đường không phải là 1 vụ án chính trị !

Và ý của người soạn bài này :

Triều Minh Mạng cầm quyền có 3 vụ án lớn xảy ra : vụ Mỹ Đường (1824), vụ Lê Văn Duyệt (1835) và vụ Lê Chất (1835). Nhưng 2 vụ sau, sử sách nhà Nguyễn ghi khá rõ ; chỉ riêng vụ đầu tiên thì sử quan viết rất ít & rất mù mờ như đã ghi trên, khiến tôi nảy ra nhiều nghi vấn :

1/ Người tố cáo là ai, cớ gì không thể nêu tên đối với việc hệ trọng liên quan đến danh dự & quyền lợi của cả một dòng họ ? Mỹ Đường, ví dụ có là người nghiện dâm dục đi nữa, là công hầu, thiếu gì thị nữ bên cạnh, đứa con này có cần thiết phải thông dâm với mẹ ruột không ? Còn Tống thị, là người nữ có chức phận, ít nhiều cũng được giáo dục theo khuông phép và phải sống trong một cung đình xem trọng đạo Nho ở vào thế kỷ XIX, thử hỏi có người mẹ nào đi ăn ở với chính con ruột của mình không ? …

2/Vì sao Lê văn Duyệt tâu kín rồi cũng chính ông thi hành án?

Võ Hương Giang viết bên trên : đây là vụ án không có bản án. Nó có tính cách “thanh lý nội bộ ” hơn là công khai. Vì nội dung vụ án là chuyện thương luân bại lý …

Tôi thử hỏi nếu cần che giấu, nhà vua thiếu gì cách giết rồi đổ cho một lý do hay một bệnh nào đó, có phải dễ nghe hơn không. Nếu cần ém nhẹm vì việc đáng xấu hổ, những dòng chép trong chính sử kia làm gì có để người đời sau thêm thắc mắc. Và cần chi đến ông Tả quân đứng ra xử lý nhanh 1 phụ nữ tay yếu chân mềm. Vậy phải chăng đấy là một ý đồ đen tối, dùng thủ đoạn dàn dựng, gán cho một tội danh “đại ác “, rồi nhanh chóng giết người bịt khẩu, nhầm hạ uy tín và triệt hạ vĩnh viễn dòng đích, nhầm ly gián Lê văn Duyệt với dòng này mà từ lâu vị tổng trấn Gia định là đại diện cho một thế lực đang ủng hộ …

3/Tác giả Võ hương Giang còn hỏi : … Minh Mạng có cần phải làm cái trò nhổ tận gốc không ?

Tôi xin thưa ngay là cần lắm đấy. Vì Minh Mạng, tuy là người có công rất lớn về nhiều mặt cho vương triều nhà Nguyễn, cho đất nước nhưng qua những hành động như ra lệnh truy tội của Lê văn Duyệt, ra lệnh giết gần 2000 người rồi vùi xác chung mồ (Mả Ngụy – cuộc khởi nghĩa của Lê văn Khôi ), vụ án Thoại Ngọc Hầu (tôi đã có bài viết riêng cũng đăng trên web dactrung. net ), vụ án Lê Chất ( xin bạn đọc xem sách ) vv… Đến nhiều năm sau, Trần Trọng Kim còn bình phẩm nhà vua trong sách Việt Nam sử lược như thế này : Chính trị của vua Minh Mạng tuy có nhiều điều hay, nhưng cũng cónhiều điều dở. Ngài biết cương mà không biết nhu, biết có uy quyền mà ít độ lượng …

Và theo ý tôi, Minh Mạng cần làm điều này vì các con cháu dòng thứ của ông. Giả dụ có người mưu phản, đưa chiêu bài ủng hộ con cháu Hoàng tử Cảnh thì sao ? Việc ông áp dụng “tứ bất lập “, “rất hạn chế & rất thận trọng trong việc cắt đặt người trong hoàng tộc tham chính & nắm giữ binh quyền “, bỏ chức danh Tổng trấn, chia cắt Bắc thành & Gia Định thành, thành nhiều tỉnh … chính là để tóm thâu quyền lực, thiết lập vai trò thống trị cho dòng tộc mình bám chắc ngôi báu dài lâu. Tuy rằng Minh Mạng không giết các con của anh , nhưng ta thấy nhà vua luôn để mắt & xiết chặt họ, dù họ đã cam phận sống cuộc đời thứ dân.

