Vế đối hôm nay

Trao đổi về lĩnh vực văn hóa và các môn cổ học khác
Trịnh văn Thông
Đang bị cấm
Đang bị cấm
Bài viết: 1193
Tham gia: 19:33, 29/04/09
Đến từ: Nội Phật _Tam Hợp _ Bình Xuyên _Vĩnh Phúc _VIỆT NAM
Liên hệ:

TL: Vế đối hôm nay

Gửi bài gửi bởi Trịnh văn Thông »

Trăm năm kều vẫn là kều
Lên lên suống xuống ta đều biết nhau !
( Nhại nhạc Nguyễn Du )

Bản gốc cổ thấy nguyễn du dùng đa số từ địa phương theo từng vùng , đúng , chuẩn chính xác tác phẩm là TRUỆN KỀU , chứ không phải là TRUYỆN KIỀU như một số bạn dịch bây giừ .
Đầu trang

phan ngọc anh
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 75
Tham gia: 10:18, 23/02/09

TL: Vế đối hôm nay

Gửi bài gửi bởi phan ngọc anh »

newplayer26 đã viết:"Được mùa mất giá, được giá mất mùa, làm sao để được cả mùa cả giá"
Xin đối lại: Thích học thì nghỉ chơi, thích chơi thì nghỉ học, vừa học vừa chơi làm thế nào?
xin thêm 1 vế đối khác là;
" Được chị mất em, được em mất chị; làm sao tậu hết cả chị lẫn em"
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Nàng
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 142
Tham gia: 11:12, 14/03/09

TL: Vế đối hôm nay

Gửi bài gửi bởi Nàng »

Trịnh văn Thông đã viết: Trăm năm kều vẫn là kều
Lên lên suống xuống ta đều biết nhau !
( Nhại nhạc Nguyễn Du )

Bản gốc cổ thấy nguyễn du dùng đa số từ địa phương theo từng vùng , đúng , chuẩn chính xác tác phẩm là TRUỆN KỀU , chứ không phải là TRUYỆN KIỀU như một số bạn dịch bây giừ .
Thầy Thông ơi... Bản gốc cổ là chữ Quốc ngữ à? vậy thì chắc chưa cổ lắm nhỉ. Cụ Nguyễn viết Truyện Kiều bằng chữ Nôm hay chữ Quốc ngữ hả thầy? Hay thầy có Audio cụ Nguyễn đọc Kiều mà thấy đọc là TRUỆN?

Bà Mai Hoa hiền nhỉ, Quán văn chương còn sai chính tả tùm lum, Viết chưa Thạo thì bảo quán Văn sao mà Thông được..
Đầu trang

Trịnh văn Thông
Đang bị cấm
Đang bị cấm
Bài viết: 1193
Tham gia: 19:33, 29/04/09
Đến từ: Nội Phật _Tam Hợp _ Bình Xuyên _Vĩnh Phúc _VIỆT NAM
Liên hệ:

TL: Vế đối hôm nay

Gửi bài gửi bởi Trịnh văn Thông »

Bản gốc cổ hán nôm bán đầy ra đấy , Nguyễn Du viết nhiều tiếng của nhiều vùng địa phương chứ không phải một vùng , nhiều nhà đã dịch các dị bản cổ ra tiếng việt , trong chữ nôm tiếng địa phương nhiều nét khác tiếng chuẩn .
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Nàng
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 142
Tham gia: 11:12, 14/03/09

TL: Vế đối hôm nay

Gửi bài gửi bởi Nàng »

^:)^ ^:)^ ^:)^ ^:)^
Lạy thánh mớ bái... Nguyễn Du đâu có viết cái gì có tên "Truyện Kiều" hở thầy Thông mà thầy đọc bản gốc cổ Hán Nôm thấy.

"Truyện Kiều là tên gọi phổ biến của tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh (chữ Hán: 斷腸新聲) của đại thi hào Nguyễn Du. Tác phẩm này đã đưa Nguyễn Du lên hàng danh nhân văn hoá thế giới. Theo Đại Nam chính biên liệt truyện, truyện được viết ra sau khi ông đi sứ nhà Thanh về và theo lời truyền thì Phạm Quý Thích đã cho khắc in vào khoảng từ năm 1820 đến năm 1825. Bản khắc in đó nay không còn nữa. Tác phẩm này được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát. Nội dung của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Hiện nay, ở Việt Nam lưu truyền một số dị bản của tác phẩm này. Bản nôm cổ nhất còn lưu giữ là bản "Liễu Văn Đường" khắc in năm Tự Đức thứ 19 (1866), mới phát hiện ở tỉnh Nghệ An
....
Theo Giáo sư Nguyễn Lộc ("Từ điển Văn học" tập II - Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1984) trang 455 viết: "Đoạn trường tân thanh là một truyện thơ Nôm viết bằng thể lục bát, dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc.

