Trang 1 trên 1

Để hiểu sâu hơn về Ngũ Hành Nạp Âm

Đã gửi: 16:59, 05/01/15
gửi bởi lytranle
Để hiểu sâu hơn về Ngũ Hành Nạp Âm

Cuối Năm Quý Tỵ tôi có tải lên Diễn Đàn này Bài Dự Báo Năm Giáp Ngọ, trong đó có điều dự báo sau .

Năm Giáp Ngọ, giữa Lãnh Đạo và Nhân Dân có sự thông cảm và tin tưởng lẫn nhau.

Giải thích : Giáp Ngọ được nạp Âm Luật, âm bậc 7 của Cung Thương đó là Âm Nhuy Tân – Đối xung với Âm Hoàng Chung . Theo luận thuyết của Âm Nhạc Cổ Truyền Trung Hoa thì Âm Nhuy Tân chủ làm cho tinh thần của Thần ( hiểu là Cán Bộ ) và của Người (Nhân Dân) trở nên an tĩnh, thông cảm nhau.

Sang Năm Ất Mùi câu dự đoán đó sẽ ra sao ?

Tôi dự đoán rằng, sang Năm Ất Mùi sự thông cảm và niềm tin giữa Lãnh Đạo và Nhân Dân đồng thuận và sâu đậm hơn. Lãnh Đạo và Nhân Dân có tiếng nói chung.

Căn cứ vào đâu mà dự đoán như thế ?

Những biểu hiện thuộc về Tinh Thần, Tâm Linh thường liên quan đến Ngũ Hành Nạp Âm. Để giải thích điều dự đoán trên ta phải dựa vào Nguyên Lý Nạp Âm Ngũ Hành .
Âm nói ở đây không phải là Âm Dương mà là Âm Nhạc. Giáp Ngọ và Ất Mùi tuy đều có Nạp Âm là Sa Trung Kim , nhưng “ Tiếng Kim ” của Năm Giáp Ngọ và “ Tiếng Kim ” trong Năm Ất Mùi mang những sắc thái khác nhau rất tinh tế và rất sâu sắc. Nếu không có những kiến thức về Nguyên Lý Nạp Âm thì không thể hiểu được điều này.

Trong lý luận Âm Nhạc, Người Trung Hoa Cổ Đại đã đem Ngũ Cung ( Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ – Mỗi Âm này được gọi là Âm Chủ, hoặc Âm Gốc ) lần lượt cho ứng với Ngũ Hành ( Thổ, Kim, Mộc, Hỏa, Thủy – Mỗi Hành này ta gọi là Hành cơ bản,hoặc Hành Gốc ). Họ chia Quãng 8 ( Octave ) của mỗi Âm Chủ thành 12 phần ( 12 bậc ), mỗi phần sẽ mang tính Dương hoặc tính Âm, phần mang tính Dương được gọi là Âm Luật, phần mang tính Âm gọi là Âm Lữ; ngoài ra mỗi Bậc còn có Tên gọi riêng để phân biệt, ta có 12 Âm Luật Lữ. 12 Luật Lữ này chủ yếu dùng trong các Học Thuyết, còn trong sinh hoạt Âm Nhạc người ta không dùng chúng. Người Trung Hoa nói riêng và người Phương Đông nói chung ưa dùng Âm Giai Ngũ Cung.

Mỗi cặp Can Chi được nạp một Âm Luật hoặc Lữ, hai cặp Can Chi liền nhau ( theo thứ tự Dương, Âm ) của cùng một Hành được nạp một Âm Luật và một Âm Lữ liền nhau và được sinh ra chỉ một Hành Nạp Âm.

Cặp Can Chi Giáp Ngọ được nạp Âm Luật Nhuy Tân ( Âm Bậc VII ) của Cung Thương, cặp Can Chi Ất Mùi được nạp Âm Lữ Lâm Chung ( Âm Bậc VIII ) của Cung Thương. Sau khi nạp Âm chúng trở thành Trọng Kim của Thượng Nguyên của Tam Nguyên Thứ hai mà Cổ Thư gọi là Sa Trung Kim ( Vàng trong Cát ).

Âm Nhuy Tân và Âm Lâm Chung cùng thuộc Cung Thương ( Âm Kim ), nhưng là hai Âm thuộc hai bậc cao thấp khác nhau nên Âm sắc khác nhau, gây ra những hiệu ứng khác nhau . Âm Nhuy Tân ( của Giáp Ngọ ) là Âm thuộc cung bậc thứ VII của Thương, Âm này không có mặt trong Âm Giai Ngũ Cung, nếu nó xuất hiện trong đó thì gây ra hiệu ứng gay gắt, căng thẳng, nghe không hòa hợp. Âm Lữ Lâm Chung ( cùa Ất Mùi ) là Âm bậc VIII của Thương , Âm này có mặt trong Âm Giai Ngũ Cung nên nghe hòa hợp. Với những Âm này, Con Người có thể tạo nên những giai điệu ngọt ngào, êm dịu, làm say đắm lòng Người.

Cổ Nhân quan niệm rằng, Âm Cung ( Tiếng Thổ ) là Tiếng của Vua. Âm Thương ( Tiếng Kim ) là Tiếng nói của Các Bậc Cận Thần, truyền đạt Chiếu Chỉ của Vua đến với Muôn Dân, để làm cho mọi sự việc trở nên hiển dương.

Nhưng âm Nhuy Tân ( Của Thần – Quan ) nghe chói tai, khó lọt tai. Ta hiểu là, tiếng nói của các Vị Quan khó nghe. Tuy Người Dân vẫn nghe, nhưng lòng chưa thuận.
Sang năm Ất Mùi, Âm Lâm Chung hòa điệu vào Âm Giai Ngũ Cung. Ta hiểu là, tiếng nói của Lãnh Đạo mà cụ thể là các chủ trương chính sách, những lời huấn thị của Lãnh Đạo được Nhân Dân lắng nghe và thuận tình ủng hộ . Tức là giữa Nhân Dân và Lãnh Đạo có sự có sự thuận chiều và sự thông cảm sâu sắc và thực lòng.

LyTranLe