Trang 1 trên 1

Kinh Dịch - Hệ Từ

Đã gửi: 06:26, 21/08/10
gửi bởi Hà Uyên
Xin chào các bạn


Dịch - Hệ từ thượng - Chương 9 - Tiết 5 có viết:

- " Nhị thiên chi sách, vạn hữu nhất thiên ngũ bách nhị thập, đương vạn vật chi số dã "

- Dịch nghĩa: " Số cọng cỏ thi (ứng với số hào) trong hai thiên của Kinh dịch là 11520, tương đương với số chỉ vạn vật ".

........................

Sách " Chu Dịch Đại truyện " - Lê Anh Minh dịch - chú:

- "Thiên" = Kinh dịch có hai thiên ; thượng thiên (tức thượng kinh) có 30 quẻ ; hạ thiên (tức hạ kinh) có 34 quẻ.

- 64 quẻ cả thảy 192 hào dương và 192 hào âm. Khi bói:

- Lập được hào Dương, số que kẹp kẽ tay là 13, còn lại là 36 que. Vậy 36 x 192 = 6912.

- Lập được hào Âm, số que kẹp kẽ tay là 25, số que còn lại là 24. Vậy 24 x 192 = 4608

- Kết quả: 6912 + 4608 = 11520

- Khi nói "vạn vật", thì "vạn" là mười ngàn (nhưng đó là nói tổng quát).

- Số 11520 tương đương với con số chỉ vạn vật.

....................


Sách: KINH DỊCH - ĐẠO CỦA NGƯỜI QUÂN TỬ - Nguyễn Hiến Lê

- " Nhị thiên chi sách vạn hữu nhất thiên ngũ bách nhị thập, đương vạn vật chi số dã "

- Dịch: " Số thẻ của hai thiên (tức thiên thượng và thiên hạ trong Kinh dịch, tức số thẻ của 64 quẻ trùng - vì thiên thượng gồm 30 quẻ, thiên hạ gồm 34 quẻ) là 11.520, hợp với số của vạn vật ".

- Chu Hi giảng: Hai thiên trong Kinh dịch gồm tất cả 192 hào dương và 192 hào âm. Như tiết trên đã nói, số của quẻ Càn là 216, vậy số của mỗi hào quẻ Càn, tức mỗi hào dương là 216 / 6 = 36. Số của quẻ Khôn là 144, vậy số của mỗi hào quẻ Khôn, tức mỗi hào âm là 144 / 6 = 24.

- Tổng số 192 hào dương là 36 x 192 = 6.912 ; Tổng số 192 hào âm là 24 x 192 = 4.608 Cộng cả dương lẫn âm được 6.192 + 4.608 = 11.520

- Số 11.520 hợp với số của vạn vật là nghĩa làm sao ? Chúng tôi không hiểu. Có lẽ người Trung Hoa thời đó cho rằng trong vũ trụ thời đó có khoảng một vạn mốt loài chăng ?


Trên đây là dịch giảng của Nguyễn Hiến Lê (trang 463 sách đã dẫn)


Chương 9 - Tiết 5 này, tôi hiểu chưa được hiểu rõ, anh chị em xin cùng bình giảng chú giải, để sáng tỏ giúp ích cho việc nghiên cứu các môn Thuật toán cổ phương Đông, đặc biệt là "Dịch Số".



Hà Uyên

TL: Kinh Dịch - Hệ Từ

Đã gửi: 17:34, 22/08/10
gửi bởi Hà Uyên
Chúng ta cùng nhau khảo sát về Thời gian cơ bản:

- Một giờ Can Chi, là đơn vị mà người xưa quy định tương đương với 120 phút, một ngày Can Chi tương đương với 120 x 12 = 1440 phút.

- Giả thiết ta lấy 1440 phút = 1 ngày, làm đơn vị cơ bản để tính toán:

- Khi ta nói 8 ngày, thời gian tính bằng đơn vị " phút " sẽ là 1440 x 8 = 11520 phút, số phút của 8 ngày trùng khớp với số mà Dịch - Hệ từ nói "số hợp với số vạn vật", hay là "số chỉ vạn vật"

- Khi ta nói 9 ngày, thì thời gian tính bằng đơn vị "phút" sẽ là 1440 x 9 = 12960 phút. Đây là số đơn vị tính của Thiệu Ung. (Thiết Bản Thần Số, Hoàng Cực Kinh Thế)

- Khi ta nói 18 ngày, thì thời gian tính đơn vị phút sẽ là 1440 x 18 = 25920 phút. Đây là số đơn vị tính của Thái Ất Thần Số.

