Trang 1 trên 1

Vũ Trụ Là VĩnH Hằng theo "Học Thuyết Âm Dương Ngũ Hành"

Đã gửi: 17:16, 12/12/12
gửi bởi VULONG

Vũ Trụ Là VĩnH Hằng theo "Học Thuyết Âm Dương Ngũ Hành"


Lỗ Đen
mới được các nhà Vật Lý tìm ra vào thế kỷ 20 còn “Học Thuyết Âm Dương Ngũ Hành“ ra đời trước khái niệm Lỗ Đen ít nhất từ 4 tới 5 nghìn năm. Mọi người đều biết ở cái thời kỳ đó con người của chúng ta còn đang “Ở Trần Đóng Khố“ (hiểu đơn giản nó thuộc “Thời Kỳ Đồ Đá“), vậy mà tại sao họ lại có thể phát minh ra “Học Thuyết Âm Dương Ngũ Hành“ và bảng “Nạp Âm 60 năm Giáp Tý“ để dự đoán vận mệnh của con người mà chúng còn tồn tại tới ngày nay? Ngoài dự đoán vận mệnh của con người nó còn có thể giải thích được các hiện tượng xẩy ra trong thế giới tự nhiên của chúng ta như vì sao Mặt Trời và ti tỷ các ngôi sao vẫn còn rực cháy tỏa ánh sáng cho tới ngày nay khi mà thời gian là vô tận, tất nhiên chỉ có thể giải đáp được điều này khi con người tìm ra được Lỗ Đen.

Phải chăng ở “Thời Kỳ Đồ Đá“ đó đã xuất hiện một nền văn minh hơn hẳn nền văn minh của chúng ta bây giờ nhưng đã bị hủy diệt vì một lý do nào đó ? Điều này quá là vô lý bởi vì chúng ta cứ thử tính xem với nền văn minh của chúng ta đã trải qua ít nhất 4 tới 5 nghìn năm mà đến nay vẫn còn không thể hiểu được họ đã dựa vào những nền tảng Khoa Học nào mà có thể phát minh ra “Học Thuyết Âm Dương Ngũ Hành“ “Bảng Nạp Âm 60 năm Giáp Tý“. Rõ ràng bề dầy lịch sử phát triển của họ phải kéo dài hơn chúng ta (ít nhất cũng trải dài từ 5 tới 6 nghìn năm chẳng hạn). Vậy mà nếu nền văn minh của chúng ta bị hủy diệt thì sau 6 nghìn năm nữa một nền văn minh mới đang phát triển như của chúng ta ngày nay sẽ phải phát hiện được tàn tích của ti tỷ các thành phố đã từng tồn tại ở khắp mọi châu lục của chúng ta bây giờ. Trong khi mà chúng ta đã tìm được bao nhiêu Thành Phố và các tàn tích của nền văn minh từng tồn tại cách chúng ta 4 tới 5 nghìn năm trước? Tính cho đến giờ thì những cái mà chúng ta đã tìm thấy tàn tích của một nền văn minh mà chúng ta dự đoán đó chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Điều này quá đủ để cho chúng ta khẳng định rằng những tàn tích để lại đó chỉ là các dấu ấn còn để lại trên hành tinh của chúng ta bởi một sự thăm viếng của những người thuộc một nền văn minh ngoài trái đất mà thôi (nó tương tự như chúng ta đi du lịch thường khắc hay để lại một dấu ấn gì đó tại nơi đó trước khi trở về hay đi tiếp tới các nơi khác).

Từ đây chúng ta có thể hiểu rằng ngày 22/12/2012 là ngày kết thúc bộ lịch của người Maya chỉ là một dấu ấn của họ muốn báo cho chúng ta biết rằng cách đây mấy nghìn năm họ đã biết đúng ngày đó là ngày mà Trái Đất của chúng ta cùng Mặt Trời và tâm của Ngân Hà nằm trên một đường thẳng chứ không phải là ngày tận thế như nhiều người suy đoán (nếu nó là ngày tận thế thì chỉ có thể do con người của chúng ta gây ra mà thôi).

Nếu một ai đó không tin thì cứ thử tự hỏi rằng : Chả nhẽ họ văn minh hơn hẳn chúng ta mà lại không có cách gì để lưu lại cũng như để dạy các tri thức của họ cho các thế hệ trẻ của họ sao (như sách, vở, băng, đĩa, CD... các phòng thí nghiệm, máy móc, thư viện...), chả nhẽ họ không có thế hệ trẻ mà toàn là các ông già bà lão? (cứ cho rằng họ đã đạt tới mức độ truyền tri thức bằng cách "Bơm Tri Thức thẳng vào não..." thì họ vẫn phải có khoảng thời gian phát triển như của chúng ta ngày nay chứ). Nhưng một số người không biết đặt câu hỏi này và lại càng không thể trả lời nổi các câu hỏi này mà tin rằng tất cả tri thức của nền văn minh của họ đều được cất dấu trong cái "Máng Lợn" và một số người này đang hy vọng sẽ giải mã được những cái đang tồn tại trong đó (cái máng lợn) để hiểu được khởi nguyên của Vũ Trụ là "Khí tụ thành Hình" như thế nào. Chưa dừng lại những người này còn khẳng định rằng Nước và Sự Sống chỉ có thể tồn tại trong "Cái Máng Lợn" mà thôi (ý nói ngoài "Cái Máng Lợn" ra thì chẳng còn đâu trong cái thế giới tự nhiên này có nước và sự sống cả). Chưa dừng ở đây những người này còn tự cho rằng họ có khả năng "Hô Mưa Hoán Gió", chắc họ cho rằng "Hô Mưa Hoán Gió" được trong "Cái Mạng Lợn" thì sẽ "Hô Mưa Hoán Gió" được ở bất cứ nơi đâu trên thế giới này? Điều này thật là một trò nực cười cho thiên hạ và hình như thiên hạ đã đặt tên cho những người này là các "Dị Nhân" của cái Học Viện "Lý Học Máng Lợn" thì phải?

