VuLong :Tứ Trụ cho tất cả mọi người

Các bài viết học thuật về môn tứ trụ (tử bình, bát tự)
VULONG
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 955
Tham gia: 22:55, 23/12/09

TL: Lớp học Tứ Trụ sơ cấp và trung cấp cho tất cả mọi người

Gửi bài gửi bởi VULONG »

VULONG đã viết:
Một giả thiết mới về xác định điểm vượng của ngũ hành trong vùng tâm

Sau đây là ví dụ trong “Chương 37 : Luận Thực Thần“ của cuốn “Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú“ của Từ Nhạc Ngô:

??? – Như mệnh của Hoàng Đô Đốc:

Kỷ...............Kỷ................Giáp...... ..........Bính
Mùi..............Tị..................Dần..... ...........Dần

Các đại vận: Mậu Thìn / Đinh Mão / Bính Thìn / Ất Sửu / Giáp Tý / Quý Hợi / Nhâm Tuất

Giáp Mộc tọa Dần, giờ lại gặp Dần, Nhật Nguyên quá vượng, vượng mà tiết tú, cũng có thể dụng vậy, duy chỉ có Hỏa nhiều thì gặp tai họa bị cháy thiêu. Mệnh này đẹp ở chỗ Thực nhẹ Tài nặng, khí Hỏa tiết, duy cuối cùng chỉ sợ thiên lệch, quý nhiều liền muốn nối gót, hành vận vẫn cần đất của Ấn Kiếp. Vận Ất Sửu, Giáp Tý, Quý Hợi, Nhâm Tuất 35 năm là quá tốt đẹp, tuy mệnh tạo vốn cũng cần có vận trợ giúp vậy“.

Theo phương pháp của tôi thì sơ đồ xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần của Tứ Trụ này như sau:
Hình ảnh

Theo sơ đồ trên thì Tứ Trụ này có Thân vượng (vì Thân Mộc lớn hơn Hỏa trên 1 điểm vượng). Nếu điểm vượng trong vùng tâm của Hỏa chỉ cần tăng thêm 0,09 đv thì Tứ Trụ này sẽ trở thành Thân Nhược, vì lúc đó Mộc có 19,04 đv không lớn hơn Hỏa 1 đv (Hỏa có 17,96 + 0,09 = 18,05 đv).

Từ trước tới nay tôi mới tìm thấy các ví dụ chứng minh được can chi cùng trụ trong một số trường hợp có thể sinh được cho nhau cũng như điểm vượng của Kiêu Ấn trong vùng tâm có thể sinh được ½ đv của nó cho Thân chứ chưa tìm được một ví dụ nào có thể chứng minh được Chi sinh được cho Chi cũng như Can có thể sinh được cho Can.

Nói chung ví dụ này đã chứng minh được Chi có thể sinh cho Chi ít nhất là 0,09 đv nhưng để xác định Chi có thể sinh cho Chi ½ hay 1/3 đv của nó như Can Chi trong cùng trụ sinh cho nhau hay nhiều hơn hoặc ít hơn thì cần phải có 1 ví dụ chứng minh được chúng có thể sinh được nhiều nhất cho nhau là bao nhiêu. Tạm thời tôi cứ thử cho Chi sinh cho Chi như Can và Chi cùng trụ sinh cho nhau.

Tứ Trụ này không thể thuộc ngoại cách vì:

1 - Nếu là cách Mộc độc vượng thì Mộc phải nắm lệnhMộc phải là hành thống trị trong Tứ trụ, đằng này Mộc không nắm lệnh và chỉ ngang ngửa với Tài. Vậy thì làm sao có thể thành cách Mộc độc vượng được.

2 - Nếu là cách Tòng Nhi (tức Tòng Thực Thương) thì hành vận Kiêu ẤnẤt Sửu, Giáp Tý, Quý Hợi, Nhâm Tuất phải xấu, đằng này cả 4 vận đều đẹp.

3 - Nếu cho là Tòng Tài thì lại càng sai vì Thân và Tài ngang ngửa với nhau (mỗi bên đều có 3 can chi và cùng không nắm lệnh, Thổ có ưu thế hơn Mộc do được lệnh nhưng lại bị khắc bởi Mộc nên thành hòa).

