Học Bát tự hà lạc

Các bài viết học thuật về dịch lý, thái ất, kỳ môn...
kiennd
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 1145
Tham gia: 22:44, 22/11/09

Học Bát tự hà lạc

Gửi bài gửi bởi kiennd »

Sau một thời gian học Tử Vi tự cảm thấy mình còn khiếm khuyết và chưa đủ, nên tôi tìm đến Bát Tự Hà Lạc, dự trắc Tổng thể số mệnh một đời người qua Âm Dương Ngũ Hành, Can Chi và 64 quẻ dịch.
Tôi bắt đầu học Bát Tự Hà Lạc, nên viết nên đây để ai chưa biết thì tham khảo, vị nào có kinh nghiệm xin đóng góp, rất cám ơn.
Bát tự Hà Lạc (có sách ghi là Tám chữ Hà Lạc) là một hình thức dự đoán vận mệnh đời người (tương tự Tử Vi, Tử Bình) được xây dựng trên cơ sở triết lý của Kinh Dịch với các thuyết Can Chi, âm dương, ngũ hành,… bằng cách lập quẻ Tiên thiên với hào nguyên đường và quẻ Hậu thiên; căn cứ vào giờ, ngày, tháng, năm sinh theo âm lịch và giới tính.
“Bát tự” là “tám chữ”, đó là:
* Can, chi của năm sinh
* Can, chi của tháng sinh
* Can, chi của ngày sinh
* Can, chi của giờ sinh.
“Hà Lạc” là gọi tắt của Hà đồ và Lạc thư.
Cách đoán quẻ
10 Thể cách tốt của mệnh (Quý mệnh thập cát thể)
1. Tên quẻ tốt (quái danh cát)
2. Hào vị tốt (hào vị cát)
3. Lơi hào Nguyên đường tốt
4. Được mùa sanh (đắc thời): Như sanh tháng 9 được quẻ Bác, sanh tháng 11 được quẻ Phục.
5. Có yểm trợ (hữu viện) tức Nguyên đường (lấy làm thế) ngồi hào âm mà được ứng ngồi hào dương (hoặc Nguyên đường dương hào mà ứng âm hào).
6. Số thuận mùa sanh (số thuận thời) tức 2 số âm và dương: hoặc âm ít dương nhiều, hoặc âm nhiều dương ít, nhưng đều thích nghi hợp với mùa sanh.
7. Được thể (Đắc thể) như người mạng Kim được quẻ Cấn (Thổ sinh Kim). Có 5 loại mạng (Can Chi Ngũ hành) nếu gặp đúng quẻ thì đoán là được Thể
8. Đáng vị như người sanh tháng âm lại được Nguyên đường ngồi hào âm (sanh tháng dương lại được nguyên đường ngồi hào dương).
9. Hợp lý như người tuổi Canh được quẻ Chấn ở vào mùa xuân mùa hạ. Nhược bằng người mạng Kim mà không được Đoài Kim, thì cũng nên được Khôn Cấn (Thổ sanh Kim).
10. Chúng đều theo (Chúng tông) như quẻ có 1 hào âm 5 hào dương mà nguyên đường ngồi hào âm, hoặc 1 quẻ hào dương 5 hào âm mà nguyên đường ngồi hào dương.
Trong 10 thể cách trên, người nào được:
* 3 – 4 cách thì làm nên chức Tuyển Tào
* 5 – 6 cách thì làm nên chức Tri đạo
* 7 – 8 cách thì làm nên chức Khanh giám, thị tòng.
* 9 – 10 cách thì làm nên chức Tướng, Công Hầu.
* 10 thể cách ấy lại có cả Hóa Công, Thiên Địa, Nguyên khí thì hẳn phải được phú quý, thọ đến tột đỉnh và hưởng kiêm toàn ngũ phúc mà vẫn là bác sĩ có đạo đức vậy.
10 Thể cách không tốt của mệnh
Trái với 10 thể cách tốt trên, lại có:
1. Tên quẻ xấu (quái danh hung)
2. Hào vị xấu (hào vị hung)
3. Lời hào xấu (từ hung)
4. Không được mùa sanh (bất đắc thời)
5. Không yểm trợ (vô viện)
6. Số nghịch mùa sanh (số nghịch thời)
7. Không được thể (bất đắc thể)
8. Không đáng vị (vị bất đáng)
9. Trái lý (vi lý)
10. Chúng đều ghét (chúng tật)
Trong 10 Thể cách không tốt vừa kể, người nào phạm phải:
* 3 – 4 cách thì làm Tăng Đạo, Cửu Lưu, Bách Công, Kỹ Nghệ.
* 5 – 6 cách thì cô độc.
* 7 – 8 cách thì đi ăn xin, hay bị chém giết.
Theo tác giả Học Năng: Phạm vào 10 cách ấy không chết non thì cũng nghèo hèn. Nên đo lường nặng nhẹ để định xấu tốt.
Hoặc vừa nghịch thời, phạm kỵ mà hung nhiều thì thuộc bọn người khát cái hoặc bị chém giết hoặc hung nhiều cát ít thì là mệnh Cửu Lưu Tăng Đạo.
Ví bằng được Hóa Công và Thiên địa nguyên khí đầy đủ thì tuy gian nan nhưng rồi cũng được hưởng phúc lành, trong cảnh Tân Khổ mà cũng tạm an vui. Nếu chẳng có gì cả thì tất xấu lắm.
Nội dung lời đoán giải một lá số Hà Lạc
1. Nhận xét tổng quát: Những thông tin quan trọng nhất ảnh hưởng đến tính cách và số phận của đương số. Phân tích các thông tin này ở:
• Tám chữ can chi và ngũ hành tương ứng với quẻ.
• Trị số âm và dương
• Hóa công, Thiên nguyên khí và Địa nguyên khí
• Mệnh hợp cách và mệnh không hợp cách
• Phân tích quẻ tiên thiên, nguyên đường, quẻ hậu thiên
• Dự báo những nét lớn về Tiền vận, đối chiếu giữa tiền vận và hậu vận.
• Dự báo về Tiền vận, hậu vận, tiểu vận.
2. Tính khoa học và tính nghệ thuật trong giải đoán lá số Hà Lạc
• Vấn đề số và lý
• Tính cách và số phận
• Tham khảo các môn lý số đoán mệnh khác (Tử vi, Mai Hoa Dịch số, Tử Bình…)
• Vai trò quẻ Tiên thiên, Hậu thiên và quẻ Hỗ.
- Trích từ Wikipedia Việt Nam -
Đầu trang