Xin trích vài dòng cũng trong sách Đại Nam chính biên liệt truyện : Mỹ Đường có tội phải ở nhà riêng, thường đến thăm con ở xã An Hòa, có người (lại có người ? ý của người soạn ) cho là trốn, tâu lên. Nhà vua bảo rằng : Hành vi của nó hơn là chó lợn, trẫm nghĩ cái tình của Anh Duệ Hoàng thái tử nên không nở làm tội. Nay lại nghe kẻ bậy bạ xui khiến, muốn làm gì chăng ? vua liền sai thị vệ đi bắt về, phái binh canh giữ …

IV. Tạm khép lại bi kịch

Tất cả những vai chính phụ trong vở bi kịch trên, giờ đây đều đã nằm sâu dưới đáy mồ. Ở bài viết này tôi không hề có ý luận công hay tội của ai, vì qua sách vỡ tôi được biết ở bất cứ chốn cung đình nào, phía sau những vàng son rực rỡ, cũng đều đầy dẫy những tham vọng, những mưu mô đen tối, thấp hèn … Mấy hôm rày, lúc tra tài liệu để viết về Tả Quân Lê Văn Duyệt, vô tình tôi bắt gặp vai chánh nữ của bi kịch ấy.

Đọc những chữ dòng biên chép ít ỏi trong chính sử, lòng càng thêm buồn. Vì đâu, chỉ vì một lời cáo buộc của một người vô danh rồi không cần xét xử, vội vã ra lệnh dìm nước giết chết một con người. Và, dẫu gì bà cũng là một vương phi, bởi đâu sử sách chẳng thể ghi lại một dòng tiểu sử, để giờ đây ta chỉ biết người góa bụa bạc phận ấy chết năm 1824 cùng một tội danh đau lòng trên !

Ghi chú: (1)Trong một lá thư gửi từ Pondichéry (20-3-1785) cho Giám đốc HộiiTruyền giáo nước ngoài, Ba-đa-lộc viết : “Tôi cần sự giúp đỡ của quý vị trong việc giáo dục vị Hoàng tử bé nhỏ do tôi phụ trách. Tôi muốn dậy theo truyền thống đạo Thiên Chúa. Hoàng tử mới lên 6 tuổi mà đã biết đọc kinh và hết lòng mộ đạo và rất mến tôi chứ không nhớ gì đến cha mẹ hay các bà nhũ mẫu. Nếu sau này cha của Hoàng tử (chỉ Gia Long ) có xoay ra thân thiện với người Anh hay người Hòa-lan thì hẳn quý vị cũng thấy việc dậy dỗ, uốn nắn ông Hoàng nhỏ bé này hữu ích biết chừng nào… (2) Một tư liệu nữa là, trong một lá thư đề ngày 11/4/1801 gửi cho Letondal. L. Barisy viết rằng : … Đông Cung là người đã ra mặt che chở cho tất cả những người Âu, đã bảo vệ cho đạo Thiên Chúa… đích thực là một người bạn thành thật …

Thêm vài tư liệu có liên quan :

A – Quan Khâm Sai Lê Văn Duyệt bài của Hoa Hạ trên net : Ngoài ra khi vua Minh Mạng, vì tư thù và vì sợ bị mất ngôi, đem xử tội Tống Thị Quyên, vợ của Hoàng Tử Cảnh, một cách oan uổng, thì chỉ một mình Lê Văn Duyệt can đảm dâng sớ lên vua xin tha tội cho người này. Việc làm của ngài không khỏi làm cho Minh Mạng bực tức, giận ghét ngài thêm …

B – Đông Cung nhật trình. Bài của Nguyễn thị Chân Quỳnh trên net: … Và cũng có thể vì vụ này mà lệ “Tứ bất lập ” của nhà Nguyễn ra đời. “Tứ bất lập ” là không lập Chánh Cung, không lập Đông Cung, không lập Tể tướng và không lấy ai đỗ Trạng-nguyên. Không lấy ai đỗ Trạng, không lập Tể tướng là để giữ vững chủ quyền của Hoàng đế. Không lập Chánh Cung và Đông Cung phải chăng vì mẹ của Minh-Mệnh chỉ là Thứ Phi chứ không phải là Chánh Cung, do đó Minh-Mệnh không thể đương nhiên lên ngôi Đông Cung vốn dành cho dòng chính ?