Cái này học xong Trung học cơ sở cũng biết, Truyện Kiều chỉ là tên gọi dân gian phổ biến, mà tên gọi dân gian thì có thể đọc theo thổ ngữ của cả trăm vùng, suy ra phát kiến phải gọi TRUYỆN KIỀU là TRUỆN KIỀU mới chuẩn của thầy Trịnh Văn Thông là bắt mọi người phải theo thổ ngữ của vùng nào vậy ta?. Chính xác tên gọi tác phẩm của cụ Nguyễn Du là "Đoạn Trường Tân Thanh" và đố thầy Thông tìm bản Nôm nào đầu đề khác đấy, có cụ Thanh Tâm Tài Nhân mới viết Kim Vân Kiều truyện, hay Cụ Thanh Tâm Tài Nhân viết là TRUỆN nhỉ.. ^:)^ ^:)^ ^:)^

Nhân thể thầy Thông ơi, cái bản Nôm cổ nhất kia, trên diễn đàn này có người có đấy, đồ gia bảo không bán đầy ngoài kia đâu, thầy bị lừa rồi, bản bán đầy là bản mới đấy...

Bó tay với thầy Thông!

http://vi.wikipedia.org/wiki/Truy%E1%BB ... %E1%BB%81u
Được cảm ơn bởi: Tử Vi Đạo
Đầu trang

Tường vy
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 23
Tham gia: 16:26, 26/05/09

TL: Vế đối hôm nay

Gửi bài gửi bởi Tường vy »

Trịnh văn Thông đã viết:Bản gốc cổ hán nôm bán đầy ra đấy , Nguyễn Du viết nhiều tiếng của nhiều vùng địa phương chứ không phải một vùng , nhiều nhà đã dịch các dị bản cổ ra tiếng việt , trong chữ nôm tiếng địa phương nhiều nét khác tiếng chuẩn .
Theo kiến thức văn chương hạn hẹp mà TV có thì cũng ko có những thông tin thầy THông đưa ra! :D
Đầu trang

Uyen Mai
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 46
Tham gia: 18:44, 29/12/08

TL: Vế đối hôm nay

Gửi bài gửi bởi Uyen Mai »

Thật tiếc Ban quản trị không đề ra danh hiệu TƯ VẤN VIÊN SÁNG TẠO, chứ nếu có chắc em cũng "vote" cho thầy THÔNG một phiếu. Lâu lâu em mới đọc được một vụ khôi hài chết mất thôi :))

Bà chị MAI HOA công nhận hiền, để những "tối kiến" kiểu như "Bản gốc cổ thấy nguyễn du dùng đa số từ địa phương theo từng vùng , đúng , chuẩn chính xác tác phẩm là TRUỆN KỀU , chứ không phải là TRUYỆN KIỀU như một số bạn dịch bây giừ..." tồn tại mãi ở đây, làm em đọc đau hết cả mắt! Tên danh nhân không viết hoa, quy tắc gõ dấu câu chưa chuẩn (cụ thể là gõ dấu phảy ạ, đúng quy tắc thì dấu câu phải gõ liền kề với ký tự chữ cuối cùng, không có khoảng trắng rồi mới nhấn phím space), chưa kể đến...nói ngọng, thế mà cũng lạc bước được vào đến quán Văn!!! Nhiều sạn quá :(

Xin lỗi thầy Thông, tính em nói thẳng nói thật, có làm mất lòng thầy, em cũng đành chịu!
Đầu trang

Trịnh văn Thông
Đang bị cấm
Đang bị cấm
Bài viết: 1193
Tham gia: 19:33, 29/04/09
Đến từ: Nội Phật _Tam Hợp _ Bình Xuyên _Vĩnh Phúc _VIỆT NAM
Liên hệ:

TL: Vế đối hôm nay

Gửi bài gửi bởi Trịnh văn Thông »

Nhiều sách bạn ạ , mình không nhớ thôi , bạn đọc cuốn : Cây cảnh cây thuốc trong Truyện Kiều của Nguyễn Vũ Thông thì vấn đề sẽ sáng tỏ , tác giả này mất nhiều công tìm hiểu những nơi Nguyễn Du còn sống , chuẩn bị tái bản với tên khác , tác phẩm này đang chờ Trịnh văn Thông thẩm định , hình ảnh cô Kều xuất phát từ nhiều số phận của nhiều cô gái thật Việt Nam có tên tuổi trong thực tế cuộc sống .
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Độc Hành
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 597
Tham gia: 00:10, 06/05/09

TL: Vế đối hôm nay

Gửi bài gửi bởi Độc Hành »