PMK
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1039
Tham gia: 14:49, 25/11/10

TL: Học Bát tự hà lạc

Gửi bài gửi bởi PMK »

Không giống như Tử vi chỉ cần có ngày giờ sinh chính xác là đủ để lập lá số, Bát tự Hà Lạc phải chú ý vấn đề tiết khí, trong cùng một ngày nhưng sinh trước giờ tiết lệnh thì sẽ tính là tháng trước, sinh sau giờ tiết lệnh sẽ tính là tháng sau. Hầu hết các trình Bát tự Hà Lạc tự động hiện nay đều chưa giải quyết được vấn đề tiết khí này, nên cẩn thận khi dùng.
Được cảm ơn bởi: kiennd
Đầu trang

kiennd
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 1145
Tham gia: 22:44, 22/11/09

TL: Học Bát tự hà lạc

Gửi bài gửi bởi kiennd »

PMK đã viết:Không giống như Tử vi chỉ cần có ngày giờ sinh chính xác là đủ để lập lá số, Bát tự Hà Lạc phải chú ý vấn đề tiết khí, trong cùng một ngày nhưng sinh trước giờ tiết lệnh thì sẽ tính là tháng trước, sinh sau giờ tiết lệnh sẽ tính là tháng sau. Hầu hết các trình Bát tự Hà Lạc tự động hiện nay đều chưa giải quyết được vấn đề tiết khí này, nên cẩn thận khi dùng.
Cám ơn anh đã góp ý. Tôi cũng có được biết vấn đề này, tuy nhiên không biết là trình tự động có tính đến việc đó hay chưa, tôi dùng trình Bát tự hà lạc tại http://maphuong.com/dichly/halac/" target="_blank, anh có thể kiểm tra giùm. Ban đầu cho việc học thì chắc tôi sẽ dùng trình tự động để tra khảo, sau sẽ phải học dần cách tính.

