Trang 1 trên 1

Dị Thuật : Bát Môn Độn Pháp Tâm Ứng.

Đã gửi: 10:55, 31/03/11
gửi bởi Thiện Minh
Thuật này tôi học được từ khẩu truyền của một vị thầy, hôm nay tôi lần lượt viết lại để mọi người cùng tham khảo và góp phần sôi động trong chủ đề Dịch Lý.
Vốn dĩ là thuật truyền miệng, nên tư liệu sách vở trên thị trường không có và khó tránh khỏi sự suy nghĩ của quí vị cho đây là "Tà Thuật". Vì vậy tùy duyên của quí vị có tiếp nhận được môn này hay không.
1. Bát Môn Độn Pháp
Bát Môn Độn là một môn bấm độn trên tay tìm quẻ khi có điềm triệu xãy ra, từ thông tin quẻ lập được cho ta một thông tin về sự kiện sắp xãy ra là tốt hay xấu, lành hay dữ.
Hình thức lý luận của quẻ luôn đòi hỏi sự phân tích nhạy cảm trên quẻ và trên tính cảm ứng điềm triệu đang diễn ra. Vì vậy đối với những người có tính trực giác cao môn này sẻ là hữu ích.


CÁCH LẬP THÀNH



* Dương Độn : Sau Đông Chí tìm ngày hiện tại khởi thuận số ma phương cung.

_Trước tiên cần phải biết ngày hiện tại là ngày gì và thuộc con nhà giáp nào trong lục giáp, sau đó bỏ 3 ngày vào 1 cung quái, tính đếm đến ngày hiện tại thì dừng lại.

Giáp tí khảm tam

Giáp tuất tốn nhị

Giáp thân cấn nhất

Giáp ngọ chấn tam

Giáp thìn đoài nhị

Giáp dần khảm nhất



Bảng Lạc Thư Ma Phương Cung :

Tốn.................Ly...................Khôn

4.....................9.....................2





Chấn.....................................Đoài

3.....................5......................7





Cấn...............Khảm...............Càn

8.....................1......................6





Giáp Tí, Ất Sữu, Bính Dần ba ngày ở cung 1 Khảm (Giáp Tí Khảm Tam)

Đinh Mão, Mậu Thìn, Kỷ Tị ba ngày ở cung 2 Khôn

Canh Ngọ, Tân Mùi, Nhâm Thân ba ngày ở cung 3 Chấn

Quí Dậu một ngày ở cung 4 Tốn



Giáp tuất, Ất Hợi hai ngày tiếp theo củng ở cung 4 Tốn (Giáp Tuất Tốn Nhị)

Bính Tí, Đinh Sữu, Mậu Dần ba ngày ở cung 6 Càn

Kỷ Mão, Canh Thìn, Tân Tị ba ngày ở cung 7 Đoài

Nhâm Ngọ, Quí Mùi hai ngày ở cung 8 Cấn



Giáp Thân một ngày tiếp theo ở cung 8 Cấn (Giáp Thân Cấn Nhất)

Ất Dậu, Bính Tuất, Đinh Hợi ba ngày ở cung 9 Ly

Mậu Tí, Kỷ Sữu, Canh Dần ba ngày ở 1 Khảm

Tân Mão, Nhâm Thìn, Quí Tị ba ngày ở cung 2 Khôn



Giáp Ngọ, Ất Mùi, Bính Thân ba ngày ở cung 3 Chấn (Giáp Ngọ Chấn Tam)

Đinh Dậu, Mậu Tuất, Kỷ Hợi ba ngày ở cung 4 Tốn

Canh Tí, Tân Sữu, Nhâm Dần ba ngày ở cung 6 Càn

Quí Mão một ngày ở cung 7 Đoài



Giáp Thìn, Ất Tị hai ngày tiếp theo ở cung 7 Đoài (Giáp Thìn Đoài Nhị)

Bính Ngọ, Đinh Mùi, Mậu Thân ba ngày ở cung 8 Cấn

Kỷ Dậu, Canh Tuất, Tân Hợi ba ngày ở cung 9 Ly

Nhâm Tí, Quí Sữu hai ngày ở cung 1 Khảm



Giáp Dần một ngày tiếp theo ở cung 1 Khảm (Giáp Dần Khảm Nhất)

Ất Mão, Bính Thìn, Đinh Tị ba ngày ở cung 2 Khôn

Mậu Ngọ, Kỷ Mùi, Canh Thân ba ngày ở cung 3 Chấn

Tân Dậu, Nhâm Tuất, Quí Hợi ba ngày ở cung 4 Tốn



_Sau khi bỏ đếm đến ngày hiện tại, từ đó ta khởi thuận chiều kim đồng hồ tính đến giờ hiện tại để lập thành Thể quái



Ví dụ hôm nay ngày Ất Dậu, giờ tị thuộc con nhà Giáp Thân ta bấm tìm Thể Quái của giờ tị ; Vì là sau tiết Đông Chí nên hệ thức dương độn là :

Giáp Thân Cấn Nhất, khởi ở 8 Cấn một ngày

Ất Dậu là ngày đầu (Mạnh) vào cung 9 Ly ; từ cung 9 Ly khởi giờ tí. Giờ Sữu cung 2 Khôn. Giờ Dần cung 7 Đoài. Giờ Mão cung 6 Càn. Giờ Thìn cung 1 Khảm. Giờ Tị cung 8 Cấn.