Có người cho rằng “Tứ bất lập ” do Gia-Long đặt ra nhưng Hoàng tử Cảnh đã lên ngôi Đông Cung năm 1794, mẹ là Vương Hậu Tống thị thì được lập làm Hoàng Hậu năm 1806, rõ ràng dưới thời Gia-Long lệ “Tứ bất lập ” chưa có. Lệ này do Minh-Mệnh đặt ra hợp lý hơn bởi Minh-Mệnh mới phải đương đầu với những khó khăn do dòng chính thống gây ra. Đọc Đại Nam Thực Lục Chính Biên, chỉ thấy Minh Mệnh có “Phi ” mà không thấy có “Hoàng Hậu “, có “Hoàng Trưởng Tử ” mà không thấy có “Đông Cung “.
Sau khi bài này đăng trên Hợp Lưu tôi mới được đọc Delvaux R. P. trong “L’Ambassade de Minh Mạng à Louis Philippe “, BAVH, Oct. Déc. 1928. Không rõ lấy tài liệu ở đâu hay cũng chỉ do suy luận, Delvaux viết rằng chính Minh-Mệnh -vì sợ bị đối nghịch, tranh cướp ngôi- đã giết các con của Đông Cung…

C – Việt sử giai thoại tập 8. Nguyễn Khắc Thuần.

Trích một đoạn ở tr. 45 nói về vụ án của Tiền Quân Nguyễn Văn Thành, một công thần vào hàng bậc nhất, để hiểu thêm về vua Gia Long & Minh Mạng : . Thương hại thay ! Vua Gia long lúc đầu tha con cho con của Nguyễn văn Thành, nhưng sau đó lại bắt giết Nguyễn văn Thuyên, ( vì hai câu thơ nghĩa ýthật mơ hồ “Thử hồi nhược đắc sơn trung đế, Tá ngã kinh luân chuyển hóa cơ “. Tạm dịch : Sơn tể phen này mong gặp gỡ, giúp nhau xoay đổi hội cơ này. Người soạn viết thêm ). Vậy mà về sau, vua Minh Mạng còn bắt giết hết 4 người con còn lại cùng với gia thuộc của họ !

Lời người soạn : Với số tư liệu không nhiều nên trong bài viết đôi khi khó tránh khỏi ý chủ quan, võ đoán của tôi. Điều mà người viết về đề tài lịch sử nên tránh. Cho nên qua bài viết chỉ có tính cách gợi mở này, tôi mong những nhà nghiên cứu về triều Nguyễn, những bạn đọc quan tâm … bổ sung thêm về người phụ nữ cùng dòng tộc không may này. Nếu bà có tội thì cần nêu thêm chứng lý, còn nếu không đủ bằng chứng, sử sách hôm nay cũng nên nói kỹ càng hơn, để trả lại thanh danh cho một con người, dù thân xác ấy từ lâu đã hòa cùng cát bụi…
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tulang
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2373
Tham gia: 15:00, 20/07/11

Re: Một nửa vầng trăng dành cho ai đó ! - Phần II

Gửi bài gửi bởi tulang »