Kết hợp với tác giả đã cho biết tất cả 4 vận Kiêu Ấn và Tỷ Kiếp (Ất Sửu, Giáp Tý, Quý Hợi và Nhâm Tuất) đều rất đẹp đã khẳng định Thân của Tứ Trụ này phải nhược. Bởi vì Thân nhược thì mới cần đến sự sinh trợ của Kiêu Ấn và Tỷ Kiếp (khi nó không phải là ngoại cách).

Hoàn toàn tương tự như lý thuyết của tôi đã tìm ra là Can Chi cùng trụ trong một số trường hợp có thể sinh cho nhau được. Cụ thể như ví dụ này thì Dần trụ giờ có Dần bên cạnh là trụ ngày cùng hành nên Dần trụ giờ có thể sinh được cho Bính cùng trụ 1/3 đv của nó (còn nếu chi bên cạnh mà mang hành sinh cho nó thì nó có thể sinh được cho Bính cùng trụ ½ đv của nó) chỉ khi Dần và Bính trụ giờ không bị khắc gần hay cùng bị hợp. Do vậy chúng ta không có lý do gì mà không thể ứng dụng lý thuyết này cho Chi sinh cho Chi.

Nếu ứng dụng giả thiết này cho Chi thì ta thấy Dần trụ ngày có Dần trụ giờ cùng hành ở bên cạnh nên nó có thể sinh được 1/3 đv của nó cho Tị trụ tháng cũng ở bên cạnh nó vì Dần trụ ngày và Tị trụ tháng không bị khắc gần, trực tiếp hay bị hợp.

Nếu như vậy thì Dần trụ ngày sinh được cho Tị trụ tháng (4,05 + 4,83).1/3 đv = 2,96 đv. Do vậy Tị có 10 đv được nhận thêm 2,96 đv thành 12,96 đv. Tị không bị can chi nào khắc nên khi đi vào vùng tâm chỉ bị giảm 2/5 đv còn 12,96.3/5 đv = 7,78 đv. Như vậy hành Hỏa trong vùng tâm có tới (11,96 + 7,78) đv = 19,74 đv.

Dĩ nhiên Tị trụ tháng có Dần trụ ngày mang hành sinh cho nó thì nó cũng có thể sinh được ½ đv của nó cho Mùi trụ năm vì Tị và Mùi không bị khắc gần, trực tiếp hay ở trong hợp (Mùi chỉ bị khắc xa bởi 2 Dần). Mùi có 10 đv nhận được ½ đv của Tị là (10 + 2,96).1/2 đv = 6,48 đv thành 16,48 đv. Điểm vượng của Mùi bị giảm 1/5 đv do Dần khắc cách 1 ngôi, 1/10 đv do Dần trụ giờ khắc cách 2 ngôi và khi đi vào vùng tâm bị giảm thêm ½ đv nữa còn 16,48.4/5 . 9/10 . 1/2 đv = 5,93 đv. Do vậy điểm vượng trong vùng tâm của Thổ là (5,93 + 5,13 +6,67) đv = 17,73 đv.

Thân Mộc có 19,04 đv, Hỏa có 19,74 đv. Thân của Tứ Trụ này là nhược vì nó không lớn Hỏa 1 đv, do vậy nó đã hoàn toàn phù hợp với thực tế của ví dụ này.

Để kiểm tra giả thiết này tôi đã Lọ Mọ tính lại gần 300 ví dụ mẫu trong sách của tôi thì thấy không một ví dụ nào trong các ví dụ này mà Thân hay dụng thần của chúng thay đổi. Do vậy tôi có thể nói rằng đây là ví dụ đầu tiên đã chứng minh được Chi có thể sinh được cho Chi như Can và Chi cùng trụ có thể sinh được cho nhau.

Còn Can có thể sinh được cho Can hay không thì ta đành phải chờ đợi và hy vọng sẽ lại may mắn tìm được 1 ví dụ tương tự như ví dụ này.