Chúng ta biết Vật Chất bao gồm Năng Lượng và Khối Lượng (kể cả như tinh thần, ý thức, linh hồn… đều thuộc Năng Lượng ). Do vậy mọi Học Thuyết đã xuất hiện trên thế giới từ trước tới nay đều phải phục vụ 2 đối tượng này cho dù chúng được diễn đạt theo một cách khác như “Khí“ tức Năng Lượng“Hình“ tức Khối Lượng chẳng hạn. Do vậy nếu không có Vật Chất thì Vũ Trụ của chúng ta sẽ trống rỗng, khi đó không có cái gì có thể xác định được Không Gian và Thời Gian đang tồn tại trong cái Vũ Trụ này cả.

Vậy thì Lỗ đen là cái gì mà nó có thể giải thích được vì sao trên bầu trời của chúng ta ngày nay vẫn tồn tại hàng ti tỷ ngôi sao đang rực cháy (như Mặt Trời của chúng ta) khi mà thời gian là vô tận (rõ ràng chúng ta có thể xác định được khoảng bao lâu nữa Mặt Trời sẽ tắt khi hết nhiên liệu để duy trì sự cháy đó). Điều này rõ ràng là phải có ít nhất một nơi nào đó trong Vũ Trụ có khả năng sinh ra các ngôi sao (Mặt Trời) để bù vào sự thiếu hụt này (các ngôi sao đã tắt), vùng đó chính là vùng bên trong các Lỗ Đen đang tồn tại.

Chúng ta thử tìm hiểu Lỗ Đen qua “Bách khoa toàn thư mở Wikipedia“:
Lỗ đen, hay hố đen, là một vùng trong không gian có trường hấp dẫn lớn đến mức lực hấp dẫn của nó không để cho bất cứ một dạng vật chất nào, kể cả ánh sáng thoát ra khỏi mặt biên (chân trời sự kiện) của nó, trừ khả năng thất thoát vật chất khỏi lỗ đen nhờ hiệu ứng đường hầm lượng tử. Vật chất muốn thoát khỏi lỗ đen phải có vận tốc thoát lớn hơn vận tốc ánh sáng trong chân không, mà điều đó không thể xảy ra trong khuôn khổ của lý thuyết tương đối, ở đó vận tốc ánh sáng trong chân không là vận tốc giới hạn lớn nhất có thể đạt được của mọi dạng vật chất“.

Ở đây chúng ta (những người nghiên cứu “Học Thuyết Âm Dương Ngũ Hành“) chỉ cần quan tâm tới đoạn đầu:
“Lỗ đen, hay hố đen, là một vùng trong không gian có trường hấp dẫn lớn đến mức lực hấp dẫn của nó không để cho bất cứ một dạng vật chất nào, kể cả ánh sáng thoát ra khỏi mặt biên (chân trời sự kiện) của nó“.

Lỗ Đen chính là một nơi mà “không để cho bất cứ một dạng vật chất nào, kể cả ánh sáng thoát ra khỏi mặt biên của nó“. Câu này có liên quan gì tới câu: “Dương đến cùng cực thì sinh Âm còn Âm đến cùng cực thì sinh Dương“, nó là một trong các tính chất cơ bản của “Học Thuyết Âm Dương“ ? Rõ ràng ở đây có một sự liên quan không thể chối cãi được đó là “không để cho bất cứ một dạng vật chất nào, kể cả ánh sáng thoát ra khỏi mặt biên (chân trời sự kiện) của nó“, tức là mọi dạng Vật Chất, kể cả ánh sáng (Năng Lượng) đều bị hút (tụ) vào tâm của Lỗ Đen. Mà bị Hút hay bị Tụ mãi vào tâm của Lỗ Đen thì trong Lý Học Đông Phương người ta thay từ này bằng từ “đến cùng cực“ và dĩ nhiên là “Khí (Năng Lượng) tụ (đến cùng cực sẽ) thành Hình (Khối Lượng)“. Điều này chứng tỏ vùng bên trong Lỗ Đen thì Năng Lượng tụ thành Khối Lượng, tức Năng Lượng chuyển đổi thành Khối Lượng. Từ đây chúng ta có thể khẳng định vùng này mới có thể tạo ra được “Hạt của Chúa“ mà thôi, còn vùng mà các nhà Vật Lý đang tạo ra trong máy gia tốc hạt lớn LHC nằm bên dưới mặt đất tại biên giới Pháp-Thụy Sĩ chỉ có thể tạo ra vùng mà “Hình tán thành Khí“ như các phản ứng cháy trên Mặt Trời chứ làm sao có thể tạo ra độ Tụ đến cùng cực của Năng Lượng để có thể sinh ra Khối Lượng được.