Tôi đang tham khảo cuốn Bát Tự Hà Lạc của Học Năng, anh có khuyến cáo cuốn gì khác không?

Thứ nữa, trong quá trình đọc sách tôi vẫn chưa hiểu về vấn đề thế nào là được Hoá Công, mong anh có thể góp ý giùm. Thanks!

Thân!
Đầu trang

PMK
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1039
Tham gia: 14:49, 25/11/10

TL: Học Bát tự hà lạc

Gửi bài gửi bởi PMK »

Trình này chưa giải quyết được vấn đề tôi đã nói. Có một trang web nào đó giải quyết được vấn đề này nhưng tôi quên mất địa chỉ rồi vì nó rất không phổ biến.

Vấn đề rắc rối chỉ nảy sinh nếu bạn sinh ra trong ngày chuyển giao tiết khí mà thôi. Còn sinh trong những ngày bình thường thì dùng trình đó vẫn ok.

Bát tự Hà Lạc của tác giả Học Năng là tốt rồi. Tôi cũng đọc thêm của ông Xuân Cang.

Hóa Công, thiên nguyên khí, địa nguyên khí thì dễ ợt à, bạn cứ tra kiểu tra quý nhân trong tử bình ấy mà.

Ban đầu thấy hơi phức tạp, từ từ sẽ thấy dễ, thấm rồi sẽ thấy thích hihi

Mà nè, PMK là nữ, bạn đừng kêu anh nữa, có lẽ cũng tầm trang lứa với bạn thôi, có thể nhiều hơn vài tuổi ^_^
Đầu trang

PMK
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1039
Tham gia: 14:49, 25/11/10

TL: Học Bát tự hà lạc

Gửi bài gửi bởi PMK »

Để kiểm tra xem ngày sinh của mình có rơi vào ngày chuyển giao như vậy không, bạn có thể dùng lịch Hồ Ngọc Đức để tra cứu.
Được cảm ơn bởi: kiennd
Đầu trang

kiennd
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 1145
Tham gia: 22:44, 22/11/09

TL: Học Bát tự hà lạc

Gửi bài gửi bởi kiennd »

PMK đã viết:Trình này chưa giải quyết được vấn đề tôi đã nói. Có một trang web nào đó giải quyết được vấn đề này nhưng tôi quên mất địa chỉ rồi vì nó rất không phổ biến.

Vấn đề rắc rối chỉ nảy sinh nếu bạn sinh ra trong ngày chuyển giao tiết khí mà thôi. Còn sinh trong những ngày bình thường thì dùng trình đó vẫn ok.

Bát tự Hà Lạc của tác giả Học Năng là tốt rồi. Tôi cũng đọc thêm của ông Xuân Cang.

Hóa Công, thiên nguyên khí, địa nguyên khí thì dễ ợt à, bạn cứ tra kiểu tra quý nhân trong tử bình ấy mà.

Ban đầu thấy hơi phức tạp, từ từ sẽ thấy dễ, thấm rồi sẽ thấy thích hihi

Mà nè, PMK là nữ, bạn đừng kêu anh nữa, có lẽ cũng tầm trang lứa với bạn thôi, có thể nhiều tuổi hơn chút đỉnh ^_^
Ok, vậy tôi sẽ xưng hộ là bạn cho thân thiện :). Thực ra, trước cũng có download được cuốn Bát tự hà lạc, nhưng không để ý lắm, hôm qua đọc bài viết của bạn, bỏ ra đọc lại, mới thấy thấm, kiểu như "duyên" đến, đọc sách khá là vào.

Người mà sát tuổi tôi mà để tôi xưng "anh chị" qua giọng văn thì rất ít đó, ắt hẳn cũng phải có gì đó đặc biệt ;). Tôi đọc sách tiếp đã, có gì hay thì post ra đây để tôi và mọi người tham khảo.