Đừng có ai Ngớ Ngẩn mà tin rằng khi tác giả đã khẳng định “Nhật Nguyên quá cường vượng …cần được tiết tú….“ , lại cho rằng tác giả lấy Kiêu Ấn là Thủy để điều hầu nên 4 vận Kiêu Ấn và Tỷ Kiếp mới đẹp như vậy. Ở đây Thân quá cường vượng mà Thủy là Kiêu Ấn mà lấy Thủy điều hầu thì không phải ngũ hành sinh hóa hữu tình nữa mà thành ngũ hành sinh hóa Thất Tình (tức càng xấu hơn là không điều hầu). Bởi vì khi đó Tứ Trụ không còn nóng nữa mà mát mẻ nên ngũ hành thoải mái sinh phù và khắc nhau (nếu sinh hóa dẫn đến những điều đẹp thì gọi là Hữu Tình còn sinh hóa dẫn đến những sự xấu thì nói cho là Vô Tình hay Thất Tình). Do vậy nếu Thân nhược thì vô cùng tốt đẹp vì Kêu Ấn (Thủy) áp chế Hỏa để sinh cho Thân, Thân trở nên vượng hơn sẽ thắng được Tài (tức kiếm được tiền, vợ…) rồi Tài nhiều sẽ sinh Quan, tức là đẹp đủ đường trong khi nếu Thân vượng thì hoàn toàn ngược lại. Kiêu Ấn (Thủy) chế ngự Hỏa để sinh Thân, Thân đã vượng không được xì hơi lại còn được sinh nên càng vượng hơn sẽ kiếp Tài, dẫn đến hao tài tốn của, hình khắc vợ con (vì Thân quá cường vượng thì Tỷ Kiếp lúc này không cần phải liên kết với Thân mới thắng được Tài nữa mà mạnh ai người đó tranh đoạt Tài với nhau và với Thân nên cực xấu là như vậy).
Đầu trang

VULONG
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 955
Tham gia: 22:55, 23/12/09

TL: Lớp học Tứ Trụ sơ cấp và trung cấp cho tất cả mọi người

Gửi bài gửi bởi VULONG »

Với ví dụ trên là ví dụ đầu tiên đã khẳng định Chi có thể sinh cho Chi ít nhất (Min) 0,09 đv trong vùng tâm. Sau đó cũng ví dụ này tôi đã thử cho Chi sinh cho Chi cũng theo tỷ lệ ½ và 1/3 giống như Can Chi cùng trụ sinh cho nhau và thấy tỷ lệ này đã đúng cho một số ví dụ nhưng chưa thể khẳng định là tỷ lệ sinh này có phải là cao nhất (Max) hay không?

Sau đây là ví dụ số 154 trong cuốn “Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú“ “Chương 27 : Luận phân biệt hỷ kị của can và chi“ như sau:

154 – Mậu Ngọ / Ất Mão / Nhâm Tý / Canh Tý
Bính Thìn - Đinh Tị -Mậu Ngọ -Kỷ Mùi - Canh Thân -Tân Dậu -Nhâm Tuất

Sinh năm Thanh - Hàm Phong thứ 8, ngày 6 tháng 2 giờ Tý, là mệnh của Khương Hữu Vi
(1858-1927). Thủy mộc Thương quan, song thủy vượng mộc phù, có Mậu thổ chế thủy vì thế mộc được sinh, do đó thủ Sát chế Nhận làm Dụng thần. Ngọ vận xung Tý, chỉ nhất xung mà tạo ra lưỡng xung, Hỉ thần xung kị, danh tiếng nổi như cồn. Kỷ Mùi can chi đều thổ, đúng là Kỷ có tác dụng trợ Sát chế Nhận, nhưng Mùi vận hội Mão hóa mộc, hỷ hóa thành kị, Thươngượng. B quan động thành chế Sát. Chính biến Mậu Tuất (1898) **, 41 tuổi nhập ngay Mùi vận, may mắn lưu niên Mậu Tuất cát nên tưởng chết mà lại chạy thoát“.

Vì mục đích là muốn xác định chính xác tỷ lệ sinh của Chi cho Chi nên ở đây ta chỉ cần biết Tứ Trụ này Thân vượng hay nhược cái nào phù hợp với thực tế đã diễn ra với ví dụ này là đủ.

