Kiến thức tử vi hay

Các bài viết học thuật về tử vi
tuongphap
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1608
Tham gia: 17:14, 14/12/09
Đến từ: Việt Nam
Liên hệ:

TL: Kiến thức tử vi hay

Gửi bài gửi bởi tuongphap »

Chuyền đề: Tràng Sinh, Thái tuế

Nói tới Tràng Sinh là nói một hệ thồng gốm 12 sao,Tràng Sinh đại diện lớn nhất của hệ thống,quen gọi là sao chủ.Và cũng là nói cụ thể ý nghĩa,vai trò,chức năng của sao Tràng Sinh cụ thể.

Trước hết,nói về sao Tràng Sinh.Tràng Sinh thuộc thủy,tính cách là nhân hậu,độ lượng,từ thiện.Chủ việc phúc âm và tuổi thọ,Tràng Sinh hàm nghĩa sự sống bền vững, lâu dài.

Tràng Sinh an theo Cục : Cục hỏa,an Tràng Sinh tại Dần,gọi là Tràng-Hỏa.Cục thủy,Tràng Sinh an tại Thân,gọi là Tràng-Thủy.Cục Kim,Tràng Sinh an tại Tỵ gọi là Tràng-Kim.Cục mộc,Tràng Sinh an tại Hợi gọi là Tràng-Mộc.Nhấn mạnh : Tràng Sinh chỉ an tại bốn cung sinh Dần,Thân,Tỵ,Hợi.

Tràng Sinh độc thủ chỉ hàm nghĩa sinh (sinh nở,đời sống và sự việc),nhưng khi hội hợp với các sao khác mới khiến Tràng Sinh mang ý nghịa hung hoặc cát.Ví dụ : Tràng Sinh cư Dần (5 giờ sáng) hội với Thiên Mã thành cách Mã-Tràng dự báo mọi việc hanh thông,dễ dàng,tuổi thọ bền lâu,kiến quí hội quí,mau chóng thành tựu.Nhưng nếu Tràng Sinh cư Hợi (11g đêm) hội với Thiên Mã thì lại khiến công việc bế tắc trì trệ,vất vả,vì ngựa về đêm cùng đường,nghỉ mệt.Và nếu Tràng Sinh cư cung Tật Ách thì lại mang ý nghĩa bệnh tật lâu khỏi,lâu qua.

Bây giờ nói về chòm sao mang tên Tràng Sinh.Lẽ ra vòng Tràng phải bắt đầu từ khi hình thành thai khí (sao Thai) và 9 tháng 10 ngày thai được nuôi dưỡng trong bụng Mẹ (Dưỡng),nhưng hai bước này được cho là quá trình "bọc',chưa "nở",do vậy Tràng Sinh coi là bắt đầu khi chào đời.

Vòng Tràng Sinh bắt đầu từ Tràng sinh gồm 12 sao là hết một chu kỳ sinh như sau : 1.Tràng Sinh (sinh nở)/ 2.Mộc Dục (tắm rửa)/ 3.Quan Đới (mặc quần áo)/ 4.Lâm Quan (đi làm quan,quân) / 5.Đế Vượng (thành đạt) / 6.Suy (yếu,hèn) / 7.Bệnh (đau ốm)/ 8.Tử (chết) / 9.Mộ (chôn cất) / 10.Tuyệt (hết mộ vòng tràng sinh) / 11.Thai (hoài thai). 12/ Dưỡng (nuôi dưỡng).

Chòm sao Tràng sinh 12 sao chia làm 4 tam hợp sao : Tràng hỏa gồm : Tràng Sinh-Đế Vượng-Mộ.Tràng kim gồm : Lâm Quan-Tử-Dưỡng.Tràng Thủy gồm : Quan Đới-Bệnh- Thai.Tràng mộc gồm : Mộc Dục-Suy-Tuyệt.Trong bốn tam hợp sao này,sao Tràng Sinh an tại tam hợp Tràng Hỏa được dụng nhiều nhất cho đời sống dương gian,vì Tràng Hỏa bắt đầu từ Dần,cung 5 giờ sáng,bắt đầu một ngày,bắt đầu một đời.Theo số đếm bát quái thì đó là tam hợp số 1-5-9.

Một ví dụ ứng dụng : Chòm Tràng Sinh 12 sao,được gọi tắt thành chòm 4 sao : Sinh-Lão-Bệnh-Tử.Bốn sao này ứng dụng cho việc chia bước thang trong dương trạch,bước 1 sinh cộng với 4 thành 5 (vượng) và 5 cộng với 4 thành 9 (mộ) là bước thang đúng phong thủy,thuận sinh học.

Trục 1-5-9 là ba mốc số quan trọng khi xem xét thọ yểu hoặc việc tràng sinh.Mốc số 1 không nên chỉ hiểu đơn thuần là sao Tràng Sinh mà phải hiểu là một giai đọan sinh từ Thai + Dưỡng + Tràng Sinh + Mộc Dục = 40 năm.Cho nên,nếu người ta chết trước 40 tuổi thì gọi là chết yểu.Mốc số 5 không nên chỉ hiểu đơn thuần là sao Đế Vượng, mà phải hiểu là một giai đoạn trưởng thành từ Quan Đới + Lam Quan + Đế Vượng + Suy = 41-80 tuổi.Và nếu người chết trước 60 (chưa bước vào Đế Vượng) thì gọi là hưởng dương.Người chết dưới 80 tuổi thì gọi là hưởng thọ.Mốc số 9 không nên chỉ hiểu là sao Mộ,mà phải hiểu là một giai đoạn tràng sinh do nỗ lực của căn phúc và thành tựu khoa học y tế của loài người,giai đoạn này kéo dài từ Bệnh-Tử-Mộ-Tuyệt. Người chết trong giai đoạn này đều gọi là trường thọ hoặc đại thọ.

