Trang 1 trên 2

Tăng bổ BỐC PHỆ CHÍNH TÔNG

Đã gửi: 16:54, 13/02/11
gửi bởi tieudao123
Lời nói đầu

Cuốn Tăng Bổ Bốc Phệ Chính Tông được Vương Duy Đức tự Hồng Tự người ở Tây Sơn thuộc Động Đình viết. Gọi là Tăng bổ ( bổ túc thêm) vì Bốc Dịch là môn học tối cổ, được lưu truyền từ xưa. Những phần ghi chép trong sách đều chọn lấy từ những tư liệu truyền đời, chỉ có những phần đính chính, giải thích là do tác giả sáng tác do hiểu biết và vận dụng về Dịch học của mình. Vương Duy Đức là người đầu đời nhà Thanh, là người nghiên cứu Dịch từ nhỏ, công danh trắc trở, gia nghiệp bị phá bại khiến phải hành nghề bói toán để độ nhật. Cuối đời gom lại những điều hiểu biết cùng kinh nghiệm hành nghề của mình để viết thành sách để lại cho người sau. Theo ông cái học của mình có được nhờ một phần nghiên cứu từ nhỏ lại trải qua nhiều năm, một phần do Dương Quảng Hàm tiên sinh truyền lại. Nhưng phần lớn nội dung của sách là chú giải, bài bác những điều do tác giả hiểu đối với những tư liệu truyền lại từ xưa. Trong sách theo tác giả chỉ có phần Thập Bát Luận trong quyển 3 và phần Thập Bát Vấn Đáp trong quyển 13 và 14 là do mình viết cùng những kinh nghiệm được thầy truyền lại, còn lại là những phần đính chính, giải thích, cùng sưu tầm những tư liệu cổ. Ông sống vào đầu đời nhà Thanh, nhưng trước đó vào đời Minh, môn Bốc Dịch khá phổ biến, được nhiều người nghiên cứu, nhiều tác phẩm được khắc in. Theo tác giả chính phần Hoàng Kim Sách mà tác giả ra công chú giải được Lưu Bá Ôn, người đầu đời Minh giỏi về thuật số đã viết ra. Cách vận dụng Ngũ hành trong Dịch cùng lượng định chính phụ của các hào trong quẻ có nhiều quan điểm khác nhau. Nhờ hành nghề lâu năm, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm nên trong sách ông bài bác rất nhiều quan điểm cổ cùng quan điểm nêu ra trong một số sách lưu hành đương thời, cốt để đính chính cho hợp với những Nguyên tắc đã được chuẩn định đói với môn học này. Môn Bói Dịch này vốn đã có chuyển biến sâu rộng từ thời Quỷ Cốc Tiên Sinh, một nhân vật sống vào đời Chu, khi ông đổi từ phép xem dùng cỏ Thi, qua cách dùng bằng ba đồng tiền, khiến môn học này được phổ biến rộng rãi, không còn riêng tư cho giới trong coi bói toán của triều đình. Nhờ vậy mà từ đó môn học được xiển dương . Tuy nhiên trải qua mấy ngàn năm, người nghiên cứu quá nhiều, khiến việc hiểu biết vận dụng có nhiều sai biệt. Rồi từ đó tạo thành nhiều môn phái với những kiến giải riêng rẽ. Tuy nhiên còn tuỳ thuộc vào thiên tư nên không phải người nào cũng đạt đến thâm sâu, áo diệu của Dịch, dù lắm người nổi tiếng lúc hành nghề Bói Dịch nhưng kiến giải cũng không được sâu sắc, nên những điều truyền thụ cho người sau cũng không đạt được lý lẽ chính xác. Tác giả vốn là người nghiên cứu, bất dắc dĩ mà hành nghề độ nhật, nhưng nhờ đó mà thu thập được nhiều kinh nghiệm, nên cố gắng đính chính giải thích theo hiểu biết của mình. Và chính vì thế mà trong sách khá đầy đủ những câu Phú truyền tụng từ xưa, từ những câu mang tính học thuật cho đến những câu hết sức bình dân áp dụng cho một số trường hợp lúc hành nghề của các thầy bói.



Khi đem khắc in, nội dung của sách còn có sự góp ý của những nhà khoa bảng cũng là những học giả đương thời là Nhu Tôn Thì, Ngô Tường Chung và Anh Tử Xán. Sách được phân thành 14 quyển, mỗi quyển gồm nhiều phần khác nhau nhưng không chia thành chương. Từ quyển 4 đến quyển 12 đều là những câu phú cổ về tạp sự với chú thích rõ ràng. Phần cơ bản về Dịch học và Ngũ hành được đề cập trong quyển 1 và 2 lại khá đơn giản.


Nội dung của sách nếu đọc kỹ sẽ thấy không chỉ do một người viết, mà có những phần phụ vào do người đương thời hoặc người sống sau tác giả, vì những cách hành văn nhiều khi viết quá đơn giản không phải là người có học cao, cùng những luận giải không được sâu sắc theo tình thần chú thích Hoàng Kim Sách, là phần Phú chính yếu chắc chắn do tác giả viết. Vả lại ôm đồm quá nhiều phần về tạp sự nên việc chú thích khó tránh được nhầm lẫn và võ đoán, khiến người đọc khó nắm được phần chính phụ để áp dụng cho các quẻ Dịch. Ngoài ra phân cơ bản quá ngắn gọn, mà phần lí luận lại được nâng cao, nên sách thích hợp cho những người đã từng có nghiên cứu về Bốc Dịch. Nhưng đây là một cuốn sách quan trọng trong việc nghiên cứu và học hỏi về Bốc Dịch, kẻ hậu học muốn tiến xa không thể không đọc sách này.


Sách được lưu truyền rộng rãi trong giới nghiên cưú Dịch học ở nước ta vào thời Nhà Nguyễn. Nhưng trong bước đầu học Dich người ta phải kết hợp đọc thêm Tăng San Bốc Dịch của Dã Hạc Lão Nhân mà nội dung về những lý thuết cơ bản được trình bày cặn kẻ hơn. Hai cuốn Bốc Phệ Chính Tông và Tăng San Bốc Dịch vì thế được phổ biến rộng rãi ở Trung Hoa và nước ta. Cũng như Tăng San Bốc Dịch, Bốc Phệ Chính Tông được khắc in nhiều lần, và những lần về sau cũng có đôi chỗ in nhầm, nhưng không đáng kể. Bốc Phệ Chính Tông có quan điểm với một quẻ Dịch có thể đoán định được nhiều việc, và đây cũng là điểm tương phản với Tăng San Bốc Dịch, nhưng lại được người bói Dịch áp dụng mà có kết quả chính xác.


Sách này trước đây đã được dịch vào thập niên 70 của thế kỷ trước, nhưng chỉ dịch những phần chính yếu, rồi chép tay cho các thân hữu nghiên cứu. Nay có cơ hội nên dịch trọn bộ các phần, kể những phần không được lí luận thâm sâu, cốt sao lưu giữ được những tư liệu truyền lại từ xưa. Ngoài ra còn đính kèm chữ Hán phần nội dung chính yếu, để người đọc tiện tham khảo. Tuy nhiên vì nguyên bản được sắp xếp không được rành mạch theo tinh thần hiện đại, nên khi dịch sách dịch giả đã phân thành các chương khác nhau, nhưng chương có nội dung gần gũi thì đặt sát liền nhau. Phân Đính chính sai lầm của các sách đương thời được tách riêng chuyển vào phần Phụ Lục. Ngoài ra những phần tạp thư như Hà Tri Chương, Yêu Nghiệt Phú... trình độ không cao nên cũng chuyển vào Phụ Lục. Riêng về phần Tân Tăng Gia Trạch tuy khá lộn xộn và không sâu sắc lại chuyển vào sau phần Gia Trạch cho tiện tra cứu. Ngoài phần chú thích của tác giả, dịch giả cũng có kèm theo những kiến giải riêng tư ở phần chú thích cuối trang.


Với cuốn sách quá nhiều phần nghiên cứu khác nhau nên khó tránh được lầm lẫn khi dịch. Nếu thân hữu cũng như người đọc các nơi có điểm gì chê trách hoặc góp ý là điều may mắn để Dịch giả sửa đổi trong những lần in sau.
Vĩnh Cao
Lạc Biên Phủ, tháng chín năm Đinh Hợi.

TL: Tăng bổ BỐC PHỆ CHÍNH TÔNG

Đã gửi: 17:08, 13/02/11
gửi bởi tieudao123
Chương 5
THẬP BÁT LUẬN

Thứ Nhất: PHÂN LOẠI DỤNG THẦN


- Phàm xem ông bà nội, cha mẹ, thầy, chủ nhà, chú bác, cô dì và những người ngang hàng với cha mẹ, thân hữu có tuổi như cha mẹ ta, cùng tường thành, nhà cửa, xe cộ, y phục, đồ dùng che mưa, vải vóc, chăn mền, chương sớ đều lấy Phụ Mẫu làm Dụng thần.

- Phàm xem công danh, quan phủ, sấm chớp, chồng, anh em hay thân thuộc ngang hàng với chồng, bạn bè của chồng, cùng loạn thần, giặc cướp, âu lo, việc gian tà, bệnh tật, người cầm đầu, gió chướng đều lấy Quan Quỷ làm Dụng thần.

- Phàm xem cho anh em, chị em, chồng của chị em, anh em vợ, anh em kết nghĩa, bạn tri giao, bạn cùng làm quan đều lấy Huynh Đệ làm Dụng thần.

- Phàm xem cho chị dâu, em dâu, thê thiếp, cùng thê thiếp của bạn, tì bộc, vật giá, tiền tài châu báu, vàng bạc, kho chứa, lương tiền, vật loại đồ dùng, cùng xem trời nắng ráo sáng sủa đều lấy Thê Tài làm Dụng thần.

- Phàm xem cho con cái, cháu, chắt, rể, môn đồ, trung thần, lương tướng, thuốc men, tăng đạo, lục súc, chim chóc, cùng gió thuận, việc giải sầu, tránh hoạ và hỏi về thời tiết, nhật nguyệt, tinh đầu đều lấy Tử Tôn làm Dụng thần.


Thứ hai : THẾ ỨNG LÀM DỤNG THẦN

Hai hào Thế và Ứng ở trong các quẻ thì Thế là mình mà Ứng là người. Thế Ứng tương sinh, tương hợp là khách chủ hợp ý, Thế Ứng tương khắc tương xung là khách chủ bất hoà.

- Phàm xem tật bệnh cho mình hoặc hỏi tuổi thọ hoặc xem xuất hành hung hay cát, xem hao tổn lợi ích cho mình đều lấy hào Thế làm Dụng thần.

- Phàm xem cho người chẳng biết xưng hô ra sao, bạn bè không thâm giao, cửu lưu thuật sĩ, kẻ thù , quân địch, xem cho nơi nào đó, cho núi, sông, chùa chiền nào đó đều lầy Ứng làm Dụng thần.

- Như xem đất nào đó có thể chôn cất cho mình không thì Thế làm huyệt mà Ứng làm đối án . Còn như xem mua đất của người để mai táng, mà hỏi đất đó nếu chôn có lợi cho nhà mình không thì lấy Ứng làm huyệt mà Thế là nhà mình.


Thứ ba: HỎI ĐÁP VỀ DỤNG THẦN

- Có người hỏi : Nô bộc xem cho chủ nhân lấy hào Phụ Mẫu làm Dụng thần. Chủ nhân xem cho nô bộc vì sao không lấy hào Tử Tôn làm Dụng thần?

Đáp : Tất cả những gì nuôi dưỡng, che chở cho ta đều dùng Phụ Mẫu làm Dụng thần, tức như thành quách, nhà cửa, xe tàu, y phục.. .Các loại như vàng bạc, vật dụng, tì bộc, .. để sử dụng đều lấy Thê Tài làm Dụng thần.

- Lại hỏi: Xem cho vợ của anh em, cho chị em của vợ dùng hào Tài làm Dụng thần, mà sao xem cho anh em của chồng lấy hào Quan làm Dụng thần?

Đáp: Xem cho vợ của anh em, chị em của vợ là những người ngang hàng với vợ, mà chồng xem cho vợ lấy hào Thê Tài làm Dụng thần vì thế tất cả đều dùng hào Thê Tài. Anh em của chồng là người ngang hàng với chồng, mà xem cho chồng lấy hào Quan Quỷ làm Dụng thần thì tất cả đều dùng hào Quan Quỷ.

- Hỏi: Sách xưa đều chép Huynh Đệ là gió mây, nay lấy hào Quan Quỷ là gió chướng, Tử Tôn là gió thuận, vì sao như thế ?

Đáp: Quí nhân dùng hào Quan là Quan tinh, thứ nhân lấy Quỷ làm hoạ hại. Quí nhân lấy Tử Tôn là ác sát, thứ nhân lấy Tử tôn làm Phúc thần. Quan là sao câu thúc, Quỷ là sao lo âu cản trở. Như gặp gió mưa liên miên, hoặc gặp gió chướng, tật bệnh, quan sự quấy nhiễu, giặc cướp xâm hại khiến người lo âu, há Phúc thần có thể chế Quan Quỷ mà giải ưu sầu sao. Cho nên có thế dùng được như vậy.

TL: Tăng bổ BỐC PHỆ CHÍNH TÔNG

Đã gửi: 19:03, 13/02/11
gửi bởi tieudao123
Thứ tư : LUẬN VỀ NGUYÊN THẦN, CỪU THẦN, KỴ THẦN
- Phàm xem quẻ muốn biết Nguyên thần thì trước tiên phải xem hào nào là Dụng thần. Hào sinh Dụng thần là Nguyên thần. Như Dụng thần gặp Tuần không, Nguyệt phá, suy nhược, hoặc phục tàng không hiện được Nguyên thần động sinh, hoặc được Nhật thần, Nguyệt kiến làm Nguyên thần sinh, thì đợi Dụng thần xuất Không, xuất Phá, đúng trị nhật điều mong muốn tất toại. Nếu Dụng thần vượng tướng mà Nguyên thần hưu tù, bất động, hoặc động mà hoá Mộ, hoá Tuyệt, hoá khắc, hoá Phá, hoá Thoái, hoặc bị Nhật thần, Nguyệt kiến khắc chế đều không thể sinh Dụng thần tức gốc rễ của Dụng thần bị tổn thương, thì không chỉ vô ích mà ngược lại còn bị hại nữa.

- Phàm xem quẻ muốn biết Kỵ thần thì trước tiên phải biết Dụng thần, hào khắc Dụng thần là Kỵ thần. Như Kỵ thần động khắc Dụng thần, mà hào Dụng thần xuất hiện chẳng lâm Không tất sẽ chịu khắc . Còn như trong quẻ nếu có Nguyên thần động sinh Dụng thần thì ngược lại Kỵ thần lại sinh Nguyên thần, đó gọi là "tham sinh quên khắc" tức Dụng thần có gốc rễ vững chắc, tốt càng gấp bội.
Nếu Kỵ thần độc phát mà Dụng thần lâm Không ấy là Tị không, còn nếu phục tàng thì gọi là Tị hung. Nếu Nhật thần, Nguyệt kiến sinh Dụng thần là được cứu. Những điều như trên đều là điềm tốt chẳng có gì nghi ngờ nữa.

Nếu Kỵ thần biến hồi đầu khắc, hoặc bị Nhật thần, Nguyệt kiến khắc xung, hoặc động hào chế Kỵ thần ấy là giặc muốn hại ta mà giặc bị hại trước, ta đâu có hại gì.
Còn như Nhật thần, Nguyệt kiến sinh phò Kỵ thần, hoặc Kỵ thần chồng chất khắc Dụng thần thì dù Dụng thần Tị không hay phục tàng đi nữa, thì đến lúc xuất Không, xuất lộ tất bị hại chẳng cứu được.

- Phàm xem quẻ muốn biết Cừu thần thì hào chế khắc Nguyên thần mà sinh phò Kỵ thần ấy là Cừu thần. Nếu trong quẻ Cừu thần phát động thì Nguyên thần bị hại, Dụng thần không gốc rễ, Kỵ thần tăng sức thì hoạ khỏi phải nói.
















Thứ năm : LUẬN VỀ PHI THẦN










Phi thần có 6 loại:
- Loại 1 : Quẻ đã có Phục Thần, hào mà Phục thần phục dưới đó gọi là Phi thần.

- Loại 2: Năm loại Lục thú gọi là Phi thần.
- Loại 3 : Năm loại ở cung khác gởi vào bản cung mà tạo thành Tài, Quan, Phụ, Huynh, Tử.

- Loại 4, 5 và 6: Trong một quẻ hai hào trên và dưới, mà một loại nội tĩnh ngoại động thì Ngoại phi nhập Nội là loại 4, một loại ngoại tĩnh nội động thì Nội phi phập Ngoại là loại 5, còn loại trong và ngoài đều động gọi Phi khứ là loại 6.