Ở đây xuất hiện một nghịch lý là trong Lỗ Đen, cứ cho là “Khí“ (Năng Lượng) đã tụ hết thành “Hình“ (Khối Lượng) - (nói chính xác thì cho dù Năng Lượng đã bị hút vào trong Lỗ Đen rồi nhưng nó phải bị hút vào tâm của Lỗ Đen tới một mức độ nào đó thì mới có thể chuyển thành Khối Lượng - điều này phụ thuộc vào độ lớn của từng Lỗ Đen. Cho nên trong Lỗ Đen vẫn tồn tại 2 dạng Năng Lượng và Khối Lượng) - nhưng “Hình“ (Khối Lượng) lúc này cũng tụ đến cùng cực cơ mà, vậy thì “Hình“ sẽ lại sinh ra “Khí“ hay sao? Điều này là không thể chấp nhận được bởi vì theo suy luận logic thì Hình chỉ có thể tán mới tạo được thành Khí , vì vậy ở đây ta chỉ có thể chấp nhận được là “Khí“ đã tụ đến cùng cực để thành “Hình“ còn “Hình“ tụ đến cùng cực không thể sinh ra “Khí“ mà nó vẫn là Hình . Nhưng theo “Học Thuyết Âm Dương“ thì “Dương đến cùng cực sinh Âm còn Âm đến cùng cực thì sinh Dương“, vậy thì từ “cùng cực“ ở đây có thể phải hiểu rộng hơn theo nghĩa bóng chứ không thể chỉ hiểu theo nghĩa đen như chúng ta thường vẫn nghĩ trước đây. Từ “cùng cực“ bây giờ có nghĩa là khi rơi vào trạng thái “cùng cực“ nào đó thì Âm và Dương có thể chuyển hóa cho nhau. Như trên thì “Khí“ đã bị rơi vào vùng “cùng cực“ là sức hút cực mạnh của Lỗ Đen đã biến Năng Lượng “Khí“ thành Khối Lượng “Hình“. Tương tự Khối lượng “Hình“ đã rơi vào vùng “cùng cực“ có nhiệt độ cực cao như phản ứng Nhiệt Hạch trên Mặt Trời nên Mặt Trời đã biến Khối Lượng “Hình“ (tán) thành Năng Lượng “Khí“.

Nhưng ngay từ thời kỳ “Ở Trần Đóng Khố“ người ta đã biết rằng khi đốt củi để sưởi ấm hay nấu chín thức ăn người ta đã biết rằng rõ ràng là củi tức là Hình khi cháy đã tỏa (tán) ra Khí (đó là ánh sáng và hơi nóng). Vậy thì trong một môi trường có nhiệt độ nhỏ hơn nhiều với Mặt Trời mà “Hình“ (tức củi) cũng đã rơi vào vùng “cùng cực“ để tán thành “Khí“ (ánh sáng và hơi nóng). Từ đây chúng ta hiểu thêm là vùng “cùng cực“ đối với Vật Chất (Hình) khác nhau sẽ khác nhau. Còn với các loại Năng Lượng (Khí) khác nhau thì vùng “cùng cực“ của chúng có khác nhau không thì tôi chưa biết.

Chính nhờ có “Học Thuyết Âm Dương Ngũ Hành“ mà chúng ta có thể dự đoán rằng Năng Lượng đã chuyển đổi thành Khối Lượng trong Lỗ Đen và không như nhiều nhà Vật Lý trên thế giới tin rằng mọi thông tin khi rơi vào trong Lỗ Đen hay các thông tin mới xuất hiện trong Lỗ Đen sẽ bị mất, tức họ cho rằng các thông tin này không thể biết được vì chúng bị hút mãi vào tâm Lỗ Đen đến một điểm mà họ gọi là điểm Kỳ Dị (tức chúng không thể quay lại được Vũ Trụ của chúng ta). Đặc điểm của điểm Kỳ Dị này họ cho rằng tại nơi đó Không Gian sẽ biến thành Thời Gian còn Thời Gian sẽ biến thành Không Gian…. (quả thực đọc mà thấy nhức hết cả đầu). Nếu như các nhà Vật Lý này biết đến “Học Thuyết Âm Dương Ngũ Hành“ thì họ chắc sẽ không có những ý tưởng “Khủng“ đến như vậy.