Cách tính thọ yểu của người xưa :

Nam nhân ba mốc 31 tuổi (yểu) + 9 = 40 tuổi (hưởng dương) + 9 = 49 (thọ)
Nữ nhân ba mốc 35 tuổi (yểu) + 9 = 44 tuổi (hưởng dương) + 9 = 53 (thọ)

Nam nhân khởi mốc 31,vì nam nhân có 7 cửa,nữ nhân có thêm hai cửa vú,mỗi cửa trời cho thêm 2 năm thành ra khởi 35 tuổi.49 và 53 tuổi dân gian có câu " 49 chưa qua,53 đã tới" là nói cái hạn tử của cha mẹ.Ngày xưa,sống đến 49 hoặc 53 người ta đã lên lão ở làng.
.
Mốt vài lưu ý khi xem xét Tràng Sinh

Xem Tràng Sinh,mốc thời gian là một căn cứ rất quan trọng để xem xét thọ yểu.Khi tam hợp cung hạn (tiểu hạn hoặc đại hạn) nằm trong tam hợp Sinh-Vượng-Mộ,thì chắc chắn không cần xem xét việc thọ yểu.Trường hợp này,nếu Tràng sinh cư Tật Ách thì nên dành xem là bệnh và tật sẽ kéo dài,cần có giải pháp vượt thoát.Ý nghĩa của Tràng Sinh tùy theo hạn,1 năm với tiểu và 10 năm với đại hạn.
Không nên chỉ lưu ý một sao Tràng Sinh hay tam hợp sao Sinh-Vượng-Mộ mà phải chú ý tới các bàng tinh khác trong chòm sao này,bởi các bàng tinh này tuy nhỏ nhưng khi kết hợp với các sao khác trên thiên bàn Tử Vi sẽ hung,cát khôn lường,chớ nên bỏ qua.Ví du : Sao Mộc Dục (tắm rửa) khi hội với sao Hoa Cái là cách dâm ô trụy lạc.Nếu hội với Đào,Hồng,Riêu,Cái thì bệnh tật do dâm ô trụy lạc mà phát sinh.Một ví dụ khác : Sao Mộ cư cung Phúc đức là tuyệt cách mộ phần đang cát,ba bốn đời no ấm.Ví dụ khác sao Tuyệt thủ Mệnh là người đa mưu túc kế,khôn ngoan và tất nhiên là thành đạt.Ví dụ khác : sao Dưỡng cư cung nào cũng ám chỉ sự được nuôi dưỡng,nên việc nhận con nuôi, em nuôi hay đi làm con nuôi,em nuôi người ta mà được yêu mến,thành tựu.Ví dụ thêm : sao Thai cư cung nào là bọc cung đó,rất khó nở,nếu thêm Tuần Triệt e là sinh nở khó khăn.
Việc xem xét thọ yểu một lá số là việc vô cùng khó,đòi hỏi sự kết hợp tinh thông với Thái tuế tinh hệ,lục sát,lục bại,các sao phúc và phúc cung.Vì thế không thể tùy tiện tư vấn và càng không bao giờ đưa ra những tư vấn có tính võ đoán,khảng định.
Và sau hết,Tràng Sinh rất hữu ích đối với sự và việc đời thường trong ý nghĩa bền vững lâu dài.Ví dụ Tràng Sinh cư Điền Trạch thì càng ở lâu một nơi,càng yêu quý căn nhà cùa mình thì càng đời sống càng bền vững,cát tường.Tràng Sinh cư cung Phối ngẫu cũng hàm nghĩa vợ chồng đầu bạc răng long.

LUẬN THÁI TUẾ

Thái Tuế an tại cung có tên hàng Chi của năm sinh.Ví dụ,sinh năm Mão,an Thái Tuế tại cung Mão.

Thái Tuế là một chòm gồm 12 sao,thứ tự như sau :
1.Thái Tuế,2.Thiếu dương,3.Tang Môn,4.Thiếu âm,5.Quan phù,6.Tử phù,7.Tuế phá, 8.Long Đức,9.Bạch Hổ,10.Phúc đức, 11.Điếu khách,12.Trực phù.

Bộ ba sao : 1.Thái Tuế,5.Quan Phù và 9.Bạch Hổ tạo thành tam hợp Phù-Tuế Hổ.1-5-9 là trục 15 quan trọng bậc nhất trên thiên bàn bát quái hậu thiên,vì thế tam hợp Phù Tuế Hổ cũng là tam hợp quan trọng nhất của chòm sao Thái Tuế.

Thái Tuế an theo Chi (tuổi),vì vậy rất chung chung,phải kết hợp với các sao khác trong chòm sao Thái Tuế mới thành bộ,diễn đạt,trình bầy một vấn đề cụ thể nào đó của năm cần xem.Độc thủ,Thái Tuế chỉ mang ý nghĩa ngôn ngữ,lạnh lùng,cứng nhắc,nhưng biết xét đoán và khi cần nói thì thao thao vỗ ngực.Hội với Xương Khúc,Khôi Việt (tứ văn tinh) thì văn hay chữ tốt,biện thuyết,lợi việc thi cử, chinh phục.Hội với Hoa Cái bảo là lời nói cũng che ô nên kênh kiêu,cầu kỳ lắm.Và đặc biệt hội với sát tinh thì hung hãn vô chừng con đường sinh tử,tuế là tuổi,hạn hung sát tuổi.

Thái Tuế nói ở trên thuộc hỏa.Quan Phù nói tiếp sau đây cũng thuộc hỏa.

Quan Phù vị thứ số 5,phương trung tâm thiên bàn bát quái,bảo là cánh đồng hỏa,nóng như lửa và đốt thiêu húy hoại bạo tàn như lửa.Hội với Liêm Trinh (hỏa âm) tròn đầy đạo hỏa,thập phần nguy hiểm.Hội với Tang môn (thế tam hợp) coi như rừng cháy và cháy hết.Hội với Đà La,Hóa Kỵ việc hình ngục,công môn chỉ là chuyện sớm tối.

Thái Tuế và Quan Phù đều thuôc hỏa,Bạch Hổ lại thuộc kim,hội với nhau thành một tam hợp hai hỏa một kim,tất nhiên kim phải chảy thành dòng lửa,dũng mãnh,hung dữ vô cùng,thiên thần như dòng lửa và ác quỷ cũng như dòng lửa.Vì thế hung cát của tam hợp Phù-Tuế- Hổ chịu ảnh hưởng rất lớn từ Bạch Hổ.

