"Bát Tự Khẩu Ứng" của T.T.Hợp được dịch bởi Phieu Dieu...

Các bài viết học thuật về môn tứ trụ (tử bình, bát tự)
Trả lời bài viết
VULONG
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 955
Tham gia: 22:55, 23/12/09

"Bát Tự Khẩu Ứng" của T.T.Hợp được dịch bởi Phieu Dieu...

Gửi bài gửi bởi VULONG »

"Bát Tự Khẩu Ứng" của Thẩm Triều Hợp được dịch bởi Phieu Dieu trong mục Từ Bình bên Huyền Không Lý Số. com .

Ví dụ 6. Đặc tính tòng tài cách.
Càn tạo. Dân quốc năm thứ 56 (năm 1967) ngày 10/6 giờ dần.

.
Bát tự: Đinh mùi đinh mùi nhâm ngọ nhâm dần

Đại vận : Bính ngọ (4)/ ất tị (14)/ giáp thìn (24)/ quý mão (34)/ nhâm dần (44)/ tân sửu (54)

Khẩu ứng diễn ra tại phía nam tỉnh Quảng Đông, Ngô tiểu thư quan tâm đến ca ca của cô ta, hỏi về sự nghiệp, sức khỏe, hôn nhân của ca ca. Lúc này Ngô tiên sinh 31 tuổi (năm đinh sửu) đã kết hôn.

- “Mệnh cục lệnh huynh nguyên thần cực nhược, nguyên mệnh thuộc nhâm thủy, sanh vào tháng mùi nhâm thủy đã quá khô, năm tháng tài tinh lộ ra, thuộc bát tự “Chánh tài cách” tài đa thân nhược, thân nhược ắt không thể đảm nhận tài, thái độ đối với mọi sự lười biếng, không tích cực.

Xét vận đã qua, năm nhâm thân 26 tuổi, năm quý dậu 27 tuổi, năm ất hợi 29 tuổi đều là những năm không kém, sự nghiệp phát triển khá thuận lợi, năm giáp tuất 28 tuổi do địa chi lưu niên tuất cùng chi năm, chi tháng mùi tương hình, sanh ra nhiều trở ngại, thất bại, thân thể gặp nhiều thương tích, bệnh tật. Năm đinh sửu 31 tuổi, sửu mùi xung, ngũ hành cách cục phùng xung, dễ bị té ngã, có đổ máu” (Đường lão sư thuyết mệnh cục là tài đa thân nhược).

- Ngô tiểu thư hỏi: Những năm sắp tới sự nghiệp có tiến triển, gia huynh theo nghề nghiệp gì thích hợp? Về sau tài vận có chuyển biến tốt không?

- “Bát tự mệnh cục của lệnh huynh, có thể không luận chánh cách mà có thể luận tòng tài cách, nguyên thần cực nhược. Lệnh tháng chánh quan đại biểu đám đông nhiều người, nhật nguyên nhâm thủy vô căn, gần như tòng tài cách, tòng cách chính là đi theo người khác, cho nên tốt nhất làm nghề phục vụ, làm công ăn lương đếu rất thích hợp, không nên tự mình làm chủ, không thể tự mình lập nghiệp. Nếu làm chủ dễ dàng phá sản. Về phương diện hành vận, nguyên nhân đại vận nhâm quý thủy hỉ thần thiên can hư phù (vận quý mão, nhâm dần), cho nên hành vận không như ý, muốn gặp vận tốt, có thể phải đợi thật lâu” (Đường lão sư thuyết).

- Ngô tiểu thư: Gia huynh cùng tẩu tẩu tình cảm vợ chồng có bách niên giai lão không?

- “Thê cung tọa chánh tài, phải biết vợ rất đẹp, tình cảm rất tốt. Nhưng sự nghiệp người vợ không nổi bật. Tình cảm vợ chồng tại năm bính tý không tốt, hay cãi nhau, nguyên nhân là trụ ngày cùng lưu niên can chi bính tý thiên khắc địa xung” (Đường lão sư thuyết).

- Ngô tiểu thư hỏi: Cuối cùng xin hỏi lão sư, huynh đệ tỉ muội tôi có trợ giúp cho ca ca hay không? Gia huynh nên bố trí nhà cửa như thế nào để tốt hơn?