Nhưng tại sao “Học Thuyết Âm Dương Ngũ Hành“ có thể cho chúng ta biết được những cái gì (thông tin) đang diễn ra trong Lỗ Đen. Đó chính là trong thực tế chúng ta chỉ biết có một dạng của Vật Chất là Khối Lượng biến đổi thành Năng Lượng (như phản ứng Nhiệt Hạch (cháy) trên Mặt Trời hay các loại nhiên liệu trên Trái Đất cháy chẳng hạn) chứ chưa bao giờ chúng ta biết đến Năng Lượng có thể biến thành Khối Lượng cả. Vậy thì phản ứng cháy trên Mặt Trời cũng như trên các vì sao rồi sẽ tắt (khi nhiên liệu cung cấp cho phản ứng cháy hết). Vậy mà đến bây giờ trên bầu trời của chúng ta vẫn đang còn tồn tại ti tỷ các ngôi sao đang cháy khi mà thời gian là vô tận. Điều này chứng tỏ trong Vũ Trụ phải có những nơi có thể sinh ra được các vì sao mới thì mới hợp lý. Rõ ràng phản ứng cháy là phản ứng mà “Khối Lượng“ (Hình) biến thành “Năng Lượng“ (Khí) thì dĩ nhiên phải có chiều ngược lại theo đúng “Học Thuyết Âm Dương Ngũ Hành““Năng Lượng“ (Khí) cũng phải biến thành “Khối Lượng“ (Hình), vì Âm Dương có thể chuyển hóa cho nhau. Đó chính là vùng trong các Lỗ Đen mà chúng ta đã chứng minh ở trên.

Chúng ta thấy về logic thì chả có một vật nào như Lỗ Đen cứ hút mọi dạng Vật Chất (Năng Lượng và Khối Lượng) mãi mãi cả, nó hút mãi rồi tới lúc Bội Thực (tới hạn) thì nó phải phun ra để trở lại trạng thái Lỗ Đen bình thường của nó (cũng có thể sau khi nổ thì Lỗ Đen này không còn nữa?) chứ không phải để tạo thành Khí. Những cái mà Lỗ Đen phun ra đó chính là thông tin trong Lỗ Đen mà chúng ta có thể biết được. Một trong các thông tin đó chính là một số Vật Chất khi phun ra có khả năng tụ lại để sinh ra các ngôi sao mới mà ngày nay người ta đã phát hiện ra rất nhiều nơi trong Vũ Trụ đang Đẻ ra các ngôi sao (Mặt Trời). Đó chính là lý do để giải thích vì sao trong Vũ Trụ của chúng ta ngày nay còn tồn tại hàng ti tỷ ngôi sao như vậy.

Vậy thì Vũ Trụ của chúng ta là vĩnh hằng tức nó không có điểm bắt đầu và kết thúc như nhiều người vẫn nghĩ (các nhà Vật Lý thì cho rằng BigBang còn các nhà Mệnh Lý Học Đông Phương thì cho rằng là Thái Cực là khởi nguyên của Vũ Trụ). Thái Cực hay BigBang theo tôi nó chỉ có thể là thời điểm mà Lỗ Đen chuyển thành Lỗ Trắng. Điều này có thể giải thích là bởi vì trình độ hiểu biết về Vũ Trụ thiên văn… của những người “Ở Trần Đóng Khố“ cách đây trên dưới 4 nghìn năm là rất thấp nên khi sao chép lại những tri thức của những vị khách từ một nền văn minh bên ngoài Trái Đất truyền cho chỉ có thể hiểu được theo nghĩa đen của nó mà thôi.

Câu nói chính xác của bà Vanga là: “Một lý thuyết uyên thâm cổ xưa sẽ trở lại với nhân loại“ chứ không phải nó là “Một lý thuyết thống nhất Vũ Trụ“ như một số người Ngộ nhận. Cho nên nếu có một lý thuyết như vậy xuất hiện bây giờ thì nó cũng chỉ giải quyết được những kiến thức đã có của con người lúc này thôi còn sau đó khi Khoa Học phát triển hơn nữa thì cái lý thuyết thống nhất đó rồi sẽ lạc hậu và người ta lại phải bắt tay vào để đi tìm một lý thuyết khác có thể giải quyết được tất cả các tri thức đã biết của con người tại thời điểm đó. Ví dụ như đến bao giờ thì người ta có thể biết hết được bên trong Lỗ Đen sẽ xuất hiện những lực nào ngoài 4 lực mà chúng ta đã biết chẳng hạn…

Một số người ngày nay cho rằng "Học Thuyết Âm Dương Ngũ Hành" chính là một "Lý Thuyết Thống Nhất Vũ Trụ", tức nó là một lý thuyết có thể giải thích được mọi hiện tượng trong Vũ Trụ của chúng ta. Quả thực đây là một suy luận ngớ ngẩn bởi vì cứ cho đã có một nền văn minh đã từng xuất hiện trên trái đất của chúng ta cách đây 4 tới 5 nghìn năm đi thì họ cũng chỉ văn minh hơn chúng ta tới một mức độ nào đó mà thôi (giống như nền văn minh của chúng ta ngày nay so sánh với "Thời Kỳ Đồ Đá" trước đây của chúng ta chẳng hạn) chứ làm sao họ đã có thể hiểu hết mọi bí mật của Vũ Trụ. Vậy thì tại sao một số người này lại cho rằng nó là một "Lý Thuyết Thống Nhất Vũ Trụ" là bởi vì với số người này cho rằng Vũ Trụ là cái Không - Thời Gian trong cái "Máng Lợn" (cám, bèo, nước, muối...) ấy mà.

Cứ cho sự suy luận của tôi ở trên là đúng đi thì chúng ta có thể hiểu và thông cảm cho những người "Ở trần Đóng Khố" của chúng ta cách đây 4 tới 5 nghìn năm sẽ ghi lại như thế nào về Lỗ Đen chuyển thành Lỗ Trắng để tạo ra Vũ Trụ vật chất trong đó có các vì sao (Mặt Trời).