Trước hết nói về biệt cách cát tường của Bạch Hổ : Thứ nhất,Hổ phải cư Thân Dậu,phương Tây,nên bảo Hổ Khiếu Tây Sơn,hoặc cư Dần,Mão mộc bảo là Hổ về rừng.Ngoài 4 cung Dần,Thân,Mão,Dậu nói trên là đất miếu vượng của Hổ,với các cung còn lại với Hổ đều hãm địa mà thành hung dữ.Thứ hai,Hổ gặp Tấu Thư là cách Hổ đội hòm sắc đi thi,lợi công danh học hành thi cử.Hổ gặp Phi Liêm thành Hổ mọc cánh,lợi đủ mọi đường bay.Hổ hội với Long,Phượng,Cái,thành bộ tứ linh Long-Phượng-Hổ-Cái uy dũng tuyệt vời song toàn văn võ.

Và hình như chỉ có vậy.Bạch Hổ về căn bản là hung bại tinh,chủ sự tiêu diệt,mất mát,vì thế luôn khăng khít một cặp sao Tang Môn-Bạch Hổ,chủ việc sống chết,họa ách,tật ương.

Từ những giải luận ở trên,nhận thấy tam hợp Phù-Tuế-Hổ quan thiết đến việc dự báo nạn ách,sống chết khi Mệnh,Thân,Đại hạn hay tiểu hạn gặp tam hợp sao này.

Thái Tuế cư ngay cung năm sinh,vì vậy trẻ mói sinh 12 năm đầu (là 12 cung trên thiên bàn Tử Vi) người ta kiêng không xem số Tử Vi cho trẻ,e ngại không biết tam hợp Phù Tuế Hổ thử thách đứa trẻ như thế nào trong đại vận đầu đời.

Sau đại vận đầu đời,chính xác là năm 13 tuổi người ta mới bắt đầu dự đoán đời người theo Tử Vi,nghĩa là bỏ qua các đại vận Thái Tuế / Thiếu Dương/ Tang Môn/ Thiếu Âm mới tới đại vận Quan Phù,đời người có ba đại vận dưỡng vượng trong cuộc sống.Suốt thời kỳ này là thời kỳ trưởng thành trong may mắn của Càn Khôn,trong tranh đấu của nội lực tu thân.Sau đại vận Quan Phù,đời người bắt đầu tiệm tiến tới Tử Phù/Tuế Phá/Long Đức/Bạch Hổ,bốn bước cả thẩy,và phúc phận của con người ta có thể kết thúc ở mốc 60,70,80 và vào mốc 90 kể như là hiếm.Sau bước Bạch Hổ,vòng Thái Tuế còn ba bước nữa Phúc Đức/Điếu Khách/Trực Phù là trọn vòng Thái Tuế,120 năm,từ ngàn xưa kinh dịch đã dự báo con người có khả năng sống thọ đến 120 tuổi là vậy.

Số phận con người ta khác nhau,phúc thọ khác nhau,vì thế mỗi năm đều có Thái Tuế phi tinh còn gọi là lưu Thái Tuế.Thái Tuế phi tinh từng năm mang lại phúc họa cho từng lá số.

Cần nắm vững điều này : Tam hợp Phù Tuế Hổ an tại tam hợp cung Mệnh,trường hợp này bảo là chính đại quang minh,cứ theo âm dương ngũ hành,cung sao mà dự đoán hung cát.Tuy nhiên,đa phần các cung số tam hợp cung mệnh không có Phù Tuế Hổ tọa thủ,thì sự chi phối của Phù Tuế Hổ là không đáng kể.Dù vậy cũng phải thừa nhận tam hợp cung mệnh có Tuế Phá,Tang Môn,Điếu Khách là nghịch cảnh,là xấu hãm rõ rệt,vì trường hợp này dễ gặp trọn bộ Tang Hổ và Khốc Hư Tang Điếu (xe đòn đám ma).

Chính vì không phải tam hợp cung Mệnh nào cũng có Phù,Tuế,Hổ,nên Thái Tuế lưu mới sắm vai quan trọng cho việc dự báo hung cát hàng năm.Cát nhất và cũng hung nhất là trường hợp Thái Tuế cố định và Thái Tuế lưu trùng phùng trong tam hợp cung mệnh.Trường hợp này nếu hội với Khoa Quyền Lộc,Tả Hữu thì coi như vận số thăng hoa bảo là phát dã như lôi (phát như sấm sét ) tất nhiên không bền.Còn nếu gặp lục sát,lục bại,hay trọn bộ Khốc Hư Tang Điếu coi như chấm hết cuộc đời.

Nhấn mạnh sau cùng : Tam hợp Phù Tuế Hổ là tam hợp khảng định chắc chắn sự thành bại của lá số và tên cung chính là nguồn gốc dịch biến cát hung của giai đoạn Thái Tuế đó.
Được cảm ơn bởi: duyquang_2511, vuongphong90, UpAndDownAnd..., yakblack
Đầu trang

tuongphap
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1608
Tham gia: 17:14, 14/12/09
Đến từ: Việt Nam
Liên hệ:

TL: Kiến thức tử vi hay

Gửi bài gửi bởi tuongphap »

Tiếp theo sẽ là chuyên đề LỤC SÁT TINH.
SẼ BIÊN TẬP NẾU MỌI NGƯỜI CÓ NHÃ HỨNG :)
Được cảm ơn bởi: Quan Nguyen, khanhchi87, vuongphong90, UpAndDownAnd..., yakblack, Xukangoc
Đầu trang

khanhchi87
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 234
Tham gia: 11:40, 26/04/10

TL: Kiến thức tử vi hay

Gửi bài gửi bởi khanhchi87 »

Tiếp đi em ơi, hay ghê.
Đầu trang

nbdatbt
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 196
Tham gia: 21:10, 09/03/11

TL: Kiến thức tử vi hay

Gửi bài gửi bởi nbdatbt »

post đi tuongphap ơi
Đầu trang

tuongphap
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1608
Tham gia: 17:14, 14/12/09
Đến từ: Việt Nam
Liên hệ:

TL: Kiến thức tử vi hay

Gửi bài gửi bởi tuongphap »

rong Tử vi, những sao dữ dằn nhất là Lục Sát Tinh : Không, Kiếp, Kình, Đà, Linh, Hỏa. Đó là những sao gây tai họa. Nhưng chúng gây tai họa cho những tuổi nào đó và vào những giai đọan đại vận nào đó mà gặp phải chúng. Tuy nhiên, chúng cũng cho phép bộc phát mạnh, đối với một số tuổi và một số trường hợp gặp chúng tại Mạng, và vào những thời kỳ gặp chúng ở Đại vận, khi chúng miếu địa. Nhưng vì là các sao dữ, cho lên là cho lên mạnh, nhưng hạn được lên là xuống mạnh. Cho lên là cho lên một cách anh hùng.

