Nghiên Cứu Phân Tích Cung Độ 12 Canh Giờ Theo Mùa, Vùng.

Các bài viết học thuật về môn thiên văn, lịch pháp
Thái Dương
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 221
Tham gia: 22:11, 10/01/09

TL: Nghiên Cứu Phân Tích Cung Độ 12 Canh Giờ Theo Mùa, Vùng.

Gửi bài gửi bởi Thái Dương »

@IHi:

Trang Thiên Văn của Mỹ không biết gì về Tiết Khí đâu, nó cứ tính theo năm tháng ngày giờ vậy thôi. Và cách làm của Thiện Minh tuy là có để theo "Tiết Khí" và chọn ngày đầu của Tháng để căn giờ, nhưng đó là cách làm rút ngắn và đơn giản hóa cho nguyên 1 tháng thay vì phải tra và tính cho từng ngày trong tháng.

Còn cùng ngày tháng nhưng khác năm, trên cơ bản thì không khác biệt, giống y nhau hoặc chênh nhau 1 phút mà thôi, chỉ là lặp đi lặp lại chứ không phải theo mức độ tăng trưởng /giảm xuống (TD cũng biết vậy, nhưng theo độ chênh vậy thì không coi đó là sự khác biệt). Tra ngược lại 50 hoặc 100 năm trước cũng vậy.

Theo ý TD, nếu lấy mốc để căn giờ trong 1 tháng thì lấy ngày giữa tháng chuẩn hơn ngày đầu tháng, vì mặt trời xê dịch lên xuống theo nhịp độ mỗi ngày (nói theo kiểu thông thường cho dễ hiểu) trong năm.
Được cảm ơn bởi: contuoinaochoem
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Nhân_Tâm
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 774
Tham gia: 18:04, 18/05/11

TL: Nghiên Cứu Phân Tích Cung Độ 12 Canh Giờ Theo Mùa, Vùng.

Gửi bài gửi bởi Nhân_Tâm »

Thưa bác Thiện Minh,

NT có vài điều mong được hỏi bác ạ.

Như NT hiểu thì việc phân âm lịch dựa vào chuyển động của mặt trăng, còn dương lịch mới căn theo chuyển động của mặt trời... Như vậy thì tại sao tài liệu lại căn cứ theo âm lịch mà xét vị trí của mặt trời đứng mọc lặng được?

Nếu muốn xác định mặt trời đứng bóng rất khó, vì chuyển động mặt trời không ở cùng một vị trí nhất định qua các mùa - mùa xuân thì mặt trời ở ngay đường xích đạo (cụ thể ngày 22/12, mặt trời đứng bóng đúng 12 giờ trưa ở ngay xích đạo), nhưng vào những ngày mùa hạ thì mặt trời lại ở trên vĩ độ 23 độ 27' B (cụ thể ngày 22/6, mặt trời đứng bóng đúng 12 giờ trưa ở vĩ độ 23 độ 27 phút Bắc )... như mùa thu thì lại ở xích đạo nhưng vào vị trí khác so với mùa xuân (mùa xuân thì mặt trời ở về phía đông của VN, còn mùa thu thì mặt trời ở vào phía Tây của VN - cụ thể ngày 23/9), mùa đông ở 23 độ 27' N (cụ thể ngày 22/12)

Như trên thì người ta đều căn cứ vào dương lịch cả, vì thế mà mỗi năm đều lập lại y như nhau các giờ đứng bóng.

Trên NT nói khó vì như theo báo cáo xác định trên thì ở các vị trí khác nhau trên trái đất, mặt trời sẽ có chuyển động biểu kiến khác nhau. Như ở cực Bắc, thì không thể nào thấy được mặt trời đứng bóng, mặt trời lên cao nhất chỉ có thể ngang tầm như khi mặt trời ở xích đạo vào những giờ Mão, Thìn thì mặt trời lại lặng xuống.

Hơn nữa khi thử đem chúng vào luận giải tử vi, trước hết là lá số NT, nếu căn cứ theo tài liệu thì phải là giờ Mùi, không phải giờ Thân nhưng luận giải thì 2 giờ hoàn toàn khác nhau, cũng thử với các lá số khác, NT cũng đều thấy như vậy. Mong bác xem lại ạ.

NhanTam.
Đầu trang

Thái Dương
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 221
Tham gia: 22:11, 10/01/09

TL: Nghiên Cứu Phân Tích Cung Độ 12 Canh Giờ Theo Mùa, Vùng.

Gửi bài gửi bởi Thái Dương »

Nhân_Tâm đã viết:Như NT hiểu thì việc phân âm lịch dựa vào chuyển động của mặt trăng, còn dương lịch mới căn theo chuyển động của mặt trời... Như vậy thì tại sao tài liệu lại căn cứ theo âm lịch mà xét vị trí của mặt trời đứng bóng được?
Mặt Trăng có thể cho biết được Ngày, Mặt Trời có thể cho biết được Giờ. Tuy là qua mắt thường có thể không được chính xác lắm, nhưng cũng có thể đoán được, như Trăng tròn thì 15 (hoặc 14, 16) hoặc Việt Nam có bài đồng dao như - mồng một lưỡi trai, mồng 2 lá lúa, v.v... ; còn về mặt Trời thì đứng bóng là chính Ngọ, nhấp nhô lên thì Mão, nhấp nhô xuống thì Dậu chẳng hạn ...

Còn về Dương Lịch, Âm Lịch, Âm Dương Lịch thì nó về Lịch. Nói chung thì Lịch mình đang dùng là thuộc Âm Dương Lịch, vì nó dựa vào cả mặt Trời và mặt Trăng.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
phonglan
Ban tư vấn
Ban tư vấn
Bài viết: 7271
Tham gia: 12:44, 19/01/09

TL: Nghiên Cứu Phân Tích Cung Độ 12 Canh Giờ Theo Mùa, Vùng.

Gửi bài gửi bởi phonglan »

Về lịch pháp thì tôi không rõ, nhưng tôi có một thắc mắc như sau:
- Thời điểm mặt trời mọc thì tính là giữa giờ Mão hay đầu giờ Mão? Căn cứ vào đâu để định điều đó?
Mong TM giải thích giùm
Được cảm ơn bởi: Nhân_Tâm
Đầu trang

mysterious
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1578
Tham gia: 10:51, 10/05/10

TL: Nghiên Cứu Phân Tích Cung Độ 12 Canh Giờ Theo Mùa, Vùng.

Gửi bài gửi bởi mysterious »

Còn phải xem ở vùng miền nào , đôi khi linh hoạt ở ngoài vẫn hữu dụng .
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức Thiên văn”