- Khi ta nói 21 ngày (7 x 3), thì thời gian tính đơn vị bằng phút sẽ là 21 x 1440 = 30.240 phút. Đây là tổng trị số của 64 quẻ Dịch dương 9 âm 6, theo Dịch Vĩ, Đạo Thư, Thiệu Ung thì được gọi là "thần số", hay là số "phản tổ".

- Thời gian tính đơn vị bằng "phút" trong một năm sẽ là: 360 x 1440 = 518400 (365,25 x 1440 = 525960)
Như vậy, 20 năm thì ta có số 518400 x 20 = 10.368.000 phút. Đây là số mà tôi còn đang phân vân nghi ngờ về số toán Thượng cổ Giáp Tí. (10.153.927)

Chúng ta tiếp tục khảo chứng, soát xét tại sao Dịch lại nói số 11520 là số chỉ vạn vật .!!!

TL: Kinh Dịch-Hệ Từ

Đã gửi: 23:21, 22/08/10
gửi bởi Thiện Minh
Độn số là một dạng đi tìm ẩn số , mà mắt không thể nhìn thấy được , tâm không thể biết trước được. Vì vậy Đại Diển khi được dương tịnh (thiếu dương) số hiện trên 3 biến (một hào) là 21 , ta lấy 49-21=28(ẩn số) . Trong khi đó 28=7x4 vì 7 là thiếu dương kinh qua tứ tượng. Khi 3 biến là 17 thì ẩn số sẻ là 49-17=32 , mà 32=8x4 vì 8 là thiếu âm kinh qua tứ tượng , nên mệnh danh là hào âm tịnh . Nếu 64 quẻ ở trạng thái tịnh , ta sẻ có dạng : (28+32)x192=11520 . Là hợp số của thiếu dương và thiếu âm .

TL: Kinh Dịch-Hệ Từ

Đã gửi: 23:35, 22/08/10
gửi bởi Thiện Minh
Củng vậy , khi 3 biến được hiện số 13 , ta sẻ có ẩn số : 49-13=36 mà 36=9x4 vì 9 là thái dương kinh qua tứ tượng nên mệnh danh là Dương Trùng . Khi 3 biến được 25 , ta sẻ có ẩn số : 49-25=24 mà 24=6x4 vì 6 là thái âm kinh qua tứ tượng , nên mệnh danh là Âm Giao . Khi 64 quẻ ở trạng thái động , ta sẻ có dạng : (36+24)x192=11520 là hợp số của Thái dương và Thái âm .

TL: Kinh Dịch-Hệ Từ

Đã gửi: 23:48, 22/08/10
gửi bởi Thiện Minh
Sự biến hóa của vạn vật không vượt ra khỏi 2 lẻ âm và dương : Thiếu Dương(7) tiến triển thành Thái Dương(9) , lại thoái khí dương thành Thiếu Âm(8) , hình chất âm lại tiến thành một bậc thành Thái Âm(6) , khi hình chất cực độ thì hoại trở lại khí Thiếu Dương(7) . Và sự biến hóa vạn vật trở nên một vòng khép kín có trật tự qui cửu.

TL: Kinh Dịch-Hệ Từ

Đã gửi: 00:10, 23/08/10
gửi bởi Thiện Minh
Trong sự biến hóa đó , nếu lấy tính âm dương tương hợp : Thiếu Dương 7 + Thiếu Âm 8 = 15 là số Ma Phương xuyên tâm . Thái Dương 9 + Thái Âm 6 = 15 là số Ma Phương xuyên tâm. Nếu nói hào chịu khí , thì : dương tịnh (7x4) + âm tịnh (8x4)= 60 giờ . Âm Giao(6x4)+Dương Trùng (9x4)= 60 giờ . Nếu nói 64 quái tượng , từ trạng thái tịnh sang trạng thái động : Đơn Dương 28 + Đơn Âm 32= 60 x 192 = 11520 . Dương Trùng 36+ Âm Giao 24 = 11520 . Vì sự biến hóa khép kín ấy , nên Thánh Nhân mới nói rằng con số 11520 là số chỉ cho vạn vật nằm trong sự biến hóa của 64 quái tượng vậy .

TL: Kinh Dịch - Hệ Từ

Đã gửi: 00:46, 23/08/10
gửi bởi Hà Uyên
Chào bác Thienthai

Cảm ơn bác dành thời gian trao đổi học thuật. Mong được sự quan tâm chia sẻ, cũng như định hướng phương pháp khảo chứng của bác ThienThai về kiến thức Đông Phương học.


Thân ái.