Nguyên tắc chính để xét các Lục sát tinh là :

- Lục sát tinh ở Hãm địa : xấu, gây tai họa , chận đường tiến. Gặp ở Đại vận là xấu.

- Lục sát tinh ở Miếu Vượng địa : tốt, cho phát đạt (nhưng cũng phải gặp chính tinh minh chủ ở Mạng). Gặp ở Đại vận, mà ở Mạng có chinh tinh minh chủ (chính tinh chỉ huy) thì bộc phát. Lục sát tinh cũng ví như quân dữ dội mà gặp chính tinh chỉ huy đúng cách thì phải làm được việc hay.

Không- Kiếp : dữ dằn nhất

Trong 6 sát tinh : Không, Kiếp, Kình, Đà, Linh, Hỏa thì Không Kiếp là dữ dằn nhất

Có Không-Kiếp hãm địa tại Mạng thì khó bộc phát, gặp Không Kiếp hãm địa tại Đại vận là bị Đại vận xấu, mà Không Kiếp hãm thì không biết nể nang ai hết.

Không Kiếp đắc địa ở mạng (tức là tại Dần, Thân, Tị, Hợi ) thì trong đời có lúc bốc mạnh. Gặp Không Kiếp đắc địa tại Đại vận cũng được bốc mạnh. Nhưng bốc mạnh rồi lại bị hạ xuống mạnh. Tuy nhiên, mạng phải có Sát, Phá, Tham và nhất là Phá Quân thủ mạng, thì được Không Kiếp đắc địa mới hay, mới bốc.

Trường hợp anh hùng nhất là được Không Kiếp đắc địa ở Tị, Hợi, mà lại là người tuổi Tị hay Hợi. Sách thường nói là người Âm Nam mới được hưởng Không-Kiếp Tị-Hợi là thế, là vì Không Kiếp đóng tại cung Âm thì người Âm Nam mới được hưởng.

Phải phân biệt các trường hợp của Không Kiếp : Tị-Hợi (tại Mạng hay ở Đại vận)

– Người Âm Nam, tuổi Tị-Hợi hưởng nhiều nhất.

– Người Âm Nam, các tuổi khác, cũng được hưởng, nhưng kém hơn.

– Người Dương Nam, chỉ được hưởng ít.

– Phụ Nữ gặp Không Kiếp tại Tị-Hợi lại không được hưởng, lấy cái lý rằng Không Kiếp thì phải có Sát, Phá , Tham chế ngự và chỉ huy mới được hưởng. Nhưng Nam được Sát, Phá , Tham thì tốt, mà Nữ có Sát, Phá , Tham thì lại xấu (xấu từ bộ chinh tinh)

Phải có chính tinh chỉ huy

Cụ Thiên Lương ví Không Kiếp với hai đạo quân Dù, thứ quân dữ dằn nhất. Quân Dù phải có chỉ huy giỏi và đúng ngành Dù thì mới đạt được tất cả khả năng. Chính tinh chỉ huy trực tiếp của Không Kiếp là Phá Quân, không được Phá Quân, thì phải được Thất sát, Tham Lang mới được hưởng, nhưng cũng đã giảm đi phần nào.

Nên ghi là Mạng phải có Phá Quân đồng cung với Không Kiếp đắc địa mới thật hay. Tuy nhiên, Không Kiếp đắc địa ở Tị-Hợi mà Phá Quân ở Tị-Hợi lại hãm địa, Phá Quân mà hãm địa thì lại phải coi chừng !?. Nhưng riêng ở trường hợp tại Tị, thì Vũ-Phá lại gặp thêm Phá Tóai, có Không Kiếp đắc địa tại đấy, lại “ rất anh hùng ” khi bốc lên thì rất mạnh.

Chỉ người mà Mạng có Sát Phá Tham mới được hưởng Không Kiếp đắc địa (đồng cung tại Mạng hay khi gặp ở Đại vận). Nếu Mạng không có Phá Quân thì cũng phải có Tham hay Sát mới khá.

Nếu Mạng có sao lành như Tử-Vi, thì dù là ở Tị-Hợi có Không Kiếp, cũng lại hỏng (!?). Dù mạng có Tử-Vi,Thất-Sát đồng cung, là cách chiến đấu, thì gặp Không Kiếp tại Tị, Hợi cũng không được ăn.

Nguồn từ bài viết của bác Phuocduyen tại nhantrachoc.net.vn

Giải hóa Không Kiếp (tổng hợp)

- Không Kiếp hãm địa giảm tác hại cho những người sinh năm Tỵ Hợi, tháng Tỵ Hợi, giờ Tỵ Hợi, người tuổi Thìn Tuất Sửu Mùi (hành Thổ) và người mệnh Thổ. Càng hội nhiều nhân tốt trên giảm càng nhiều.

- Ân Quang, Thiên Quý đồng cung với Không Kiếp hãm thì giảm tác họa mạnh, họa vẫn đến nhưng vượt qua, nếu kết hợp thêm năm tháng giờ Tỵ Hợi có khi không có họa xảy ra.

- Tuần Triệt giảm Không Kiếp hãm rất mạnh, họa có đến nhưng cũng qua. Triệt tại bản cung không sợ Không Kiếp chiếu về, Tuần cũng vậy nhưng yếu hơn. Mệnh Thân có Không Kiếp thủ chiếu, có Tuần Triệt không sợ tai nguy.

- Hóa Khoa cũng giải được một phần tai họa của Không Kiếp hãm

- Thiên Giải đồng cung cũng có khả năng giảm tác họa, nhưng không mạnh, nếu chiếu thì khả năng kém.