Thứ sáu: PHỤC THẦN CHÍNH TRUYỀN
Phục thần là nói đến trong một quẻ không có Dụng thần, thì xem Dụng thần phục tại hào nào, Dụng lúc đó gọi là Phục thần. Dụng thần đã hiện rồi thì Tuần không, Nguyệt phá, động tĩnh, sinh khắc, hợp xung đều từ đó mà điều động. Nếu có bệnh thì dùng thuốc, như lâm Không thì đợi trị nhật, Nguyệt phá thì cần điền hợp, Phục thì đợi xuất lộ, xung thì đợi hợp, hợp thì đợi xung. Ấy là vật cùng thì biến, vật đầy thì nghiêng.
Nếu theo thuyết xem Phá, Không là vô dụng, lấy quẻ Càn phục dưới quẻ Khôn dù có đủ cả ngũ loại (Phụ, Huynh, Tài, Quan, Tử), lại kéo quẻ Bỉ làm phục, lại từng hào đều có Phục. Há chẳng phải là bệnh mà không có thuốc sao, truyền lại như vậy thật là sai lầm. Khiến người học chẳng có cổng mà vào. Nay trình bày một lẽ nhất định để người học dễ thăng tiến.

Các quẻ Càn, Khôn, Cấn, Đoài, Khảm, Li, Chấn, Tốn đứng đầu mỗi một trong 8 cung, gọi là quẻ Bát Thuần. đầy đủ các hào thuộc Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ mà tượng là Quan, Phụ, Tài, Tử, Huynh. Mỗi quẻ thuộc trong 8 cung đều căn cứ vào những quẻ này để tìm hào Phục. Như quẻ Cấu, quẻ Độn thiếu hào Tài thì tìm ở hào Dần Mộc của quẻ Càn; các quẻ Bỉ, Độn, Tấn, Quan thiếu Thuỷ thì dùng hào Tí thuỷ của quẻ Càn đến phục tại hào sơ; quẻ Quan, Bác thiếu Kim thì dùng Thân kim của quẻ Càn đến phục. Nay chỉ lấy quẻ Càn làm phép tắc, các quẻ khác cũng căn cứ vào quẻ đứng đầu cung mà tìm hào Phục vậy.



Thứ bảy: LUẬN VỀ LỤC THÚ
- Thanh Long hết sức vui vẻ mà rất nhân từ, ở Kỵ thần thì mưu sự chẳng lợi.




- Bạch Hổ hung, mạnh mẽ mà hiếu sát, sinh Dụng thần thì tốt.

- Chu Tước khắc Thân thì hay có khẩu thiệt, thị phi. Nếu sinh Dụng thần thì văn thư, thư từ thường đến.


- Câu Trần thuộc Thổ, lâm Không thì ruộng vườn thường kém thu hoạch, nếu mạnh mẽ mà khắc Thế thì bị công sai bắt đi.
- Đằng Xà quái dị khiến kinh sợ. - Huyền Vũ tư tình, đạo tặc.
* Bạch Hổ là huyết thần, coi sinh sản chớ nên phát động. * Ở cung Ngọ, Chu Tước hoá Thuỷ nào sợ tai hoả tai. * Đằng Xà thuộc Mộc ở Quỷ lấn áp Thân, sợ rằng tự ải, mà khó tránh gông cùm. * Huyền Vũ là Quan sinh Thế an tĩnh, dù giao thiệp tiểu nhân cũng chẳng sợ liên quan. * Thế tĩnh có Thanh Long bị khắc bị bắt ở chốn hí trường, tửu điếm.
* Thổ Quỷ động mà có Câu Trần thì luận nên cầu đảo báo đáp Thái Tuế, nếu hỏi về bệnh thì phù thủng vàng da.
Đó là Lục thú ở Dụng thần, chớ suy tôn Lục thú, gặp cát thần nhiều thì tốt, gặp lắm hung thần thì hung.

Thứ tám: LUẬN VỀ VỊ TRÍ CỦA TỨ SINH Hoả có Sinh ở Dần; Kim có Sinh ở Tị; Thuỷ Thổ có Sinh ở Thân; Mộc có Sinh ở Hợi. Hoả có Khố ở Tuất, Tuyệt ở Hợi; Kim có Khố ở Sửu, Tuyệt ở Dần.Thuỷ Thổ có Khố ở Thìn, Tuyệt ở Tị; Mộc có Khố ở Mùi, Tuyệt ở Thân.
Đó là lệ định về Trường Sinh, Mộ, Tuyệt. Các quẻ đều dùng. Ngoài ba yếu tố đó ra, còn những yếu tố khác trong quẻ đều chẳng quan trọng. Như Hoả có Mộc Dục tại Mão, là tương sinh; Quan Đới tại Thìn , Suy ở Mùi, Dưỡng ở Sửu là tiết khí. Tị hoả có Lâm Quan ở Tị là Phục ngâm; Ngọ hoả có Lâm quan ở Ngọ là Thoái thần. Tị hoả có Đế Vượng tại Ngọ là Tấn thần; Ngọ hoả có Đế Vượng tại Ngọ là Phục ngâm. Ngọ hoả có Suy ở Mùi là tương hợp; Ngọ hoả có Bệnh ở Thân. Tị Ngọ hoả có Tử ở Dậu là Cừu thần; Tị hoả có Bệnh ở Thân là tương hợp, Thai ở Tí là tương khắc. Ngọ hoả có Thai ở Tí là khắc, là xung là Phản ngâm. Xem như thế thì các yếu tố này chẳng quan trọng gì.
Thứ chín: LUẬN VỀ NGUYỆT PHÁ
Phàm Nguyệt Phá ở trong quẻ đều có liên quan đến những hào hiện trong quẻ. Như khi Nguyệt Phá động có thể sinh khắc hào khác, khi là biến hào có thể sinh khắc hào đã biến ra nó. Trước mắt tuy bị Phá, nhưng ra khỏi tháng lại không Phá, ngày hôm nay tuy bị Phá, nhưng đến trị nhật lại không Phá.
Nguyệt Phá rất mừng gặp được hợp, điền thực. Lần lượt ứng năm hoặc tháng; nếu ứng gần hơn thì ngày hoặc giờ. Như hào Phá mà an tĩnh lại lâm Không, suy nhược lại gặp động hào, Nguyệt kiến, Nhật thần khắc hại thì loại Nguyệt Phá này gọi là Chân Phá, cuối cũng sẽ bị Phá.
Thứ mười: LUẬN VỀ TUẦN KHÔNG
Phàm trong quẻ hào gặp Tuần Không là thần cơ biểu hiện tại đó. Nếu các loại hào gặp Tuần Không mà vượng tướng hoặc hưu tù mà phát động được Nhật thần sinh phò, động mà được biến hào sinh phò, động biến Không, phục mà vượng tướng, cuối cùng cũng hữu dụng, chẳng qua đợi lúc xuất Tuần mà gặp Trị nhật, lại có những cách hợp Không, xung khởi, xung thực, điền bổ sẽ chú rõ ở phần chiêm nghiệm ở quyển sau. Nếu loại hào gặp Tuần không mà hưu tù an tĩnh hoặc bị Nhật thần khắc, động hào khắc, phục mà bị khắc, tĩnh mà bị Nguyệt phá thì mới là Thực Không, cuối cùng sẽ là Không.

Thứ mười một: LỆ ĐỊNH VỀ QUẺ PHẢN NGÂM
Quẻ Phản Ngâm có hai loại: Quẻ Phản ngâm và Hào Phản ngâm.
Quẻ Phản ngâm là quẻ biến thành tương xung. Hào Phản ngâm là hào biến thành tương xung (hào biến tương xung thì nhiều, với quẻ thì chỉ có một là Không biến Tốn, Tốn biến Khôn).
Quẻ Càn ở Tây Bắc, phải có Tuất, trái có Hợi; quẻ Tốn ở Đông Nam phải có Thìn, trái có Tị, Hai quẻ này đối nhau có Thìn và Tuất, Tị và Hợi tương xung.. Cho nên quẻ Càn vi Thiên biến thành Tốn vi Phong, rồi Tốn biến thành Càn; quẻ Thiên Phong Cấu biến thành Phong Thiên Tiểu Súc, rồi Tiểu Súc biến thành Cấu. Đấy là hai quẻ Càn và Tốn tương xung là hai quẻ Phản Ngâm vậy.
Quẻ Khảm ở Chính Bắc nằm tại Tí, quẻ Li ở Chính Nam nằm tại Ngọ. Hai quẻ này đối nhau có Tí và Ngọ tương xung. Cho nên Khảm vi Thuỷ biến thành Li vi Hoả, rồi Li biến thành Khảm; quẻ Thủy Hoả Ký Tế biến thành Hoả Thuỷ Vị Tế, rồi Vị Tế biến thành Ký Tế. Đấy là hai quẻ Khảm và Ly tương xung là hai quẻ Phản Ngâm vậy.
Quẻ Cấn ở Đông Bắc. phải có Sửu, trái có Dần; quẻ Khôn ở Tây Nam, phải có Mùi, trái có Thân. Hai quẻ này đối nhau có Sửu và Mùi, Dần và Thân tương xung. Cho nên Cần vi Sơn biến thành Khôn vi Địa, rồi Khôn biến thành Cấn; quẻ Sơn Địa Bác biến thành Địa Sơn Khiêm, rồi Khiêm biến thành Bác. Đấy là hai quẻ Cấn và Khôn tương xung là hai quẻ Phản Ngâm vậy.
Quẻ Chấn ở Chính Đông nằm tại Mão, quẻ Đoài ở Chính Tây nằm ở Dậu. Hai quẻ này đối nhau có Mão và Dậu tương xung. Nên Chấn vi Lôi biến thành Đoài vi Trạch, rồi Đoài biến thành Chấn; quẻ Lôi Trạch Qui Muội biến thành Trạch Lôi Tuỳ, rồi Tuỳ biến thành Qui Muội. đó là hai quẻ Chấn và Đoài tương xung là hai quẻ Phản Ngâm vậy.
Tí biến Ngọ, Ngọ biến Tí; Sửu biến Mùi, Mùi biến Sửu; Dần biến Thân, Thân biến Dần; Mão biến dậu, Dậu biến Mão;Thìn biến Tuất, Tuất biến Thìn; Tị biến Hợi, Hợi biến Tị. Đó là những hào tương xung biến đổi lẫn nhau là Phản Ngâm của các hào.
Thứ mười hai: LỆ ĐỊNH VỀ QUẺ PHỤC NGÂM
Quẻ Phục Ngâm có 3 loại:
1. Quẻ Càn biến Chấn, Chấn biến Càn; Vô Vọng biến Đại Tráng, Đại Tráng biến Vô Vọng. Đó là Tí Dần Thìn biến thành Tí Dần Thìn, Ngọ Thân Tuất biến thành Ngọ Thân Tuất. Phục Ngâm cả Nội quái lẫn Ngoại quái .
2. Quẻ Cấu biến Hằng, Hằng biến Cấu; Độn biến thành Tiểu Quá, Tiểu Quá biến thành Độn; Bỉ biến thành Dự, Dự biến thành Bỉ; Phong biến thành Đồng Nhân, Đồng Nhân biến thành Phong; Lý biến thành Qui Muội, Qui Muội biến thành Lý; Giải biến thành Tụng, Tụng biến thành Giải. Đó là Ngọ Thân Tuất biến thành Ngọ Thân Tuất. Phục Ngâm ở Ngoại quái.
3. Quẻ Đại Hữu biến thành Phệ Hạp, Phệ Hạp biến thành Đại Hữu; Truân biến thành Nhu, Nhu biến thành Truân; Đại Súc biến thành Di, Di biến thành Đại Súc; Tuỳ biến thành Quải, Quải biến thành Tuỳ; Tiểu Súc biến thành Ích, Ích biến thành Tiểu Súc; Thái biến thành Phục, Phục biến thành Thái. Đó là Tí Dần Thìn biến thành Tí Dần Thìn. Phục Ngâm ở nội quái.
(Quẻ Phục Ngâm chỉ có Càn biến thành Chấn, Chấn biến thành Càn. Xét các quẻ khác không có Phục Ngâm).
Thứ mười ba: LUẬN VỀ VƯỢNG TƯỚNG HƯU TÙ



-
Mùa Xuân: Mộc vượng, Hoả tướng. Mùa Hạ: Hoả vượng, Thổ tướng. Mùa Thu: Kim vượng, Thuỷ tướng. Mùa Đông: Thuỷ vượng, Mộc tướng. Bốn tháng cuối mỗi mùa Thổ vượng, Kim tướng. Đó là vượng tướng ở bốn mùa.
- Mùa Xuân thì Thổ và Kim. Mùa Hạ thì Kim và Thủy. Mùa Thu thì Mộc và Hoả. Mùa Đông thì Hoả và Thổ. Đó là hưu tù ở các mùa.
- Phàm trong quẻ, hào vượng tướng mà bị Nhật thần cùng động hào khắc chế, trước mắt được thời mà tươi tốt, quá thời sẽ bị hại. Đó chỉ là vượng tướng dùng trong tạm thời.
- Phàm trong quẻ, hào hưu tù nếu được Nhật thàn cùng động hào sinh phù, trước mắt tuy không thể thoả chí, gặp thời sẽ đắc ý. Đó là hưu tù đợi thời mà dùng vậy.
Thứ mười bốn: LUẬN VỀ TRONG HỢP CÓ KHẮC
- Phàm trong quẻ hào Tí biến thành Sửu, hào Tuất biến thành Mão, đó là Tí với Sửu hợp, Tuất với Mão hợp, trong hợp có khắc, hợp ba phần mà khắc bảy phần. Nếu vượng tướng, được Nhật Nguyệt sinh phò trợ giúp, hoặc trong quẻ có động hào sinh, thì luận là hợp. Nếu hưu tù, mất thời lệnh, bị Nhật Nguyệt khắc, hoặc trong quẻ động hào khắc, thì luận là khắc vậy. Duy Thân Kim hoá Tị Hoả, mà không có Nhật Nguyệt với động hào tương sinh, không luận khắc, mà là hoá hợp, hoá Trường Sinh vậy. Nếu xem vào ngày tháng Dần là Tam hình tụ hội, Thân bị Dần xung nên không thể luận cát được.
Thứ mười lăm: LUẬN VỀ HỢP XỨ PHÙNG XUNG, XUNG TRUNG PHÙNG HỢP
Hợp xứ phùng Xung có ba loại :
1. Phàm được quẻ Lục Hợp biến thành Lục Xung.
2. Nhật Nguyệt xung với hào.
3. Động hào biến thành xung.
Xung trung phùng Hợp cũng có ba loại:
1. Phàm được quẻ Lục Xung biến thành Lục Hợp.
2. Nhật Nguyệt hợp với hào.
3. Động hào biến thành hợp.
Hợp xứ phùng Xung mưu sự tuy thành mà kết quả lại tan. Xung trung phùng Hợp sự đã tan mà lại thành.
Thứ mười sáu: LUẬN VỀ TUYỆT XỨ PHÙNG SINH, KHẮC XỨ PHÙNG SINH
Kim có Tuyệt tại Dần, Mộc có Tuyệt ở Thân, Thuỷ cóTuyệt ở Tị, Hoả có Tuyệt ở Hợi.
- Ví như ngày Dần xem quẻ, hào Kim có Tuyệt ở Dần, nếu trong quẻ có hào Thổ động mà sinh Kim, là Tuyệt xứ phùng sinh.
- Ngày Thân xem quẻ, hào Mộc có Tuyệt ở Thân, nếu trong quẻ có hào Thuỷ động sinh Mộc, là Tuyệt xứ phùng sinh.
- Ngày Tị xem quẻ, hào Thuỷ có Tuyệt tại Tị, nếu trong quẻ có hào Kim động sinh Thuỷ, là Tuyệt xứ phùng sinh.
- Ngày Hợi xem quẻ, hào Hoả có Tuyệt tại Hợi, nếu trong quẻ có có hào Mộc động sinh Hoả, là Tuyệt xứ phùng sinh.
- Tuy ngày Tị xem quẻ, hào Thổ có Tuyệt tại Tị, nếu Nguyệt kiến sinh phò trợ giúp, hào Thổ không thể bảo là Tuyệt, mà là Nhật sinh. Nếu Thổ hoá ra Tị, lại có Nhật Nguyệt trợ giúp, không bảo là hoá Tuyệt, mà bảo là hoá hồi đàu sinh. Nếu Nhật Nguyệt chế Thổ, thì bảo Thổ Tuyệt tại Nhật thần, là hoá Tuyệt vậy.
- Nếu ngày Dậu xem quẻ, hào Dần bị khắc, trong quẻ lại có hào Thuỷ động sinh Mộc, ấy là khắc xứ phùng sinh. Ngoài ra đều phỏng theo như thế.
Nói chung Tuyệt xứ phùng sinh là “hàn cốc phùng xuân” (hang lạnh gặp xuân), khắc xứ phùng sinh là “hung hậu kiến cát” (sau hung gặp cát).
Thứ mười bảy: LUÂN VỀ BIẾN TIẾN THẦN VÀ BIẾN THOÁI THẦN



-
Phàm trong quẻ Hợi biến thành Tí, Sửu biến thành Thìn, Dần biến thành Mão, Tị biến thành Ngọ, Mùi biến thành Tuất, Thân biến thành Dậu , Tuất biến thành Sửu là biến thành Tiến Thần. Tiến Thần thì cát hay hung tăng thêm uy thế.
- Phàm trong quẻ Tí biến thành Hợi, Tuất biến thành Mùi, Dậu biến thành Thân, Mùi biến thành Thìn, Ngọ biến thành Tị, Thìn biến thành Sửu, Mão biến thành Dần, Sửu biến thành Tuất là biến thành Thoái Thần. Thoái Thần thì cát hay hung đều giảm uy lực.
Thứ mười tám: LUẬN VỀ QUẺ NGHIỆM VÀ KHÔNG NGHIỆM
Phàm người xem quẻ, chỉ chí thành mới cảm cách được thần minh. Cho nên thận trọng trai giới, chỉ xem một việc, cáo trước Thần mà sau mới xem. Rồi nghiên cứu các lẽ của Dụng thần, của Nguyên thần, của Kỵ thần, của Cừu thần, cùng động tĩnh, sinh khắc, hợp xung, biến hoá, Tuần không, Nguyệt Phá, Nguyệt kiến, Nhật thần, thì không quẻ nào là không nghiệm. Nếu người bói không xét lòng vốn có của người xem mà vọng đoán, thì lý không thông, quẻ chẳng nghiệm. Lại kèm hỏi thêm mấy chuyện, tất không định được, thì quẻ chẳng nghiệm. Như việc gian đạo, tà dâm thì trời chẳng dung, quẻ không nghiệm. Hoặc ngẫu nhiên thừa dịp mà xem, không chút thành kính, quẻ cũng không nghiệm.
Lại như xem thay cho người, tất trước hết nói rõ danh phận của người xem thay như thế nào, thân hay sơ, trên hay dưới đối với mình, phân biệt Dụng thần mà xem, để khỏi sai lầm. Nếu nô bộc thay cho chủ đến xem thì lấy hào Phụ Mẫu làm Dụng thần. Nay có người vì giữ thể diện không nói thực tình, giả thác là thân thích, để chọn sai Dụng thần, tuy xem cũng vô ích vì không nghiệm..
Lại có người đến xem, lòng tuy thành kính, hoặc vì việc gì cản trở phải khiến người thay thế để xem, mà người xem thay hoặc lòng không thành thì không nghiệm. Lại hoặc một việc mà hôm nay xem, ngày mai lại xem nữa, hoặc một người xem liền bốn năm quẻ, tức nhàn chám khinh nhờn cũng không nghiệm.