Ta thấy Thân mang hành Thủy mà vận Mậu Ngọ người này “…danh tiếng nổi như cồn…“ đủ để ta xác định Tứ Trụ này phải có Thân vượng. Bởi vì can chi Mậu và Ngọ của đại vận mang hành của Tài Quan (tức các hành áp chế Thân) khi tác động tới các can chi trong Tứ Trụ không hề có sự hợp hóa gì cả nên nó vẫn giữ nguyên hành của chúng.

Khi đã xác định Tứ Trụ này có Thân vượng rồi thì bước tiếp theo ta xác định điểm hạn và điểm vượng của các hành trong vùng tâm.

Sau đây là sơ đồ xác định điểm hạn và điểm vượng của ngũ hành trong vùng tâm của tôi:
Hình ảnh
Theo sơ đồ trên nếu ta lấy tỷ lệ sinh của Chi sinh cho Chi là 1/2 và 1/3 thì ta thấy Thân (Thủy) có 14,28 đv không lớn hơn Thực Thương (Mộc) 1 đv nên Thân là nhược, do vậy nó không phù hợp với thực tế của ví dụ này.
Ta thấy Mộc chỉ cần giảm đi 0,05 đv còn 13,33 đv - 0,05 đv = 13,28 đv thì Thân lớn hơn Mộc đúng 1 đv nên Thân đã trở thành vượng (theo lý thuyết của tôi).

Như vậy thì rõ ràng tỷ lệ sinh 1/2 và 1/3 không đúng, do vậy nó không thể là 1/2 và 1/3 mà còn phải giảm nữa thành 1/3 và 1/5 hay 1/4 và 1/7… chẳng hạn (theo tỷ lệ số sau bằng số trước nhân với 2 rồi trừ đi 1 như: 3 bằng 2.2 -1; 5 bằng 3.2 – 1; 7 bằng 4.2 -1).

Vì tính chất đối xứng trong Vũ Trụ và trong Tử Bình nên ta có thể khẳng định rằng nếu Chi sinh được cho Chi thì Can cũng phải sinh được cho Can.

Do vậy ta thử áp dụng tỷ lệ sinh là 1/3 và 1/5 cho cả can và chi xem sao:

1 - Tý trụ ngày có 7,05 đv sinh được cho Mão trụ tháng 1/5 đv của nó là 7,05.1/5 đv = 1,41 đv. Mão trụ tháng có 9 đv nhận thêm 1,41 đv thành 10,41 đv nhưng số đv này bị giảm 1/9 vì bị Canh trụ giờ khắc cách 2 ngôi và khi đi vào vùng tâm giảm thêm 2/5 còn 10,41.9/10 .3/5 đv = 5,62 đv.
2 - Nhâm trụ ngày có Canh trụ giờ mang hành sinh cho nó nên nó sinh được cho Ất trụ tháng 1/3 đv của nó là 3.1/3 đv = 1 đv. Do vậy Ất trụ tháng có 9 đv được thêm 1 đv thành 10 đv nhưng bị giảm 1/5 đv do bị Canh trụ giờ khắc cách 1 ngôi còn 10.4/5 đv = 8 đv.
(Chú ý: Chi hay Can chủ sinh và Chi hay Can được sinh ở đây không được bị khắc gần, trực tiếp hay bị hợp).

Vậy thì điểm vượng trong vùng tâm của Mộc là 5,62 đv + 8 đv = 13,62 đv. Ta thấy Thân vẫn nhược nên tỷ lệ sinh này vẫn chưa đúng.

Ta thử tiếp cho tỷ lệ sinh là 1/4 và 1/7 xem sao:

Sau khi tính toán tương tự như trên ta thấy điểm vượng của Mộc trong vùng tâm là 5,4 đv + 7,8 đv = 13,2 đv. Số điểm này đã làm cho Thân trở thành vượng phù hợp với thực tế.