- “Nhật nguyên cực nhược , tỉ kiếp là hỉ dụng thần , huynh đệ tỉ muội trợ giúp nhiều, nhưng ngược lại bạn bè không trợ giúp gì, thậm chí còn tốn tiền. Về phương hướng phong thủy nhà cửa cũng không quan trọng. Mệnh vận tuy là cố định, nhưng chúng ta không nên bị vận mệnh bó buộc, phải biết ứng dụng thành thạo dương trạch bổ túc, về phương diện tâm lý, nhất định cần bồi dưỡng tri mệnh, thuận theo thiên mệnh, nếu không sẽ bị kích động nghiêm trọng, tinh thần rất dễ dàng bị sụp đỗ” (Đường lão sư thuyết).

Xem phần Đường lão sư luận, khiến chúng ta phải xem lại mệnh cục Ngô tiên sinh.

Nhật nguyên nhâm thủy sanh tháng mùi, sau tiết tiểu thử 10 ngày, kỷ thổ nắm lệnh, ất mộc đương quyền, nhật nguyên tọa ngọ hỏa tài tinh. Giờ phùng dần mộc, thủy lâm tuyệt địa, chi năm mùi thổ cùng lệnh tháng đồng khí. Năm tháng hai tụ tài tinh song thấu, chỉ có trụ giờ thiên can nhâm thuỷ trợ nhật nguyên, nhưng nhâm thủy vô khí tại địa chi là “Thiên phúc địa không tái”, tượng nhật nguyên nhâm thủy cực khô kiệt.

Nhật nguyên nhâm thủy khô kiệt, cực nhược. Nhật nguyên sanh vào lúc ất mộc đương quyền thì đinh nhâm hợp có hóa mộc hay không? Theo Tích Thiên Tủy viết: Luận hóa khí cách nhất định cần hóa thần thừa vượng nắm lệnh hoặc hóa thần thành phương thành cục. Nhật can khí thế suy kiệt, Mệnh cục thiên can đinh nhâm hợp hóa mộc, sanh vào tháng mùi cũng không phải xuân lệnh, địa chi cũng không có hợi mão mùi tam hợp mộc cục hoặc dần mão thìn tam hội mộc phương. Thiên can 2 đinh tranh hợp 2 nhâm. Cho nên tuy nhật can khí thế suy kiệt cũng không có khả năng thành “Hóa khí cách”.

Vậy thì luận theo cách cục phổ thông “Chánh tài cách” tài đa thân nhược hay là cách cục đặc biệt “Tòng tài cách”?

Theo Tích Thiên Tủy: “Tòng đắc chân giả chích luận tòng. Tòng thần lại có cát cùng hung”. Về tòng, cần phân biệt can dương can âm. Can dương tòng khí không tòng thế, can âm tòng thế vô nghĩa tình.

Nhật nguyên can dương lâm tuyệt địa, cô lập vô khí, không có ấn sanh phù, lại có khắc tiết, mà có thần lâm trường sanh lộc vượng, ắt can dương dễ dàng luận tòng theo thần đó. Can âm nếu không có ấn thụ sanh phù, tuy không có thần nắm lệnh, chỉ thành phương thành cục, kỳ thế cực lớn, ắt can âm dễ dàng luận tòng.

Mệnh cục Ngô tiên sinh, địa chi ngọ mùi hợp hóa hỏa, dần ngọ bán hợp hỏa, can năm can tháng đinh hỏa dẫn thấu, đinh hỏa thông căn lệnh tháng mùi thổ. Tứ ngôn độc bộ viết: “Nhân nguyên tam dụng, thấu vượng vi quý”. Đinh hỏa chánh tài tinh thâm căn cố đế. Tứ trụ không thấy ấn tinh kim sanh phù nhật nguyên, cho nên mệnh cục Ngô tiên sinh thật phù hợp luận “Tòng tài cách”.

Luận “Tòng tài cách” cùng với “Chánh tài cách” tài đa thân nhược làm sao luận giống nhau, khác nhau như thế nào đây? Theo lý tòng tài cách kỵ gặp vận tỉ kiếp ấn thụ sanh phù; mừng gặp vận thực thương, tài vận. Tài đa thân nhược lại mừng gặp vận ti kiếp ấn thụ sanh phù; kỵ gặp vận thực thương tài sát. Đặc biệt thích gặp vận tỉ, kiếp. Vì vậy dụng thần sẽ có nhiều khác biệt.