TL: Tăng bổ BỐC PHỆ CHÍNH TÔNG

Đã gửi: 21:35, 13/02/11
gửi bởi tieudao123
Chương 6
TỔNG ĐOÁN HOÀNG KIM SÁCH
TRỰC GIẢI THIÊN KIM PHÚ




1. Động tĩnh âm dương phản phúc thiên biến

Âm dương động tĩnh đổi thay thay đổi vô cùng

- Động hào là hào giao và trùng, tĩnh hào là hào đơn và sách. Hào Giao và Sách thuộc âm, hào Đơn và Trùng thuộc dương. Nếu hào là Đơn và Sách thì an tĩnh, hào an tĩnh thì không có lý biến hoá. Nếu hào là Giao và Trùng thì phát động, hào phát động thì trước sau cũng có biến đổi. Như Giao Giao Giao vốn là quẻ Khôn thuộc âm, nhân vì động nên biến thành Đơn Đơn Đơn là quẻ Càn thuộc dương.

Nói chung vật động thì biến. Vì sao Giao biến thành Đơn, Trùng biến thành Sách ? Đều do chữ “Động” đã lý giải ý nghĩa của chữ “Cực”. Người xưa bảo “Vật cực tắc biến, khí mãn tất khuynh” (Vật đến cùng cực tất biến, vật tràn đầy tất nghiêng). Giả như trời cực nóng thì sẽ nổi gió mây, nếu mưa gió quá mức thì sẽ ngưng tạnh. Cho nên người xưa ví:”Lúa giã thành gạo, gạo nấu thành cơm. Nếu không giã gạo, nấu cơm là không làm nó động thì lúa vẫn nguyên lúa, gạo vẫn nguyên gạo. Không động thì không biến. Trong việc phát động cũng có biến thành tốt, biến thành xấu. Dương cực tất biến Âm, Âm cực tất biến Dương. Đó là ý nghĩa “Động tĩnh Âm dương phản phúc thiên biến.


2. Tuy vạn tượng chi phân vân, tu nhất lý nhi dung hợp



Tuy vạn loại rối rắm, chỉ cần một lý là thông suốt
Câu này chỉ giảng được một chữ “Lý”, chữ “tượng” phải giảng là “ban” (loại). Lý là lý trung dung. Trong những tác dụng hình xung, phục hợp, động tĩnh, sinh khắc, chế hoá có một cái lý chắc chắn không đổi. Cái lý của quẻnày luận đến chỗ cùng cực của trung dung. Tuy vạn loại rối rắm mà một lý ấy có thể thông suốt hết.
3. Phù, Nhân hữu hiền bất tiếu chi thù- Quái hữu quá bất cập chi dị.
Thái quá giả tổn chi tắc thành - Bất cập giả ích chi tắc lợi
Này, Người đời có hiền hư khác biệt - Quẻ có thái quá, bất cập chẳng giống nhau
Thái quá thì bớt đi sẽ thành - Bất cập thì thêm vào tất lợi

Hiền hư khác nhau là cái chẳng không đồng đều của con người, quá và bất cập là cái không đồng đều của hào trong quẻ. Người lấy đức của trung dung làm chủ, quẻ lấy tượng trung hoà làm đẹp. Đức chủ ở trung dung nên nơi nào cũng thiện. tượng đạt trung hoà nên cầu gì cũng được. Cho nên trong quẻ, động tĩnh, sinh khắc, hợp xung, Không phá, vượng suy, Mộ Tuyệt, hiện phục đều mang cái lý thái quá và bất cập trong đó.
Phàm lý của quẻ chỉ luận được đạo trung hoà. Giả như loạn động thì chỉ cần tìm hào độc tĩnh. An tĩnh thì chỉ cần xem ngày phùng xung. Nguyệt phá thì cần xuất phá, điền hợp. Tuần không thì cần xuất Tuần, trị nhật. Động thì đợi hợp. Tĩnh thì đợi xung. Khắc xứ phùng sinh, Tuyệt xứ phùng sinh, Xung trung phùng hợp, Hợp xứ phùng xung. Những phép này thì chỉ là “thái quá bớt đi sẽ thành, bất cập thêm vào thì lợi”
Ngày xưa chú thích :Thái quá là Dụng thần hiện nhiều. Nếu Dụng thần chỉ ở một vị trí không vượng hoặc được mùa là vô khí, ấy là bất cập. Giải thích này thật nông cạn. không biết rằng trong quẻ không đâu là không có thái quá và bất cập. Động tĩnh, sinh khắc, hợp xung, Tuần không Nguyệt phá, vượng suy, Mộ Tuyệt, phục tàng xuất hiện, mỗi loại cũng có thể là thái quá, cũng có thể là bất cập. Chính trong chỗ linh động này tự có sự huyền diệu. Học giả nên để tâm tham cứu.

4. Sinh phù củng hợp. thời vũ tư miêu
Sinh phù, củng hợp là mạ được mưa tưới đúng lúc
Sinh ta và hào Dụng thần là Sinh, Phò ta và Dụng hào là Phù. Củng ta và Dụng hào là Củng, Hợp ta và Dụng hào là Hợp. Sinh là như Kim sinh Thuỷ chẳng hạn, Ngũ hành tương sinh. Phù là như Hợi phù Tí, Sửu phù Thìn, Dần phù Mão, Thìn phù Mùi, Tị phù Ngọ, Mùi phù Tuất, Thân phù Dậu. Củng tức như Tí củng Hợi, Mão củng dần, Thìn củng Sửu, Ngọ củng Tị, Mùi củng Thìn, Dậu củng Thân, Tuất củng Mùi. Hợp gồm có Nhị hợp, Tam hợp, Lục hợp. Nhị hợp tức như Tí hợp Sửu chẳng hạn; Tam hợp như Hợi Mão Mùi hợp thành Thuỷ cục chẳng hạn; Lục hợp tức quẻ Lục hợp.
Câu này cũng nối tiếp với câu trên:” Bất cập thì nên thêm vào” mà thôi. Nếu Dụng thần suy nhược bị xung phần được sinh phù, củng hợp như cây mạ gặp hạn được mưa, tức mà đột nhiên đâm chồi. Nếu trong quẻ Kỵ thần suy nhược xung phá, được sinh phù củng hợp, ấy là giúp Trụ làm việc ác, hoạ càng nặng. Học giả nên phân biệt.
Ba câu sau đây cũng phỏng theo như thế.
5. Khắc hại hình xung, thu sương sát thảo
Khắc, Hại, Hình, Xung như sương thu giết cỏ
Khắc là tương khắc, như Kim khắc Mộc chẳng hạn; Hại là Lục hại tức Tí hại Mùi, Sửu hại Ngọ, Dần hại Tị, Mão hại Thìn, Thân hại Hợi, Dậu hại Tuất; Hình là như Dần Tị Thân chẳng hạn; Xung là như Tí Ngọ tương xung chẳng hạn. Đây cũng là nối tiếp câu trên, nếu Dụng thần suy nhược và không được Sinh phù củng hợp, ngược lại bị Khắc hại hình xung, cho nên ví như sương thu giết cỏ. Nói chung ba loại Hình, Khắc, Xung trong quẻ thường nghiệm, còn Lục hại không ứng nghiệm, cần phải nói rõ.



6. Trường Sinh, Đế Vượng tranh như Kim Cốc chi viên
Trường Sinh, Đế Vượng dành được vườn Kim Cốc
Trường Sinh tức như Hoả có Trường sinh ở Dần chẳng hạn, Đế Vượng tức như Hoả có Đế Vượng ở Ngọ chẳng hạn. Dụng thần gặp Sinh Vượng, tuy suy nhược cũng luận là hữu khí, cho nên dùng vườn Kim Cốc để ví. Câu này luận Dụng thần được Trường Sinh, Đế Vượng tại Nhật thần. Câu này không nói là Trường Sinh, Đế Vượng tại Biến hào. Nếu nói Sinh, Vượng tại Biến hào là lầm.
Giả như Ngọ hoả biến thành Ngọ hoả, đó là quẻ Phục ngâm, có gì mà tốt, làm sao ví với vườn Kim Cốc ? Nói chung Dụng thần Đế Vượng ở Nhật thần chủ nhanh chóng; Trường Sinh tại Nhật thần chủ chậm chạp. Vốn Trường sinh giống như người mới sinh, nuôi dưỡng lớn lên dần; Đế Vương giống như lúc trai tráng, sức đang mạnh, vì thế Trường Sinh thì chậm mà Đế Vượng thì nhanh.





7. Tử Mộ Tuyệt Không nãi thị nãi lê chi địa



Tử, Mộ, Tuyệt, Không là đất địa ngục.
Tử, Mộ, Tuyệt đều khởi từ Trường Sinh; Không là Tuần không; Tử là chết, giống như người bị bệnh mà chết; Mộ là che lấp, giống như chết đem chon dưới mồ; Tuyệt là cắt đứt giống như người chết gốc rễ đều đứt; Không là rỗng như ở vực sâu lạnh lẽo, người không thể tới được. Nãi lê là tên địa ngục, ý nói hung hại. Bốn điều trên cùng với Khắc hại hình xung. ý nghĩa giống nhau, lại dẫn ý "thái quá và bất cập". Nếu Dụng thần không được sinh phù củng hợp, ngược lại bị Tử Mộ Tuyệt Không, nên lấy địa ngục mà ví.
Đại khái hào ở trong quẻ chỉ dùng được với 3 yếu tố Trường Sinh, Mộ, Tuyệt, xét Nhật thần, xem Biến hào. Duy Mộc Dục, Quan đới, Lâm quan, Đế Vượng, Suy, Bệnh, Tử, Thai, Dưỡng không thể xem ở Biến hào, vì ở trường hợp động mà biến thành như thế thì dùng Sinh khắc xung hợp, Tiến thần, Thoái thần, Phản ngâm, Phục ngâm mà luận.
8. Nhật thần vi lục hào chi chúa tể, hỉ kỳ diệt Hạng nhi an Lưu
Nhật thần là chúa tể của sáu hào, mừng nếu diệt được Hạng Vũ để Lưu Bang yên ổn
Nhật thần là chúa tể trong Bốc phệ, không xem Nhật thần thì không thể biết tình trạng nặng nhẹ về hung cát của quẻ. Nhật thần vốn có thể xung khởi, xung thực, xung tán. Các hào động Không, tĩnh vượng, có thể hợp điền; các hào bị Nguyệt phá; suy nhược thì có thể trợ giúp, cường vượng thì có thể chế phục, phát động thì có thể khắc chế, phục tàng thì có thể đề bạt, để có thể thành việc, có thể hư việc, cho nên gọi là chúa tể của sáu hào.
Như Kỵ thần vượng động, Dụng thần hưu tù, nếu được Nhật thần khắc chế Kỵ thần, sinh phù Dụng thần thì mọi việc chuyển hung thành cát. Cho nên mới gọi là "diệt Hạng an Lưu".
9. Nguyệt kiến nãi vạn quái chi đề cương, khởi khả trợ Trụ nhi vi ngược
Nguyệt kiến là đề cương của vạn quẻ, há đi giúp Trụ làm ác.
Nguyệt kiến là cương lĩnh của Bốc phệ, Nguyệt kiến có thể cứu giúp mà có thể phá hại. Cho nên mới bảo là đề cương của vạn quẻ. Nếu trong quẻ có Kỵ thần phát động khắc thương Dụng thần, nếu Nguyệt kiến lại sinh phò Kỵ thần đó ,đó là giúp Trụ làm ác. Nếu Kỵ thần khắc Dụng thần mà lại bị Nguyệt kiến khắc chế Kỵ thần, sinh phò Dụng thần tất cứ giúp sự việc.
Phàm xem Nguyệt kiến chỉ luận được sinh khắc, giống với Nhật thần. Nói chung quyền tạo hoạ phúc bởi Nguyệt kiến chỉ nội trong tháng, không thể từ đầu đến cuối sự việc, nhưng Nhật thần thì bất luận việc dài lâu mấy nữa, cuối cũng cũng tạo ảnh hưởng. Ấy vì 12 giai đoạn Trường Sinh, Mộc Dục, Quan Đới... liên quan đến Nhật thần, còn với Nguyệt kiến chẳng qua chỉ luận đến Nguyệt phá, hưu tù, vượng tướng, sinh khắc. Nay có người nói Suy, Bệnh, Tử, Mộ ở Nguyệt kiến là không tốt, Trường Sinh, Đế Vượng ở Nguyệt kiến là tốt là những điều truyền lại không thể tin được.
10. Tối ác giả Tuế quân, nghi tĩnh nhi bất nghi động
Ác nhất là Tuế quân, nên tĩnh không nên động.
Tuế quân tức Thái tuế của năm, tượng Thiên tử. Đã là quá ác, há không thể là quá thiện sao ? Đã nên an tĩnh, há không nên phát động sao ? Nếu hào Thái Tuế lâm Kỵ thần phát động đến xung khắc Thế thân, Dụng hào chủ tai ách bất lợi, trong năm thường nhiều lộn xộn. Cho nên bảo là quá ác, nên an tĩnh.
Câu nói này ý nói Tuế quân lâm Kỵ thần thì nên tĩnh không nên động. Nếu hào Thái Tuế động đến sinh hợp hào Thế thân, chủ thường gặp may mắn, trong năm hỉ khánh gia tăng, đáng bảo là "rất thiện", cũng nên phát động. Nếu Dụng thần lâm Thái Tuế tất việc liên quan đến triều đình, nếu Nhật thần, động hào xung Dụng hào là phạm thượng. Bất kể luận công hay tư đều nên thận trọng.
[/size]

TL: Tăng bổ BỐC PHỆ CHÍNH TÔNG

Đã gửi: 22:16, 13/02/11
gửi bởi tieudao123
11. Tối yếu giả Thân vị, hỉ phù nhi bất hỉ thương
Quan trọng nhất là hào Thân, thích phò trợ mà không thích bị thương khắc