Do vậy với ví dụ này đã chứng minh được khả năng của Chi sinh cho Chi và Can sinh cho Can cao nhất (Max) là 1/4 đv của nó khi can hay chi bên cạnh nó mang hành sinh cho nó và 1/7 đv của nó khi can hay chi bên cạnh nó cùng hành với nó chỉ khi Can hay Chi sinh và được sinh không bị khắc gần, trực tiếp hay bị hợp.

Tỷ lệ này theo tôi có thể còn được giảm hơn nữa nếu ta lại tìm thấy một ví dụ nào đó có thể chứng minh được như ví dụ này.

Nhân tiện đây ta thử phân tích xem tác giả luận ví dụ này đúng sai ra sao:

Tác giả viết:

“Thủy mộc Thương quan, song thủy vượng mộc phù, có Mậu thổ chế thủy vì thế mộc được sinh, do đó thủ Sát chế Nhận làm Dụng thần.“

Rõ ràng ý của tác giả đã khẳng định Mậu (Thổ) là dụng thần nên mới phải luận như vậy để cho Mâu dụng thần không bị thương tổn thì mới có thể đúng cho vận Mậu Ngọ “danh tiếng nổi như cồn“. Nhưng thực chất có đúng như vậy không? Ở đây rõ ràng ta thấy Mậu bị khắc gần bởi Ất nên Mậu làm sao chế được Thủy nữa, với lại Ất Mộc nắm lệnh quá đủ vượng thì làm sao bị trôi dạt do Thủy nhiều mà cần đến Thổ để chế Thủy.

Theo phương pháp của tôi thì ở đây Thực Thương (là nhiều) ngang ngửa với Thân nên Sát không có tác dụng khi làm dụng thần mà dụng thần phải là Tài thì mới chính xác. Do vậy vào vận Mậu Ngọ Hỏa và Thổ đều cường vượng đủ sức áp chế Thân vượng nên mới “danh tiếng nổi như cồn“ như vậy.

Nói chung tất cả các sách cổ và ngay cả hầu hết các cao thủ Tử Bình bây giờ đều mắc sai lầm như tác giả này.

Để chứng minh thêm cho nhận định này ta xét thêm ví dụ số 8 trong “Chương 8 : Luận dụng thần“ trong cuốn "Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú" mà Hjmama đã đưa ra như sau:

Mậu tuất - Kỷ mùi - Bính tý - Canh dần
Hành vận: Canh thân / tân dậu / nhâm tuất / quý hợi / giáp tý / ất sửu

Bính hỏa sanh tháng 6, lửa còn chút sáng, giờ gặp Dần mộc, Tý thủy quan tinh sanh Ấn, nhật nguyên tưởng nhược mà thành không nhược. Nguyệt lệnh Kỷ thổ Thương quan thấu ra, bát tự liên tiếp 4 thổ, tiết khí thái quá, lấy tài tiết thương làm dụng, cũng là để ức chế cái mạnh thái quá. Là trụ của Lý Quân ở Hợp Phì“.

Sau đây là sơ đồ xác định thân vượng hay nhược và dụng thần của tôi:
Hình ảnh
Tác giả viết: “Tý thủy quan tinh sanh Ấn, nhật nguyên tưởng nhược mà thành không nhược“. Ta thấy nếu Tý thủy sinh được cho Ấn là Dần trụ giờ thì Tý không khắc được Bính Nhật can và Canh không khắc được Dần cùng trụ hay sao? Vậy thì Dần làm sao sinh được cho Bính?

Ở đây rõ ràng tác giả dựa vào câu “3 Can không bằng 1 Chi Lộc Nhận“ làm bùa chú cho mình. Do vậy khi thấy Nhật can Bính có chi Dần là kết luận luôn Thân vượng và dĩ nhiên khi đã kết luận như vậy thì tác giả phải “Đẽo, Gọt“ cho nó phải đúng như kết luận của mình mà thôi.