- Thiên Tướng gặp Không Kiếp hãm đồng cung cũng không đáng lo ngại, nhất là mạng Thổ.

- Tứ Linh, Giải Thần cũng giảm được phần tác họa của Không Kiếp
Được cảm ơn bởi: duyquang_2511
Đầu trang

tuongphap
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1608
Tham gia: 17:14, 14/12/09
Đến từ: Việt Nam
Liên hệ:

TL: Kiến thức tử vi hay

Gửi bài gửi bởi tuongphap »

Tiếp tục về Không Kiếp :)

Địa Không, Địa Kiếp thuộc hành Hỏa, là Sát Tinh chủ về trở ngại, thất bại, bần hàn, tai nạn, tác hại.

Không Kiếp theo triết lý nhà Phật chính là cái "Nghiệp Báo" mà mình phải trả.

Không, Kiếp đắc tại Dần, Thân , Tỵ Hợi ( Tỵ, Hợi tốt hơn Dần Thân).
Không Kiếp là hai Sát Tinh rất mạnh có thể làm cho Tử Phủ trở thành phá cách, hai sao này ngộ Đào Hồng thì tình duyên lận đận, tuổi thọ bị chiết giảm.

Không, Kiếp ngộ Thiên Tướng thì phải bị thần phục , sự phá hoại giảm đi nhiều. Tuy nhiên, nếu Thiên Tướng ở Mão, Dậu thì rất cần sao Thiên Tài đồng cung, nếu không Thiên Tướng này cũng chỉ là Tướng quèn không cản nổi Không, Kiếp.

Không Kiếp ngộ Thất Sát, Phá Quân miếu , vượng lại có thêm Tả Hữu thì uy dũng, quyền biến, sai khiến được người khác. Nhưng bản chất vẫn là bạo phát , bạo tàn.

Không Kiếp do bản chất là Sát Tinh nên dù có đóng ở nơi đắc địa cũng hoạnh phát, hoạnh phá. Chỉ được một thời gian thôi, sau đó lại tàn tạ như các vị trí hãm địa ( Không Kiếp ở Dần Thân dù có nhiều Cát Tinh cũng là một cuộc đời chìm nổi, lên xuống thất thường).

Không Kiếp tại Tỵ Hợi nếu hội cùng Tướng Mã lại có thêm Khoa tọa thủ hoặc xung chiếu là người có tài và tìm được minh quân trong thời loạn lạc.

Qua đó có thể nói một cách khái quát chung như sau về Không Kiếp:

1. Không Kiếp chính là thử thách của cuộc đời dành cho mình. Mệnh có Không, Kiếp tọa thủ hoặc chiếu thì dù đắc địa và có nhiều Cát Tinh vẫn phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới tạo dựng nên cơ nghiệp được.

2.Không Kiếp nơi hãm địa tối kỵ gặp Đào Hồng, nó còn phá hỏng cái tốt đẹp của các Cát Tinh đồng cung. Trong trường hợp này cần phải có Tuần, Triệt hoặc 1 trong các sao Thiên Tướng, Thất Sát, Phá Quân miếu vượng để cản trở và giảm bớt tác hại của Không Kiếp.

3.Không Kiếp không phải là cái tai họa mà trời ban để phải chịu đựng, mà nó chính là cái "Nghiệp", là những lời nhắc nhở về cách sống dành cho đương số.

4.Những người có Không Kiếp thường là những người rất gan lỳ gai góc, gặp khó khăn không chùn bước ( nhất là khi Không Kiếp đác địa), rất có bản lĩnh, cho nên những người này thường có sự thu hút đặc biệt với người khác phái.
Được cảm ơn bởi: thbthb
Đầu trang

tuongphap
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1608
Tham gia: 17:14, 14/12/09
Đến từ: Việt Nam
Liên hệ:

TL: Kiến thức tử vi hay

Gửi bài gửi bởi tuongphap »

Hỏa Tinh và Linh Tinh:

Hỏa Tinh, hành Hỏa, là Sát Tinh chủ nóng nảy , táo bạo , liều lĩnh. Linh Tinh là Sát Tinh , hành Hỏa , chủ sự nóng nảy, sát phạt , tai nạn. Hai sao này gọi tắt là bộ Linh, Hỏa là hai sát tinh rất mạnh.

Linh , Hỏa đắc địa tại Dần, Mão, Thìn , Tỵ, Ngọ (có một số sách cho Hỏa Tinh đắc địa tại Mộ cung, Linh Tinh đắc địa tại Dần Mão Tỵ Ngọ.)

Người có Linh, Hỏa đắc địa thủ Mệnh thì can đảm , dũng mãnh, có chí khí hiên ngang, cả đời ít bệnh tật. Nếu Hỏa Linh hãm địa thì là người thâm hiểm hung ác, tuổi thọ bị chiết giảm. Cho nên Linh, Hỏa còn được gọi là "Giảm thọ tinh".

Mệnh có Hỏa Tinh tọa thủ, đắc địa lại có Linh Tinh đồng cung hoặc chiếu sẽ là người tài năng xuất chúng, thường hiển đạt về võ nghiệp và có uy quyền danh tiếng lừng lẫy.

Hỏa Tinh an tại Tứ Mộ gặp Kình Dương thì văn võ toàn tài.

Hai sao Linh, Hỏa hợp nhất đi với Tham Lang miếu , vượng. Trong trường hợp này dẫu Linh, Hỏa có hãm địa nhưng phải phục tùng viên chỉ huy là Tham Lang, cách này chỉ có thể gặp tại Mộ cung (bởi vì Tham Lang miếu địa tại Sửu Mùi, vượng địa tại Thìn Tuất). Nhất là ở Sửu, Mùi Linh, Hỏa gặp Tham Vũ đồng cung hoặc chiếu thì làm nên nghiệp hầu bá, hùng cứ một phương, rất rạng rỡ về võ nghiệp. Trường hợp này rất kỵ có Đia Kiếp tọa thủ hoặc chiếu thì lại thành phá cách, cuộc đời chinh chiến gian khổ, rất cẩn thận với Đao Thương, Súng Đạn.

