Trang 1 trên 1

ÂM- DƯƠNG . Bài 3

Đã gửi: 16:49, 09/12/14
gửi bởi lytranle
ÂM DƯƠNG
Bài 3


3/ Kinh Dịch:

Âm Dương là Gốc của Dịch Học, chỉ với hai ( Khí ) Âm Dương thiên biến vạn hóa mà sinh ra Tứ Tượng, Bát Quái, và những Hệ 64 Quẻ Dịch.
Bát Quái đã khái quát được 8 hình thái Vật Chất Cơ Bản của Vũ trụ. Thiên – Trời ( Càn ) , Địa – Đất ( Khôn ) , Thủy – Nước ( Khảm ) , Hỏa – Lửa ( Ly ) , Lôi – Sấm ( Chấn ) , Phong – Gió ( Tốn ) , Sơn – Núi ( Cấn ) , Trạch – Đầm ( Đoài ).
Rồi cũng do Âm Dương biến hóa mà Bát Quái biến thành 64 Quẻ 6 Hào .

Theo Truyền Thuyết, vào Đời Thượng Cổ Trung Quốc, Vua Phục Hy ( Khoảng Thế Kỷ 43 trước CN ) lập ra Bát Quái và 64 Quẻ 6 Hào rồi sắp xếp chúng theo một Hệ Thống xác định, Những Hệ này được gọi là Hệ Tiên Thiên Bát Quái và Hệ 64 Quẻ Phục Hy.
Mãi đến Thế Kỷ 12 trước CN, Văn Vương viết Thoán Từ cho 64 Quẻ, sau đó Chu Công viết Hào Từ cho 384 Hào. Tới đây, Dịch mới có tên gọi là Kinh Dịch và thường được gọi là Chu Dịch. Văn Xương sắp xếp lại Bát Quái và sắp xếp lại thứ tự của 64 Quẻ. Từ đó, Chu Dịch có các Cấu Trúc mới : Hậu Thiên Bát Quái và Hệ 64 Quẻ Văn Vương.

Kinh Dịch là một Bộ sưu tập các quy luật Tự Nhiên và Xã Hội được xây dựng trên nền tảng Âm Dương. Nó là một Tác Phẩm Triết Học Tổng hợp Vũ Trụ Quan và Nhân Sinh Quan của Dân Tộc Trung Hoa, được nhiều Nhà Khoa Học đánh giá cao về mặt Triết Học và Quy Luật tổng hợp của các quá trình Tự Nhiên và Xã Hội mà Kinh Dịch hàm chứa.
Bộ Kinh Dịch được cả Thế Giới đánh giá là Tinh Hoa của nền Văn Minh Đông Phương, trong đó, Hệ Hậu Thiên Bát Quái và Hệ 64 Quẻ Văn Vương là Tinh Hoa của Tinh Hoa.
Kinh Dịch có tầm quan trọng rất đặc biệt. Nó không chỉ hàm chứa các quan điểm Triết Học về lẽ biến dịch của Vũ Trụ và Nhân Sinh, đồng thời nó còn được dùng làm sách bói toán. Trong Xã Hội Trung Quốc Cổ Đại từ Vua Quan , Kẻ Sĩ cho đên Thứ Dân đều dùng Kinh Dịch để suy đoán Vận Mệnh, dự đoàn Cát Hung của những công việc định làm. Cũng vì lẽ đó mà Sách Dịch đã không bị Tần Thủy Hoàng đốt.
Nhưng, cũng cần lưu ý rằng, Kinh Dịch không đồng nghĩa với bói toán. Kinh Dịch là Đạo của Người Quân Tử ( Nguyễn Hiến Lê ).