1 - Khi Năng Lượng (Khí) trong Vũ Trụ bị hút vào Lỗ Đen chúng sẽ TỤ thành Khối Lượng (Hình) nhưng Khối Lượng trong Vũ Trụ bị hút vào Lỗ Đen chúng cũng bị TỤ nhưng chúng vẫn là Khối Lượng chỉ có mật độ đậm đặc hơn mà thôi chính vì vậy mà trong Lỗ Đen vẫn tồn tại 2 dạng: Năng Lượng (chỉ có ở vòng ngoài - như đã giải thích ở trên) và Khối Lượng. Dĩ nhiên người xưa sẽ chỉ có thể hiểu được nghĩa đen của nó là Thái Cực (tức Vật Chất - bao gồm Khối Lượng và Năng Lượng).

2 - Khi Lỗ Đen đạt tới một giới hạn nào đó thì nó không thể hút thêm được nữa và khi đó nó tuân theo một lực mới nào đó (mà chúng ta chưa biết) đã gây ra sự nổ của Lỗ Đen để tạo thành Lỗ Trắng. Lúc đó Vật Chất (gồm Khối Lượng và Năng Lượng) của Lỗ Đen khi nổ đã phun ra Khối Lượng và Năng Lượngngười xưa ghi lại là Thái Cực sinh Lương Nghi (tức Vật Chất đã tạo ra Khối Lượng và Năng Lượng).

Nếu sự suy luận của tôi ở đây là đúng thì chúng ta có thể hiểu câu Thái Cực (Vật Chất) không phải sinh ra Lưỡng Nghi (Năng Lượng và Khối Lượng) mà là Thái Cực (Vật Chất) bao gồm Lưỡng Nghi (Năng Lượng và Khối Lượng). Đây chính là cái "Tổ Của Con Chuồn Chuồn" mà mấy nghìn năm nay người ta vẫn đang còn Mê Muội.

Chính sự Mê Muội này mà cho tới nay người ta vẫn không thể trả lời được câu hỏi: "Cái gì sinh ra Thái Cực" hay "Trước Thái Cực là cái gì?". [blockquote]
[/blockquote]

TL: Vũ Trụ Là VĩnH Hằng theo "Học Thuyết Âm Dương Ngũ Hành"

Đã gửi: 16:03, 16/12/12
gửi bởi VULONG
Hà Quảng (cùng chủ đề bên trang web "Nhân Trắc Học" trong mục "Học Thuật Tổng Quát") đã viết :

"Cấu tạo và sự chi phối của Âm Dương Ngũ hành

* Đứng trên khuôn khổ tư tưởng phương Đông.
* Đứng trên khuôn khổ tư tưởng phương Tây.

Đứng trên khuôn khổ tư tưởng phương Đông:
1 – Lý thuyết Âm Dương Ngũ hành trong khuôn khổ tư tưởng phương Đông
Nếu theo khảo hướng phương Đông để thảo luận hay phê bình thuyết Âm Dương Ngũ hành thì bất cứ ai cũng gặp khó khiến cho không thể nói được gì theo đúng nghĩa với những lý do:
a - Thuyết Âm Dương Ngũ hành không phải của một tác giả, không phải thuyết của một thời đại
Lý thuyết này do cả một truyền thống triết học, nếu tính theo thời gian lý thuyết này bao trùm hơn 60 thế kỷ. Vấn đề đặt ra là người viết phê bình nên đứng vào thời đại nào, tư tưởng nào, tác giả nào?
b - Thuyết Âm Dương Ngũ hành có trên 20 tác giả khi thì góp bàn, khi bổ cứu, khi đưa ra khái niệm mới
Tất cả có các trào lưu tư tưởng về nguồn gốc vũ trụ, trong đó có bàn trực tiếp hoặc gián tiếp về Âm Dương và Ngũ hành.
- Đạo luận của Lão Tử.
- Thái cực luận của Dịch truyện.
- Khí luận của Hà Hưu, Trịnh Huyền, Lưu Thiệu và Trương Hoành Cừ.
- Duy lý luận hay Lý Khí của Trình Minh Đạo, Trình Y Xuyên, Chu Hi.
- Duy tâm luận của Lục Tượng Sơn, Dương Giản, Vương Dương Minh, Trạm Nhược Thủy, Tiến Đức Hồng, La Hồng Tiên.
- Khí luận Phục hưng của Vương Thuyền Sơn, Nhan Tập Trai…
- Đa nguyên luận của Hương Tú và Quách Tượng.
Mỗi học phái có cách hiểu khác nhau, khi thì có sự khác biệt hết sức căn bản, vì thế không thể nhân danh phái này để bài bác học phái kia. Cũng không thể dung hòa những khái niệm di biệt về định danh và nội dung.

A - Những di biệt về cách mệnh danh
Cùng thời nguồn gốc của vũ trụ mà mỗi học phái mệnh danh mỗi khác. Theo hai cụ Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê trong cuốn “Đại cương Triết học Trung quốc“ thì có đến 12 lối gọi: Đạo, Thái cực, Nguyên Huyền, Vô cực, Trời, Khí, Nghuyên nhất, Thái hư, Lý, Khí và Tâm. Tuy nhiên có vài tác giả hiểu giống nhau về nguồn gốc nhưng cách gọi khác nhau.
Ví dụ: Dịch phái gọi là Thái cực, còn Dương Hùng gọi là Huyền.