Trường hợp đặc biệt Hỏa tại Hợi đồng cung với Tuyệt lại có thêm Tham Lang và Thiên Hình là người có chí khí hiên ngang, hiển đạt về võ nghiệp, có uy danh. Tuy nhiên so với Hỏa Linh gặp Tham, Vũ ở Tứ Mộ thì kém hơn.

Cung Mệnh và Quan Lộc có Linh, Hỏa gặp Phá Quân và Thất Sát miếu địa tọa thủ đồng cung (Nhất là khi Mệnh có cách Thất Sát Triều đẩu, cung Quan lộc có Phá Quân ổ Tý , Ngọ gặp Linh, Hỏa đồng cung với Thất Sát hoặc Phá Quân) cuộc đời chắc chắn vang lừng vì chiến công quân sự, tên tuổi đi vào sử sách, nhưng khó thọ được lâu.

Thiên Mã ngộ Linh, Hỏa tất có thiên tài về quân sự. Trường hợp này nếu lại có thêm Kình Đà hội hợp thì chân tay dễ bị tàn tật.

Qua đó có thể kết luận như sau về Linh, Hỏa:

1.Linh, Hỏa chính là võ tinh, rất dũng mãnh ( nhất là khi đắc địa). Hai sao Linh, Hỏa rất cần cho những người đi về Quân Sự.

2.Chỉ huy thích hợp nhất cho Linh, Hỏa là Tham Lang miếu vượng ( nhất là tại Sửu Mùi). Cho nên Mệnh có Tham Lang miếu vượng cần xem ngay xem có Linh Hỏa hay không, ngược lại Mệnh an Tứ Mộ có Linh Hỏa cũng cần xem ngay có Tham Lang tọa thủ hoặc chiếu hay không. Tham Lang miếu vượng không có Linh Hỏa chẳng khác nào anh Tướng đầy tham vọng cầm quân đi dánh dẹp mà thiếu hẳn lực lượng Pháo Binh, Đại Bác... cái uy danh bị chiết giảm rất nhiều. Ngược lại Linh, Hỏa an tại Tứ Mộ không gặp Tham Lang cũng như Vũ Khí tốt nhưng không có người biết điều khiển, súng đại bác lúc này chỉ có đem đi dọa dân thường mà thôi, gặp quân địch mạnh là chết.

3.Linh, Hỏa tối kỵ gặp thêm Không, Kiếp. Lúc này dù có đắc địa hoặc gặp được chỉ huy Tham Lang, Phá Quân, Thất Sát; Linh , Hỏa cũng sẽ quay ra cùng Không Kiếp đi tác họa. Lúc này dầu tướng có giỏi cũng chịu thua bọn đàn em quá ư là đông đảo và mạnh mẽ.

4.Linh, Hỏa gặp được Mã là người có thiên tài quân sự ,nếu lại đươc cả Mã, Khốc, Khách nữa thì chẳng khác nào ngựa thiên lý lại thêm đủ bộ Pháo Binh, Đại Bác... xin mời Đại Tướng lên yên xông ra chiến trường, và....
"Đánh một trận sạch không kình ngạc
Đánh hai trận tan tác chim muông
Cơn gió to trút sạch lá khô
Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ"
Bách chiến bách thắng như đức vua Lê Thái Tổ, như vua Quang Trung.

5.Linh, Hỏa khác hẳn với Không Kiếp ở chỗ Linh Hỏa đắc hay gặp được chỉ huy thì sự nghiệp lẫy lừng bền vững, chứ không bạo phát, bạo tàn như Không Kiếp. Tuy nhiên nó vẫn giống Không Kiếp ở chỗ: dẫu có đắc địa hay gặp được chỉ huy vẫn phải chiến đấu uy dũng mới có cơ nghiệp được, không thể nào "Ngồi mát ăn bát vàng".

Cuối cùng xin được có ý kiến của riêng mình: Linh, Hỏa tuy là Sát Tinh nhưng mà xin đừng sợ, khi đắc địa hay gặp được chỉ huy hai sao Linh Hỏa thật là đáng quý vậy, lúc này thử hỏi Tử Phủ hay các Cát Tinh khác liệu có so với Linh, Hỏa được không? Linh, Hỏa đâu phải là cái gì đáng sợ, nó chính là thước đo cho tinh thần dũng mãnh cho khả năng về tài điều binh khiển tướng trong mỗi người chúng ta vậy.
Được cảm ơn bởi: thienphucungmenh, nbdatbt, thbthb, nguyen le minh
Đầu trang

tuongphap
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1608
Tham gia: 17:14, 14/12/09
Đến từ: Việt Nam
Liên hệ:

TL: Kiến thức tử vi hay

Gửi bài gửi bởi tuongphap »

Kình Dương:

Kình Dương là Sát Tinh mang hành Kim đới Hỏa, chủ sát phạt, cô đơn, bần hàn, tai nạn.

Kình Dương chính là phần Dương của Dương Nhận trong Tử Bình. Kình Dương đắc tại Mộ cung.

Cung Mệnh có Kình Dương tọa thủ dù là đắc hay hãm cũng là người có tính cao ngạo, cương cường, không chịu luồn cúi nịnh nọt. Kình đắc địa tất là người quyền biến, lắm cơ mưu , ưa thích mạo hiểm. Kình hãm địa thì tính khí lại hung bạo, liều lĩnh, ngang ngạnh, gian trá.

Kình hãm tại Dần, Thân tai hại nhất cho các tuổi Giáp, Mậu. Thường phá tán tổ nghiệp, trong mình mang tật, phải lìa bỏ quê quán, cuộc đời không mấy khi sung sướng. Nếu có thêm nhiều Cát Tinh dù có cực khổ nhưng vẫn là người khéo léo, có tay nghề Thủ Công, nếu ly hương chịu khó phấn đấu thì hậu vận cũng được an nhàn.

Kình tối kỵ gặp Liêm, Cự , Kỵ hãm địa đồng cung, tất trong người có ám tật, hay bị vướng vào kiện tụng, càng về già càng khốn khổ, tai hại nhất cho các tuổi Thìn Tuất.

Kình hãm tại Mão , Dậu tất trong người có tật, mắt rất kém. Đặc biệt, Kình tuy hãm tại Mão, nhưng Mão thuộc quẻ Chấn, Kình Dương vào chố này là vào cung Sấm Sét, nếu ly tổ lập nghiệp, phấn đấu bền chí thì hậu vận cũng có thể là Đại Phú Ông.