4/ Đạo :

Chu Dịch Đại truyện : Nhất Âm, Nhất Dương – Chi vị Đạo. Một Âm, Một Dương gọi là Đạo. Các Nhà Minh Triết Cổ đã đồng nghĩa Âm – Dương với Đạo.
Đạo là gì ?
Lão Tử là người đầu tiên đưa ra khái niệm Đạo.
( Đạo ở đây không hiểu theo nghĩa Tôn Giáo mà theo nghĩa Triết Học ).
Lão Tử :
Tiểu Sử của Lão Tử, Cổ Thư để lại rất ít . Ông sinh vào khoảng năm 580 và mất năm 500 trước CN. Ông là người mở đầu cho Học Phái Đạo Gia vào cuối Đời Xuân Thu. Sau khi viết xong Đạo Đức Kinh, Ông cưỡi một con Trâu trắng đi vào Sa Mạc rồi biến mất trong đó, không để lại một dấu tích gì nữa. Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử nói : “ Đạo sinh Một, Một sinh Hai, Hai sinh Ba, Ba sinh Vạn Vật”.
Nguyễn Hiến Lê : “Một” đó nghĩa là “Có” , Đạo của Lão Tử là “Không”. Vậy Lão Tử chủ trương : Từ Không sinh ra Có, từ Có sinh Âm Dương, sau cùng là Vạn Vật.
Như vậy là, Lão Tử chủ trương : “Vô” là khởi nguồn của Trời Đất. “Hữu” là Trời Đất Vạn Vật. “ Hữu” sinh ra từ “Vô”. Lão Tử đặt tên cho trạng thái Hư Vô là “Đạo”. “Vô” sinh “Hữu” tức là “Đạo” sinh ra Vạn Vật. Vạn Vật vận hành cũng chịu sự chi phối của Đạo. Do đó, thuận theo Đạo mà hành thì phát triển, ngược theo Đạo thì suy tàn. Đây chính là một trong những cơ sở lý luận của Học thuyết Mệnh Lý sau này.
Dịch học Phái không công nhận cái “Không” mà bắt đầu ngay từ “Có”.
Giáo Sư Ng.H. Phương :
Thuyết Lão Tử thừa nhận sự tồn tại của một Thực Thể Chân Không ( Do không thấy được, không nghe được, không sờ được ) mà Ông gọi là Đạo. Và Đạo là Bản Thể. Cái Đạo – Chân Không đó luôn luôn biến đổi, dù rằng vô hình và yên lặng ở trạng thái nguyên thủy của nó, khi chưa có Đất và Trời.
Vậy Đạo là gì ?
Lão Tử nói : “Đạo nói được không phải là Đạo thường” ( Thường nghĩa là Chân chính và bất biến ). Vô Danh là khởi nguồn của Trời Đất, Hữu Danh là Mẹ của Vạn Vật ”. “Vạn Vật trong Thiên hạ sinh ra từ cái “Có”, “Có” lại sinh ra từ “Không”.
Như vậy, ta hiểu rằng, Đạo tuy không thể định nghĩa nhưng nó có trước Vũ Trụ, và Đạo là nguồn gốc của Vũ Trụ. Vậy là nguồn gốc của Vũ Trụ là từ “Không” đến “Có”.
Một số Học Giả Phương Tây đã cố phiên dịch chữ Đạo ra những ngôn ngữ khác như : SINN ( Giác quan, Tri giác, ý thức, tư tưởng, ý nghĩa ). Weg ( Con Đường ), Gott ( Thượng Đế ), Vernunft ( Lý tính, Lý trí ), Wort ( Lời ), … Nhưng mọi thuật ngữ được dịch ra đều không diễn tả hết được ý nghĩa của chữ Đạo. Cuối cùng, Họ thống nhất rẳng, không phiên dịch ra ngôn ngữ khác nữa mà dùng ngay chữ “ TAO ” ( Âm Hán của chữ Đạo : 道). Một số Học Giả cũng đã có gắng giải nghĩa chữ Đạo theo lối chiết tự nhưng cũng không thể lột tả được ý nghĩa sâu xa của nó. Vậy, theo Lão Tử thì Đạo là Đạo, là Nguồn gốc của Vũ Trụ.