Thân!
Đầu trang

PMK
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1039
Tham gia: 14:49, 25/11/10

TL: Học Bát tự hà lạc

Gửi bài gửi bởi PMK »

Ồ, vậy ư, cảm ơn nha. :)
Tôi toàn "may mắn" được gọi là "anh" thôi, chắc tại văn phong khô cứng quá, đến khổ, híc.
Đầu trang

kiennd
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 1145
Tham gia: 22:44, 22/11/09

TL: Học Bát tự hà lạc

Gửi bài gửi bởi kiennd »

Vài nhận xét về tương quan Tử Vi đẩu số và Hà lạc lý số:
Đây là ý kiến của một tác giả Hà lạc lý số, chỉ để tham khảo.
menhhoc.png
Thân!
Đầu trang

Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

TL: Học Bát tự hà lạc

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »

khochu đã viết:
Bát tự Hà Lạc là một hình thức dự đoán được xây dựng trên cơ sở triết lý của Kinh Dịch
Chào bạn khochu

Tôi cũng có tìm hiểu về Bát Tự Hà Lạc. Cũng như bạn đã nêu một số tài liệu về môn này thật mỏng, do vậy chúng ta cùng tìm hiểu thêm.

Riêng về nghĩa của chữ "tự", theo tôi hiểu như nói phản tỉnh xem xét lại mình, giống như với nghĩa của Tiểu tượng truyện hào Lục ngũ quẻ Phục nói: "Đôn phục vô hối, trung dĩ tự khảo dã".

Bạn có nói tới: "cơ sở triết lý của Dịch", đây tôi chưa bàn tới triết lý này. Tôi chỉ bàn tới cấu trúc của môn Bát Tự Hà Lạc.

Trước hết, tôi hiểu rằng: tương ngẫu tất tương đối, tương đối tất tương giao (ngẫu tất đối, đối tất giao).

Cấu trúc thành lập giữa Tiên thiên và Hậu thiên được Trần Đoàn xây dựng theo khái niệm "giao", có nghĩa là dịch giao. Đó là nói về thể của một quẻ gồm trên và dưới, trong và ngoài, trước và sau, v,v... ví dụ như cặp quẻ Phục và quẻ Dự gồm hai quái Địa và Lôi, khi giao thì được một cặp quẻ là Địa Lôi và Lôi Địa, điều này chúng ta có thể tự lập 32 cặp quẻ song hành Dịch giao. Còn khi nói về "đối", ví như quẻ Phục, thì cặp Dịch đối là Phục - Cấu, khác với Dịch giao là cặp Phục - Dự. Còn nói về Dịch phản là cặp quẻ Phục - Bác.

Về Nguyên đường, chữ "nguyên" tôi hiểu theo khái niệm mà Lễ ký - Lễ khí viết: "Tiên vương định ra Lễ, có gốc, có văn. Không có gốc thì không đứng được. Không có văn thì không đi được". Về nghĩa của chữ "đường" là dùng để đi. Đi đường gọi là hành. Dẫn dắt người ta đi vào đường lối thì gọi là đạo. Hợp hai chữ "Nguyên đường" thì tôi hiểu rằng "Dùng chính nó để chế ngự mệnh trời" (Chế thiên mệnh nhi dụng chi).

Một số suy nghĩ bàn ngoài chủ đề của bạn thêm phần giao lưu đầu Xuân.

Hà Uyên
Được cảm ơn bởi: kiennd, mysterious
Đầu trang

PMK
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1039
Tham gia: 14:49, 25/11/10

TL: Học Bát tự hà lạc

Gửi bài gửi bởi PMK »

Kính thưa bác Hà Uyên,

Theo suy nghĩ riêng của PMK, chữ bát tự trong "Bát tự Hà Lạc" đơn giản có nghĩa giống như bát tự trong Tử bình, tức là dùng 8 chữ năm tháng ngày giờ để lập thành quẻ Hà Lạc thôi ạ, hìhì.

PMK không dám nghĩ là có thể chế ngự mệnh trời. Vô học thiếu hạnh như Lưu Bang mà mệnh được làm vua thì vẫn gặp đủ thiên thời địa lợi nhân hòa để làm vua. Tài như Khổng Minh, biết được ngày nào mệnh mình hết vẫn không có cách nào gỡ được.

PMK chỉ dám nghĩ là "có Trời mà cũng có Ta", có thể cải tạo vận mệnh cho tốt hơn bằng cái Tâm, cái Đức, ấy cũng là phải sống cho hợp với lòng Người, đạo Trời thì mới đạt được.

Mấy lời "múa búa trước cửa Lỗ Ban", mong bác không chê cười.

Kính bác ạ.
Được cảm ơn bởi: kiennd
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức Dịch lý”