Thân tức Nguyệt quái thân. Thế ở hào dương thì khởi từ tháng Tí, Thế ở hào âm thì khởi từ tháng Ngọ. Đó là phép an Quái thân. Đại khái sau khi lập quẻ, xem Quái thân có hiện hay không, có sự can thiệp của Nhật thần, Nguyệt kiến, động hào hay không, tất biết hung cát. Bói việc tất sự thể, bói về người tức nhân thân. Chỉ thích được sinh phù củng hợp, không nên bị khắc hại hình xung. Phàm xem quẻ lấy Thân là chủ việc coi. Cho nên bảo là "Rất quan trọng"
12. Thế vi kỷ, Ứng vi nhân đại nghi kế hợp
Động vi thuỷ, Biến vi chung tối phạ giao tranh.
Thế là mình, Ứng là người, rất cần phối hợp
Động là đầu, Biến là cuối sợ nhất chống nhau.
Giao trùng là động. Động thì dương biên âm, âm biến dương. Trong quẻ gặp như thế phải lấy hào động làm khởi đầu sự việt, biến hào làm kết thúc sự việc. Hào phát động biến thành khắc, biến thành xung ấy là giao tranh. Phàm Thế Ứng nên sinh hợp Dụng thần, sợ biến khắc xung.
13. Ứng vị tao thương, bất lợi tha nhân chi sự
Thế hào thụ chế khởi nghi tự kỷ chi mưu.
Ứng bị thương khắc thì bất lợi việc cho người
Thế hào bị chế, há nên mưu sự cho mình sao ?
Vị trí của Ứng phải dựa vào Dụng thần mới biết rõ. Như xem cho người khác, tuỳ người mà có Dụng thần khác nhau. Như xem cho người sơ giao cùng với người không định được cấp bậc đối với mình thì dùng hào Ứng làm người đó. Nếu xem cho bạn của cha, chủ nhà, thầy dạy thì Phụ Mẫu là Dụng thần; xem cho bạn của con cháu, thì hào Tử Tôn là Dụng thần; xem cho thê thiếp, nô tì thì hào Thê Tài là Dụng thần. Bạn của cha, bạn của mình cho đến bạn của con cháu, tuy là người khác phải phân biệt xưng hô già trẻ ra sao mà dùng, không thể đại khái dùng hào Ứng để khỏi đoán lầm.
Như xem việc lợi hại cho chính mình, lấy hào Thế là chính mình. Thế bị khắc chế, há nên tự mình mưu sự sao ?
14. Thế Ứng câu không, nhân vô chuẩn thực
Thế Ứng đều Không, ta và người đều không thật lòng.
Câu này cũng nối theo câu trước mà nói đến Thế Ứng. Nhưng phàm mưu sự, thế tất phải nhờ người khác. Thế lâm Không tất tự mình không thật lòng, Ứng lâm Không thì người khác không thật lòng. Nếu Thế và Ứng đều Không thì ta và người chẳng thật lòng với nhau. Thế Ứng hợp mà lâm Không thì hư ước không giữ chữ tín. Nếu nhờ trưởng bối mưu sự mà được hào Phụ Mẫu sinh hợp Thế hào, thì nhờ cậy được ích lợi, nếu Ứng lại lâm Không thì tuy được sức của trưởng bối nhưng một bên không thật lòng, cũng khó thành việc được.
15. Nội ngoại cạnh phát, sự tất phiên đằng
Trong và ngoại tranh động thì sự việc lộn xộn.
“Cạnh” là xung khắc, “phát” là động. Phàm xem gặp quẻ nội và ngoại quái loạn động, xung khắc loạn xạ, nhân tình bất thường, chủ việc tráo trở, lộn xộn.
16. Thế hoặc giao trùng, lưỡng mục cố chiêm ư mã thủ
Ứng như phát động nhất tâm tự thác ư viên phan.
Thế giao hoặc trùng như ngựa ngước hai mắt mà nhìn
Ứng nếu động thì lòng giống như vượn leo cây.
Ngựa ngước nhìn hoặc sang đông hoặc sang tây, vượn leo cây tất trong lòng không định. Thế là lấy mình mà nói, Ứng là lấy người mà nói. Sách có ghi: “Ứng động sợ người khác thay đổi, Thế động tự mình do dự”, đều là nói đổi thay chuyển biến, không thể giữ một lòng.
Câu này cũng dẫn từ câu ở trước, Thế Ứng là người và ta, lại dẫn ý tranh cạnh tráo trở để nói, hung cát của sự việc nói chung cũng không ngoài sinh phù củng hợ,hình xung khắc hại.
17. Dụng thần hữu khí vô tha cố, sở tác giai thành Chủ tượng đồ tồn cánh bị thương, phàm mưu bất toại.
Dụng thần hữu khí không bị cớ nào khác, việc làm đều thành
Chủ tượng vô ích lại bị thương, mọi mưu sự không xong.
Dụng thần là như xem văn thư, trưởng bối lấy hào Phụ Mẫu làm Dụng thần chẳng hạn. Chủ tượng cũng là Dụng thần. Chữ "cố" nên viết là "bệnh". Sao gọi là bệnh? Phàm Dụng thần gặp hình xung khắc hại, ấy là bệnh. Như trong quẻ Dụng thần vượng tướng gặp bệnh, có thế đợi lúc trừ hết bệnh, cũng thành việc. Nếu vượng tướng mà không bị hình xung khắc hại, mưu sự gì cũng theo ý muốn, không gì là không thành.
Nếu Dụng thần suy nhược, vô khí mà lại gặp Nguyệt kiến, Nhật thần hình xung khắc hại, giống như một người không đủ khí tiên thiên, suy nhược quá mức, há có thể tăng thêm bệnh sao? Cho nên hào suy nhược mà bị hình thương khắc hại, mọi việc đều uổng phí tâm lực, cuối cùng chẳng thành tựu.
Vốn hào Dụng tuy xuất hiện mà không được sinh trợ, trong quẻ lại không có Nguyên thần, nếu lại gặp Không, Phá ấy là Chủ tượng "đồ tồn", "đồ tồn" là hiện diện vô ích, mưu sự nào có thể toại ý.

18. Hữu thương tu cứu Bị thương nên được cứu.
Thương là Thần khắc hại Dụng thần. Cứu là Thần che chở Dụng thần. Như Thân kim là Dụng thần bị Ngọ hoả phát động khắc, tất hào Thân bị thương, nếu được Nhật thần là Tí, hoặc động hào là Tí thì Tí khử, xung Ngọ hoả, hoặc ngày Hợi, hào Hợi chế phục Ngọ hoả tất Ngọ hoả bị chế, Thân kim há không phải là có cứu tinh sao ?
Nếu Nguyệt kiến xung khắc Dụng thần, được Nhật thần sinh hợp Dụng thần, lại hoặc Nhật thần khắc Dụng thần, trong quẻ lại động một hào sinh Dụng, đó là bị thương mà được cứu. Phàm gặp bị thương được cứu thì mọi việc trước khó sau dễ, trước hung sau cát. Dụng thần được cứu vẫn hữu dụng.

19. Vô cố vật Không Vô cố chớ nên Không.
“Cố” có nghĩa “bị thương”, “vật” phải có nghĩa “không”. Nói chung hào có Tuần không, an tĩnh mà lại gặp Nguyệt kiến, Nhật thần khắc chế tức bị Không thái quá, tức xuất Tuần gặp trị nhật, cũng không thể cát, không thể hung. Loại Tuần không này cuối cùng là Không vô dụng. Nếu hào có Tuần không mà phát động, hoặc được Nguyệt kiến, Nhật thần sinh phù củng hợp, hoặc Nhật thần xung khởi nó, hoặc động hào sinh hợp với nó, đó là Không vô cố, đợi xuất Tuần gặp trị nhật thì được việc. Cho nên gọi là hào “Không vô cố” (hào lâm Không không bị thương)
Tuy ở Tuần không mà không bị Nguyệt kiến, Nhật thần khắc thương, không thể luận là Không thật sự. Lại như Dụng thần hoá hồi đầu khắc, lại bị hợp Cục khắc, bị khắc quá nhiều, há không bị thương sao? Nếu Nhật Nguyệt không thương khắc nó, Dụng thần một khi lâm Không tất không chịu khắc, cũng gọi là “vô cố”.
Ngày xưa có nói về “tị hung” (tránh hung), cũng gần với lý “vô cố”. Xưa chú thích nhầm là “ hào không bị thương khắc thì không nên có Không, nếu bị Nhật Nguyệt khắc thì nên có Không” làm mất diệu chỉ của tiên thiên, lại làm sai ý của câu văn nữa.
20. Không phùng xung nhi hữu dụng
Không gặp xung mà hữu dụng.
Nói chung hào trong quẻ gặp Tuần không, người đời nay không kể hung hay cát đều đoán là vô dụng, riêng chẳng biết là nếu bị Nhật thần xung cũng có chỗ dùng được. Vốn xung tất phải động, động thì không phải Không, cho nên “Không gặp xung mà hữu dụng”.

TL: Tăng bổ BỐC PHỆ CHÍNH TÔNG

Đã gửi: 19:30, 14/02/11
gửi bởi tieudao123
21. Hợp tao Phá dĩ vô công
Hợp gặp Phá nên vô ích.
Câu này chỉ nói về "hợp xứ phùng xung" (hợp gặp xung). Vốn hào trong quẻ gặp hợp, như đồng lòng hợp sức, việc tất được trợ giúp. Phàm mưu sự gì muốn thành tựu mà gặp được thế tất không gì mà không thành. Nếu Hợp mà gặp Xung hình phá khắc, sợ gặp gian trá tiểu nhân, phá phách hai bên, tất sinh lòng nghi kỵ. Như Dần hợp với Hợi, nếu gặp ngày Thân, hoặc gặp hào Thân động xung khắc Dần mộc, tất hại Hợi thuỷ. Cho nên mới bảo: "Hợp gặp Phá thì vô ích".Hợp thì thành, ý nói hoà hợp. Phá là tan, ý nói là phá mở ra. Phàm việc muốn thành mà gặp "hợp xứ phùng xung", thì việc thành rồi lại tan. Phàm muốn việc tán mà gặp quẻ có "hợp xứ phùng xung" thì toại ý. Nếu "xung trung phùng hợp" (trong xung gặp hợp) thì ngược lại như thế.
22. Tự Không hoá Không tất thành hung cựu
Tự lâm Không hay động hoá Không thì trở thành hung xấu.
Tự Không là Dụng thần lâm Không, hoá Không là Dụng thần động hoá thành Tuần không. "Hung cựu" ý nói không thành việc được. Câu này nối tiếp câu trên về mưu sự, nếu Dụng Không hoặc hoá Không, thì động là có biến đổi mà Không thì nghi hoặc, việc tất không thành. Cho nên mới bảo là "hung cựu".
23. Hình hợp khắc Hợp, chung kiến quai dâmHình Hợp, khắc hợp cuối cùng gặp ngang trái.Hợp ý nói là "hoà hợp", phàm quẻ gặp vậy thì việc gì cũng lợi. Nhưng không biết là trong hợp có hình có khắc. Hợp mà bị khắc, cuối cùng sẽ không hoà hợp, mà bị Hình cuối cùng sẽ ngang trái. Như Dụng thần là Mùi Tài hào, Ngọ là hào Phúc, Ngọ hợp với Mùi, nhưng Ngọ mang tự Hình, thì gọi là "Hình hợp". Lại như Tí là Tài hào, Tí hợp với Sửu, Sửu thổ lại khắc Tí thuỷ, ấy là "Khắc hợp", như xem về thê thiếp, trước hợp sau phản, mọi việc cuối cùng sẽ ngang trái.
24. Động trị Hợp nhi bạn trúĐộng gặp Hợp thì ràng buộc.Nói chung hào động không gặp hợp, rồi sẽ động. Nếu có hợp thì bị ràng buộc mà không thể động. Đã không thể động thì không thể sinh khắc gì cả. Như hào hợp với Nhật thần, thì phải đợi đến ngày xung với hào này, mới ứng được hung hoặc cát. Như hào khác động đến hợp với hào này thì đợi ngày xung hào đến hợp này, mới ứng hung hay cát của sự việc. Giả như Dụng thần Sửu thổ là Tài hào hợp với ngày Tí, đợi ngày Mùi mới ứng việc; nếu hào Tí đến hợp thì đợi ngày Ngọ mới ứng việc. Lại như hào Tử Tôn động mà bị Nhật thần hợp, thì không thể sinh được Tài, đợi đến lúc xung khai làm động Tử Tôn mới có tài được. Ngoài ra cứ phỏng như thế.
25. Tĩnh đắc xung nhi ám hưngTĩnh gặp xung thì ám động.Nói chung hào không động, không thể bảo là an tĩnh. Nếu bị Nhật thần xung thì tuy tĩnh rồi cũng động, gọi là ám động. Giống như người nằm ngủ bị kêu dậy, không thể an tĩnh mà ngủ được. Ở trong quẻ hào động có thể xung hào an tĩnh. Vả lại hào ám động giống như làm việc riêng tư, hào ám động sinh phò ta, như có người âm thầm trợ giúp, còn nếu khắc hại ta thì như bị người ngầm hại. Lý lẽ thâm sâu, việc ứng vào ngày hợp.
26. Nhập Mộ nan khắc
Đới vượng phỉ Không
Nhập Mộ khó khắc,
Đang vượng chẳng Không.
Nhập Mộ khó khắc là nói hào động nhập Mộ không thể khắc hào khác, lại nói hào nhập Mộ không bị động hào khắc. Giả như Dần mộc phát động vốn khắc Thổ, nếu gặp ngày Mùi xem quẻ, hào Mộc này nhập Mộ ở ngày Mùi, hoặc hoá ra Mùi, thì nhập Mộ tại Mùi, tất không thể khắc Thổ được. Lại như Dần động khắc Thổ, mà hào Thổ gặp ngày Thìn tất nhập Mộ tại Thìn, hoặc hoá ra Thìn thì nhập Mộ ở biến hào, đều chẳng bị Dần mộc khắc. Cho nên gọi là "nhập Mộ khó khắc".Vượng tướng tức như mùa Xuân thì Mộc vượng, Hoả tướng; mùa Hạ thì Hoả vượng, Thổ tướng; mùa Thu Kim vượng Thuỷ tướng; mùa đông Thuỷ vượng Mộc tướng; bốn tháng Quí Thổ vượng Kim tướng.Xưa bảo đang sinh là Vượng, được sinh là Tướng. Hào Không vong không thể luận là Không. Lại bảo hào vượng tướng qua khỏi Tuần vẫn hữu dụng, cho nên gọi là "chẳng Không".
27. Hữu trợ hữu phù, suy nhược hưu tù diệc cát
Được trợ được phò, suy nhược hưu tù cũng tốt.
Câu này chỉ đề cập đến Dụng thần. Giả như mùa Xuân xem quẻ, Dụng hào thuộc Thổ là suy nhược hưu tù, vốn là không tốt, nếu được Nhật thần, động hào sinh phù củng hợp, tuy gọi là vô khí nhưng không luận hưu tù. Giống như người nghèo hèn được quí nhân đề bạt. Nếu Kỵ thần vô khí thì không nên đựơc phù trợ.
28. Tham sinh tham hợp, Hình xung khắc hại giai vong
Ham Sinh ham Hợp, đều quên cả Hình xung khắc hại.
Câu này cũng chỉ đề cập đến dụng thần. Nếu Dụng thần gặp Hình xung khắc hại, đều chẳng phải là điềm tốt. Nếu được hào sinh, hào hợp với hào Hình xung đó, thì hào này ham Sinh ham Hợp nên không đáng lo. Nên bảo là quên xung quên khắc. Như Dụng thần là Tị, trong quẻ có hào Hợi động xung khắc Tị hoả, lại có hào Mão động, tức hào Hợi thuỷ ham sinh Mão mà quên khắc Tị. Như hào Dần động tức hào Hợi thuỷ ham hợp với Dần mà quên khắc Tị. Đó là quên khắc, quên xung. quên Hình. Ngoài ra phỏng theo như thế, có thể suy ra được.
29. Biệt suy vượng dĩ minh khắc hợp
Biện động tĩnh dĩ định hình xung
Phân suy vượng để rõ khắc hợp
Chia động tĩnh để định hình xung
Câu này phân biệt lẽ suy vượng, động tĩnh, sinh khắc chế hoá. Nếu chỉ phân suy vượng mà không phân động tĩnh tức lầm lẫn cách dùng. Như hào vượng vốn khắc được hào suy, nếu an tĩnh dù có vượng cũng không thể khắc được hào suy. Hào suy vốn không thể khắc được hào vượng, nếu phát động thì khắc được hào vượng. Điều đó ví động như người dậy, tĩnh như người nằm. Tuy vượng tướng nhưng chẳng qua vượng nhất thời trước mắt, tuy suy cũng chẳng qua suy nhất thời trước mắt. Chờ khí vượng lui, mà hào suy được phò trợ thì có thể khắc được hào vượng.Nếu hào vượng động khắc hào suy mà hào này không được Nhật thần cứu giúp thì chịu khắc ngay. Chỉ có Nhật thần có thể xung khắc được động hào, tĩnh hào mà động hào không sinh khắc được Nhật thần đó. Nếu Nguyệt kiến hiện trong quẻ thì động hào có thể khắc. Như vậy lẽ suy vượng động tĩnh đã rõ ràng.
30.Tính bất tính, xung bất xung nhân đa tự nhãnTính không Tính, Xung chẳng Xung vì quá nhiều địa chi (Câu này đề cập đến trường hợp Nhật thần có cùng Địa chi với hào trong quẻ)Tính là hào trong quẻ mà Nhật thần lâm tại đó. Xung là hào trong quẻ mà bị Nhật thần xung. Chữ “Bất” (chăng) là nói hào Tính mà chẳng Tính được, hào Xung mà chẳng xung được.
Sao gọi là không thể “Tính”? Giả như ngày Tí xem quẻ, trong quẻ có hào Tí làm Dụng thần, Nhật thần lâm tại đó. Nếu hào Tí suy nhược đã có Nhật thần ở đấy, nên luận là vượng. Nhưng cũng không thể để hào Tí hoá Mộ, hoá Tuyệt, hoá khắc. Đấy là Nhật thần biến hoại, không thể gọi là hào tốt, mà ngược lại là hung tại ngày này. Cho nên gọi là Tính mà chẳng Tính.
Sao gọi là không thể Xung? Lại như ngày Tí xem quẻ, trong quẻ lại thấy chi Ngọ làm Dụng thần, Nhật thần xung Ngọ, nếu Tí hào trong quẻ động xung khắc hào Ngọ. Nếu được hào Tí hoá Mộ, hoá Tuyệt, hoá khắc, đấy là Nhật thần hoá hoại, không thể hại được Ngọ, nên ngược lại thấy tốt trong ngày này. Cho nên Xung mà không thể Xung.Hai điều trên xảy ra nhân vì xem quẻ vào ngày Tí. Trong quẻ hiện nhiều hào Tí biến hoại này, cho nên xảy ra như thế. Ngoài ra cứ phỏng theo vậy.
31. Hình phi Hình, Hợp phi Hợp vị thiểu chi thần
Hình chẳng Hình, Hợp chẳng Hợp vì thiếu địa chi.
Hình là Tam hình, Hợp là Hợp cục. Như Dần Tị Thân là Tam hình, Sửu Tuất Mùi là Tam hình, Tí Mão là Nhị hình, Thìn, Ngọ, Hợi, dậu là Tự hình. Giả như trong quẻ có hai chi Dần và Tị mà thiếu Thân, có hai chi Dần Thân mà không có Tị, có hai chi Tị Thân mà không có Dần, là thiếu mất một chi mà không thành Hình.Như Hợi Mão Mùi là Tam hợp, Thân Tí Thìn là Tam hợp, Tị dậu Sửu là Tam hợp, Dần Ngọ Tuất là Tam hợp. Giả như có Hợi, Mão mà không có Mùi; có Mùi Mão mà không có Hợi, có Hợi Mùi mà không có Mão, là thiếu một chi mà không thành Hợp.Phép Tam hình, Tam hợp cần phải trọn vẹn các chi, có hai hào động tất hợp được một hào, nếu chỉ một hào động thì không thể hợp được hai hào kia. Như trong quẻ Hình Hợp đều có đủ các hào nhưng đều an tĩnh thì chẳng thành Hình Hợp. Như vậy mà chiêm nghiệm tất sẽ rõ ràng thông suốt.
32. Hào ngộ lệnh tinh, vật nan ngã hại
Hào gặp Nguyệt kiến, vật khó hại ta.
Lệnh tinh là Nguyệt kiến, Vật là động hào ở trong quẻ. Nếu Dụng thần là Nguyệt kiến, mà Nguyệt kiến tức nắm quyền lệnh. Nếu động hào thương khắc, đâu đáng sợ. Cho nên bảo là: Vật khó hại ta.
33. Phục cư Không địa sự dữ tâm vi
Phục tại Tuần không việc trái với lòng.
Phục là Phục thần. Sáu hào trong quẻ thiếu Dụng thần, phải tra Dụng thần ở quẻ đầu của cung chứa quẻ này để xem phục tại hào tương ứng trong quẻ, hào này là Phi. Phi thì hiện rõ mà Phục thì ẩn tàng. Nếu sáu hào trong quẻ không có Dụng thần, Dụng thần phải phục mà lại lâm Tuần không, nếu chẳng được đề bạt, mưu sự chắc chắn chẳng thành tựu. Cho nên mới bảo “việc trái với lòng”.
34. Phục vô đề bạt chung đồ nhĩ
Phi bất suy khai diệc uổng nhiên.
Phục chẳng được đề bạt cuối cùng cũng vô ích
Phi không được suy khai cũng uổng công.
Câu này cũng nối ý với câu trên. Phục là nói Dụng thần không hiện trong quẻ phải ẩn phục dưới hào khác. Nếu không có Nhật thần, động hào sinh phù củng hợp, tức Phục không được đề bạt. Phi là hào mà Dụng thần phục ở dưới nó, là thần hiển lộ. Suy là xung, ý nói xung khai Phi thần khiến cho Phục thần thoát ra được.
35. Không hạ Phục thần dị ư dẫn bạt
Phục thần dưới hào Không thì dễ kéo ra.
Câu này nói Phục thần ở dưới Phi thần lâm Tuần không Hào Phi này đã lâm Không, giống như không níu kéo được nên Phục thần đễ kéo ra ngoài. Dẫn là thần củng phù, Bạt cũng là Sinh phù củng hợp, ý nói xung hào Phi để kéo ra hào Phục.
36. Chế trung nhược chủ nan dĩ duy trì
Suy nhược bị chế khó duy trì.
Chế là nói bị Nguyệt kiến, Nhật thần khắc chế. Nhược chủ chỉ hào suy nhược. Như Dụng thần bị suy nhược mà lại bị Nhật Nguyệt xung khắc, nếu được động hào sinh cũng có trợ giúp. Vốn là hào suy nhược mà gặp Nhật Nguyệt khắc, như cành khô cây mục. Nếu có mưa thấm nhuần cũng khó mong sinh rễ mới. Đây là đề cập đến Dụng thần xuất hiện, nếu lại là Phục thần dù có được Tính dẫn (Dùng theo ý của tác giả: Tính là Nhật thần lâm tại hào này, Dẫn là củng phù. Như vậy thì trái với ý ở trước là hào này bị Nhật Nguyệt khắc thương) cũng vô dụng.
37. Nhật thương hào chân li kỳ hoạ
Hào thương Nhật đồ thụ kỳ danh
Nhật khắc hào mới thật gặp hoạ
Hào khắc Nhật chỉ mang lấy danh
Nhật thần là chúa tể của sáu hào, nắm hết mọi việc. Sáu hào là bề tôi của Nhật thần, phân ra mà coi mọi việc. Vì thế Nhật thần có thể hình xung khắc hại được các hào, mà hào trong quẻ không thể hình xung khắc hại Nhật thần. Nguyệt kiến đối với hào trong quẻ cũng thế.
38. Mộ trung nhân bất xung bất phát
Người trong Mộ không xung chẳng phát.
Tổng quát Dụng thần nhập Mộ thì nhiều cản trở, mọi việc tốn sức mà chẳng thành, nên đợi Nhật thần hay động hào xung, hoặc xung khắc hào Mộ mới được hữu dụng. Sách xưa bảo rằng: “Xung Không tức khởi, Phá Mộ tắc khai” (Xung Không thì làm trở dậy, Phá Mộ thì mở ra)