Kình nhập miếu tại Tứ Mộ gặp Hỏa lại có thêm Tham, Vũ tất là bậc anh hùng cái thế, trấn giữ biên cương, quân giặc nghe danh đã phải mất vía. Cách này đặc biệt tốt cho các tuổi Thìn Tuất Sửu Mùi.

Kình cư Ngọ gọi là cách "Mã đầu đới kiếm" rất nguy hiểm đến tính mạng, nếu có thêm Thiên Hình nữa tất chết yểu một cách thê thảm, có sống cũng phải mang tàn tật, suốt đời cô đơn cùng khổ. Trường hợp này nếu không gặp các Sát Tinh mà lại gặp Lộc, Quyền, Mã, Khoa thì làm Tướng trấn giữ biên cương, võ nghiệp hiển hách.

Đặc biệt Kình Dương cư Ngọ, gặp Thiên Đồng, Thái Âm, Phượng Các, và Giải Thần (phải đầy đủ các sao trên tọa thủ đồng cung, chiếu không tính) tất danh tiếng lẫy lừng, uy danh vang bốn bể, giàu sang trọn đời, cũng như thế nhưng ở cung Tý cũng rất tốt nhưng không bằng ở Ngọ. Những người có cách này cũng phải cẩn thận bở vì tuy rằng nhất thế uy danh nhưng dễ tử trận nơi sa trường.

Kình Dương nhập miếu là Sát Tinh hỗ trợ mạnh mẽ cho Thất Sát khi hãm địa. Thất Sát hãm tại Thìn Tuất không khác nào gươm báu bị vùi trong đất, trường hợp này gặp Kình lại trở nên đắc cách, Kình sẽ phá tan đất vùi lấp để cho Thất Sát tha hồ vùng vẫy.

Tử Vi đồng cung với Thiên Tướng tại Thìn, Tuất không có Kình Dương cũng vứt đi, chỉ là Vua giấy, Tướng quèn.

Kình Dương tối kỵ gặp thêm Không Kiếp. Người có cách này tất khó thọ được.

Kình gặp Lưc Sỹ tất là người có sức khoẻ, tài giỏi nhưng không bao giờ được cấp trên để ý khen thưởng, cả đời không làm quan to được.

Nói tóm lại, cần lưu ý như sau về Kình Dương:
1. Kình miếu địa có thêm Linh Hỏa thì lại rất cần các Cát Tinh hội họp, tối kỵ gặp thêm Sát Tinh (đặc biệt là Không Kiếp, Thiên Hình).

2.Kình miếu địa rất ky gặp các chính tinh thuộc bộ Cơ, Nguyệt, Đồng, Lương. Chẳng đem lại lợi ích gì mà chỉ có hại. Trường hợp này Kình rất cần cho Thất Sát, Tử Tướng đồng cung ở Thìn Tuất.

3.Kình Dương không tốt khi đi vào cung Phu Thê ( bất kể đắc hãm), vợ chồng hay khắc khẩu. Nhưng chỉ thực sự xấu xa khi cung Phu Thê có thêm các Dâm Tinh, Sát Tinh hãm địa. Nếu tránh xa được các Sát Tinh, lại gặp các Chính Tinh tốt miếu vượng như Nhật , Nguyệt,... và các Trung Tinh tốt đẹp hội họp chiếu về thì cái xấu xa chỉ là nhỏ mà thôi, vở chồng chỉ khắc khấu, hoặc lấy chồng vợ khác chủng tộc, gia đạo êm ấm, nhưng chú ý trong trường hỡp này người hôn phối vẫn rất kiêu ngạo, tự đắc.

4.Kình Dương ở Mộ cung còn mang nghĩa tụ tài, trường hợp này nếu đóng ở cung Tài Bạch tất giàu có, có gan làm giàu ( dĩ nhiên cũng phải kể đến Chính Tinh đóng đồng cung và các Trung Tinh khác)

5.Kình là Võ Tinh, Hình Tinh. Rất hợp khi đi với Linh Hỏa đắc địa, tối kỵ Không Kiếp.

6.Kình miếu địa tất giàu có, bền vững không bạo phát bạo tàn như Không Kiếp.

7.Kình hãm đại rất cần Tuận Triệt để cản bớt hung hãn, nhưng khi đắc địa lại tối kỵ Tuần Triệt.
Được cảm ơn bởi: thbthb, yakblack
Đầu trang

tuongphap
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1608
Tham gia: 17:14, 14/12/09
Đến từ: Việt Nam
Liên hệ:

TL: Kiến thức tử vi hay

Gửi bài gửi bởi tuongphap »

Đà La:

Đà La là Sát Tinh mang hành Kim đới Hỏa, chủ sát phạt, trở ngại, tai ương.

Đà La chính là phần Âm của Dương Nhận. Kình Đà là biếu hiện hai mặt Âm Dương của Dương Nhận.

Đà La miếu tại Thìn Tuất Sửu Mùi, bình hòa tại Tỵ, Ngọ, hãm tại Tý, Ngọ, Mão, Dậu. Tại hai cung Dần Thân có người cho là bình hòa, có người cho là hãm địa.

Do bản chất là phần Âm của Dương Nhận, nên Đà La có nhiếu điểm khác biệt hẳn so với Kình Dương (vốn là phần Dương). Người có Kình thủ Mệnh là người kiêu ngạo, quyền biến nhưng bất khuất, không bao giờ chịu cúi đầu, không bao giờ biết nịnh hót, khi bị hãm địa sẽ trở thành hung hãn, bạo lực, rất hiếu chiến; trong khi đó Mệnh có Đà La lại hòan tòan khác hẳn. Người có Đà La thủ Mệnh là người mưu mẹo, quyền biến, và rất nhẫn nại mèm dẻo khi gặp hòan cảnh éo le. Đà La nhập miếu gặp các sao chủ về Lý Luận, Pháp Luật như Cự Môn, Thái Tuế, Quan Phù thì ăn nói nhẹ nhàng nhưng rất đanh thép, có sức thu hút với người nghe. Khi Đà hãm địa tính chất xấu xa cũng khác hẳn Kình Dương; Đà hãm địa là người thâm hiểm, mưu kế thâm độc nhưng ít ưa thích bạo lực.