Hà Uyên.

TL: Kinh Dịch - Hệ Từ

Đã gửi: 01:27, 23/08/10
gửi bởi Hà Uyên
Chúng ta tiếp tục

- Người xưa đã định lệ: một giờ Can Chi tương đương với " 8 khắc ", có nghĩa rằng mỗi một "khắc" sẽ tương đương với 15 phút. Theo kiến thức ngày hôm nay thì tương đương với 1 độ.

- Ta lấy một ví dụ: ngày hôm nay là ngày Ất Tị, tháng Giáp Thân, năm Canh Dần, được giờ Canh Thìn. Theo Tam thức thì ngày Ất Tị đang ở vào Chu kỳ 7, có đồ hình như sau:


....................................Tụng


.................Di.....................................Nhu


...........Đại quá...............+..................Tiểu quá


.............Trung phu...........................Tấn


.................................Minh di


- Giờ Canh Thìn thuộc quẻ Đại quá, an tại hướng Đông, hướng Tây có quẻ Tiểu quá, hướng Nam có quẻ Tụng, hướng Bắc có quẻ Minh di. Hướng Đông Nam được quẻ Di, hướng Tây Nam được quẻ Nhu, hướng Tây Bắc được quẻ Tấn, hướng Đông Bắc được quẻ Trung phu.

- Khi thời gian phối ứng với Hào từ, theo Dịch Can Chi, thì giờ Canh Thìn, cũng có 8 "khắc" được xác định như sau:

1. Chu kỳ 1 - Canh Thìn – Thuần Chấn, hào 3
- "Lục Tam, chấn tô tô, chấn hành vô sảnh.”
- “Sáu Ba, lúc sấm động kinh hãi không yên, do sấm động mà biết sợ, thì đi lên sẽ không gặp họa hoạn.”
- Tượng “chấn tô tô, vị bất đáng dã” – ý nói lên Ngôi vị hào Sáu Ba không thỏa đáng.

2. Chu kỳ 2 - Canh Thìn – Lôi Địa Dự, hào 3
- “Lục Tam, vu dự hối ; trì hữu hối.”
- “Hào Sáu Ba, xun xoe với trên để cầu vui, tất hối hận ; nếu tỉnh ngộ chậm tất lại sinh hối hận.”
- Tượng “Vu dự hữu hối, vị bất đáng dã” – "Xun xoe tất có hối hận", nói lên hào Sáu Ba ngôi vị không chính đáng.

3. Chu kỳ 3 - Canh Thìn – Lôi Thủy Giải, hào 3
- “Lục Tam, phụ thả thừa, chí khấu chí ; trinh lận.”
- “Sáu Ba, mang đội vật nặng mà ngồi xe lớn, tất xúi bọn cướp đến cướp ; giữ vững chính bền để phòng hối tiếc.”
- Tượng “Phụ thử thừa, diệc khả xú dã, tự ngã chí nhung, hữu thùy cữu dã” – "Mang đội vật nặng mà ngồi xe lớn", ấy là nói hành vi của Sáu Ba rất xấu xa, do bản thân không có đức, "Trộm ngôi mà đưa nạn binh nhung đến", như vậy thì còn quy lỗi vào ai được ?

4. Chu kỳ 4 - Canh Thìn – Lôi Phong Hằng, hào 3
- “Cửu Tam, bất hằng kỳ đức, hoặc thừa chi tu ; trinh lận.”
- “Chín Ba, không thường giữ được đức đẹp, có khi bị người làm cho hổ thẹn ; phải giữ vững sự chính bền để phong sự thẹn tiếc.”
- Tượng “Bất hằng kỳ đức, vô sở dung dã” – “Không thường giữ được đức đẹp", ý nói Chín Ba sẽ không có chỗ dung thân.

5. Chu kỳ 5 - Canh Thìn - Địa Phong Thăng, hào 3
- “Cửu Tam, thăng hư ấp.”
- “Chín Ba, lên cao dễ dàng như vào thẳng nơi thành ấp không người.”
- Tượng “Thăng hư ấp, vô sở nghi dã.” – "Lên cao dễ dàng như vào nơi không người", nói lên lúc này Chín Ba “thượng thăng” sẽ không có điều gì phải nghi ngờ suy nghĩ.