39.
Thân thượng Quỷ bất khử bất an
Quỷ bên Thân không khử không yên.
Thân là mượn để nói đền Thế hào. Nhưng phàm Quan Quỷ trì Thế, nhưng mình không phải là người có chức vị thì hào Quan Quỷ là thần trở ngại ưu nghi, nên được Dụng thần, động hào xung khắc mà khử đi, mới được yên mà không lo. Hoặc Kỵ thần lâm ở Thế cũng như vậy, nhưng không thể quá khắc, sợ ta cũng bị thương. Tiên thánh nói: “Nhân nhi bất nhân tật kỷ thậm, loạn dã” (Người đã bất nhân, ghét quá sức thì nó làm loạn). Chỉ quí ở chỗ trung hoà mà thôi. (Luận với Kỵ thần lâmThế không hoàn toàn đúng như vậy. Nếu Thế vượng dù trì Kỵ thần, xem cho mình thì mọi việc cũng không thể xấu được)
40. Đức nhập quái nhi vô mưu bất toại
Kỵ lâm Thân nhi đa trở vô thành
Đức có ở trong quẻ không mưu tính gì không toại ý
Kỵ ở Thân thì nhiều trở ngại mà không thành.
Đức là hợp. Trong hoà hợp có ân tình đức nghĩa. Cho nên phàm mưu sự gì mà Dụng thần động hợp Thế hoặc Dụng thần hoá thành sinh hợp, hoặc Nhật thần lâm Dụng hợp Thế, hoặc Nhật thần sinh hợp Dụng hào đều gọi là Đức vào trong quẻ, thì không mưu sự gì không toại ý. Nhưng mà hợp xứ phùng xung thì e có biến động. Nếu Kỵ thần mà như thế thì nhiều cản trở khó thành.
41. Quái ngộ hung tinh, tị chi tắc cát
Quẻ gặp hung tinh, tránh đi tất cát.
Hung tinh ấy là Kỵ thần. Phàm Dụng thần bị Nhật thần, Nguyệt kiến khắc thương, bất luận Không hay Phục, trước sau cũng bị thụ chế, không có nơi để tránh. Nếu không bị Nhật Nguyệt thương khắc, chỉ gặp Kỵ thần trong quẻ động khắc. Nếu Dụng hào lâm Tuần không, phục tàng thì không chịu khắc, gọi là tránh. Đợi ngày xung khắc Kỵ thần, thì hung tự tiêu tan. Nếu Dụng thần xuất hiện mà không lâm Không thì bị hại, khó tránh được thương khắc. Cho nên bảo “tránh đi thì cát”.


Ghi chú: Những chú thích trong ngoặc là của tác giả Vĩnh Cao)

