TƯỚNG CON MẮT VÀ Ý NGHĨA NHỮNG CÁI NHÌN CỦA CON NGƯỜI

Các bài học thuật về môn tướng pháp, danh tính, chữ viết
Phuocduyen
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 493
Tham gia: 23:18, 10/02/09

TƯỚNG CON MẮT VÀ Ý NGHĨA NHỮNG CÁI NHÌN CỦA CON NGƯỜI

Gửi bài gửi bởi Phuocduyen »

Cái nhìn của con người đôi khi có uy vũ khuất phục kẻ khác mà không cần phải dùng đến lời nói hay võ lực. Phú viết :

– “Mắt tròng cao rộng, có oai, danh dương tứ hải”

Nhưng oai phải đi liền với đức mới là chân oai, nếu dựa vào vũ lực, quyền thế thì chỉ là giả oai mà thôi.

Ngày xưa có một ông thày tướng vào rừng gặp một người tiều phu đang gánh củi bỗng có một con Hổ chồm ra vồ. Người tiều phu nghiễm nhiên đứng nhìn con Hổ trong giờ lâu không chớp mắt. Ông thày tướng hết sức thán phục. Lúc đó tình cờ có một đoàn quân trẩy ngang qua, con Hổ bỏ chạy. Ông thày tướng nói với người tiều phu rằng :

– Sau này tất ông làm đến Tể tướng vì ông có thần uy. Hổ mà ông không sợ thì thiên binh vạn mã ông có sợ gì ?.

Và lời đoán quả nhiên ứng nghiệm.
Đầu trang

Phuocduyen
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 493
Tham gia: 23:18, 10/02/09

TƯỚNG CON MẮT VÀ Ý NGHĨA NHỮNG CÁI NHÌN CỦA CON NGƯỜI

Gửi bài gửi bởi Phuocduyen »

Gặp sự sợ hãi mà mắt nhìn vẫn không chớp gọi là “kinh nhi bất thuấn”. Những người này tất phải có một trí tuệ cực cao, một tinh thần cực mạnh nên những đổi thay bên ngoài mới không ảnh hưởng đến họ được.

Mắt nhìn uy nghi chứng tỏ thần khí sung mãn, tối bao nhiêu thì cái nhìn yếu đuối, sợ hãi biểu lộ thần khí bạc nhược xấu bấy nhiêu. Ai có cặp mắt kinh sợ của nai, hoẵng không thể nào đảm đương các chức vụ lớn. Và nếu sự sợ hãi mỗi ngày một tăng thì cuối cùng sẽ bị bạo tử.

Về phương diện tình ái, có lẽ trên đời này không một thứ gì có thể so sánh được với mãnh lực cái nhìn của đôi mắt. Tình yêu đã khiến cho những cái nhìn đó trở nên hết sức nồng nàn đắm đuối. Và cũng vì vậy khi yêu nhau người ta chỉ cần nhìn nhau, không nói một câu mà là nói được rất nhiều rồi. Có lẽ cũng cần nói thêm rằng nếu tia nhìn đó phát xuất từ một đôi mắt ướt thì chủ nhân của nó có một tâm hồn kém thanh cao. Người ta không chú trọng đến tình yêu mà chỉ chú ý đến tình dục. Và nếu cho rằng ai nhìn chăm chăm là kẻ ngu thì áp dụng điều này ở đây rất đúng : tình yêu dễ làm con người ngu, nhất là “si” đi nhiều lắm.
Đầu trang

Phuocduyen
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 493
Tham gia: 23:18, 10/02/09

TƯỚNG CON MẮT VÀ Ý NGHĨA NHỮNG CÁI NHÌN CỦA CON NGƯỜI

Gửi bài gửi bởi Phuocduyen »

Nói tóm lại ta có thể kết luận rằng “mắt là người” vì mắt, nhất là tia nhìn của mắt, đã nói lên được những điều quan hệ nhất của một con người. Các cụ ta mỗi lần đi hỏi vợ cho con gọi là “đi coi mắt”, đâu phải là vô lý ? Và chúng ta mỗi khi gặp người lạ đều nhìn vào mắt người ấy để xem “hắn” có “hợp” với mình hay không. Chỉ một cái nhìn như thế đủ cho ta một khái niệm tổng quát về người đối diện rồi. Quả thật chúng ta đã áp dụng tướng pháp mỗi ngày nhưng không mấy ai để ý đến.

Các họa sĩ Trung Hoa thời xưa lúc vẽ chân dung ai, luôn luôn chừa mắt để vẽ sau cùng. Cái giờ “khai quan điểm nhãn” đó được họ chuẩn bị hết sức cận thận vì đó là giây phút quyết định sự thành công hay thất bại của bức tranh. Trường hợp Hoàng Phúc vẽ tranh cho Nguyễn Trãi là một thí dụ điển hình nhất. Và tục truyền rằng ngày xưa có một họa sĩ vẽ một con rồng trên một tấm lụa; khi con mắt được vẽ xong bức tranh hóa thành con rồng thật và bay lên trời !.
(Theo Tướng pháp của HOÀNG-SINH)
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức tướng pháp”