FB Nguyễn Phúc Anh
18-3-2017
Cách đây vài ngày khi theo chân một người bạn đi phỏng vấn, tôi vô tình được tham dự buổi chiếu phim cho bộ phim Kong: Skull Island (Kong – Đảo đầu lâu) của đạo diễn Jordan Vogt-Roberts và vô tình được nghe, quan sát anh đạo diễn với phong cách hippy trả lời phỏng vấn phóng viên các báo đài.
Ấn tượng chung là anh ấy chả biết tí gì về Việt Nam cả. Anh ấy cũng chả có hình dung gì về cái gọi là Đại sứ du lịch cùng những gì cần phải làm khi được trao danh hiệu ấy. Lời khuyên cho các bạn phóng viên: đừng hỏi anh ấy Lý Nhã Kỳ là ai, anh ấy không biết đâu! Hỏi đi hỏi lại nhiều làm anh ấy hơi mệt và bực mình.
Tuy rằng anh ấy không có ý niệm gì về công việc đại sứ, không biết ai là người tiền nhiệm, đồng thời cũng chả biết luôn những người tiền nhiệm đã và đang làm những gì, thật mừng cho đất nước chúng ta là anh ấy đã nhận danh hiệu Đại sứ du lịch. Anh ấy thậm chí còn hứa sẽ làm tốt hơn những người tiền nhiệm.
Tôi may mắn hơn anh vì biết chút tiếng Việt, nên có thể search Google để tìm hiểu thêm về “chức danh” Đại sứ du lịch. Liệu có ai đó sẽ giúp anh ấy dịch ra tiếng Anh? (1)
Điều duy nhất anh đạo diễn có thể hứa hẹn đem đến cho Việt Nam là bộ phim của anh có thể trở thành một công cụ quảng bá cho du lịch và là cơ hội để Việt Nam kiếm thêm chút tiền từ khách du lịch.
Và cũng là để anh kiếm thêm tiền (rất nhiều tiền) từ người khán giả người Việt, bao gồm cả tôi, cùng thị trường phim ảnh trong và ngoài nước.
“Đấy là một mối quan hệ win-win về mặt tài chính. Với bất kì ai đó là điều bình thường và chả có gì đáng bận tâm, thậm chí phải ủng hộ vì tiền bạc thì ai chả thích.
Nhưng mọi chuyện trở nên quá đà khi người ta đang tìm cách biến bộ phim giải trí này thành một biểu tượng cho du lịch và để quảng bá văn hóa Việt Nam. Người ta kì vọng rằng bộ phim sẽ chuyển tải những thông điệp tốt đẹp và hấp dẫn về Việt Nam”
=> LUẬN ĐIỂM CHÍNH CỦA TÔI LÀ ĐÂY (do mọi người nghĩ rằng tôi phản đối bộ phim nên tôi phải nhấn mạnh rằng tôi đang chống việc biểu tượng hoá nó chứ không chống nó với tư cách siêu phẩm giải trí)
Theo tôi cần phải cân nhắc kĩ điều này bởi thông điệp mà bộ phim “Kong: Đảo đầu lâu” chuyển tải là một thông điệp hết sức có vấn đề trong mắt người tiếp nhận thông tin là những người nước ngoài.
THÔNG ĐIỆP CỦA SỰ KỲ THỊ CHỦNG TỘC – VĂN HÓA TỪ GÓC NHÌN CỦA NGƯỜI DA TRẮNG THƯỢNG ĐẲNG
Những bộ phim về khỉ đột khổng lồ King Kong từ lâu đã rất tai tiếng và bị phê phán nặng nề ở nhiều quốc gia. Nguyên nhân là bởi cách thức xây dựng tuyến câu chuyện đơn điệu nhàm chán cùng nhiều vấn đề kỳ thị chủng tộc được chuyển tải trong bộ phim.
Trong suốt 83 năm lịch sử của dòng phim, bắt đầu từ bộ phim King Kong (1933) của Merian C. Cooper và Ernest B. Shoedsack cho đến bộ phim Kong: Đảo đầu lâu (2017), nội dung phim vẫn luôn là hình ảnh một chú khỉ đột khổng lồ đen trũi đại diện cho sức mạnh hoang dã, man rợ của một thế giới cô lập, kém văn minh chống lại và đe dọa cả nền văn minh tiến bộ của thế giới phương Tây.
Và không thể thiếu sự góp mặt của một người đẹp da trắng, dũng cảm, anh hùng, đại diện cho tình yêu, văn minh, tiến bộ, lương tri và ánh sáng khoa học tham gia vào quá trình khám phá vùng đất của những người thổ dân man rợ.
Cuối cùng, những bộ phim này luôn kết bằng sự chiến thắng của cái đẹp, văn minh, tiến bộ, lương tri, ánh sáng khoa học. Tiến bộ, văn minh, và vẻ đẹp da trắng phương Tây luôn “cảm hóa” được sự hoang dã, man rợ. Chú khỉ đột khổng lồ cuối cùng lại ra sức chiến đấu để bảo vệ người đẹp. Và thậm chí, có thể hi sinh cho cái đẹp và văn minh.