Đà La ở Thìn Tuất rất cần thêm Khoa, Quyền, Lộc và các Cát Tinh sáng sủa hội hợp chiếu về. Người có cách này tất dùng miệng lưỡi mà thu phục được thiên hạ ( như Tô Tần, Trương Nghi), nếu gặp thêm Hóa Kỵ lại thành hỏng, dù miệng lưỡi có tài giỏi khiến mọi người nghe theo nhưng cuối cùng thế nào cái miệng cũng hại cái thân. Đặc biệt trường hợp này Đà La tối kỵ gặp thêm Thiên Hình, người bị phạm phải cách này tất bị tù tội, tai tiếng.

Đà La hóa khí là Kỵ Tinh chủ u ám, cho nên dù miếu hay hãm Đà La cũng tối kỵ cho bộ Nhật Nguyệt, nó làm cho bộ Nhật Nguyệt trở thành u ám. Ở đây xin được nói thêm: Hóa Kỵ cũng là một trong Tam Ám, nhưng cái "Ám" của Kỵ còn hóa đi được, nếu Hóa Kỵ đắc địa thì lại là "Mây Ngũ Sắc" chầu Nhật Nguyệt; cón cái "Ám" của Đà La thì không hóa đi được mà cứ ỳ ra, ngay cả khi nhập miếu tại Mộ cung, hóa khí của Đà La vẫn là u ám. Ngòai ra, Nhật Nguyệt hãm gặp Tuần Triệt thì sáng ra, nhưng gặp Đà La lại càng chết thêm, rất xấu. Cho nên dù ở bất cứ vị trí nào, Nhật Nguyệt cũng cần tránh xa Đà La.

Đà La đắc địa cũng không nên gặp thêm Linh Hỏa ( hay bị lôi thôi kiện tụng) Không Kiếp , Kiếp Sát ( ra ngoài dễ nguy hiểm đến tính mạng). Qua đó thấy rõ sự khác biệt rõ rệt của Kình và Đà: Kình miếu địa rất hợp khi đi với các Võ Tinh ( Thất Sát, Linh Hỏa, Phá Quân,...) trong khi Đà La lại hợp với các Sao thiên về Văn, Lý Luận ( Thái Tuế, Quan Phù,...), rất kỵ đi cùng các Võ Tinh, sẽ chẳng đem lại lợi lộc gì mà chỉ có họa.

Với Đà La có một cách rất đặc biệt mà chỉ mình nó có đó là :" Đà La độc thủ", đó là cách cung Vô Chính Diệu có Đà La đóng ở đấy. Đà La độc thủ tại Thìn Tuất Sửu Mùi nếu hội hợp được Khoa, Quyền, Lộc, các sao chủ Lý Luận, các Cát Tinh, tránh xa các Sát Tinh và đặc biệt là không được có Tuần Triệt. Người có cách này đóng tại cung Mệnh là người mưu lược, quyền biến, có thể dựng cơ nghiệp lớn hùng cứ hẳn một phương; hoặc không cũng là nhà ngọai giao đại tài uốn ba tấc lưỡi làm ngả nghiêng được thiên hạ. Đóng tại cung Phúc Đức tất được huởng Phúc lớn, cuộc đời có lúc hoạnh phát. Đóng tại cung Tài Bạch tất giàu có lớn, kiếm tiền dễ dàng ngay trong thời lọan lạc, tuy nhiên trường hợp này tiền vào nhiều mà ra cũng nhiều, rất cần thêm sao Đẩu Quân, hoặc bộ Cô Quả để hạn chế sự hao tán lại. Các trường hợp đóng tại các cung khác không phải tại Mệnh, Phúc, Tài thì không kể là cách Đà La độc thủ. Đà La độc thủ tại Tỵ Hợi cũng tốt nhưng không tốt như ở Thìn Tuất Sửu Mùi, cuộc đời cần nỗ lực rất nhiều hậu vận mới sung túc được. Đà La độc thủ tại Tý Ngọ Mão Dậu lại hòan tòan trái lại, đây là mẫu người đại gian đại ác, không từ thủ đọan để đạt được mục đích. Đà La độc thủ tại Dần Thân có người cho rằng như ở Tỵ Hợi, có người cho rằng như ở Tý Ngọ Mão Dậu.

Qua đó có thể kết luận vài điều về sao Đà La:

1.Đà La và Kình Dương chính là hai mặt Âm Dương của Dương Nhận. Xuất phát từ cách an Kình Đà có thể thấy: không một tuổi nào lại có cả Kình Đà đắc địa (được Kình thì mất Đà và ngược lại).

2. Đà La hòan tòan khác hẳn Kình Dương. Một cái là Dương cứng rắn , kiêu ngạo, rất hợp đi với các Võ Tinh. Một cái là Âm mềm mỏng, nhẫn nhịn, rất hợp đi với các sao Văn Tinh chủ Lý Luận, Pháp Luật.

3.Đà La tối kỵ cho Nhật Nguyệt dù bất cứ vị đắc hãm nào. Đà La hóa khí là Kỵ Tinh chủ u ám, bế tắc.

4.Đà La có một điểm rất khác so với các Hung Tinh khác ở chỗ: Đà La phát huy thật sự hết tác dụng của nó chỉ khi nó đứng một mình đó chính là cách Đà La độc thủ, trong khi các Hung Tinh khác rất cần người chỉ huy mới phát huy hết tác dụng được ( Không Kiếp hợp nhất với chỉ huy Thiên Tướng, Linh Hỏa hợp nhất với chỉ huy Tham Lang, Kình Dương hợp nhất với chỉ huy Thất Sát, Phá Quân).
Được cảm ơn bởi: thuyduonglukhach, duyquang_2511, vuongphong90, thbthb, yakblack
Đầu trang

haituyet88
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1220
Tham gia: 10:18, 27/02/11
Đến từ: Hà Nam

TL: Kiến thức tử vi hay

Gửi bài gửi bởi haituyet88 »

hay quá,cám ơn tuongphap nha
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức tử vi”