Thực chất của vấn đề là Tý bị Mùi khắc gần nên Tý không thể sinh được cho Dần và Tý cũng không thể khắc được Bính cùng trụ. Do vậy Bính nhật can không bị khắc nên khắc được Canh trụ giờ. Canh trụ giờ bị khắc gần nên nó không thể khắc được Dần cùng trụ. Nhưng mặc dù Bính và Dần không bị thương tổn (đó là điểm cực đẹp của ví dụ này – vì hỷ dụng thần không bị thương tổn) nhưng điểm vượng trong vùng tâm của nó thấp nhiều so với Thổ nên Thân phải là nhược. Do vậy dụng thần đầu tiên phải là Kiêu Ấn là Ất tàng trong Mùi trụ tháng (vì Ất vượng hơn Giáp).

(Cho dù Mùi ở đây là Sửu thì cũng đừng có nghĩ rằng Sửu là đất ướt nên không chế ngự được Tý thủy bởi vì thực tế đất của các con đê có chứa nước bên trong hay không mà nó vẫn chế ngự được các dòng sông hung dữ?)

Vì tác giả không cho biết tốt xấu của các vận nên đành phải dừng ở đây.
__________________
Đầu trang

VULONG
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 955
Tham gia: 22:55, 23/12/09

Re: TL: Lớp học Tứ Trụ sơ cấp và trung cấp cho tất cả mọi người

Gửi bài gửi bởi VULONG »

Chủ đề này chính là "Tuần Thứ Nhất" "Tuần Thứ Hai" của cuốn "Giải Mã Tứ Trụ" của tôi.
Đầu trang

VULONG
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 955
Tham gia: 22:55, 23/12/09

Re: Lớp học Tứ Trụ sơ cấp và trung cấp cho tất cả mọi người

Gửi bài gửi bởi VULONG »

Hình ảnh
Đầu trang

Ốc Tiêu
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 150
Tham gia: 11:08, 21/08/17

Re: VuLong :Tứ Trụ cho tất cả mọi người

Gửi bài gửi bởi Ốc Tiêu »

chào thầy mình có thắc mắc này lâu lắm rồi, nhưng vẫn chưa ngộ ra, mong được thỉnh giáo:
vòng trường sinh phân ra can âm dương:
- can dương thì được sinh là trường sinh, như can giáp gặp hợi là trường sinh
- can âm thì ngược lại phải tiết khí sinh ra thì là trường sinh, như ất gặp ngọ là trường sinh
tại sao lại như vậy ạ?
Đầu trang

Ốc Tiêu
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 150
Tham gia: 11:08, 21/08/17

Re: VuLong :Tứ Trụ cho tất cả mọi người

Gửi bài gửi bởi Ốc Tiêu »

chờ thầy hồi âm mà lâu quá hic, không lẽ đây là một câu hỏi khó #-o
Đầu trang

qphuc85
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 233
Tham gia: 21:07, 10/10/12

Re: VuLong :Tứ Trụ cho tất cả mọi người

Gửi bài gửi bởi qphuc85 »

Đọc mà thấy rất trân trọng công sức bác VuLong bỏ ra từ cách trình bày bài viết cho đến tự thân chiêm nghiệm đường lối riêng của mình trong môn Tứ Trụ.

Tuy nhiên, tột đỉnh của huyền học nói chung theo thiển ý của cháu là phải biết giải, hay nói bình dân là tìm ra cách lách luật, biến hạn hay cách xấu thành tốt hoặc né đi nếu hạn cách quá dữ.

Nếu huyền học kg mông lung vô định thì giờ đây chúng ta đã phải bàn luận về nó bằng tiếng Anh rồi, điều này đủ cho thấy bể học bao la như cõi niết bàn, há có thể vỗ ngực tự xưng ta là chuẩn, vô địch tự cổ chí kim ?

Bác đã kích tiền nhân thì cứ như Triều Tiên bắn tên lửa trêu ngươi thế giới ? Phá cách cũng được, báng bổ cũng xong, nhưng không nên hê lớn nơi công cộng thế này, cứ như là gián tiếp nói sự học của trăm ngàn người đổ sông đổ biển, đạp đỗ chí hướng của người khác thì nghiệp quả quá nặng.