Ta (Thẩm Triều Hợp) nhận định bát tự này thuộc “Tòng cách”, bất luận tòng cường hay tòng nhược đều thuộc loại mệnh thiên khô, cũng chính là trong mệnh cục ngũ hành mộc, hỏa, thổ, kim, thủy trong đó có 1 hành đặc biệt cường vượng mới thành tòng cách. Nếu trong mệnh cục có 1 hành đặc biệt vượng thì các hành khác tất nhiên sẽ có khuyết tổn, như vậy nhất định là trái với đạo lý “Bát tự lấy trung hóa là quý”, mà thành tượng thiên khô.

Theo Tích Thiên Tủy: “Đạo có thể dụng, không thể luận phiến diện, quan trọng cần phù cần ức. Nhân sinh có tinh thần, không thể thiên lệch, cần tổn đắc tổn cần ích đắc ích”. Chính là nhấn mạnh tầm quan trọng của trung hòa trong bát tự. Cho nên về lý “tòng cách” cũng cần phải cân bằng trung hòa ngũ hành mệnh cục. Ví như về lý tòng tài cách cũng mừng được tỉ kiếp ấn thụ bang phù, vậy thì vì sao gặp vận tỉ kiếp, ấn thụ tại sao lại hung?

Đáp án không ngoài mệnh cục bị phạm điều cấm kỵ “Vượng thần xung suy, suy thần xung vượng, vượng thần phát”. Can chi gàn dỡ, hỗn loạn. Mà bát tự tài đa thân nhược, nhật chủ vốn đã có căn cơ, đến tỉ kiếp ấn địa, can chi dễ dàng thuận toại mà tinh túy cô đọng, cho nên phùng tỉ kiếp ấn thụ mà phát phúc.

Vậy thật sự trong luận mệnh, tòng cách rốt cục có đặc thù gì? Chính là đặc tính “Tòng thần” được phát huy đến mức tột đỉnh. Ví như tòng tài cách, đặc tính tài tinh biểu hiện đặc biệt xuất sắc nổi bật, nhưng tài tinh xuất sắc nổi bật không có nghĩa là những việc khác đều đẹp, tốt như ý. Trong quá trình nghiên cứu mệnh lý, những ví dụ cổ về tòng tài cách đến vận thực thương, tài địa, tức “Thành vi cự phú, an phú tôn vinh” mà không đề cập đến chuyện hung họa. Cho nên chúng ta nghiên cứu mệnh lý không được để sách cổ làm ngộ nhận.

Căn cứ vào những điểm phân tích cách cục (sự thật chỉ là thiển kiến của bút giả, không biết các đọc giả có đồng cảm hay không?) Ngô tiên sinh thì luận là tòng tài cách, ắt đặc tính tài tinh đặc biệt xuất sắc nổi bậc. Cá tính Ngô tiên sinh hướng ngoại mạnh, quan hệ bên ngoài rất tốt, khảng khái hào sảng, tiêu tiền hào phóng, giao tế rất tốt, thích kiếm tiền để du hí, thường là bôn ba vì sự nghiệp mà quên cuộc sống gia đình. Tình cảm với nữ nhân rất tốt, khó tránh dễ bị dính vào sắc dục, thái độ làm việc tích cực, sẽ không làm biếng, nhưng dễ thay đổi, đầu hổ đuôi rắn.

Uyên Hải tử bình viết: “Tài đa phục hành tài vượng chi hương, tất thứ xuất minh linh, khắc phụ mẫu” lại viết: “Khí mệnh tòng tài, chủ kỳ nhân bình sanh cụ nội, vi điền phòng chuế chi nhân, tài đa thê dã, thân vô sở thác, ỷ thê thành lập”. Phụ thân tài vận không tốt, mệnh bạch thủ thành gia, mẫu thân nhiều bệnh. Vợ cá tính quật cường, trong nhà nắm quyền, giao tế không tốt, cùng Ngô tiên sinh cá tính trái ngược, cho nên tình cảm vợ chồng khó hòa hợp, đối với vợ đặc biệt ”tôn trọng”, nhưng bản tính ở bên ngoài “Chỉ thích không yêu vợ”. Huynh đệ tỉ muội tuy có ý giúp đỡ Ngô tiên sinh, nhưng lực bất tòng tâm, bên ngoài càng ít bạn bè.

