Trang 1 trên 1

Số Hà đồ với 64 quẻ Dịch

Đã gửi: 15:33, 12/03/11
gửi bởi Hà Uyên
Chúng ta đọc sách Dịch, thường thấy hình Hà đồ như sau:


..........................................7
..........................................2

.........................8 - 3......5-10........4 - 9

.........................................1
.........................................6


Sách Dịch có số thứ tự cho quẻ Dịch, ví dụ như quẻ Thủy Thiên Nhu có số thứ tự là số 5. Ta khảo sát xem thứ tự quẻ Nhu là số 5 có quan hệ như thế nào đối với số của Hà đồ như sau:

1. Ta lấy 320 + 5 = 325, số 325 này ứng cho quẻ Nhu ở vị trí số 1 của cả Hà đồ và Lạc thư.

2. Lấy số 325 + 320 = 645, số 645 này khi bay liên tục chu lưu qua 8 cung của Lạc thư, không vào Trung cung, bay qua vòng thứ 71, thì quẻ Nhu tới ứng vào cung 6 của Lạc thư.

3. Tiếp theo, lấy số 645 + 320 = 965, số 965 này cho ta biết quẻ Nhu đã bay được 107 vòng của Lạc thư, rồi về ứng vào cung 2 của Lạc thư

4. Tiếp theo, lấy 965 + 320 = 1285, số 1285 này cho ta biết quẻ Nhu đã chu lưu 142 vòng của Lạc thư, và bay đến cung 7 của Lạc thư

5. Lại lấy số 1285 + 320 = 1605, số 1605 này cho ta biết quẻ Nhu đã bay 178 vòng, và về tới cung 3 của Lạc thư.

6. Lại lấy 1605 + 320 = 1925, số 1925 này cho ta biết quẻ Nhu đã bay được 213 vòng và về tới cung 8 của Lạc thư .

7. Tiếp theo, lấy số 1925 + 320 = 2245, số 2245 cho ta biết quẻ Nhu đã bay 249 vòng của Lạc thư, và về tới cung 4.

8. Lại lấy số 2245 + 320 = 2565, số 2565 này cho ta biết quẻ Nhu đã bay được 285 vòng, rồi về tới cung 9 của Lạc thư.

9. Lại lấy số 2565 + 320 = 2885, số 2885 này cho ta biết quẻ Nhu đã bay được 320 vòng chu lưu trên Lạc thư, rồi về tới cung 5.

Tổng kết lại như sau:

- Nhu 1
- Nhu 6
- Nhu 2
- Nhu 7
- Nhu 3
- Nhu 8
- Nhu 4
- Nhu 9
- Nhu 5

Như vậy, các số trong Hà đồ đã phản ánh quy luật của quẻ Nhu, khi bay tới ứng hợp với từng cung của Lạc thư vậy.

Số 320 được hiểu là số như thế nào ?

Có hai cách chú giải của tiền nhân thấy thuận lý hơn cả:

- Thứ nhất: Kinh Dịch tồn tại 64 quẻ gồm 32 cặp dịch đối âm dương thông qua ngôi vị các hào tương ứng. 32 cặp quẻ này thông qua 10 thiên can để phản ánh quy luật thì được số 320.

- Thứ hai: bát quái đơn được phối ứng với số trong Lạc thư, xác định được vị trí cho mỗi quái, thông qua 10 thiên can (trời) thì được số 80, số 80 này theo Thái ất được gọi là "cảnh", như vậy có 80 cảnh. 80 cảnh này khi chu lưu trong 4 mùa của một năm, thì ta được số 320 vậy.

Có thể gọi số 320 này là Hằng số. Điều đáng chú ý là ta nắm bắt được quy luật chu lưu của một quẻ, sẽ thuận lợi hơn Khi ứng dụng vào những thuật toán của Kỳ môn, Lục Nhâm, hay Thái Ất.

Chúng ta có thể tự kiểm tra lại trên Excel, thứ tự số 64 quẻ Dịch phối ứng với thứ tự số từ 1 => 9 của Lạc thư. Số thứ tự của bảng excel tới số 2880 là số kết thúc của chu kỳ.