B – Những di biệt về nội dung các ý niêm căn bản
Có người lại ghép hai khái niệm khác nhau về nội dung là một.
Ví dụ như theo Vũ Đồng thì Thái cực và Đạo khác nghĩa mà Dương Hùng đem nhập chung.
Có tác giả nêu nguồn gốc vũ trụ mà không mô tả tính chất.
Nhiều tác giả mô tả, đôi khi rất rõ ràng nhưng uẩn khúc và dị biệt. Khi thì cho nguồn goocd vũ trụ là khí siêu hình, khi thì cho là hữu hình, khi thì cho về phương diện nào đó là siêu hình, khi thì phân biệt lúc tụ khí , tán khí và định chất.
Riêng về Âm Dương, có người cho là hai khí, còn Chu Hi chỉ cho là một khí dù hai chữ khác nhau, có tác giả cho Lưỡng Nghi là Âm Dương, còn Chu Hi cho Lưỡng Nghi là Trời Đất.
Về Ngũ hành cũng vậy, lần lượt người ta xem Ngũ hành là Khí, là Chất, là Thế lực.

C – Những di biệt về cách giải thích sự tiến hóa
Các tác giả hầu như tương đồng về quy luật tiến hóa của vũ trụ (xem là luôn động, theo luật chi phối của phản phục, căn nguyên của sự vật, lưỡng nhất mà điều hòa để tiến hóa) nhưng có sự khác nhau về cấu tạo.
Theo Dịch phái thì nguyên tố sinh thành vạn vật là Âm Dương, còn Chu Đôn Di thì cho là Âm Dương phải hợp với ngũ hành mà ngưng tụ mới cấu thành vạn vật.
Cũng theo Dịch phái – Âm Dương sinh Tứ tượng, Tứ tượng tiếp sinh Bát quái.
Theo Chu Đôn Di – Âm Dương sinh Ngũ hành rồi năm khí này phân tán thành Tứ tượng.
Còn Đổng Trọng Thư viết “ Khí của trời đất hợp thì là một, chia là Âm Dương tách ra làm 4 mùa, bày xếp thành Ngũ hành ( Không qua Bát quái )
Còn trong Tư tưởng của Chu Hi người ta thấy có mâu thuẫn. Khi thì lúc chưa chia, Trời Đất chỉ có Thủy và Hỏa, chất cặn của Thủy kết thành Thổ, khi thì ông lại cho rằng Trời Đất sinh ra vạn vật, Ngũ hành đầu tiên là Thổ.

D – Những di biệt trong thứ tự xếp loại
Theo Thiên Hồng Phạm thì thứ tự Ngũ hành được xếp là : Thủy – Hỏa – Mộc – Kim – Thổ.
Đổng Trọng Thư thì ấn định khác: Mộc – Hỏa – Thổ - Kim – Thủy.
Đứng trước sự di biệt quá nhiều trong tư tưởng của nhiều triết gia, việc bình về thuyết Âm Dương Ngũ hành bất trắc và bất khả thi".


Sau đây là bài viết của tôi:

Hà Quảng đã tổng kết hầu như toàn bộ những ý tưởng của người xưa và đã đi đến một kết luận vô cùng khách quan:

"Đứng trước sự di biệt quá nhiều trong tư tưởng của nhiều triết gia, việc bình về thuyết Âm Dương Ngũ hành bất trắc và bất khả thi".

Vậy thì tại sao: "...việc bình về thuyết Âm Dương Ngũ hành bất trắc và bất khả thi" ?

Phải chăng: "Thuyết Âm Dương Ngũ hành không phải của một tác giả, không phải thuyết của một thời đại"?

Phải chăng: "Thuyết Âm Dương Ngũ hành có trên 20 tác giả khi thì góp bàn, khi bổ cứu, khi đưa ra khái niệm mới"?

Chính là bởi vì cho đến nay đã trải qua 5 tới 6 nghìn năm người ta vẫn còn đưa ra các ý tưởng theo cái kiểu “Những Thằng Mù Xem Voi“ cho nên “…việc bình về thuyết Âm Dương Ngũ hành bất trắc và bất khả thi“.

Thực chất của vấn đề là bởi vì những người trong thời đại “Ở Trần Đóng Khố“ chỉ có thể diễn đạt nghĩa của các khái niệm: Âm, Dương, Ngũ Hành (mà những người thuộc một nền văn minh bên ngoài trái đất truyền cho) theo Nghĩa Đen mà không thể diễn đạt được theo Nghĩa Bóng của chúng.

Vậy thì Nghĩa Bóng của các khái niệm: “Âm, Dương và Ngũ Hành“ là gì?

Theo sự suy luận của tôi thì Nghĩa Bóng của chúng chính là các Tiên Đề trong “Mệnh Lý Học Đông Phương“.