TL: Tăng bổ BỐC PHỆ CHÍNH TÔNG

Đã gửi: 22:02, 14/02/11
gửi bởi tieudao123
42. Hào phùng kỵ sát, địch chi vô thương
Hào gặp kỵ sát, được cứu thì khỏi bị hại.
Hào là Dụng hào, như cầu tài lấy hào Tài làm Dụng thần chẳng hạn. Địch có nghĩa là cứu giúp. Ví như cầu tài, trong quẻ hào Tài thuộc Mộc, nếu có hào Kim động khắc Tài là hung, hoặc được hào Hoả phát động khắc Kim tức hào Kim tự chống không nổi, làm sao có thể khắc Mộc được, hào Mộc khỏi lo. Cho nên bảo “được cứu thì không bị hại”.
43. Chủ tượng hưu tù, phạ kiến hình xung khắc hại
Dụng hào biến động, kỵ tao Tử Mộ Tuyệt Không.
Chủ tượng hưu tù, sợ gặp hình xung khắc hại
Dụng hào biến động kỵ gặp Tử Mộ Tuyệt Không.
Chủ tượng cũng chỉ Dụng thần. Nếu hưu tù đã không thành việc, há lại bị hình khắc sao? Nếu Dụng thần phát động, như người mạnh mẽ tiến tới trước, há có thể hoá Mộ Tuyệt sao ?
44. Dụng hoá Dụng hữu dụng vô dụng
Không hoá Không tuy Không bất Không
Dụng hoá Dụng có lúc hữu dụng, có lúc vô dụng
Không hoá Không tuy là không mà chẳng không.
Dụng thần hoá Dụng thần có Dụng thần hữu dụng, có Dụng thần vô dụng. Hữu dụng là Dụng thần hoá Tiến thần. Vô dụng là Dụng thần hoá Thoái thần, cùng quẻ Phục ngâm. Cho nên mới phân biệt “hữu dụng” và “vô dụng”.Hào lâm Không an tĩnh tất không thể hoá thành Không, chỉ hào phát động mới có thể biến thành. Đã phát động thì không phải là Không. Hoá thành Không cũng do động mà biến thành. Phàm hào động lâm Không hoặc hào động biến Không đều không thể luận là thực sự là Không, vì ra khỏi Tuần thì hữu dụng.
45. Dưỡng chủ hồ nghi - Mộ đa ám muội.
Hoá Bệnh hề thương tổn – Hoá Thai hề câu liên.
Dưỡng chủ nghi ngờ - Mộ nhiều ám muội
Hoá Bệnh thì tổn hại – Hoá Thai thì khó khăn.
Trường Sinh, Mộc Dục, quan đới, Lâm Quan, Đế Vượng, Suy, Bênh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai , Dưỡng là 12 Thần. Trong quẻ chỉ ba giai đoạn Trường Sinh, Mộ, Tuyệt là cần xem xét ở mọi quẻ, mọi hào. Còn các giai đoạn khác như Mộc Dục, Quan Đới, Lâm Quan, Đế Vượng, Suy, Bệnh, Tử, Thai, Dưỡng mỗi cái đều luận thành sinh khắc xung hợp, Tiến Thoái thần, Phục ngâm, Phản ngâm. Không thể câu chấp Dưỡng là nghi ngờ, Bệnh chủ tổn thương, Thai chủ khó khăn.
46. Hung hoá Trường Sinh, sí nhi vị tán
Hung hoá Trường Sinh, mạnh mẽ mà chưa tan.
Dụng thần hoá thành Trường Sinh là tốt. Nếu Hung thần hoá Trường Sinh thì căn hoạ đã manh nha, ngày tăng trưởng dần, tất đợi ngày Mộ, Tuyệt mới giảm bớt cái thế của hung thần được.
47. Cát liên Mộc Dục, bại nhi bất thành
Cát hợp Mộc Dục, bại mà không thành.
Mộc Dục có tên là Bại thần, lại gọi là Mộc Dục Sát, là thần vô liêm sỉ, tính tình dâm bại, nhưng có phân ra nặng hay nhẹ. Tức như Kim bại ở Ngọ, trong bại có khắc; Dần mộc bại ở Tí, trong bại có sinh; Mão mộc bại ở Tí, trong bại có hình; Thuỷ bại ở Dậu, trong bại có sinh; Thổ bại ở Dậu, trong bại có tiết khí. Hoả bại ở Mão, trong bại có sinh. Chỉ xem hôn nhân là hết sức kỵ.Nếu xem chọn vợ mà được hào Tài hoá Mộc Dục kèm sinh, tất bại gia phong; kèm khắc thì vì gian mà sát thân. Còn xem chuyện khác, nếu hào Thế hoá Mộc Dục, nếu kèm sinh thì vì sắc mà hại danh; kèm khắc thì vì gian mà táng thân. Được cứu thì trong chỗ hiểm có đường sống. Cho nên mới bảo: “Cát thần không nên hoá Mộc Dục”
48. Giới hồi đầu chi khắc ngã
Vật phản đức dĩ phù nhân
Ngăn hồi đầu mà khắc ta
Chớ trái đức mà giúp người.
Hồi đầu khắc là Dụng thần tự hoá Kỵ thần. Như hào Hoả hoá Thuỷ chẳng hạn. Xem mọi chuyện mà Thế hào, Thân hào, Dụng hào gặp thế đều không tốt. Phàm Dụng thần động sinh hợp Thế thì là có tình với ta, mưu sự dễ thành. Hoặc Dụng thần động không sinh hợp Thế Thân, mà ngược lại sinh hợp với hào Ứng cùng hào khác đều gọi là “trái đức giúp người”. Phàm xem mà gặp thế mọi mưu sự khó khăn, vì tượng lợi người hại mình.
49. Ác diệu cô hàn, phạ Nhật thần chi tính khởi
Ác diệu mà cô hàn, thì chỉ sợ Nhật thần lâm ở đó.
Ác diệu là chỉ Kỵ thần; Cô là một mình không được sinh phù củng hợp; Hàn là suy nhược vô khí. Phàm xem quẻ gặp Kỵ thần cô hàn thì vĩnh viến không tổn hại được ta. Chỉ sợ Nhật thần lâm khởi ở đó, thì cô hàn mà được thế, cuối cùng không tránh được tổn hại. Nếu trị Nguyệt kiến cũng thật đáng sợ.
50. Dụng hào trùng điệp dĩ Mộ khố chi thu tàng
Dụng hào trùng điệp thì nhờ Mộ khố để cất chứa.
Như trong quẻ Dụng thần trùng điệp thái quá, thích nhật là Mộ của Dụng thần lâm Thân Thế, ấy là qui về cất chứa ở ta. (Câu này giảng không rõ. Khi Dụng thần trùng điệp tức xuát hiện quá nhiều trong quẻ. Như Dụng thần thuộc Thuỷ, mà trong quẻ có quá nhiều hào Thuỷ. Muốn Dụng thần có tác dụng thì phải đợi đến lúc Dụng thần nhập Mộ. Nếu là Dụng thần thuộc Thuỷ như trên thì phải đợi đến Thìn là Mộ khố của Thuỷ.)
51. Sự trở cách hề gian phát
Tâm thoái hối hề Thế Không.
Việc ngăn cản vì gian hào động
Lòng dùng dằng vì Thê lâm Không.
Gian hào là hai hào ở giữ Thế và Ứng. Vốn hai hào ở giữa Thế Ứng này ngăn cách đường giữa ta và người. Gian hào động là có người cản trở. Muốn biết ai ngăn trở cứ lấy Lục thân mà suy. Như Phụ Mẫu động là bậc tôn trưởng chẳng hạn.Phàm Thế hào gặp Tuần Không, thì trong lòng uể oải không muốn thăng tiến để thành tựu công việc. Cho nên bảo: “Tâm dùng dằng vì Thế lâm Không”.
52. Quái hào phát động tu khán giao trùng
Động biến tỉ hoà đương minh tiến thoái
Hào trong quẻ phát đông cần xem giao hay trùng
Động biến thành cùng hành xem rõ Tiến hay Thoái.
Phàm hào phát động trong quẻ, giao thì chủ tương lai, trùng thì chủ quá khứ. Như xem về Đào vong (bỏ trốn) thấy Phụ Mẫu Chu Tước phát động, nếu hào này là giao, còn có người đến báo tin; nếu là trùng thì tin đã biết trước rồi. Các chuyện khác cứ phỏng theo như thế.Động biến thành cùng hành, là chỉ đến Tiến thần và Thoái thần. Như Dần mộc hoá Mão mộc là Tiến Thần, Mão biến thành Dần là thoái thần. Tiến chủ đi lên phía trước, Thoái chủ lùi ra sau.
53. Sát sinh Thân mạc tương cát đoán,
Dụng khắc Thế vật tác hung khan
Cái: Sinh trung hữu Hình hại chi lưỡng phòng
Hợp xứ hữu khắc thương chi nhất lự.
Sát sinh Thân chớ đoán là tốt
Dụng khắc Thế chớ xem là hung.
Vốn được sinh cũng phòng hai điều Hình và hại.
Được hợp cũng có lo về khắc thương.
Sát là Kỵ thần. Sinh là hợp vậy. Thân là như tự xem thì lấy hào Thế. Nếu trong quẻ Kỵ thàn phát động, tất thương khắc Dụng thần, như vậy dù đã sinh hợp với ta thì cũng chẳng ích gì. Huống gì trong sinh hợp có hình, có hại, có khắc. Như Kỵ thần sinh Thế kèm có Hình khắc, không những chỉ mưu sự không thành, điều mong cầu chẳng được, còn sợ vì mưu sự mà gặp xấu. Như một người đi thi Hương vào ngày Quí Dậu tháng Thìn bói được quẻ Tiết biến Khảm, Thế hào Tị hoả hoá Kỵ thần là Dần mộc, trong sinh có Hình. lại có Mão mộc Kỵ thần ám động sinh Thế. Về sau vào trường bị bệnh. Đấy là Kỵ sinh Thân, trong sinh có mang Hình, về hại cũng tương tự, còn khắc thì nặng hơn.Lại như Dụng thần động khắc Thế, đó là “vật” (Dùng thuật ngữ ở câu 32. Vật ở đây chỉ hào động) đến tìm ta, phàm mưu sự dễ thành, chớ thấy ngắc ta mà cho là hung, được Dụng thần khắc Thế vốn là cát. Nhưng không nên đi sinh hợp với Ứng hào. Đó là hậu với người mà bạc với ta, thì tuy Dụng thần khắc Thế cũng xem là hung, không thể không biết đến.
54. Hình hai bất nghi lâm Dụng
Tử Tuyệt khởi khả trì Thân
Hình hại chẳng nên lâm Dụng
Tử Tuyệt há lại trì Thân.
Phàm Dụng thần, Thân, Thế gặp Nhật thần tương hình, tất chủ bất lợi, xem việc thì chẳng thành. Xem vật thì không tốt, xem bệnh thì trầm trọng, xem người thì có bệnh, xem đàn bà thì bất trinh, xem văn thư thì sơ hở, xem kiện tụng thì hình. Hại thì không đến nỗi hư việc, đại khái cũng phỏng thế, mà hoá Hình hại cũng thế. Cần xem suy vượng sinh khắc, phân định nặng nhẹ kỹ càng. Hào Tử Tuyệt tại Nhật thần mà trì Thế Thân, Dụng thần xem mọi việc đều bất lợi. Biến động mà hoá Tử Tuyệt cũng vậy, nhưng có “Tuyệt xứ phùng sinh” người học cần nên biết.
55. Động phùng xung nhi sự tán
Động gặp xung thì việc tan.
Vốn hào xung không phải theo một lệ mà đoán. Như hào Tuấn không an tĩnh gặp xung thì gọi là khởi; hào Tuần không phát động gặp xung gọi là thực; hào an tĩnh bất Không gặp xung gọi là ám động; hào phát động bất Không gặp xung gọi là tán, lại gọi là xung thoát. Phàm động hào mà gặp xung tán thoát, cát chẳng thành cát, hung không thành hung.
56. Tuyệt phùng sinh nhi sự thành
Tuyệt mà gặp sinh thì việc thành.
Phàm Dụng thần ở Tuyệt địa, không thể câu chấp mà luận là phải Tuyệt tại Nhật thần. Dụng thần hoá Tuyệt cũng thế. Nếu gặp sinh phù là trong hung có cát, điềm đại tốt, gọi là “Tuyệt xứ phùng sinh”
57. Như phùng hợp trú, tu xung phá dĩ thành công
Nếu gặp hợp, nên xung phá để thành công.
Trong quẻ Dụng thần, Kỵ thần gặp Nhật thần hợp, hoặc tự hoá thành hợp, hoặc có động hào đến hợp. Không kể là hung hay cát đều không có kết quả, phải chờ đến lúc xung phá thì việc cát hung mới ứng. Giả như Dụng hào động sinh Thế, việc dễ thành, nếu gặp hợp, tất lại ngăn trở, cần đợi ngày xung thì việc mới thành. Ở câu sau là phép đoán nhật kỳ.
58. Nhược ngộ hưu tù tất sinh vượng nhi thành sự
Nếu gặp hưu tù tất chờ lúc sinh vượng mới thành việc.
Phép đoán Nhật kỳ không thể chấp nhất, phải linh động mà suy đoán để không nhầm lẫn. Như:
- Dụng hào hợp trú thì dùng nhật kỳ xung để đoán.
- Dụng hào hưu tù tất lúc sinh vượng mới thành việc. Cho nên vô khí thì phải dùng tháng ngày vượng tướng mà đoán
- Dụng hào vượng tướng bất động thì dùng ngày tháng xung động mà đoán.
- Dụng hào hữu khí phát động thì lấy ngày hợp mà đoán. Hoặc hữu khí mà động mà hợp Nhật thần, hoặc Nhật thần lâm mà động sinh hợp Thế thân, tức lấy ngày đó mà đoán.
- Dụng hào bị thụ chế tất lấy tháng ngày chế sát mà đoán
- Dụng hào được thời vượng động mà lại được sinh phù, đấy là quá vượng, nên dụng tháng ngày Mộ khố để đoán.
- Dụng hào vô khí phát động mà được sinh phù tức lấy ngày tháng sinh phù mà đoán.
- Dụng hào nhập Mộ thì dùng ngày tháng xung Mộ mà đoán.
- Dụng hào Tuấn không an tĩnh, tất lấy ngày xuất Tuần gặp xung mà đoán.
- Dụng hào Tuần không phát động, tức dùng ngày trị lúc xuất Tuần để đoán.
- Dụng hào phát động Tuần không mà bị hợp tức dùng ngày xung khi ra khỏi Tuần mà đoán.
- Dụng hào Tuần không phát động mà gặp xung, tức là xung thực, tất lấy ngày đó mà đoán
Trên đây là phép đoán tổng quát, trong đó lý lẽ vi diệu, học giả phải thông suốt, linh động phân ra nặng nhẹ , Phân định rõ Dụng và Kỵ thì đoán chẳng sai.
59. Tốc tắc động nhi khắc Thế
Hoãn tắc tĩnh nhi sinh Thân.
Nhanh thì động mà khắc Thế
Chậm thì tĩnh mà sinh Thân.
Đây cũng là phép đoán nhật kỳ, để định ứng nhanh hay chậm. Nếu Dụng thần động mà khắc Thế thì việc đến nhanh, nếu động mà sinh Thế thì ứng chậm. Nếu tĩnh mà sinh Thế lại trì trệ. Lại dùng suy vượng động tĩnh mà suy nghiệm, tất vạn điều chẳng lầm. Như suy mà phát động khắc Thế so với vượng động mà khắc Thế thì xảy ra chậm hơn. Ngoài ra cứ phỏng thế.
`60. Phụ vong nhi sự vô đầu tự
Phúc ẩn nhi sự bất xứng tình
Phụ lâm Không thì việc không đầu mối
Phúc phục thì việc không vừa lòng.
Câu này chỉ nói đến việc công. Xem văn thư thì hào Phụ Mẫu là văn thư. Phàm xem công danh thì việc công, cơ quan đều dùng hào Phụ Mẫu làm đầu mối. Đầu tiên là dựa vào văn thư, tiếp đến mới theo Quan Quỷ, nếu hào văn thư gặp Không vong, sợ việc chưa xác đáng. Cho nên mới bảo: “Phụ Không vong thì việc không có đầu mối”.
Phàm xem việc tư lấy hào Tử Tôn làm thần giải ưu, lại dùng hào Tài làm căn nguyên. Há Tử Tôn phục mà không hiện sao. Cho nên mới bảo: “Phúc Đức ẩn mà việc chẳng vừa lòng”..
61. Quỷ tuy hoạ tai, phục do vô khí
Quỷ tuy là tai hoạ, phục thì vô khí.
Hào Quan Quỷ tuy bảo là thần sát về tai hoạ, nhưng trong sáu hào của quẻ không thể không có, nên xuất hiện mà an tĩnh, không nên phục tàng. Nếu phục thì trong quẻ vô khí. Vả lại hào Quan đó cũng là nơi dựa khi xem mọi chuyện, tức cũng cần. Như xem về quan chức thì Quan là Dụng thần; xem văn thư thì Quan là Nguyên thần; xem kiện tụng thì Quan là quan lại; xem bệnh tật thì Quan là bệnh; xem trộm cướp thì Quan là trộm cướp; xem việc quái dị thì Quan là quái dị; xem về tiền bạc nếu không có hào Quan sợ Huynh Đệ nắm quyền khó tránh tổn hại.
62. Tử tuy phúc đức, đa phản vô công
Tử tuy là phúc đức, bị khắc nhiều thì vô ích.
“Đa” là xuất hiện nhiều, “Phản” là chịu khắc. Chỉ xem công danh thì Tử Tôn là ác sát. Ngoài ra đều lấy Tử Tôn làm thần phúc đức. Như xem thuốc men đều lấy Tử Tôn làm Dụng thần, nếu trong quẻ xuất hiện nhiều hào Tử Tôn thì dùng thuốc lộn xộn, có uống cũng vô ích. Như xem cầu tài gặp hào Tử Tôn bị tương, không chỉ không lợi sợ còn bị hao vốn.
63. Cứu Phụ Mẫu suy vi thể thống
Luận Quan Quỷ đoán tác hoạ ương
Tài nãi lộc thần, Tử vi phúc đức
Huynh Đệ giao trùng tất chí, phàm mưu đa trở trệ.
Xét Phụ Mẫu suy được thể thống
Luận Quan Quỷ đoán được hoa tai.
Tài là lộc thần, Tử là phúc đức
Huynh Đệ động tất mưu sự nhiều trở ngại
Ở đây tuy nói đại lược về năm loại (Tức lục thân gồm 5 loại Phụ Mẫu, Quan Quỷ, Tử Tôn, Thê Tài, Huynh Đệ, nếu thêm Ta vào thì thành 6), nhưng cũng có phân ra để mà dùng. Giả như xem chung thân, lấy hào Phụ Mẫu để luận xuất thân, nếu gặp Quý Nhân mà có sát, tức hậu duệ của nhà quan lại, nếu bị hình hại vô khí là con nhà nghèo hèn. Giả như xem về tai hoạ nên xem Quan Quỷ lâm vào loại thú nào, nếu ở Huyền vũ thì hoạ về đạo tặc. Tài là thực lộc của người ta, cho nên gọi là lộc thần; Tử Tôn có thể giải ưu khắc Quan Quỷ cho nên gọi là phúc đức. Huynh Đệ là ngang hàng với ta mà lấn Tài, động thì khắc Tài mà tranh đoạt, cho nên mới bảo: “mưu sự nhiều trở ngại”.
64. Quái thân trùng điệp, tu tri sự thể lưỡng giao quan
Quái thân trùng điệp, nên biết sự việc có liên quan đến hai nơi.
Quái thân là Nguyệt quái thân, phép khởi là “Thế dương khởi từ tháng Tí, Thế âm khởi từ tháng Ngọ” Cần phải luận rõ câu này. Phàm hào Quái thân là thể của sự việc cần xem. Nếu trong quẻ có đến hai hào xuất hiện, tức là việc có kết hợp, hoặc sự việc liên quan đến hai nơi. Nếu ở Huynh Đệ tất cùng mưu sự với người, Huynh Đệ khắc Thế, hoặc lâm Quan Quỷ phát động tất có người tranh giành việc này.
Trong quẻ không xuất hiện Quái thân, việc chưa định hướng; xuất hiện sinh Thế, trì Thế, hợp Thế thì sự việc đã định. Quái thân nên xuất hiện mà không nên động, động thì phòng có biến đổi, nếu biến hoại thì việc sẽ biến hoại. Nếu trì Thế thì biết việc này mình có thể điều động. Nếu Quái thân lâm Ứng thì việc này quyền bính ở người, hoặc do hào khác động biến thành tức biết người liên quan hào này cũng thuộc vào việc đó. Như Tử Tôn là tăng đạo hoặc bọn cháu chắt chẳng hạn, hoặc phục ở dưới hào khác cũng như theo vậy mà suy đoán.
Nếu sáu hào cùng Phi hào, Biến hào, Phục thần đều không có Quái thân, thì việc ấy chưa chắc, ở Không vong, Mộ, Tuyệt thì việc khó thành. Đại để Quái thân dùng để xem sự thể, không thể lầm là để xem thân mệnh, như xem tướng mạo xấu đẹp thì xem Quái thân có thể biết.
Phàm gặp Thân khắc Thế thì sự việc tìm tới ta là tốt, Thế khắc Thân thì hung. Nếu được hào Thân sinh hợp hào Thế lại càng tốt.
65. Hổ hưng nhi ngộ cát thần bất hại, kỳ vi cát.
Long động nhi phùng hung diệu nan yểm, kỳ vi hung.
Huyền Vũ chủ đạo tặc chi sự. diệc tất Quan hào.
Chu Tước bổn khẩu thiệt chi thần, nhiên tu Huynh Đệ
Tật bệnh đại nghi Thiên Hỷ, nhược lâm hung sát tất sinh bi.
Xuất hành tối phạ Vãng vong, như hệ cát thần chung hoạch lợi
Thị cố cát hung thần sát chi đa đoan, hà như sinh khắc chế hoá chi nhât lý.
Hổ động mà gặp cát thần chẳng hại, mà là tốt
Long động mà gặp sao hung khó tránh, ấy là hung.
Huyền Vũ chủ việ đạo tặc không nên ở hào Quan,
Chu Tước vốn thần khẩu thiệt nhưng không nên ở Huynh Đệ
Tật bệnh rất nên có Thiên Hỷ, nếu lâm hung sát tất sinh đau buồn.
Xuất hành rất sợ Vãng Vong , nếu gặp cát thần cuối cùng được lợi.
Cho nênThần sát cát hoặc hung tuy quá nhiều, đâu bằng một lý sinh khắc chế hoá.
Đại để Bốc dịch nên đinh Ngũ hành của Lục thân, không thể dùng thần sát lộn xộn để đoán. Vốn Thần sát ở sách xưa đến lúc Kinh Phòng tiên sinh làm Dịch, để lại quá nhiều sao hung cát làm mê hoặc người học về sau, đại loại như Thiên Hỷ, Vãng Vong, Đại Sát, Đại Bạch Hổ. Nay người đời lấy làm tông chỉ, không gì là không tin. Nhưng thần sát quá nhiều, há có thể dùng được sao. Với phép dùng Lục thú mà nói, chẳng ai không lấy Thanh Long làm tốt, Bạch Hổ làm hung, thấy Chu Tước cho là khẩu thiệt, thấy Huyền Vũ cho là đạo tặc, không phân biệt lầm trì Dụng thần, Nguyên thần, Kỵ thần hay Cừu thần, đại khái lấy tinh chất của Lục thú để đoán mà thôi, làm mất diệu chỉ của tiên thiên. Chẳng lẽ Bạch Hổ động chắc chắn là hung, nếu lâm vào hào thích ứng để sinh phù củng hợp với Thế thân, thì có gì hại đến ta, cho nên bảo là hung mà chẳng hại, ấy là tốt.Thanh Long động vốn là tốt, nếu lâm vào hào kỵ, hình xung khắc hại Dụng thàn, thì có ích gì cho việc. Cho nên bảo là tốt mà chẳng ngăn được hung.Chu Tước tuy chủ khẩu thiệt nhưng chẳng phải Huynh Đệ tính lâm, tất không thể thành khẩu thiệt.Huyền Vũ tuy chủ đọ tặc, nếu không phải là hào Quan tính lâm, thì không gọi là đạo tặc.Vốn Lục thù dựa vào sinh khắc ngũ hành của Lục thân.Lại như Thiên Hỷ là cát tinh, xem bệnh mà gặp, tuy đại lợi nhưng hung hiểm, lại không đoán chết, là cớ nhớ Thiên Hỷ; nếu lâm vào Kỵ thần, thì ta lấy làm buồn mà chẳng lấy làm vui. Vãng Vong là hung sát, xuất hành mà gặp tuy đại tượng cát lợi, lại đoán hung, vì cớ là thần chết.Nếu lâm vào hào ưa thích động mà sinh phù củng hợp với Thế thân Dụng thần, ta tất lấy làm lợi mà không cho là hại. Vì quyền của Thần sát là nhẹ mà quyền của Ngũ hành là nặng. Do vậy mà xem, gặp cát thì cát, gặp hung thì hung, do ở Ngũ hành mà không do ở Thần sát, nghiệm ở lý mà không nghiệm ở sát, hà tất phải theo thuyết ảo vọng đó. Nếu không thi ta quá lẫn lộn, đã hại lý lẽ mà loạn nhân tâm, há làm sao có thể chắc đúng được.Thần sát vốn không bằng chứng, chỉ khiến việc đoán dịch rẽ ra nhiều lối, mà không thoả bằng lẽ sinh khắc chế hoá, đã sáng tỏ lý lẽ mà linh động, rành mạch mà chẳng mê hoặc. Lục thân là cái gốc, Lục thú là cái ngọn. Đến như cát thần hung sát như Thiên Hỷ, Thiên Y, Tang xa đều là từ ngọn này đến ngọn khác, muốn dùng thì chỉ có Lục Thú là được. Tức trọng ở gốc mà nhẹ ở ngọn vậy. Nhưng Lục thú chỉ có thể suy tính tình, hình trạng, còn như cát hung đắc thất, lấy sinh khắc của Lục thân làm chủ. Học như vậy thì gốc ngọn đều đầy đủkhông mất diệu chỉ, mà từ một lẽ có thể thông suốt hết.66. Ô hô ! Bốc dịch giả tri tiền tắc dịch
Than ôi ! Người bói dịch trước hết phải biết thông biến.
Người đời bói dịch đều câu nệ vào cổ pháp, người biết biến thông hiếm có. Cho nên gặp Long, Hổ thì đoán vui buồn, thuỷ hoả thì đoán mưa tạnh, Không vong thì cho là hung, Nguyệt phá thì bảo vô dụng, Thân thì cho là mình, Ứng hào thì cho là người. Phàm loại như thế khó nêu lên cho hết. Lưu Bá Ôn tiên sinh viết sách này, dùng cái hay của lý lẽ mà bỏ cái hẹp hòi của ý nghĩa, tỏ rõ cái tối tăm xưa, định lại cho đúng sai lầm ngày nay. Người đời chấp mê vào cổ pháp chẳng ai là không lấy đó mà lý giải. Người có chí với thuật này nên xét những điều nói trên, thì tự biết linh động.67.Cầu chiêm giả giám hậu tắc linh
(Người cầu bói phải xem xét sau đó mới linh)
Người đoán dịch đương nhiên phải thông biến, mà người cầu bói cũng không thể không biết đạo về bói. Đấy là thành tâm.68. Phệ tất thành tâm
(Bói phệ phải thành tâm)
Thánh nhân làm Dịch ca ngợi thần minh, vì đem đạo hợp với trời đất. Cho nên phàm bói Dịch, tất cần chân thành kính cẩn, hết lòng mà cầu, tất cát hung hoạ phúc không gì là không nghiệm. Ngày nay người cầu bói đông, mà cử chỉ chẳng nghiêm trang, ăn mặc bê bối, thậm chí có người chẳng thắp nhang, chẳng rửa tay. Lại có người giàu có tự kiêu, sai gia nhân xem bói thay mình, hoặc nhờ thân hữu đi coi giúp, mà không biết mình tuy phát tâm xem mà người đi thay tâm chưa kính. Cẩu thả như thế mà muốn cầu thần minh cảm ứng sao, há không thân trọng ư ?69.Hà phương Tí nhật
Ngày Tí có hại gì.
Trong sách lịch âm dương có câu “Tí bất vấn quái” (Tí chẳng xem bói). Cho nên người đời nay phần lớn kỵ ngày Tí. Lưu quốc sư nói: Việc ứng hung cát đều do cảm của thần minh. Thần minh không lúc nào không có, không lúc nào không cảm. Cảm được với thần minh thì không lúc nào không nghiệm. Cho nên phàm bói Dịch do tại người có lòng thành hay không, chẳng do tại ngày Tí hay không phải ngày Tí.