Năm nhâm thân, quý dậu nghề nghiệp dễ có biến động, làm việc bảo thủ, nên trưởng bối hoặc bạn bè tương trợ, nhưng dễ có tài bất nghĩa. Năm giáp tuất nhiều bệnh tật không nghi ngờ. Năm ất hợi có khác, bên ngoài tốt bên trong xấu. Năm bính tý vợ chồng bất hòa. Đinh sửu dễ có họa đào hoa. Sức khỏe dễ có bệnh thận, bí hệ thống tiết niệu. Về ứng dụng dương trạch bổ trợ bát tự mệnh cục không đủ, ta tán đồng Đường lão sư, bát tự tòng tài cách (hoặc tài đa thân nhược), bí quyết cải biến mệnh vận tốt nhất là “tu thân dưỡng tính”.

PhieuDieu

__________________

“Ví dụ 6. Đặc tính tòng tài cách..
.
Càn tạo. Dân quốc năm thứ 56 (năm 1967) ngày 10/6 giờ dần.
.Bát tự:Đinh mùi đinh mùi nhâm ngọ nhâm dần

Đại vận : Bính ngọ (4)/ ất tị (14)/ giáp thìn (24)/ quý mão (34)/ nhâm dần (44)/ tân sửu (54)“


Đường lão sư luận như sau :- “Bát tự mệnh cục của lệnh huynh, có thể không luận chánh cách mà có thể luận tòng tài cách,
nguyên thần cực nhược. Lệnh tháng chánh quan đại biểu đám đông nhiều người, nhật nguyên nhâm thủy vô căn, gần như tòng tài cách
, tòng cách chính là đi theo người khác, cho nên tốt nhất làm nghề phục vụ, làm công ăn lương đếu rất thích hợp, không nên tự mình làm chủ, không thể tự mình lập nghiệp. Nếu làm chủ dễ dàng phá sản. Về phương diện hành vận, nguyên nhân đại vận nhâm quý thủy hỉ thần thiên can hư phù (vận quý mão, nhâm dần), cho nên hành vận không như ý, muốn gặp vận tốt, có thể phải đợi thật lâu” (Đường lão sư thuyết).


Ở đây Đường lão sư vẫn còn do dự không dám khẳng định Tứ Trụ này thuộc Tòng Tài cách nên mới nói "có thể không luận chánh cách mà có thể luận tòng tài cách" hay "gần như tòng tài cách". Đoạn sau Đường lão sư đã khẳng định "...đại vận nhâm quý thủy hỉ thần thiên can hư phù (vận quý mão, nhâm dần), cho nên hành vận không như ý,..." hay “Nhật nguyên cực nhược, tỉ kiếp là hỉ dụng thần“ . Điều này chứng tỏ Đường lão sư xác định đại vận Nhâm, Quý Thủy… tỉ kiếp là hỷ dụng thần, nghĩa là Đường lão sư vẫn khẳng định Tứ Trụ này thuộc cách thông thường là Chính quan cách.

Còn Thẩm Triều Hợp luận như sau:
“Vậy thì luận theo cách cục phổ thông “Chánh tài cách” tài đa thân nhược hay là cách cục đặc biệt “Tòng tài cách”?“
…..Mệnh cục Ngô tiên sinh, địa chi ngọ mùi hợp hóa hỏa, dần ngọ bán hợp hỏa, can năm can tháng đinh hỏa dẫn thấu, đinh hỏa thông căn lệnh tháng mùi thổ. Tứ ngôn độc bộ viết: “Nhân nguyên tam dụng, thấu vượng vi quý”. Đinh hỏa chánh tài tinh thâm căn cố đế.“

Ở đây làm gì có " địa chi ngọ mùi hợp hóa hỏa", sách nào dậy như vậy ? Tôi chỉ biết có lục hợp của Mùi với Ngọ có thể hóa Thổ mà thôi. Hơn nữa Mùi nắm lệnh nên lực hợp của Mùi với Ngọ chắc chắn phải lớn hơn lực hợp của Mão với Ngọ (ở đây chưa kể tới lực trợ giúp của Mùi trụ năm với Ngọ) nên làm sao mà Mão có thể hợp được với Ngọ để hóa Hỏa, cũng như lục hợp của Mùi với Ngọ không thể hóa Thổ (vì ở đây làm gì có thần dẫn).

Tác giả Thẩm Triều Hợp kết luận: “Tứ trụ không thấy ấn tinh kim sanh phù nhật nguyên, cho nên mệnh cục Ngô tiên sinh thật phù hợp luận “Tòng tài cách”. “ . Tác giả chỉ nhắc đến “Tứ trụ không thấy ấn tinh kim sanh phù nhật nguyên,“ thế còn "…không có Tỷ Kiếp trợ Thân" nữa, sao tác giả không nhắc tới ở đây ? Phải chăng tác giả cũng phải dùng đến Tuyệt Chiêu "Gọt Chân cho vừa dầy" chăng ?