6. Chu kỳ 6 - Canh Thìn - Thủy Phong Tỉnh, hào 3
- “Cửu Tam, tỉnh tiết bất thực, vi ngã tâm trắc ; khả dụng cấp, vương minh tịnh thụ kỳ cấp.”
- “Chín Ba, giếng nước được nạo vét sạch sẽ mà không được múc nấu ăn, khiến ta động lòng chắc ẩn, nên mau mau múc lấy nước giếng ăn này, được vị vua sáng suốt thì vua tôi sẽ chung hưởng phúc trạch.”
- Tượng “Tỉnh tiết bất thực, hành trắc dã ; cầu vương minh, thụ phúc dã.” - "Nước giếng được nạo vét sạch mà không được dùng", nói lên hành vi của Chín Ba chưa được hiểu, thật khiến cho người động lòng ; hy vọng “nhà vua sáng suốt”, là để cho vua tôi cùng hưởng phúc trạch.

7. Chu kỳ 7 - Canh Thìn - Trạch Phong Đại quá, hào 3
- “Cửu Tam, đống náo, hung.”
- “Chín Ba, cột ỏe, hung.”
- Tượng “Đống náo chi hung, bất khả dĩ hữu phụ dã.” - "Cột cong ỏe mà có hung hiểm", nói lên ý thế cứng của Chín Ba không thể thêm gì để phụ giúp. Chín Ba không thể ứng trên, nếu có ứng với Sáu Trên, thế cứng mà được giúp thì lại càng mạnh, cột càng cong hơn.

8. Chu kỳ 8 - Canh Thìn - Trạch Lôi Tùy, hào 3
- “Lục Tam, hệ trượng phu, thất tiểu tử ; tùy hữu cầu đắc, lợi cư trinh.”
- “Sáu Ba, quấn quýt với đấng trượng phu dương cứng, mất kẻ tiểu tử ở dưới, theo với người mà ta đã cầu tất được, lợi nếu như ở yên, giữ vững chính bền.”
- Tượng “Hệ trượng phu, chí xả hạ dã” - "Quấn quýt với đấng trượng phu", nói lên ý chí Sáu Ba là kẻ bỏ người thấp dưới mà theo người Trên.


...còn tiếp...

TL: Kinh Dịch - Hệ Từ

Đã gửi: 08:23, 27/08/10
gửi bởi Hà Uyên
Kinh Dịch khi đọc đã thấy khó khăn để nhận thức, nói tới học Dịch lại thêm một bước tiến thật mơ hồ. Để chú giải và khảo chứng cũng lại là việc mất nhiều thời gian, đôi khi còn mất cả định hướng nghiên cứu về tính đúng và sai.

Để chú giải khi Dịch viết: "Số chỉ vạn vật là 11520", ta tiến thêm một bước nữa, đi vào khu rừng mờ mịt của Nhị thập Bát tú phối ứng với Hào từ. Ngay tại chu kỳ 7, từng quẻ một trong 8 quẻ kết cấu nên một chu kỳ.


6. THIÊN THỦY TỤNG: trị số [(63 x 8) + 48 = 552 ]

- Hào Sáu Dương: [ Hư - Khuê - Tất - Quỷ - Dực - Đê - Cơ ]

- Hào Năm Dương: [ Sâm - Tinh - Giác - Tâm - Ngưu - Thất - Vị ]

- Hào Bốn Dương: [ Đê - Cơ - Hư - Khuê - Tất - Quỷ - Dực ]

- Hào Ba Âm: [ Đẩu - Nguy - Lâu - Chủy - Liễu - Chẩn - Phòng ]

- Hào Hai Dương: [ Trương - Cang - Vĩ - Nữ - Bích - Mão - Tỉnh ]

- Hào Sơ Âm: [ Lâu - Chủy - Liễu - Chẩn - Phòng - Đẩu - Nguy ]


7. TRẠCH PHONG ĐẠI QUÁ: trị số: [(51 x 8) + 60 = 468 ]

- Hào Sáu Âm: [ Lâu - Chủy - Liễu - Chẩn - Phòng - Đẩu - Nguy ]

- Hào Năm Dương: [ Vĩ - Nữ - Bích - Mão - Tỉnh - Trương - Cang ]

- Hào Bốn Dương: [ Liễu - Chẩn - Phòng - Đẩu - Nguy - Lâu - Chủy ]

- Hào Ba Dương: [ Cang - Vĩ - Nữ - Bích - Mão - Tỉnh - Trương ]

- Hào Hai Dương: [ Chủy - Liễu - Chẩn - Phòng - Đẩu - Nguy - Lâu ]

- Hào Sơ Âm: [ Nữ - Bích - Mão - Tỉnh - Trương - Cang - Vĩ ]


Chúng ta đang trở về với Quá khứ, thời điểm đó là ngày đầu tuần thứ Hai, ngày 1 - 1 năm 4713 tr.CN.