Vật Thể Quái của giờ tị ngày ất dậu sau tiết Đông Chí Dương Độn là Quẻ Cấn



* Âm Độn : Sau Hạ Chí tìm ngày hiện tại nghịch khởi số Ma Phương cung.

_Trước tiên cần phải biết ngày hiện tại là ngày gì, thuộc con nhà giáp nào trong lục giáp, sau đó bỏ 3 ngày vào 1 cung quái, tính đếm đến ngày hiện tại thì dừng lại.

Giáp tí ly tam

Giáp tuất càn nhị

Giáp thân khôn nhất

Giáp ngọ đoài tam

Giáp thìn chấn nhị

Giáp dần ly nhất

_Sau khi bỏ đếm đến ngày hiện tại, từ đó ta khởi nghịch chiều kim đồng hồ tính đến giờ hiện tại, để lập thành Thể quái



Ví dụ : Tìm Thể quái của ngày ất dậu, giờ tị sau tiết Hạ Chí âm độn ; Nên hệ thức âm độn là :

Giáp Thân Khôn Nhất, khởi ở 2 Khôn một ngày

Ất Dậu là ngày đầu (Mạnh) vào cung 1 Khảm ; Từ cung 1 Khảm khởi giờ tí. Giờ Sữu cung 6 Càn. Giờ Dần cung 7 Đoài. Giờ Mão cung 2 Khôn. Giờ Thìn cung 9 Ly. Giờ Tị cung 4 Tốn.



Vậy Thể Quái của giờ tị, ngày ất dậu sau tiết Hạ Chí Âm Độn là Quẻ Tốn

(Còn tiếp phần tìm dụng quái Bát Môn)

TL: Dị Thuật : Bát Môn Độn Pháp Tâm Ứng.

Đã gửi: 13:12, 31/03/11
gửi bởi Thiện Minh

Tìm Dụng Quái :



*Thập Can Định Vị



Bính...............Đinh..................Canh

4......................9.......................2



Ất............................................Tân

3......................5.......................7



Giáp...............Quí...................Nhâm

8......................1.......................6

Bát can dùng chung cho hai độn âm dương. Duy có Mậu Kỷ hai can là biệt lập.

Dương độn can Mậu gởi chung Giáp, Kỷ gởi chung Canh.

Âm độn can Mậu gởi chung Canh, Kỷ gởi chung Giáp.

Vì Cấn Khôn là hai cửa sanh tử của âm dương vậy.



Dương Độn


Đông Chí, từ Can ngày hiện tại tìm can đó ẩn thần trong bát quái là ở phương nào , và từ phương đó khởi Hưu Môn đếm thuận kim đồng hồ đến Thể Quái thì dừng. Môn đến Thể Quái là môn gì thì Môn đó là Dụng Quái Bát Môn.



*Bát Môn Dương Độn Định Vị



Đổ..................Cảnh..................Tử

4.......................9.......................2



Thương....................................Kinh

3.......................5.......................7



Sanh...............Hưu...................Khai

8.......................1.......................6



Ví dụ : tìm Dụng Quái Bát Môn của ví dụ trên. Từ can ngày hiện tại là Ất ẩn trên 3 Chấn khởi Hưu. Sanh Môn đến 4 Tốn. Thương Môn đến 9 Ly. Đổ Môn đến 2 Khôn. Cảnh Môn đến 7 Đoài. Tử Môn đến 6 Càn. Kinh Môn đến 1 Khảm. Khai Môn đến 8 Cấn.

Vậy Dụng Quái Bát Môn là Khai Môn quẻ Càn.



Âm Độn

Sau Hạ Chí, từ Can ngày hiện tại tìm can đó ẩn thần trong bát quái là ở phương nào, vá từ đó khởi Hưu Môn đếm nghịch kim đồng hồ đến Thể Quái thì dừng. Môn đến Thể Quái là môn gì thì Môn đó là Dụng Quái Bát Môn.



*Bát Môn Âm Độn Định Vị

Sanh....................Hưu......................Khai

4...........................9..........................2



Thương..............................................Kinh

3...........................5..........................7



Đổ.......................Cảnh....................Tử

8...........................1..........................6



Ví dụ : Tìm Dụng Quái Bát Môn của ví dụ trên ở trường hợp âm độn. Từ can ngày hiện tại là can Ất ẩn trên 3 Chấn khởi Hưu Môn. Sanh Môn đến 8 Cấn. Thương Môn đến 1 Khảm. Đổ Môn đến 6 Càn. Cảnh Môn đến 7 Đoài. Tử Môn đến 2 Khôn. Kinh Môn đến 9 Ly, Khai Môn đến 4 Tốn.