Toàn chương trên đây trình bày chung phép đoán Dịch, là chương nói nhứng nét chính yếu. Không theo như thế thì mọi việc khó quyết. Người có chí trước hết đọc chương này, nêu có thể suy đi nghĩ lại mãi, đọc kỹ chú thích tất rõ lý lẽ, thì mọi điều mọi việc xảy ra đều có thể lý giải. Nào có gì hơn được Bốc dịch .

TL: Tăng bổ BỐC PHỆ CHÍNH TÔNG

Đã gửi: 18:49, 15/02/11
gửi bởi tieudao123
Chương 7
THIÊN THỜI



1.Thiên đạo yểu minh, khởi khả đạc tư phù hạn lạo
Dịch hào vi diệu, tự năng nghiệm bỉ chi âm tình.
Đương cứu Phụ Tài - Vật bằng thuỷ hoả.
Đạo trời u minh há lượng được hạn lụt thế sao
Hào dịch vi diệu tự nghiệm được nắng mưa đấy
Phải xét Phụ, Tài - Chớ nhờ Thuỷ Hoả.
Thiên Huyền phú và Dịch Lâm Bổ Di đều dùng Thuỷ Hoả làm chủ nắng mưa, mà không xét Lục thân chế hoá. Vốn cố chấp mà không thông biến. Vả lại như hào Thuỷ là mưa, tất bảo vượng động sẽ mưa như trút, hưu tù thì mưa bay bay. Nhưng Thuỷ ở mùa đông vượng tất mưa. Mưa há chỉ to vào thu đông mà nhỏ vào xuân hạ sao? Biết như thế mà không tự phá bỏ sao? Phàm xem thiên thời nên xem Phụ và Tài, chớ luận Thuỷ và Hoả.



2.
Thê Tài phát động bát phương hàm ngưỡng tình quang
Phụ Mẫu hưng long tứ hải tận triêm vũ trạch.
Thê Tài phát động tám phương đều thấy nắng ráo
Phụ Mẫu vượng hưng bốn bể đều thấm ướt mưa.
Dùng hào Phụ Mẫu làm mưa, Tài động thì khắc chế thần mưa, cho nên chủ tạnh.
3. Ứng nãi thái hư, phùng Không tắc vũ tình nan nghĩ
Ứng là bầu trời, gặp Không thì nắng mưa khó định.
Xem Thiên thời, Ứng lâm Không thì nắng mưa khó định, phải dựa vào Phụ, Tài và Nhật thần để đoán.
4. Thế vi đại khối, thụ khắc tắc thiên biến phi thường.
Thế là đất lớn, chịu khắc thì trời biến đổi phi thường.
Ứng là Trời, thể của muôn vật. Thế là Đất, chủ muôn vật. Nếu Thế bị động hào hình khắc tất thời tiết thay đổi phi thường.
5. Nhật thần chủ nhất nhật chi âm tình
Nhật thần chủ mưa nắng trong ngày.
Như hào Phụ Mẫu động bị Nhật thần khắc chế thì không mưa. Nếu hào Phụ Mẫu động được Nhật thần sinh phù chủ mưa to. Nếu Tài hào động được Nhật thần sinh phù chủ nắng bức. Nhật thần là chúa tể.
6. Tử Tôn quản cửu thiên chi nhật nguyệt
Tử Tôn cai quản tháng ngày trong bốn phương.
Tử Tôn dương là ngày, Tử Tôn âm là tháng. Vượng tất trời trong sáng, suy thì trời ảm đạm, Không phục thì mây che, mộ tuyệt thì u ám. Mộ thì nên gặp xung, Tuyệt nên gặp sinh.
7. Nhược luận phong vân toàn bằng Huynh Đệ
Nếu luận gió mây toàn dựa vào Huynh Đệ.
Gió mây nên xem hào Huynh Đệ, dùng vượng động suy tĩnh để luận gió mây lớn nhỏ dày mỏng. Nếu luận về thuận phong hay nghịch phong thì không dùng Huynh Đệ. Lấy Tử Tôn làm thuận phong, dùng Quan quỷ làm nghịch phong.
8. Yếu tri lôi điện đản khán Quan hào
Muốn biết sấm chớp chỉ xem hào Quan.
Quan Quỷ ở cung Chấn động là Sấm, vượng tướng là sét, hoá Tiến thần cũng thế. Hoặc quẻ không có Phụ Mẫu, tuy sấm cũng không mưa, Phụ Mẫu trị nhật mới mưa.
9. Cánh tuỳ tứ quý suy tường
Lại tuỳ bốn mùa để suy rõ.
Câu này nối tiếp với câu trên, gặp mùa đông thì không thể đoán sấm.
10.Tu phối ngũ hành tham quyết
Nên phối hợp với ngũ hành mà quyết đoán.
Ngũ hành tuỳ thời mà vượng. Xuân Đông nhiều sương tuyết băng đá, Hạ Thu sấm chớp sương móc buổi sớm.
11. Tình hoặc phùng Quan vi yên vi vụ Tạnh gặp quan Quỷ là khói là sương.
Quẻ được trời tạnh, nếu Quan Quỷ động thì có khói mù dày đặc, lắm sương, gió độc tối mù. Đông thì quá lạnh, hạ thì quá nóng.



12.
Vũ nhi ngộ Phúc vi điện vi hông
Mưa mà gặp Phúc Đức là chớp là mống.
Quẻ xem xó mưa, nếu Tử Tôn động thì có chớp có cầu vồng. Tử Tôn chủ có màu sắc, cầu vồng và chớp đều có hình ảnh đó, cho nên dựa đó mà suy.



13.
Ứng lâm Tử Tôn, bích lạc vô hà tì chi bán điểm
Ứng ở Tử Tôn thì bầu trời xanh không có chút mây.
Phàm Ứng lâm Tử Tôn động, mặt trời sáng tỏ. Hoặc Tài lâm Ứng động hoá Phúc Đức cũng thế.
14. Thế lâm Thổ Quỷ, hoàng sa đa mạn tán ư thiên thôn Thế ở Quỷ thổ thì trời vàng như cát rải rác cả ngàn thôn.
Hoặc hào Phụ Mẫu Không phục, lâm Quỷ thổ phát động thì trời vàng, đợi hào Phụ xuất Không, đến ngày xung thì có mưa.




15.
Tam hợp thành Tài, vấn vũ na kham bát quái.
Tam hợp thành Tài cục, hỏi mưa thì chẳng quẻ nào được.
Quẻ có Tam hợp thành Tài cục thì ráng rực rỡ mà không mưa. Tam hợp thành Phụ cục thì có mưa.
16. Ngũ hương liên Phụ, cầu tình quái sát lâm Không. Phụ dù có hành gì trong ngũ hành, cầu nắng thì Sát chớ lâm Không
Ngũ hương là ngũ hành Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ . Chỉ có hào Phụ là mưa. Tài hào là kỵ sát. Nếu cầu tạnh đừng để Tài hào lâm Tuần Không.



17.
Tài hoá Quỷ âm tình vị định
Tài hào hoá Quan Quỷ nắng ráo hay u ám chưa định được.
Tài chủ tạnh nắng, Quỷ chủ u ám. Như gặp Tài và Quỷ biến đổi lẫn nhau, hoặc Quỷ Tài đều động tất chủ nắng ráo hay u ám chưa định được.




18.
Phụ hoá Huynh phong vũ mỹ thường
Phụ hoá Huynh gió mưa không thường,
Phụ chủ mưa, Huynh chủ gió. Hai hào này hoá lẫn nhau hoặc đều động chủ gió mưa xen lẫn. Phàm luận thứ tự thì động xảy ra trước, biến xảy ra sau. Nếu đều động cả thì vượng chiếm trước, mà suy thì sau.

19. Phụ hoá Tử Tôn, vũ hậu trường hồng thuỳ đế đống Đệ liên Phúc Đức, vân trung nhật nguyệt xuất thiềm thù.
Phụ hoá Tử Tôn, sau mưa có cầu vồng dài vắt ngang
Huynh Đệ cùng Phúc Đức, trong mây hiện ra nhật nguyệt.
Nhật Nguyệt, cầu vồng đều thuộc Tử Tôn. Nếu Phụ hào hoá ra Tử Tôn tất sau cơn mưa có cầu vồng, nếu Huynh hào hoá Tử Tôn thì trong mây có mặt trời.

20. Phụ trì Nguyệt kiến tất nhiên âm vũ liên tuần Phụ trì Nguyệt kiến thì ắt mưa mù suốt tuần.
Như cầu tạnh nắng há lại Phụ trì Nguyệt kiến. Nếu không có Tử Tôn cùng Thê Tài động thì tất mưa mù trọn tuần.




21.
Huynh toạ Trường Sinh, nghĩ định cuồng phong luỹ nhật
Huynh ở Trường Sinh, đoán định gió lớn nhiều ngày.
Với Trường Sinh mà mầm mống của mọi sự việc. Nếu Hào Phụ gặp tất mưa nhiều ngày; hào Huynh gặp thì gió nhiều ngày; hào Quan gặp thì mây mù không tan; hào Tài gặp thì không mong có mưa. Đợi đến ngày Mộ Tuyệt thì mưa mới hết, gió mới ngừng, mới hết mây mù...



22.
Phụ Tài vô trợ hạn lạo hữu thường
Phụ và Tài không được phù trợ, thường có hạn lụt.
Quan hào và Phụ Mẫu vô khí mà Tài hào vượng động tất hạn. Tử Tôn, Thê Tài vô khí mà Phụ Mẫu vượng động tất lụt. Gặp như vậy sợ nhất là Nhật Nguyệt động mà sinh phù thì lụt ngập hết, hạn thì khô cằn. Nếu hai hào Phụ Tài tuy vượng động nhưng bị chế phục, lại không được phù trợ, nếu hạn thì cũng có lúc, mà mưa cũng có chừng.



23.
Phúc Đức đới Hình, Nhật Nguyệt tất thực
Phúc Đức mà bị Hình, tất có Nhật Nguyệt thực.
Tử Tôn bị Hình hoá Quan Quỷ, hoặc Quan Quỷ động mà hình hại, hoặc Phụ có Đằng Xà mà khắc Tử, đều chủ có Nhật Nguyệt thực. Hào Dương thì Nhật thực, hào Âm thi Nguyệt thực.



24.
Vũ hiềm Thê vị chi phùng xung
Xem mưa thì ngại hào Thê gặp xung.
Xem mưa nếu Tài hào ám động, thì Phụ Mẫu ngầm bị thương, không hi vọng có mưa.



25.
Tình lợi Phụ hào chi nhập Mộ
Xem nắng thì lợi khi hào Phụ nhập Mộ
Hào Phụ phát động nhập Mộ, mà không có Nhật thần, động hào xung khai Mộ khố thì mưa ngưng.



26.
Tử phục Tài phi, thiềm hạ bộc phu do ức uất
Tử phục Tài Phi, người dưới thềm còn chịu oi bức.
Hào Tài chủ tạnh mà không chủ có mặt trời. Nếu Tử Tôn xuất hiện, phát động vượng tướng thì sau sẽ có mặt trời. Nếu không có Tử Tôn thì hào Tài không gốc rễ, Quan Quỷ ắt chuyên quyền, điềm tạnh không lâu được.

27.
Phụ suy Quan vượng, môn tiền hành khách thượng tư thư
Phụ suy Quan vượng, trước cổng người đi còn chùn bước.
Mưa lấy hào Phụ làm chủ, được hào Quan vượng động thì có mưa. Nếu hào Phụ lâm Không thì không có mưa, tượng mây dày đặc không tan. Đợi hào Phụ xuất Tuần gặp xung tất mưa.
28. Phúc hợp Ứng hào mộc động giao nhi du ti mạn dã
Phúc hợp với hào Ứng, thuộc mộc mà động thì mưa bay tràn đồng.
Tử Tôn là thần khoáng đạt, nếu ở hạo Mộc động mà hợp với Ứng, hoặc ở hào Ứng mà sinh hợp với Thế thân, tất thì gió dịu nắng ấm, trời lộng gió mưa bay.
29. Quỷ xung Thân vị Kim tinh hội nhi âm vụ mê không
Quỷ xung Thân, thuộc Kim thì sương mù mờ mịt.
Quỷ lâm hào Kim động mà xung khắc Thế thân, hoặc xung khắc Ứng hào, hợc lâm Ứng mà động, đều chủ khói mù mờ mịt khắp đồng.



30.
Quái trị ám xung, tuy Không hữu vọng
Quẻ gặp ám xung, tuy Không cũng có hi vọng.
Như xem mưa mà Phụ hào lâm Không, xem tạnh ráo mà Tài hào lâm Không, nếu được Nhật thần xung, tất xung Không mà nên chẳng phải là Không. Muốn định nhật kỳ, phải xuất Tuần mới hi vọng được.



31.
Hào phùng hợp trú, túng động vô công
Hào nếu gặp hợp, dù động cũng vô ích.
Phụ động thì mưa, Tài động thì tạnh, là lẽ đương nhiên. Nhếu bị Nhật thần hợp, tuy động cũng như tĩnh, đợi Nhật thần xung Phụ hào có thể mưa, xung Tài hào có thể tạnh.



32.
Hợp Phụ, Quỷ xung khai, hữu lôi tắc vũ,
Hợp Tài, Huynh khắc phá, vô phong bất tình
Hợp với Phụ, Quỷ xung khai, có sấm sẽ mưa;
Hợp với Tài, Huynh khắc phá không gió không tạnh.
Như động hào hợp với Phụ hào, được Quan quỷ khử xung động hào, trước sấm sau mưa. Tài bị động hào hợp, được Huynh Đệ khắc phá động hào, không gió thì không tạnh.