Trịnh văn Thông đã viết:Nhiều sách bạn ạ , mình không nhớ thôi , bạn đọc cuốn : Cây cảnh cây thuốc trong Truyện Kiều của Nguyễn Vũ Thông thì vấn đề sẽ sáng tỏ , tác giả này mất nhiều công tìm hiểu những nơi Nguyễn Du còn sống , chuẩn bị tái bản với tên khác , tác phẩm này đang chờ Trịnh văn Thông thẩm định , hình ảnh cô Kều xuất phát từ nhiều số phận của nhiều cô gái thật Việt Nam có tên tuổi trong thực tế cuộc sống .
Chả biết bác đọc sách nào, em chỉ luận trên quan điểm logic. Chữ Hán là chữ tượng hình, người ta hiểu nghĩa chứ không quan trọng âm, vì thế cùng 1 chữ có nhiều âm khác nhau. Ngoài ra, chữ Hán còn có cách đọc "giả tá" tức là mượn chữ để đọc và hiểu nghĩa tương đương. Chữ Nôm được tạo trên cơ sở chữ Hán, tức dùng chữ tượng hình để ký âm. Tuy nhiên, chữ nôm vẫn mang tính biểu ý khá cao. Tức là chữ Nôm vẫn có khả năng đọc chệch mà nghĩa thì vẫn thế. Chữ Quốc ngữ là hoàn toàn ký âm nên phải tuân theo cách đọc chuẩn. Chính vì thế, việc dịch văn bản chữ Nôm ra quốc ngữ có nhiều khó khăn vì 1 chữ Nôm có thể viết thành nhiều từ quốc ngữ khác nhau. Nhưng, đã mang tính giáo khoa, sư phạm thì phải chuẩn tiếng phổ thông. Tức là, khi đọc chữ Nôm thì có nhiều cách đọc theo vùng miền khác nhau, nhưng kho viết sang Quốc ngữ bắt buộc phải dùng từ Phổ thông, không được dùng chữ địa phương. Ngay cả việc phiên ra chữ Quốc ngữ đúng từ Nôm mà đôi khi còn bị hiểu sai. Em lấy ví dụ bài của bà huyện Thanh Quan để nói đến cái khó của từ Nôm, chữ Nôm:

Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông rợ (chợ) mấy nhà.

Bấy lâu sách văn học vẫn cho rằng "tiều" là "tiều phu". Khổ nỗi, cặp đối của bà huyện Thanh Quan toàn từ Nôm (thuần Việt) chả có từ Hán nào sất. Tiều phải hiểu là "con tiều" từ địa phương là "con khỉ" nó là từ thuần Việt nhưng mượn từ Hán để ký âm. Ở cái đèo Ngang thời đó chỉ có con tiều thôi chứ làm gì có tiều phu đâu mà lắm thế. Còn chữ Nôm bấy lâu phiên âm là chợ thì phải đọc là rợ từ chỉ nhà của người dân tộc thiểu số. Người chả có, nhà chả có mà sao có mấy cái chợ. Sau mấy trăm năm, đến thế kỷ 21 ở Đèo Ngang, bói mãi chả có 1 cái chợ nào cả.

Riêng trường hợp của bác, không rơi vào phần em nói trên, mà là địa phương hóa từ chuẩn. Rõ chán. "Truyện Kiều" là từ Hán nên dùng tiếng Hán để ghi, cốt chuyện cũng là của người Hán, chính vì thế không thể đọc chệch là Truện Kều được. Có chăng là đồ gàn nói ngọng, hoặc giả tiếng anh Bồi, nói kiểu: "Xơ ry ai em sờ".

Mà thôi, các bác đừng giận khi em nói thẳng, tranh luận làm gì. Riêng sờ và xờ bác ấy còn nhầm (người ta gọi là sờ lung tung) thì nói gì đến việc luận các từ mang tính mô phạm. Bác ấy tự nhận mình là nhà giáo thì xin lỗi bác, bác làm hỏng hết 1 thế hệ.
Đầu trang

Trịnh văn Thông
Đang bị cấm
Đang bị cấm
Bài viết: 1193
Tham gia: 19:33, 29/04/09
Đến từ: Nội Phật _Tam Hợp _ Bình Xuyên _Vĩnh Phúc _VIỆT NAM
Liên hệ:

TL: Vế đối hôm nay

Gửi bài gửi bởi Trịnh văn Thông »

Thực sự người ta đang sơn ; bả matít nguyễn du , nguyễn du rất nông thôn vậy ; các dịch giả dịch sai chính tả hết . còn chữ S giống con gì (chim ).
Ví dụ : Sung sướng
còn x : xấu xa
bạn cứ tấn công vào huyệt đạo của mình .(mình chưa vợ )


Cô gái Hơ Mông bên bếp lửa
Chàng trai Mường Tè dưới gốc cây
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Văn hóa - Cổ học”