Bởi vì rõ ràng ở đây có Tỷ Kiếp là Nhâm ở trụ giờ (cho dù “Nhâm hư phù không gốc") vẫn được tính là có Tỷ Kiếp trợ Thân nên Tứ trụ này không thể là Tòng Tài cách được (và mặc dù Nhâm hưu tù nhưng không bị khắc gần hay trực tiếp nên Tứ Trụ này cũng không thể là "Cách bị ép buộc theo Tài" mà tôi đã "phát minh" ra gần đây).


Tác giả đã nhắc lại định nghĩa/ tính chất của Cách cục phổ thông là Chính quan Cách và Cách cục đặc biệt (Ngoại Cách) là Tòng Tài cách theo Tử Bình truyền thống như sau:

“Luận “Tòng tài cách” cùng với “Chánh tài cách” tài đa thân nhược làm sao luận giống nhau, khác nhau như thế nào đây?

Theo lý tòng tài cách kỵ gặp vận tỉ kiếp ấn thụ sanh phù; mừng gặp vận thực thương, tài vận.

Tài đa thân nhược lại mừng gặp vận ti kiếp ấn thụ sanh phù; kỵ gặp vận thực thương tài sát. Đặc biệt thích gặp vận tỉ, kiếp.

Vì vậy dụng thần sẽ có nhiều khác biệt.“

Tác giả nhận định :“Ta (Thẩm Triều Hợp) nhận định bát tự này thuộc “Tòng cách”,…
……Theo Tích Thiên Tủy: “Đạo có thể dụng, không thể luận phiến diện, quan trọng cần phù cần ức. Nhân sinh có tinh thần, không thể thiên lệch, cần tổn đắc tổn cần ích đắc ích”. Chính là nhấn mạnh tầm quan trọng của trung hòa trong bát tự. Cho nên về lý “tòng cách” cũng cần phải cân bằng trung hòa ngũ hành mệnh cục. Ví như về lý tòng tài cách cũng mừng được tỉ kiếp ấn thụ bang phù, vậy thì vì sao gặp vận tỉ kiếp, ấn thụ tại sao lại hung?“.

Ở đây tác giả đã “nhầm lẫn“ lấy định nghĩa/ tính chất của Chính Tài Cách chuyển sang cho Tòng Tài cách. Vì vậy mà Tác giả đã khẳng định : “Cho nên về lý “tòng cách” cũng cần phải cân bằng trung hòa ngũ hành mệnh cục.“

Tác giả suy luận tiếp : “…đến tỉ kiếp ấn địa, can chi dễ dàng thuận toại mà tinh túy cô đọng, cho nên phùng tỉ kiếp ấn thụ mà phát phúc.“ . Điều này chứng tỏ tác giả cho rằng Tỷ, Kiếp, Kiêu, Ấn là hỷ dụng thần của Tòng Tài cách, mặc dù phía trên tác giả cho rằng “Theo lý tòng tài cách kỵ gặp vận tỉ kiếp ấn thụ sanh phù; mừng gặp vận thực thương, tài vận.“. Vậy thì ở đây phải hiểu ra sao về Tòng Tài cách theo quan điểm của tác giả ? Chả nhẽ tác giả cho rằng với Tòng Tài Cách thì tỷ, kiếp, kiêu, ấn, thược, thương, tài, quan, sát đều là hỷ dụng thần cả hay sao ?

Để kết thúc tác giả khuyên độc giả :“Cho nên chúng ta nghiên cứu mệnh lý không được để sách cổ làm ngộ nhận.“(mà sao cũng kỳ thật đến giờ vẫn không thấy nhà "Thông Thái" nào phản đối Thẩm Triều Hợp dám khuyên mọi người như vậy, trong khi VULONG này mới tìm được một vài cái sai trong các sách Cổ Kim, tức “không được để sách cổ làm ngộ nhận“ thì họ lại giẫy nẩy lên như "Đỉa Phải Vôi" vậy). Có nghĩa tác giả muốn mọi người phải xác định hỷ dụng thần của Tòng Tài cách“tỷ, kiếp, kiêu, ấn, thực, thương, tài, quan, sát“.