Đoàn làm phim của những bộ phim này thường lang thang tìm bối cảnh cho bộ phim ở châu Phi và hình ảnh vùng đất được họ chọn làm bối cảnh trong bộ phim thường với thiên nhiên hùng vĩ, hoang dã, song cực kỳ kém thân thiện, nguy hiểm và được miêu tả bằng con mắt đầy kỳ thị của những chàng Mỹ da trắng.
Những câu chuyện kiểu này lặp đi lặp lại trong nhiều thập niên đến mức đã trở nên nhàm chán trong suốt 83 năm qua mà không nhiều thay đổi. Mặc cho thế giới đã có nhiều phản tỉnh về thái độ phân biệt chủng tộc, kỳ thị văn hóa, và sự thống trị về ý thức hệ đầy cao ngạo của những đám đàn ông da trắng nhưng một số nhà làm phim nghèo sáng tạo nhất của điện ảnh Hoa Kỳ vẫn nhai đi nhai lại motif này vì lợi ích kinh tế (2).
Những người da đen ở Mỹ và những người ở châu Phi nơi “được lên phim” luôn cảm thấy bị xúc phạm khi xem những bộ phim loại này, bởi từ lâu họ đã bị những người da trắng coi như là “khỉ đột”, hay “tinh tinh” chỉ vì mang một màu da đen khác biệt (3)
Đến mức mà đoàn làm phim lần này, nhận thức được vấn đề phân biệt chủng tộc hết sức nhạy cảm ở Mỹ, đã không dám chọn bối cảnh “truyền thống” là cộng đồng của thổ dân da đen ở châu Phi. Họ tìm đến châu Á, và đến Việt Nam. Ở Việt Nam, họ tiếp tục câu chuyện không có gì mới, lười biếng, thiếu sáng tạo của họ. Trong những bài viết quảng cáo cho bộ phim, họ cố làm giảm tính chất phân biệt chủng tộc và kỳ thị văn hóa dày đặc bằng cách an ủi người xem rằng “cái xứ Việt Nam được chọn” được miêu tả trên phim ảnh cũng không quá đỗi man di (4). Người Việt Nam thông minh và độ lượng sẽ không nhận ra cái nhìn trịnh thượng bề trên da trắng. Thậm chí, thông minh đến mức còn giúp họ quảng bá bộ phim này.
Những người Mỹ cấp tiến khác thì không thực tế và có tầm nhìn xa về lợi ích kinh tế như vậy. Họ cảm thấy bức xúc thay cho người Việt Nam và bắt đầu phản ứng (5)
Nói tóm lại, cái mà Khỉ đột Khổng lồ biểu tượng không phải là du lịch Việt Nam. Nó là biểu tượng cho sự hoang dã, kém văn minh, của chế độ nô lệ và sức mạnh thô bạo, và chủ nghĩa thực dân khai hóa kiểu cũ. Con khỉ đột đồng thời cũng thành biểu tượng của chủ nghĩa thực dân kiểu mới, khi chấp nhận hi sinh thân mình cho những giá trị mang tính biểu tượng của phương Tây: văn minh, tình yêu, tình người, nhân văn, cao thượng.
Dựng lên một bức tượng ở một công viên giải trí cho đám trẻ con thỉnh thoảng vào chụp ảnh thì còn chấp nhận được. Nhưng dựng nó thành tượng đài thì cần cân nhắc giá trị biểu tượng của tượng đài đấy.
Và làm ơn, hãy cân nhắc đến nó từ một góc nhìn của một người nước ngoài hơn là góc nhìn hí hửng vui vẻ của người trong nước.
NHỮNG THÔNG ĐIỆP VỀ VIỆT NAM LÀ NHỮNG THÔNG ĐIỆP CỦA KỲ THỊ VĂN HÓA VÀ CHỦ NGHĨA THỰC DÂN
Bộ phim mở đầu bằng việc mô tả Việt Nam là mảnh đất của những cô gái làng chơi để ngực trần lắc lư trong tiếng nhạc. Đàn ông Việt Nam là những người đàn ông hung hãn, bất chấp lý lẽ và luật chơi, sẵn sàng lao vào tranh chấp ẩu đả nơi công cộng. Đối lập với họ là những người da trắng văn minh, lịch sự và nhẫn nhịn nhưng khi cần thì đầy sức mạnh, đủ sức đập vỡ mõm bất kì thằng đàn ông Việt Nam láu cá, bẩn tính, chơi gian nào.
Việt nam trong phim là mảnh đất của sống nước cỏ cây hoang vu, ruồi muỗi, bệnh tật truyền nhiễm nhiệt đới, vi trùng, vi khuẩn, sẵn sàng có thể lấy mạng bất kì nhà thám hiểm phương Tây dũng cảm nào. Là nơi thử thách lòng dũng cảm và hi sinh của những người “văn minh” yêu khoa học và chân lý.