5 / Vũ Trụ luận

a/ Vũ Trụ Quan của Nho Giáo : Thái Cực là điểm khởi đầu của Vũ Trụ .
Thái Cực sinh ra Lưỡng Nghi – Âm Dương. Âm Dương thống nhất lại thành Thái Cực. Vậy, nguồn gốc của Vũ Trụ là Thái Cực chứ không phải Âm- Dương. Từ đây, Vũ Trụ Luận của Dịch bắt đầu từ Nhất Nguyên chứ không phải Nhị Nguyên.

b/ Triết Phái Lão :
Triết Phái Lão lại cho rằng, Vũ Trụ bắt đầu từ “ ĐẠO ” , tức là từ “ KHÔNG ” .

Như vậy là, Quan niệm về Nguồn Gốc của Vũ Trụ của Nho Phái và Lão phái là khác nhau.
Hai Triết Phái Khổng Lão ra đời vào khoảng 500 Năm trước CN, các Học Trò của hai phái công kích lẫn nhau rất dữ dội suốt 300 năm . Đến Đời Tần Thủy Hoàng có Lệnh đốt Sách chôn Nho ( Nho nói ở đây là chỉ các tầng lớp Trí Thức ), cả hai triết Phái đứng trước nguy cơ bị diệt vong, có lẽ vì thế mà cả hai Triết Phái tìm đến Kinh Dịch để nương náu ( Kinh Dịch hồi đó, Tần Thủy Hoàng liệt vào Sách Bói toán nên không bị đốt ). Điều bất ngờ lại được Dịch làm Thầy phân xử, những điều trái với Dịch thì dù Khổng hay Lão cũng đều phải tự tiêu vong. Hai Triết Thuyết Khổng Lão chắt lọc mọi tinh hoa đưa vào Dịch Lý, từ đó không còn công kích lẫn nhau mà còn thống nhất với nhau ngự trị và trường tồn cùng Nhân Loại.
Phái Triết Khổng Lão đã tu chỉnh các nguyên lý bằng tất cả tinh hoa của mình rồi biên tập Thập Dực, dùng các Tư tưởng của hai Triết Phái đó để giải thích, chú giải cho Thoán Từ, Hào Từ của Văn Vương và Chu Công. Sách Thập Dực ra đời vào khoảng cuối Tần đầu Hán, tức trước Công Nguyên khoảng 200 năm. Thập Dực, tức Dịch Truyện của Khổng Tử, thực chất là do các Học Trò đời sau của Khổng Tử và Lão Tử biên soạn.
Nguyễn Hiến Lê : Từ Thời Xuân Thu trở về trước còn là quan niệm Nhị Nguyên : Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái. Qua Chiến Quốc hoặc Hán sinh Thái Cực thành Nhất Nguyên. Thái Cực gồm Âm và Dương, cho nên có người gọi là Nhất Nguyên Lưỡng Cực ( Một Gốc, một Nguyên Lý mà hai cái đối lập ).
Đến đời Tống, Nhà Dịch Học Chu Đôn Hy sửa lại quan niệm của Dịch Học Phái, Ông cho rằng, trước Thái Cực còn có “Vô Cực”, nghĩa là khởi thủy không có gì cả, rồi mới có Thái Cực, tức là theo Lão Tử, Hữu bắt đầu từ Vô, Thái Cực bắt nguồn từ “Vô Cực”. Thêm Vô Cực nữa thành Vô Cực Đồ. Thế là đến Đời Tống, đạo Nho đã hoàn toàn chấp nhận Vũ Trụ Luận của Đạo Lão.
Vậy,
Khởi thủy của Vũ Trụ là Vô Cực rồi mới có Thái Cực .
Nguyên lý tối thượng của Triết học Cổ Đông Phương là VŨ TRỤ LÀ MỘT.

TL: ÂM- DƯƠNG . Bài 3

Đã gửi: 16:57, 09/12/14
gửi bởi lytranle
Kính thưa Quý Bạn Đọc.
Bài viết trên tôi chưa viết xong, tôi lưu vào bản thảo để viết tiếp. Nhưng viết tiếp vào lại không được. Đành phải tải phần bài viết này lên Diễn Đàn, còn phần tiếp sau phải viết thành một bài khác.
LyTranLe