Không biết tôi có phải bị "Tầu hỏa nhập ma" không mà sau một hồi vòng vo suy luận thấy tác giả khuyên mọi người không nên Ngộ Nhận theo sách Cổ mà nên theo suy luận của tác giả như vậy thì mới đúng hay sao đấy.

Hy vọng có cao nhân nào giải cứu giúp tôi khỏi bùa mê này thì tôi xin cám ơn vô cùng.
Đầu trang

Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

TL: "Bát Tự Khẩu Ứng" của T.T.Hợp được dịch bởi Phieu Dieu..

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »

VULONG đã viết: giúp tôi khỏi bùa mê này


Chào VULONG

Sự say mê tận tụy trong học thuật của VULONG, đã để lại trong Tôi thêm phấn chấn, Tôi tôn trọng tính cách này.

Tôi đã đọc sách mà Tác giả viết, thêm vào đó thì Tôi cũng theo với những bài mà VULONG đã viết khi trao đổi cùng với anh Phiêu Diêu và chị Kim Cương, ...

Chia sẻ cùng VULONG quan điểm này, Tôi đề xuất như sau:

- Chúng ta chỉ nói về Nguyên lý của Tử bình, mà chưa bàn đến vận dụng nguyên lý khi chiêm nghiệm. Về khái niệm "Tòng" và "Chính" có đặc thù khác biệt: "Tòng" thì không rõ được định hướng, còn đối với "Chính" thì khẳng định được tính "chuyên nhất". Đã "chuyên nhất" thì thường dẫn đến chuyên chế và độc tài. Cho nên, tác giả Thẩm Triều Hợp mới nói rằng: "Không luận chính cách mà luận tòng cách".

- Định lệ về cấu trúc của Tứ trụ, khi xác định Đại vận, từ ngày sinh đếm thuận/nghịch tới Tiết lệnh tháng, được số rồi phân ba để truy tìm số khi khởi Đại vận. Thường thì sách chỉ hướng dẫn cho ta tìm số khởi Đại vận, ví như 3, 13, 23, ... Nhưng, từ ngày Sinh tới ngày Tiết lệnh, cũng giúp thêm mách bảo cho ta một số thông tin hữu ích khi khảo xét về Tài Quan Ấn Thực của số tử Bình. Có thể từ đây, mà Tác giả lấy làm chính kiến, để quy về cách cục vậy.

Một số ý kiến tham khảo
thêm.


Hà Uyên
Đầu trang

VULONG
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 955
Tham gia: 22:55, 23/12/09

TL: "Bát Tự Khẩu Ứng" của T.T.Hợp được dịch bởi Phieu Dieu..

Gửi bài gửi bởi VULONG »

Hà Uyên đã viết:VULONG đã viết: giúp tôi khỏi bùa mê này

Chào VULONG

Sự say mê tận tụy trong học thuật của VULONG, đã để lại trong Tôi thêm phấn chấn, Tôi tôn trọng tính cách này.

Tôi đã đọc sách mà Tác giả viết, thêm vào đó thì Tôi cũng theo với những bài mà VULONG đã viết khi trao đổi cùng với anh Phiêu Diêu và chị Kim Cương, ...

Chia sẻ cùng VULONG quan điểm này, Tôi đề xuất như sau:

- Chúng ta chỉ nói về Nguyên lý của Tử bình, mà chưa bàn đến vận dụng nguyên lý khi chiêm nghiệm. Về khái niệm "Tòng" và "Chính" có đặc thù khác biệt: "Tòng" thì không rõ được định hướng, còn đối với "Chính" thì khẳng định được tính "chuyên nhất". Đã "chuyên nhất" thì thường dẫn đến chuyên chế và độc tài. Cho nên, tác giả Thẩm Triều Hợp mới nói rằng: "Không luận chính cách mà luận tòng cách".

- Định lệ về cấu trúc của Tứ trụ, khi xác định Đại vận, từ ngày sinh đếm thuận/nghịch tới Tiết lệnh tháng, được số rồi phân ba để truy tìm số khi khởi Đại vận. Thường thì sách chỉ hướng dẫn cho ta tìm số khởi Đại vận, ví như 3, 13, 23, ... Nhưng, từ ngày Sinh tới ngày Tiết lệnh, cũng giúp thêm mách bảo cho ta một số thông tin hữu ích khi khảo xét về Tài Quan Ấn Thực của số tử Bình. Có thể từ đây, mà Tác giả lấy làm chính kiến, để quy về cách cục vậy.

Một số ý kiến tham khảo
thêm.