33.
Khảm Tốn hỗ giao, thử nhật tuyết hoa phi lục xuất
(Khảm Tốn cùng động thì ngày đó hoa tuyết bay)
Khảm Tôn là nói đến Phụ và Huynh đều động. Xem vào mùa đông, có tượng gió tuyết tung bay.
34. Âm dương các bán, kim triêu lâm vũ uý tam nông
Âm dương mỗi thứ một nửa thì hôm đó mưa dầm, an uý nhà nông.
Âm và tình là nói đến 2 hào Quan và Phụ. Như cầu mưa mà thấy Quan và Phụ đều vượng động mà không có xung hợp thương tổn thì ngày đó có mưa.



35.
Huynh Đệ mộc hưng hệ Tốn phong, nhi Phùng Di hà kỳ tứ ngược
Huynh Đệ thuộc mộc động liên quan cung Tốn, để Thần gió sao quá bạo ngược.
Gặp Huynh Đệ thuộc mộc ở cung Tốn, vượng động hình khắc hào Thế thì lo có gió nếu Phụ cũng vượng động chủ gió mưa hoà lẫn.



36.
Thê Tài phát động thuộc Càn dương nhi hạn bạt hồ nhĩ hành hung
Thê Tài động thuộc cung Càn dương sao mà Thần hạn quá hành hung.
Tài hào phát động, hoặc biến nhập quẻ Càn, lại gặp Nguyệt kiến Nhật thần sinh phù hợp trợ tất chủ đại hạn.



37.
Lục long ngự thiên chỉ vi Xà hưng Chấn quái
Lục long hiện ở trời chỉ vì Đằng Xà động ở cung Chấn.
Chấn có tượng rồng, nếu thấy Thanh Long hoặc hào Thìn tại cung Chấn vượng động, tất có rồng hiện. Nếu Phụ hoá Thìn thì trước mưa sau có rồng. Nếu Thìn hoá Phụ thì trước thấy rồng sau có mưa. Phụ hào an tĩnh hoặc Không phục, rồng tuy hiện mà không mưa, hoá Tài cũng thế.



38.
Ngũ lôi khu điện cái duyên Quỷ phát Li cung
Sấm xua chớp vốn do Quỷ động ở cung Li.
Có tiếng là sấm, không tiếng là chớp. Nếu Quỷ ở cung Ly động nên đoán là sấm động xua chớp. Vốn quẻ Li tượng có màu sắc. Quỷ thuộc hoả cũng thế.



39.
Thổ tinh y Phụ, vân hành vũ thí ư thiên
Mộc Đức phù thân, nhật noãn phong hoà chi cảnh
Phụ có hành Thổ, trời chuyển mây mưa,
Phúc Đức thuộc Mộc trợ Thân, tượng nắng ấm gió dịu.
Thổ chủ mây, Phụ chủ mưa, cho nên Thổ lâm Phụ động thì tượng mây chuyển trời mưa. Mộc chủ gió, Tài chủ tạnh, cho nên Mộc lâm Tài động có nắng ấm gió dịu.



40.
Bán tình bán vũ, quái trung Tài Phụ đồng hưng
Nửa mưa nửa tạnh, trong quẻ Tài Phụ cùng động.
Thê Tài, Phụ Mẫu đều động tất nhiên nửa mưa nửa tạnh,vượng tạnh nhiều mưa ít, Phụ vượng Tài suy thì mưa nhiều tạnh ít.
41. Đa vụ đa yên, hào tượng Tài Quan giai động
Nhiều sương nhiều khói, trong quẻ Tài Quan đều động.
Tài động chủ tạnh, Quỷ động chủ âm u. Quan vượng Tài suy thì sương nặng hạt như mưa phùn. Quỷ suy Tài vượng thì khói mờ chốt lát rồi sáng tỏ.
42. Thân trị đồng nhân, tuy tình nhi nhật luân hàm diệu
Thế trì Phúc Đức, túng vũ nhi lôi cổ tàng thanh.
Thân ở cùng người, tuy tạnh mà trời cũng không sáng
Thế ở Phúc Đức nếu mưa cũng không có tiếng sấm.
Phàm Huynh Đệ trì Thế, động thì khắc Tài, Tài nếu vượng tướng trời cũng không trong sáng. Tử Tôn trì Thế nếu động thì khắc Quan, Quan nếu động tuy mưa cũng không có tiếng sấm.



43.
Phụ Không, Tài phục tu cứu phụ hào
Khắc nhật thủ kỳ, đương minh chiêm pháp.
Phụ lâm Không, Tài phục nên xét Nguyên thần
Chon ngày ứng việc, cần rõ phép xem.
Phụ (Phụ ở đây có nghĩa là “trợ giúp”) hào là Nguyên thần. Xem mưa lấy Phụ Mẫu làm Dụng thần, lấy hào Quan quỷ làm Nguyên thần; xem tạnh ráo lấy Tài hào làm dung thần, lấy Tử Tôn làm Nguyên thần. Nếu Dụng thần Không phục, suy vượng, động tĩnh, xuất hiện, Mộ Tuyệt, hợp xung, Nguyệt phá thì phải dùng phép định bệnh trên các hào mà quyết đoán ngày ứng việc.
Nay lấy Dụng thần làm phép tắc mà định lúc ứng việc như sau:
- Dụng thần phục tàng chờ ngày Dụng thần xuất lộ thì ứng việc; như Dụng thần an tĩnh chờ ngày xung tĩnh thì ứng việc; như Dụng thần Tuần không an tĩnh, chờ xuất Tuần gặp ngày xung thì ứng việc; như Dụng thần tĩnh Không gặp xung, gọi là xung khởi, chờ xuất Tuần gặp ngày hợp sẽ ứng việc; như Dụng thần tĩnh Không gặp chờ, chờ xuất Tuần gặp ngày xung thì ứng việc; như Dụng thần phát động mà không bị gì khác, chờ gặp ngày hợp ứng việc; như Dụng thần Tuần không phát động gặp xung, gọi là xung thực, thì ứng việc vào ngày này. Như Dụng thần phát động gặp hợp, động Không gặp hợp cũng tĩnh mà gặp hợp, đều chờ ngày xung mà ứng việc; như Dụng thần nhập Mộ ở Nhật thần, chờ ngày xung Dụng thần sẽ ứng việc; như Dụng thần tự hoá nhập Mộ, chờ ngày xung khai Mộ khố sẽ ứng việc; như Dụng thần bị hào khác động hợp, hay tự động hoá hợp chờ ngày xung khai hào hợp với Dụng thần thì ứng việc. Như Dụng thần bị Nguyệt phá chờ ra khỏi tháng gặp ngày trị hoặc ngày hợp thì ứng việc; như Dụng thần Tuyệt ở Nhật thần hoặc hoá Tuyệt ở hào, chờ ngày Trường Sinh sẽ ứng việc;
Như Nguyên thần hợp cục khắc mà Dụng thần phục tàng, chờ ngày xuất lộ ứng việc; như Tuần không thì chờ ngày xuất Tuần ứng việc.
Cho nên theo phép thì hợp thì chờ xung, xung thì chờ hợp; Tuyệt thì đợi Sinh, Mộ thì đợi mở; Phá thì đợi bổ, Không thì xuất Tuần, Suy thì đợi vượng. Việc xa thì đoán vào tháng ngày, việc gần thì đoán ngày giờ. Cho nên bảo: "Chọn ngày ứng việc nên rõ phép xem" .
Mưa thì nên xét hào Phụ Không mà bất Không; tạnh thì nên xét hào Tài tuy phục mà không phục. Đã biết Dụng thần, còn nên xét thêm Nguyên thần. Cho nên bảo:" Phụ Không Tài phục nên xét Nguyên Thần". Chữ "tu" nên có nghĩa là "kiêm" (kèm thêm), mà xưa chú thích nghi là xem mưa mà hào Phụ lâm Không, bất tất phải theo hào Phụ, nên lấy Nguyên thần mà suy; xem tạnh mà Tài hào phục, bất tất phải theo hào Phụ mà lấy Nguyên thần để đoán, lấy từ mà đoán nghĩa, cho nên ta phải trình bày cặn kẻ.
44. Yếu tri kỳ tường, biệt âm dương khả suy tình vũ
Dục tri kỳ tế, minh suy vượng dĩ quyết trọng khinh
Muốn biết rõ, phân âm dương để suy tạnh hay mưa,
Muốn biết cặn kẽ, ró suy vượng để quyết nặng nhẹ.Câu này ý nói đại lược mà thôi. Âm dương, động biến là quan trọng lớn lao (định mưa hay tạnh), còn nhỏ bé và ít oi là bởi vượng suy. Như vậy có thể đoán định được mưa to hay nhỏ.

TL: Tăng bổ BỐC PHỆ CHÍNH TÔNG

Đã gửi: 22:12, 15/02/11
gửi bởi tieudao123
Định viết tiếp các chương Cầu tài, Cầu Danh, Xuất Hành... tuy nhiên mới tìm thấy ở https://lyso.vn/viewtopic.php?f=45&t=5074 đã có nên đành nhảy cóc đăng tiếp phần II.
Phần II. ÁP DỤNG
MƯỜI TÁM CÂU HỎI ĐÁP VÀ CHIÊM NGHIỆM
CÂU HỎI THỨ NHẤT


- Hỏi: Tam Truyền (Năm, Tháng và Ngày) khắc Dụng Thần, có một hào động sinh, một hào động khắc cũng gọi là “tham sinh quên khắc” phải không ?

- Đáp: Ít cố nhiên không thể chống được đông. Tức như một hào sinh, một hào khắc lại tự hoá khắc đã là không nên. Huống gì Tam truyền lại khắc phải không.



- Lại hỏi: Nguyệt khắc Nhật sinh, Nhật khắc Nguyệt sinh thì như thế nào?
- Đáp: Ngang nhau. Lại phải xem nếu có một hào sinh thì thành sinh, có một hào khắc thì thành khắc.


Ví dụ: Ngày Bính Thân tháng Thìn, xem em bị bệnh đã lâm nguy, được quẻ Ký Tế biến Cách

Huynh tý Ứng
Quan Tuất
Phụ Thân x ------- Quan Sửu
Huynh hợi ... thế
Quan sửu
Tử mão
Đoán rằng: Trong quẻ này Hợi Thuỷ Huynh Đệ là Dụng Thần, tháng Thìn khắc mà ngày Thân sinh, lại được hào Thân Kim động sinh. Lâm nguy được cứu. Quả trong ngày này giờ Dậu, được danh y cứu sống. Ngày Hợi thì hoàn toàn lành bệnh (Ví dụ này không có gì lạ, vì Nguyệt kiến lại đi sinh động hào là Nguyên thần của Huynh Đệ, mà Thế lại trì Huynh Đệ nên dễ đoán).

@ Ngày Đinh Mùi tháng Ngọ xem em bị kiện tốt xấu thế nào, được quẻ Trạch Thủy Khốn biến Hằng

Đoán rằng: Dậu kim Huynh Đệ là Dụng Thần bị tháng Ngọ khắc, ngày Mùi sinh, xem ra có thể địch được, nhưng Ngọ hoả là Nguyệt kiến động khắc nên là tượng đại hung. Hỏi: Hung lúc nào ? Đáp: Năm nay là Thìn, Thái Tuế tương hợp với Huynh Đệ, thì vô hại. Quẻ có Huynh Đệ hoá Thoái Thần tại Thân, sợ nguy ở năm Ngọ tháng Thân.

Quả đến năm Ngọ tháng Thân bị trọng tội



@ Ngày Mậu Thìn tháng Ngọ xem em gái sinh sản hung cát thế nào, được quẻ Tấn

Đoán rằng: Dậu kim Huynh Đệ là Dụng Thần bị Nguyệt khắc, được Nhật sinh nên không đáng ngại. Ngày mai giờ Mão tất sinh, mẹ con bình an. Ứng giờ Mão vì Dậu Kim hợp với ngày Thìn. Hoàng Kim Sách có câu: “Nếu gặp hợp trú tất đợi xung khai (Dĩ nhiên phải là Mão để xung Dụng Thần , chứ không thế nào xung khai được Nhật thần). Đấy là Nguyệt khắc Nhật sinh mà chẳng có gì xấu.



*. Ngày Ất Mùi tháng Tị, một người tự xem bệnh, được quẻ Đại Quá biến Đỉnh


Đoán rằng: Thế hào Hợi thuỷ là Dụng Thần, bị Mùi thổ động khắc, được Dậu kim động sinh. Đây là “tham sinh vong khắc” , hoá hung thành cát. Nhưng không nên Nhật thần lại khắc, rồi bị Nguyệt kiến xung. Tuy được Nguyên thần phát động sinh nhưng như cây không có rễ nên sinh cũng không được.



Quả chết vào này Mão, ứng ngày xung Nguyên thần, để Kỵ thần cùng hợp lại mà khắc. (Quẻ này cho thấy Nhật Nguyệt quan trọng hơn động hào rất nhiều, Dụng Thần bị Nhật khắc Nguyệt xung nên vô phương cứu chữa)


[/font][/size]

TL: Tăng bổ BỐC PHỆ CHÍNH TÔNG

Đã gửi: 19:42, 16/02/11
gửi bởi tieudao123
Ngày Mậu Tí tháng Thân xem đất mộ, được quẻ Bóc.


Thê tài Dần
Tử tôn Thế
Phụ mẫu Tuất
Thê tài Mão
Quan quỉ Tị Ứng
Phụ mẫu Mùi
[/size][/font]


Đoán rằng: Nhật thần là Tử Tôn trì Thế được Nguyệt kiến sinh, Thanh Long tí Thuỷ. Thuỷ tất từ tả vây bọc Huyệt, ắt gần sông, nếu không sẽ là Trường lưu Thuỷ đến Đường. Bạch Hổ ở Mão mộc, Tí sinh Mão Dần nên lâm Tài chẳng có gì trở ngại. Ứng là triều sơn, thuộc Hoả bị Thế khắc nên triều sơn không cao, trước Thế là Tuất thổ là đối án, Thổ khắc Thế nên đối án hơi cao
Người xem nói: Nhất nhất đều y như vậy.

Táng chưa đầy ba năm, hai con đều thi đỗ.



CÂU HỎI THỨ HAI
- Hỏi: Thế nào là Hồi đầu khắc, khắc có cát có hung phải không ?

- Đáp: Thổ hào động mà biến thành Mộc; Mộc hào động mà biến thành Kim; Kim hào động mà biến thành Hoả; Hoả hào động mà biến hành Thuỷ; Thuỷ hào động mà biến thành Thổ. Đó là hào biến hồi đầu khắc. Quẻ Càn, đoài biến thành Li; quẻ Li biến thành Khảm; quẻ Khảm biến thành Cấn, Khôn; quẻ Cấn, Khôn biến thành Chấn, Tồn; quẻ Chấn, Tốn biến thành Càn, Đoài. Đó là quẻ biến trhành hồi đầu khắc. Phàm gặp Hồi đầu khắc là khắc đến tận cùng. Nguyên thần, Dụng Thần gặp tất hung; Kỵ thần, Cừu thần gặp, ngược lại là tốt.
Ví dụ: Ngày Quí Hợi tháng Mão xem về gia trạch, mọi người trong nhà có bình an không. Được quẻ Nhu biến Càn
Thê tài Tý x Huynh đệ Tuất
Huynh đệ Tuất
Tử tôn Thân Thế x Phụ mẫu Ngọ
Huynh đệ Thìn
Quan quỉ Dần
Thê tài Tý Ứng
Đoán rằng: Thân kim Tử Tôn trì Thế hoá Ngọ hoả hồi đầu khắc, đấy là tự thân cùng con cháu chịu khắc. Tí thủy là Tài hoá Tuất thổ hồi đầu khắc , mà Tài là thê thiếp, nô bộc. Thế là quẻ mà cả nhà bị khắc. Về sau đến tháng Ngọ hoả khắc Thế trợ Thổ khắc Tài, mà Tài bị Nguyệt phá. Cả nhà mấy người bị cháy nhà mà chết
Ngày Tân Dậu tháng Dần, xem mở tiệm bán được quẻ Cấn biến Minh Di.
Quan quỉ Dần Thế Động Tử tôn Dậu
Thê tài Thê tài Hợi
Huynh đệ Tuất Huynh đệ Sữu
Tử tôn Thân Ứng Thê tài Hợi
Phụ mẫu Ngọ Huynh đệ Sửu
Huynh đệ Thìn Động Quan quỉ Mão
Đoán rằng: Thế lâm Dần mộc được quyền, lúc này khai trương có thể được, chỉ ngại Nhật thần khắc Thế, mà Thế hoá hồi đầu khắc. Quỷ lâm Thế nên phòng tật bệnh. Đến tháng sáu Thế nhập Mộ, lúc đó cần đề phòng
Quả đến tháng sáu bị bệnh, đến tháng tám của cải trong tiệm bị kế toán trộm sạch phải kêu lên quan
[/size][/font][/size][/font][/i][/size][/font][/size][/font]
[/size][/font]