Hà Uyên

TL: Số Hà đồ với 64 quẻ Dịch

Đã gửi: 16:34, 15/03/11
gửi bởi mysterious
-Có thể hiểu một cách nữa là : Kết hợp Quẻ Kép Hậu Thiên bát Quái , 8+8=16 , 16x2=32 vậy. 3+2=5 . Các chỉ số tận cùng là 0 thì ra bỏ , đế rút ngắn gọn và thu nhỏ lại trong bàn Tay của mình để tính toán .
- Nhu 1
- Nhu 6
- Nhu 2
- Nhu 7
- Nhu 3
- Nhu 8
- Nhu 4
- Nhu 9
- Nhu 5
-Dựa trên vòng Lưu Chuyển Chu Kỳ , Thủy (1,6), Hỏa (2,7), Mộc (3,8), Kim (4,9), Thổ (5). Đọc khéo ta hiểu nói thuận theo thời bây giờ là Kim , Mộc , Thủy , Hỏa , Thổ . Ví như 2 cặp đang Tương Xung (Kim , Mộc), Tương Khắc (Thủy , Hỏa), Giao nhau nhưng lại hổ trợ cho nhau , Hình Thế Thành Lưỡng Nghi . Thật ra nhìn kỹ nữa thì chỉ có :
-Nguyên ( Kim) , còn Mộc , Thủy , Hỏa , là sự giao nhau mà thành rồi cũng trở về (Thổ) - Mông .


Mysterious

TL: Số Hà đồ với 64 quẻ Dịch

Đã gửi: 16:50, 24/03/11
gửi bởi svbkcntt
Hà Uyên đã viết:Chúng ta đọc sách Dịch, thường thấy hình Hà đồ như sau:


..........................................7
..........................................2

.........................8 - 3......5-10........4 - 9

.........................................1
.........................................6


Sách Dịch có số thứ tự cho quẻ Dịch, ví dụ như quẻ Thủy Thiên Nhu có số thứ tự là số 5. Ta khảo sát xem thứ tự quẻ Nhu là số 5 có quan hệ như thế nào đối với số của Hà đồ như sau:

1. Ta lấy 320 + 5 = 325, số 325 này ứng cho quẻ Nhu ở vị trí số 1 của cả Hà đồ và Lạc thư.

2. Lấy số 325 + 320 = 645, số 645 này khi bay liên tục chu lưu qua 8 cung của Lạc thư, không vào Trung cung, bay qua vòng thứ 71, thì quẻ Nhu tới ứng vào cung 6 của Lạc thư.

3. Tiếp theo, lấy số 645 + 320 = 965, số 965 này cho ta biết quẻ Nhu đã bay được 107 vòng của Lạc thư, rồi về ứng vào cung 2 của Lạc thư

4. Tiếp theo, lấy 965 + 320 = 1285, số 1285 này cho ta biết quẻ Nhu đã chu lưu 142 vòng của Lạc thư, và bay đến cung 7 của Lạc thư

5. Lại lấy số 1285 + 320 = 1605, số 1605 này cho ta biết quẻ Nhu đã bay 178 vòng, và về tới cung 3 của Lạc thư.

6. Lại lấy 1605 + 320 = 1925, số 1925 này cho ta biết quẻ Nhu đã bay được 213 vòng và về tới cung 8 của Lạc thư .

7. Tiếp theo, lấy số 1925 + 320 = 2245, số 2245 cho ta biết quẻ Nhu đã bay 249 vòng của Lạc thư, và về tới cung 4.

8. Lại lấy số 2245 + 320 = 2565, số 2565 này cho ta biết quẻ Nhu đã bay được 285 vòng, rồi về tới cung 9 của Lạc thư.

9. Lại lấy số 2565 + 320 = 2885, số 2885 này cho ta biết quẻ Nhu đã bay được 320 vòng chu lưu trên Lạc thư, rồi về tới cung 5.

Tổng kết lại như sau:

- Nhu 1
- Nhu 6
- Nhu 2
- Nhu 7
- Nhu 3
- Nhu 8
- Nhu 4
- Nhu 9
- Nhu 5

Như vậy, các số trong Hà đồ đã phản ánh quy luật của quẻ Nhu, khi bay tới ứng hợp với từng cung của Lạc thư vậy.

Chúng ta có thể tự kiểm tra lại trên Excel, thứ tự số 64 quẻ Dịch phối ứng với thứ tự số từ 1 => 9 của Lạc thư. Số thứ tự của bảng excel tới số 2880 là số kết thúc của chu kỳ.


Hà Uyên

Gọi A là số thứ tự của quẻ mỗi chu kỳ tăng 320 thì ta có dãy số
1. 5+A
2. 1+A
3. 6+A
4. 2+A
5. 7+A
6. 3+A
7. 8+A
8. 4+A
9. A
(Dĩ nhiên các số trên chu lưu trên Lạc thư nên khi nó lớn hơn 9 thì phải trừ đi 9 để bắt đầu 1 vòng mới)
=> tới 9 thì tương ứng vớ 2880 là số kết thúc của chu kỳ
Có thể coi đây là 1 cách tính nhanh vậy.