Hà Uyên
Chào anh Hà Uyên,

Ở đây tôi không phản đối gì tới "chính kiến" của tác giả mà tôi chỉ thắc mắc vì tác giả viết "Cho nên về lý “tòng cách” cũng cần phải cân bằng trung hòa ngũ hành mệnh cục.". Vậy thì các cổ nhân đưa ra các cách cục Đặc Biệt (ngoại cách) để làm gì ? Đây thật sự là một điều đáng sợ đối với những người mới học Tử Bình bởi vì họ sẽ không biết đâu là thực (đúng) đâu là (sai).

Thân chào.
Đầu trang

Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

TL: "Bát Tự Khẩu Ứng" của T.T.Hợp được dịch bởi Phieu Dieu..

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »

Chào anh VULONG

Tôi muốn biết một quan điểm của Anh, khi bình giải cho số Tử bình, đó là Can Chi ngày sinh của đương số, thì Anh có phân loại theo Mùa trong năm không ? (Phân mùa từ ngày khởi Tiết khí của Tháng cho tới ngày sinh)

Cảm ơn anh



Hà Uyên
Đầu trang

VULONG
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 955
Tham gia: 22:55, 23/12/09

TL: "Bát Tự Khẩu Ứng" của T.T.Hợp được dịch bởi Phieu Dieu..

Gửi bài gửi bởi VULONG »

Hà Uyên đã viết:Chào anh VULONG

Tôi muốn biết một quan điểm của Anh, khi bình giải cho số Tử bình, đó là Can Chi ngày sinh của đương số, thì Anh có phân loại theo Mùa trong năm không ? (Phân mùa từ ngày khởi Tiết khí của Tháng cho tới ngày sinh)

Cảm ơn anh

Hà Uyên
Chào anh Hà Uyên!

Quả thực là tôi chưa bao giờ xét can chi ngày sinh theo Mùa trong năm mà anh nói. Tôi chỉ có động chạm tới giao lệnh để xác định đại vận khởi chính xác tới ngày và tháng mà thôi.

Anh có thể cho tôi biết vì sao cần phải căn cứ can chi trụ ngày phải dựa vào Mùa trong năm sinh của người đó mới dự đoán được chính xác các sự kiện hay cách cục của đương số.

Cám ơn anh nhiều.
Đầu trang

Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

TL: "Bát Tự Khẩu Ứng" của T.T.Hợp được dịch bởi Phieu Dieu..

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »

Chào anh VULONG

Như Anh đã biết thì Tử bình căn cứ vào Tiết Khí để định lệ cho từng tháng trong năm, mà Tiết Khí từng tháng trong năm lại đồng chịu chi phối và ảnh hưởng của Nhị thập bát Tú (28 sao). Nay Tôi lấy theo Ví dụ 6: Đặc tính tòng tài cách của tác giả Thẩm Triều Hợp để dẫn giải như sau:

VULONG đã viết: Ví dụ 6. Đặc tính tòng tài cách.
Càn tạo. Dân quốc năm thứ 56 (năm 1967) ngày 10/6 giờ dần.
.
Bát tự: Đinh mùi đinh mùi nhâm ngọ nhâm dần

Đại vận : Bính ngọ (4)/ ất tị (14)/ giáp thìn (24)/ quý mão (34)/ nhâm dần (44)/ tân sửu (54)


Năm 1967, ngày 22/6, là ngày Đinh Tị, vào giờ Tị thượng, thì khởi khí Hạ chí, đó là ngày ứng với sao Đẩu thuộc mùa Đông. Đến ngày 8/7 là ngày Quý Dậu, vào giờ Sửu hạ, thì khởi khí Tiểu thử. Thời gian tuần tự đến ngày sinh của đương số như sau:

- Bắt đầu từ ngày Đinh Tị, đó là 7 ngày thuộc mùa Đông:
Đ.Tị M.Ngọ K.Mùi C.Thân T.Dậu N.Tuất Q.Hợi
Đẩu Ngưu Nữ Nguy Thất Bích
Kim Hỏa Mộc Thủy Kim Hỏa Mộc
- Tiếp đến là 7 ngày thuộc mùa Thu:
G.Tý A.Sửu B.Dần Đ.Mão M.Thìn K.Tị C.Ngọ
Khuê Lâu Vị Mão Tất Chủy Sâm
Thủy Kim Hỏa Mộc Thủy Kim Hỏa
- Tiếp đến là 7 ngày thuộc mùa Hạ:
T.Mùi N.Thân Q.Dậu G.Tuất A.Hợi B.Tý Đ.Sửu
Tỉnh Quỷ Liễu Tinh Trương Dực Chẩn
Mộc Thủy Kim Hỏa Mộc Thủy Kim
- Tiếp đến là 7 ngày thuộc mùa Xuân:
M.Dần K.Mão C.Thìn T.Tị N.Ngọ. Q.Mùi G.Thân
Giác Cang Đê Phòng Tâm
Hỏa Mộc Thủy Kim Hỏa Mộc Thủy