Sau đây là bài viết của tôi về Nghĩa Bóng này (với chủ đề: “Âm Dương và Ngũ Hành là các tiên đề trong mệnh lý học Đông Phương“ trong phần Phụ Lục của cuốn “Giải Mã Tứ Trụ“):

III - Âm Dương và Ngũ Hành là các tiên đề trong mệnh lý học Đông Phương (?)

A – Các tiên đề trong mệnh lý học Đông Phương (?)


Mệnh học Đông Phương cũng tương tự như trong toán học nó phải được xây dựng trên một số tiên đề. Do vậy qua lăng kính Vật Lý, tôi thừa nhận Âm Dương và Ngũ Hành là các tiên đề xuất phát từ 2 khái niệm cơ bản trong Vật Lý Học hiện đại là Lỗ Đen và Lỗ Trắng.

"Trong vật lý thiên văn, một Lỗ Trắng là một thiên thể giả định phóng ra vật chất, ngược lại với nó là một Lỗ Đen vốn hút mọi vật chất kể cả ánh sáng".

Tôi xin trình bầy từng bước quan điểm này như sau:
1 – Qua định luật vạn vật hấp dẫn cổ điển của Newton mà loài người đã biết đến sự tồn tại của hệ mặt trời bởi sự tương tác hấp dẫn của mặt trời với 8 hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta không thể tách rời nhau qua vài tỷ năm.
2 – Các mặt trời ở gần nhau đã tạo thành Thiên Hà (hay Ngân Hà khoảng 300 tỷ mặt trời). Vậy thì chắc chắn phải có một lực hấp dẫn nào đó đã giữ chúng tồn tại gần với nhau qua bao tỷ năm như vậy, nếu không thì chúng đã trôi nổi trong vũ trụ giống như nếu không có lực hấp dẫn giữa mặt trời với 8 hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta thì hệ mặt trời của chúng ta đã không thể tồn tại tới ngày nay.
Qua sự giúp đỡ của các kính thiên văn hiện đại người ta dự đoán có vật thể bí ẩn đã hấp dẫn giữ các mặt trời lại để tạo thành Thiên Hà và vật thể bí ẩn này người ta gọi là Lỗ Đen. Từ đây chúng ta có thể suy ra trong mỗi trung tâm của mỗi Thiên Hà phải có một Lỗ Đen là một điều hợp lý.
3 – Giống như các Thiên Hà, tâm của mỗi siêu Thiên Hà cũng phải tồn tại một Lỗ Đen rất lớn để giữ các Thiên Hà không bị tản mát trong vũ trụ bao la.

Vậy thì các Lỗ Đen chỉ có một nhiệm vụ hút mọi vật, kể cả ánh sáng khi chúng không may đi qua “Chân Trời Sự Kiện“. Nếu chỉ có các Lỗ Đen thì vũ trụ ngày nay chắc rằng chỉ còn là một mầu đen bởi vì tất cả mọi vật đều bị Lỗ Đen nuốt hết nếu chúng ta thừa nhận thời gian là vô tận.

Để giải quyết mâu thuẫn này, người ta bắt buộc phải đưa ra khái niệm về Lỗ Trắng. Mặc dù người ta không thể nhìn thấy các Lỗ Đen mà chỉ dự đoán được sự tồn tại chúng qua lực tương tác của chúng với các vật xung quanh còn các Lỗ trắng thì người ta có thể nhìn thấy được chúng nhưng tại sao người ta lại chưa phát hiện được chúng trong vũ trụ?

Vậy thì Lỗ Đen và Lỗ Trắng là hai vật thể khác nhau hay không? Theo tôi chúng chỉ là một bởi vì chả có vật nào như Lỗ Đen cứ hút mãi và cũng chả có vật nào như Lỗ Trắng cứ phun mãi. Điều này có thể giải thích là khi một Lỗ Đen hút mãi tới một mức độ nào đó thì nó sẽ tới một giá trị tới hạn M và khi đó nó phải phun ra để trở về trạng thái (Lỗ Đen) bình thường của nó (các Lỗ Đen này được gọi là Lỗ Đen M). Các vật bị nó phun ra không thể bay theo chiều đó vào vũ trụ mãi được mà chúng chỉ bay tới một giới hạn nào đó thì chúng phải dừng lại bởi lực hấp dẫn của chính Lỗ Đen đó đã khống chế chúng (ngày nay người ta nhận thấy vũ trụ đang giãn nở ngày càng nhanh chứng tỏ tàn dư của Lỗ Trắng chưa kết thúc).

Lỗ Trắng và Lỗ Đen M của nó cũng như các vật thể bị Lỗ Đen M này khống chế đã tạo thành một Vũ Trụ Nhỏ (bởi vì ai mà biết được trong Vũ Trụ có bao nhiêu Lỗ Đen M?) tồn tại với thời gian vô tận.
Từ mô hình Vũ Trụ Nhỏ này mà tôi đã suy luận rằng Thái Cực chỉ là một khái niệm để mô tả tại thời điểm khi mà Lỗ Đen M bắt đầu trở thành Lỗ Trắng. Còn Âm Dương và Ngũ Hành là các tiên đề trong mệnh học Đông Phương của cái Vũ Trụ Nhỏ này, trong đó Âm và Dương là nói đến cặp phạm trù đối lập, theo cách hiểu đơn giản nhất.

