Âm dương

Các bài học thuật về môn tướng pháp, danh tính, chữ viết
Hình đại diện của thành viên
agoldusd
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1102
Tham gia: 20:12, 26/11/09
Đến từ: ╠╣☆Иღj

TL: Âm dương

Gửi bài gửi bởi agoldusd »

- Về hình khối thì khối vuông ổn định, tĩnh, tỷ lệ giữa cạnh và chu vi là 1:4, số 4 là số chẵn, chính vì thế mà khối vuông thuộc âm; hình cầu không ổn định, động, tỷ lệ giữa đường kính và chu vi là 1:3 (số π), số 3 là số lẻ, chính vì vậy mà khối cầu thuộc dương
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
agoldusd
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1102
Tham gia: 20:12, 26/11/09
Đến từ: ╠╣☆Иღj

TL: Âm dương

Gửi bài gửi bởi agoldusd »

Tuy vậy, các cặp đối lập chưa phải là nội dung chính của triết lý âm dương. Triết lý âm dương không phải là triết lý về các cặp đối lập. Tất cả các dân tộc trên thế giới đều có các phạm trù đối lập nhau, ngôn ngữ của tất cả các dân tộc đều có từ trái nghĩa. Điều quan trọng của triết lý âm dương chính ở bản chất và quan hệ của hai khái niệm âm dương. Đó chính là điều khác biệt triết lý âm dương với các triết lý khác.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
agoldusd
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1102
Tham gia: 20:12, 26/11/09
Đến từ: ╠╣☆Иღj

TL: Âm dương

Gửi bài gửi bởi agoldusd »

Tất cả các đặc điểm của triết lý âm dương đều tuân theo hai quy luật cơ bản. Đó là quy luật về bản chất của các thành tố và quy luật về quan hệ giữa các thành tố.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
agoldusd
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1102
Tham gia: 20:12, 26/11/09
Đến từ: ╠╣☆Иღj

TL: Âm dương

Gửi bài gửi bởi agoldusd »

Quy luật về bản chất của các thành tố của triết lý âm dương là:

Không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, và
Trong âm có dương, trong dương có âm.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
agoldusd
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1102
Tham gia: 20:12, 26/11/09
Đến từ: ╠╣☆Иღj

TL: Âm dương

Gửi bài gửi bởi agoldusd »

Quy luật này cho thấy việc xác định một vật là âm hay dương chỉ là tương đối, trong sự so sánh với một vật khác. Ví dụ về trong âm có dương: đất lạnh nên thuộc âm nhưng càng đi sâu xuống lòng đất thì càng nóng; về trong dương có âm: nắng nóng thuộc dương, nhưng nắng nhiều sẽ có mưa nhiều (hơi nước bay lên) làm nên mưa lạnh thuộc âm. Chính vì thế mà việc xác định tính âm dương của các cặp đối lập thường dễ dàng. Nhưng đối với các vật đơn lẻ thì khó khăn hơn nên có hai hệ quả để giúp cho việc xác định tính âm dương của một đối tượng:
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
agoldusd
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1102
Tham gia: 20:12, 26/11/09
Đến từ: ╠╣☆Иღj

TL: Âm dương

Gửi bài gửi bởi agoldusd »

- Muốn xác định được tính chất âm dương của một đối tượng thì trước hết phải xác định được đối tượng so sánh. Màu trắng so với màu đỏ thì là âm, nhưng so với màu đen thì là dương. Ta có thể xác lập được mức độ âm dương cho nhiều hệ; ví dụ, về màu sắc thì đi từ âm đến dương ta có đen-trắng-xanh-vàng-đỏ (đất "đen" sinh ra mầm lá "trắng", lớn lên thì chuyển thành "xanh", lâu dần chuyển thành lá "vàng" và cuối cùng thành "đỏ")
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
agoldusd
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1102
Tham gia: 20:12, 26/11/09
Đến từ: ╠╣☆Иღj

TL: Âm dương

Gửi bài gửi bởi agoldusd »

- Muốn xác định được tính chất âm dương của một đối tượng thì phải xác định được cơ sở so sánh. Ví dụ, nước so với đất thì, về độ cứng thì nước là âm, đất là dương; nhưng về độ linh động thì nước là dương, đất là âm.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
agoldusd
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1102
Tham gia: 20:12, 26/11/09
Đến từ: ╠╣☆Иღj

TL: Âm dương

Gửi bài gửi bởi agoldusd »

Quy luật về quan hệ giữa các thành tố của triết lý âm dương là:

Âm dương gắn bó mật thiết với nhau, vận động và chuyển hóa cho nhau, và

Âm phát triển đến cùng cực thì chuyển thành dương, dương phát triển đến cùng cực thì chuyển thành âm.

Ngày và đêm, tối và sáng, mưa và nắng, nóng và lạnh,... luôn chuyển hóa cho nhau. Cây màu xanh từ đất "đen", sau khi lớn chín "vàng" rồi hóa "đỏ" và cuối cùng lại rụng xuống và thối rữa để trở lại màu "đen" của đất. Từ nước lạnh (âm) nếu được đun nóng đến cùng cực thì bốc hơi lên trời (thành dương), và ngược lại, nếu được làm lạnh đến cùng cực thì nó sẽ thành nước đá (thành dương).

Tất cả các quy luật trên được thể hiện đầy đủ trong biểu tượng âm dương nói lên bản chất và sự chuyển hóa của âm và dương.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
agoldusd
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1102
Tham gia: 20:12, 26/11/09
Đến từ: ╠╣☆Иღj

TL: Âm dương

Gửi bài gửi bởi agoldusd »

Âm dương trong thực tế hiện đại đã được khái quát hóa để chỉ ra hai mặt đối lập nhau trong một sự vật, một hiện tượng. Từ đó chúng được dùng để điều phối, trấn áp hay hỗ trợ nhau. Như trong Đông Y chúng được dùng để xem xét sự mất cân bằng giữa các cơ quan để biết tả hay bổ chúng. Trong nhân tướng học chúng được dùng để xem xét một cá nhân thiên về cá tính nóng hay lạnh, để sử dụng nhân lực phù hợp với công việc.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
agoldusd
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1102
Tham gia: 20:12, 26/11/09
Đến từ: ╠╣☆Иღj

TL: Âm dương

Gửi bài gửi bởi agoldusd »

Nếu so sánh phương Đông với phương Tây thì phương Tây chú trọng đến tư duy phân tích, siêu hình còn phương Đông chú trọng đến tư duy tổng hợp, biện chứng.
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức tướng pháp”