Như vậy, cách phân ngày trong tháng theo mùa, thì ngày Nhâm Ngọ thuộc mùa Xuân, nguyệt lệnh thì trưởng Hạ mà Nhật Chủ lòng muốn theo về với "khí" Xuân.

Anh tham khảo thêm một cách nhìn của tôi, khi đọc sách của tác giả Thẩm Triều Hợp.


Hà Uyên
Đầu trang

VULONG
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 955
Tham gia: 22:55, 23/12/09

TL: "Bát Tự Khẩu Ứng" của T.T.Hợp được dịch bởi Phieu Dieu..

Gửi bài gửi bởi VULONG »

Chào anh Hà Uyên

Đúng như anh nói là "Tử bình căn cứ vào Tiết Khí để định lệ cho từng tháng trong năm", theo tôi hiểu là để xác định lệnh tháng thì phải. Nhưng câu sau "mà Tiết Khí từng tháng trong năm lại đồng chịu chi phối và ảnh hưởng của Nhị thập bát Tú (28 sao)" thì quả thực tôi không thấy sách "Dự Đoán Theo Tứ Trụ" của thầy trò Thiệu Vĩ Hoa nói tới hay đã áp dụng nó còn các sách Tử Bình khác có nói tới không thì tôi không biết, nhất là tôi chưa thấy sách Tử Bình nào đã áp dụng nó trong dự đoán. Còn cách mà anh vừa trình bầy ở trên thì quả thực tôi không biết nó xuất sứ từ trường phái nào và đã áp dụng trong Tử Bình ra sao, có ứng nghiệm hay không ? Anh có thể ứng dụng lý thuyết này vào ví dụ 6 này được không ? Chỉ có như vậy thì tôi mới có thể hình dung được giá trị của lý thuyết này áp dụng vào trong môn Tử Bình để dự đoán.

Cám ơn anh nhiều.
Đầu trang

Lang_Tu_Ga
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1057
Tham gia: 16:46, 27/12/10

TL: "Bát Tự Khẩu Ứng" của T.T.Hợp được dịch bởi Phieu Dieu..

Gửi bài gửi bởi Lang_Tu_Ga »

chào các bác!. cháu không am hiểu nhiều về tử bình. bậc hậu học không dám có ý kiến bình luận. nhưng thấy bác VULONG nói là xem nhị thập bát tú ở sách nào thì cháu có đọc được ở sách Thông Thư.
kính bác!
Đầu trang

VULONG
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 955
Tham gia: 22:55, 23/12/09

TL: "Bát Tự Khẩu Ứng" của T.T.Hợp được dịch bởi Phieu Dieu..

Gửi bài gửi bởi VULONG »

Lang_Tu_Ga đã viết:chào các bác!. cháu không am hiểu nhiều về tử bình. bậc hậu học không dám có ý kiến bình luận. nhưng thấy bác VULONG nói là xem nhị thập bát tú ở sách nào thì cháu có đọc được ở sách Thông Thư.
kính bác!
Tôi đã nói rõ :
"....còn các sách Tử Bình khác có nói tới không thì tôi không biết, nhất là tôi chưa thấy sách Tử Bình nào đã áp dụng nó trong dự đoán....".
Chứ tôi có nói là tôi không biết nó đâu.

Thân chào.
Đầu trang

Lang_Tu_Ga
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1057
Tham gia: 16:46, 27/12/10

TL: "Bát Tự Khẩu Ứng" của T.T.Hợp được dịch bởi Phieu Dieu..

Gửi bài gửi bởi Lang_Tu_Ga »

không biết bao giờ cháu mới có thể đọc được cuốn sách của bác. cháu rất mong chờ cuốn sách giải mã tứ trụ nè. hi vọng sẽ có nhà xuất bản để ý tới cuốn sách nè. không chỉ cháu mà rất nhìu người yêu mến tử bình đều mong chờ nó.
Kính Bác!
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức tứ trụ”