B – Tiên đề Âm Dương

Người ta có thể ứng dụng các tiên đề Âm và Dương để giải thích các khái niệm cơ bản trong cái Vũ Trụ Nhỏ này mà tôi tạm thời phân chúng thành 3 dạng : Đơn tính, lưỡng tính và vô tính.

1 - Đơn tính (có nghĩa là chỉ cần một trong 2 phạm trù đối lập của Âm và Dương có thể sinh sản được).
Đây chính là các trường hợp mà Âm và Dương đại diện cho các cặp phạm trù đối lập có thể chuyển hóa cho nhau mà trong thực tế người ta đã biến khối lượng thành năng lượng (bom nguyên tử) và năng lượng biến thành khối lượng theo đúng phương trình năng lượng và khối lượng có thể chuyển hóa cho nhau của nhà bác học thiên tài Albert Einstein:
E = mc² ( trong đó E là năng lượng , m là khối lượng, c là vận tốc ánh sáng).

Nếu ta quy ước gọi khối lượng (m) mang phạm trù Dương thì năng lượng (E) sẽ mang phạm trù Âm

Hiện giờ qua cỗ máy Large Hadron Collider (Máy gia tốc hạt lớn - gọi tắt là LHC) các nhà Vật Lý đang đi tìm “Hạt của Chúa” (tức một dạng “hạt” cụ thể mà các nhà Vật Lý gọi là hạt Higgs) đã đóng vai trò trong việc chuyển năng lượng thành khối lượng.

Ngay cả khái niệm bên phải và bên trái cũng có thể xếp vào loại này bởi vì nếu một người khi đi mãi về phía tay phải thì sau khi đi vòng quanh quanh trái đất, người đó dĩ nhiên sẽ tới bên trái của đối tượng làm mốc xuất phát lúc trước.

Tương tự như bên trên và bên dưới cũng có tính chất này nếu chúng ta thừa nhận mọi điểm trên mặt đất đều có một trục từ trường ảo như trục từ trường bắc nam của trái đất. Nếu như vậy thì bất kỳ vật nào đi lên phía trên mãi mãi rồi sẽ phải trở về mặt đất ở một điểm bên đối diện của trái đất và rồi nó nó đi theo trục của trái đất tại điểm đó sẽ đến bên dưới của đối tượng làm mốc mà từ đó nó đã bắt đầu đi lên phía trên.

Lỗ Đen và Lỗ Trắng cũng là một cặp phạm trù đối lập của Âm và Dương. Chúng có thể chuyển hóa cho nhau, đó chính là cuộc đời của các Vũ Trụ Nhỏ đang tồn tại mà ngày nay chúng ta vẫn đang nhìn thấy bằng mắt thường.

2 – Lưỡng tính (có nghĩa là phải có sự kết hợp cả hai phạm trù đối lập của Âm và Dương mới sinh sản được).
Đây chính là các trường hợp Âm và Dương được áp dụng cho các cặp phạm trù đối lập không thể chuyển hóa được cho nhau mà chúng muốn tồn tại và phát triển phải có sự tác động của cả hai phạm trù đối lập này. Một trong các ví dụ hiển nhiên là con người hay động vật. Âm và Dương ở đây được đại diện cho giống đực và giống cái. Chính có sự tác động giữa hai đối tượng này mà con người và động vật mới có thể tồn tại tới ngày nay.

Âm và Dương còn có thể đại diện cho cả động vật và thực vật bởi vì phải có sự tác động của cả 2 đối tượng này thì chúng mới có thể cùng tồn tại và phát triển tới ngày nay (xem giải thích ở dưới).

3 - Vô tính (có nghĩa đây là các dạng phạm trù đối lập của Âm và Dương không có khả năng sinh sản) :

Đây là các trường hợp mà Âm và Dương không thể chuyển hóa và tác động được với nhau. Một trong các ví dụ này là các khái niệm như đen và trắng; tốt và xấu; ……

C – Tiên đề Ngũ Hành
Ngũ hành là Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ và Kim. Chúng có các tính chất tương sinh như Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy và rồi Thủy lại sinh cho Mộc… .Và tính chất tương khắc như Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy và rồi Thủy lại khắc Hỏa….. Người ta đã ứng dụng các tiên đề này để mô tả gần như mọi quy luật phát triển của thế giới tự nhiên đều tuân theo quy luật của một vòng tròn khép kín.

1 - Các ví dụ về quy luật của vòng tròn khép kín:
a - Chu kỳ Sinh Thành Lão Tử của con người và động thực vật (chúng đều được sinh ra, trưởng thành, suy yếu, chết rồi lại được đầu thai để sinh ra…).
b - Chu kỳ của động vật và thực vật (động vật ăn rau, hoa quả, thu O2 và thải ra phân, khí CO2 , còn thực vật thì ngược lại. Rõ ràng chúng đã tạo ra quy luật của một vòng tròn khép kín).
c – Chu kỳ của nước biển nóng do mặt trời chiếu đã bốc hơi lên cao, được gió thổi vào đất liền, khi tới độ cao đủ lạnh, hơi nước ngưng tụ thành nước rơi xuống chẩy thành các dòng sông ra biển và rồi chúng lại bốc hơi…..“.

Cám ơn mọi ý kiến phản biện của mọi người.