Nơi đó những người có kinh nghiệm và hiểu biết địa phương nhất, kì lạ thay, không phải là người bản địa mà chính là những chàng trai, cô gái da trắng với hiểu biết “sâu sắc” về vùng đất này. Họ đồng thời là những nhà thám hiểm, đến để khám phá và đưa ra ánh sáng những bí ẩn giấu kín của xứ sở này. Tôi cảm thấy giật mình vì góc nhìn thực dân văn hóa/khoa học này cũng chính là những thứ tôi đang phải đối mặt hàng ngày, qua nhiều trang sách viết về Việt Nam bằng tiếng Anh mà tôi đang đọc.
Năm năm qua, tôi theo chân những di dân người Việt đi lao động, làm dâu, học tập ở nước ngoài. Nhiều người Việt Nam mà tôi hỏi chuyện đã kể cho tôi những lo lắng của người bản địa về những người đến từ Việt Nam. Trong con mắt của nhiều người nước ngoài bản địa, mọi cô gái chàng trai Việt Nam đều mang mầm bệnh truyền nhiễm, đều thiếu văn minh, và sẵn sàng làm những việc khó hình dung được ở thế giới của họ.
Câu hỏi đầu tiên trước khi các bạn nước ngoài quan hệ tình dục với những cô gái/ chàng trai đến từ Việt Nam thường ẩn ý kiểu “đằng ấy có HIV không đấy?”. Bạn Mỹ trắng dính cúm mùa thì ai cũng coi là bình thường, cậu Việt Nam da vàng sụt sịt vì cúm mùa thì mọi người nhìn cứ như mang mầm bệnh H5N1 đến lớp. Thành kiến về người Việt Nam gắn liền với bẩn thỉu và bệnh tật nhiệt đới truyền nhiễm, tôi nghĩ phải chấm dứt từ đây.
Hiểu biết văn hóa của đoàn làm phim còn được thể hiện trong cách họ “CHÂU PHI HÓA” những người bản địa, miêu tả “thổ dân bản địa” (dù là Việt Nam hay New Zealand) theo cách đám làm phim người Mỹ vẫn miêu tả “thổ dân” châu Phi với những căn nhà lá chóp nhọn, bôi vẽ đầy mình theo kiểu châu Phi và cách thức chiến đấu rừng rú, nhảy xổ, bất chấp sinh mạng. “Thiên nhiên Việt Nam” là nơi sinh sống của những “giống loài cổ đại” (ancient species), và những con quái vật (monster).
Của đáng tội, nhiều năm làm nô lệ của đủ thứ thực dân mới – cũ, nhiều người Việt Nam thành tâm tin rằng đất nước mình thực sự kém “tiến bộ”, “man rợ”, “kém văn minh” chứ không phải đơn thuần là sự khác biệt về văn hóa và logic vận hành của xã hội. Quá đủ rồi những hình dung về Việt Nam kiểu này trong cuộc sống và trên phim ảnh.
Hài hước thay khi cho đứa bạn Mỹ, học Harvard và biết chút xíu về lịch sử Việt Nam xem trailer, nó thực sự sốc vì bối cảnh của bộ phim lại là chiến tranh Việt Nam. Nó nói là sau bao nhiêu năm, bọn tao cuối cùng cũng rửa hận được đất nước chúng mày bằng ẩn dụ điên khùng này về cuộc chiến Việt Nam. Cuối cùng quân đội Mỹ vẫn “chiến thắng” đám thổ dân và quái vật bản địa.
Việt Nam những năm gần đây là một đất nước bị lãng quên. Nếu đã từng đi nhiều nước, tự giới thiệu là học sinh Việt Nam thì nhiều người bạn tiếp xúc sẽ phải mất một lúc lâu để định hình xem Việt Nam là tên của đất nước nào. Người già thì còn có chút ký ức về chiến tranh Việt Nam. Người trẻ thì thậm chí chả biết Việt Nam nằm ở châu Phi hay là châu Nam Cực. Gần gũi về mặt địa lý như Trung Quốc cũng không phải ai cũng biết Việt Nam (Yuenan) nằm ở đâu trên bản đồ thế giới.
Tôi tin rằng bộ phim này sẽ thay đổi thực trạng đau buồn đó. Sớm hay muộn, với sự phổ biến của bộ phim, Việt Nam sẽ có những vị khách du lịch đến thăm. Họ sẽ mang theo máy ảnh hoặc iphone đến Việt Nam với mong muốn dạy cho người Việt Nam cách selfie và chụp ảnh với V-signs (bàn tay chiến thắng).
Tôi không ủng hộ và kỳ vọng sau bài viết này, bộ phim Kong kia sẽ bị “kiểm duyệt” bởi hội đồng duyệt phim vốn đã bị ám ảnh quá nặng về bộ phận sinh dục nữ và máu me bạo lực, nhưng kính mong mọi người đừng quảng bá bộ phim này như là đại diện cho hình ảnh du lịch, thiên nhiên và đi kèm với nó…con người và văn hóa Việt Nam.
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Câu lạc bộ - Giao lưu - Kết bạn”