Cháu viết bài này vì xót xa cho hoàn cảnh " Triều Tiên " của bác, cháu kg biết Tứ Trụ, chỉ thấy công sức của bác bị Liên Hiệp Quốc ( các diễn đàn huyền học ) hội đồng tẩy chay, thì rất cảm thán. Hy vọng bác tạo nick mới, cư xủ ôn hoà, cháu rất nể sự dũng cảm của bác khi dám 1 mình thách đấu với phần còn lại, như xưa kia huyền học thách đấu với khoa học ở đầu thế kỷ 20, để nâng tầm một thứ gì đó và phát triển nó thì phải thông qua cạnh tranh, phản biện, nhưng cái cách mình làm ở cả 2 phía đều phải ôn hoà và cùng mục đích phát triển thì mới bền vững được.

Bài viết này như cháu nói chỉ là sự cảm thán, cháu kg dám ra vẻ chỉ dạy hay giáo điều, chỉ là ý kiến của một người trung lập, nhận xét dựa trên công sức của các bên. Hy vọng bác VuLong hiểu, rất mong bác trở lại và lợi hại hơn xưa.

Cháu,

Học trò nhỏ...
Đầu trang

VULONG
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 955
Tham gia: 22:55, 23/12/09

Re: VuLong :Tứ Trụ cho tất cả mọi người

Gửi bài gửi bởi VULONG »

Ốc Tiêu đã viết: 19:37, 11/09/17 chào thầy mình có thắc mắc này lâu lắm rồi, nhưng vẫn chưa ngộ ra, mong được thỉnh giáo:
vòng trường sinh phân ra can âm dương:
- can dương thì được sinh là trường sinh, như can giáp gặp hợi là trường sinh
- can âm thì ngược lại phải tiết khí sinh ra thì là trường sinh, như ất gặp ngọ là trường sinh
tại sao lại như vậy ạ?
Đó chính là bản chất của can Âm và can Dương, chúng đại diện cho sự đối xứng của tự nhiên, có sinh ra thì phải có sự chết, đơn giản chỉ có vậy.

Cái quan trọng là các nhà Mệnh học từ Cổ cho đến Kim hầu như tất cả không ai là không tin câu "Thái Cực sinh Lường Nghi",....

Vậy thì một thằng trẻ con nó hỏi lại "Cái gì sinh ra Thái Cực ?"

Liệu có ai trả lời nổi câu hỏi của thằng bé này hay không ?
Đầu trang

Ốc Tiêu
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 150
Tham gia: 11:08, 21/08/17

Re: VuLong :Tứ Trụ cho tất cả mọi người

Gửi bài gửi bởi Ốc Tiêu »

VULONG đã viết: 03:54, 14/09/17
Ốc Tiêu đã viết: 19:37, 11/09/17 chào thầy mình có thắc mắc này lâu lắm rồi, nhưng vẫn chưa ngộ ra, mong được thỉnh giáo:
vòng trường sinh phân ra can âm dương:
- can dương thì được sinh là trường sinh, như can giáp gặp hợi là trường sinh
- can âm thì ngược lại phải tiết khí sinh ra thì là trường sinh, như ất gặp ngọ là trường sinh
tại sao lại như vậy ạ?
Đó chính là bản chất của can Âm và can Dương, chúng đại diện cho sự đối xứng của tự nhiên, có sinh ra thì phải có sự chết, đơn giản chỉ có vậy.

Cái quan trọng là các nhà Mệnh học từ Cổ cho đến Kim hầu như tất cả không ai là không tin câu "Thái Cực sinh Lường Nghi",....

Vậy thì một thằng trẻ con nó hỏi lại "Cái gì sinh ra Thái Cực ?"

Liệu có ai trả lời nổi câu hỏi của thằng bé này hay không ?
Giáp sinh vào tháng dần mộc còn non nên cần thuỷ sinh
Qua tháng mão, mộc đã trưởng thành khí vượng nên hỉ hoả, thấy hoả thì nở hoa
Có phải các vị tiền bối dựa vào nguyên lý này để bắt đầu vòng trường sinh phải không thầy Vulong?
Đầu trang

sweetiecute97
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 392
Tham gia: 23:33, 11/10/12

Re: VuLong :Tứ Trụ cho tất cả mọi người

Gửi bài gửi bởi sweetiecute97 »

Hình ảnh bác xem tứ trụ cho cháu với ạ :(
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức tứ trụ”