Vậy Dụng Quái Bát Môn là Khai Môn quẻ Khôn.

(Còn tiếp)

TL: Dị Thuật : Bát Môn Độn Pháp Tâm Ứng.

Đã gửi: 19:14, 31/03/11
gửi bởi Thiện Minh
Tìm Bát Thần :


*Tứ Chính lấy 4 quẻ khảm ly chấn đoài làm 4 hành kim, mộc, thủy, hỏa.



Phương Đông : Thanh Long, hành mộc. Cung vị 3 Chấn.

Phương Nam : Châu Tước, hành hỏa. Cung vị 9 Ly.

Phương Tây : Bạch Hổ, hành kim. Cung vị 7 Đoài.

Phương Bắc : Huyền Vũ, hành thủy. Cung vị 1 Khảm.



*Tứ Bàng lấy Thiên Môn, Địa Hộ, Sanh Tử làm nẻo phân ranh âm dương.

Tây Bắc : Thiên Môn ; tên thần là : Trực Phù.

Đông Bắc : Sanh Môn ; tên thần là Kim Quang.

Đông Nam : Địa Hộ ; tên thần là Câu Trận.

Tây Nam : Tử Môn ; tên thần là Đằng Xà.

Vậy thứ tự của Bát Thần là : Trực Phù, Huyền vũ, Kim Quang, Thanh Long, Câu Trận, ChâuTước, Đằng Xà, Bạch Hổ.



*Giờ Tí khởi Huyền Vũ

Giờ Sữu , dần khởi Kim Quang.

Giờ Mão khởi Thanh Long.

Giờ Thìn , Tị khởi Câu Trận.

Giờ Ngọ khởi Châu Tước.

Giờ Mùi , Thân khởi Đằng Xà.

Giờ Dậu khởi Bạch Hổ.

Giờ Tuất , Hợi khởi Trực Phù

_Từ phương Can Thần trên bát quái ta căn cứ theo giờ hiện tại khởi thuận (dương độn) ; khởi nghịch (âm độn) chiều kim đồng hồ đến cung có Dụng Quái Bái Môn thỉ dừng lại. Và tên gọi của Thần được dừng lại tại cung đó là Bát Thần lai lâm.



* Như ví dụ trước, dương độn, giờ tị, ngày ất dậu.

Ta đang bấm quẻ giờ tị, vì vậy khởi Câu Trận tại can thần ẩn ở 3 Chấn , thuận chiều Châu Tước tại 4 Tốn, Đằng Xà tại 9 Ly, Bạch Hổ tại 2 Khôn, Trực Phù tại 7 Đoài, Huyền Vũ tại 1 Khảm, Kim Quang tại 8 Cấn Dụng Quái Bát Môn.

Vậy ta độn được Kim Quang lâm Khai Môn (gốc khai môn ở Càn) Thể Quái là Cấn Quái.



*Với trường hợp âm độn, giờ tị ngày ất dậu (Ví dụ trước) cũng y như thế mà tìm Bát Thần lâm Môn.

Lưu ý : thứ tự Bát Thần và phương định vị trên bát quái không thay đổi vẫn dùng chung với dương độn, chỉ có thay đổi chiều thuận hay nghịch khi khởi tìm Bát Thần.



Tới đây ta có thể đúc kết giờ tị, ngày ất dậu khai bút viết về thuật này : Thể Quái là Cấn , Dụng Quái Bát Môn là Khai (Càn) Bát Thần là Kim Quang. Có thể hiểu được là Cấn kia không bị bế, vì dụng là mở ra , khai ra, Quẻ Đại Súc nói lên sức chứa lớn. Bát thần Kim Quang cho hay về sau môn này hữu ích cho nhiều người.



(còn tiếp về phần cơ sở lý luận của quẻ)

TL: Dị Thuật : Bát Môn Độn Pháp Tâm Ứng.

Đã gửi: 22:50, 01/04/11
gửi bởi Thiện Minh
Cơ Sở Lý Luận



_Bát môn độn pháp thật ra là một trong hệ phái của Dịch Lý, lấy cái lý của dịch làm nền tảng. Khi tra thành quẻ vẫn không xa rời hệ thống 64 quẻ Dịch.

Nhìn ở một gốc độ nào đó , hệ quẻ Bát Môn không khác gì với Mai Hoa Dịch Số. Nhưng khác với Mai Hoa ở điểm không lấy hào quái động làm Dụng Quái, và Quái còn lại làm Thể Quái.

Ở bát môn độn pháp thì lấy can của ngày hiện tại ẩn trên bát quái định vị, gọi là can ẩn thần khởi Bát Môn làm dụng quái, và xem xét mối quan hệ giữa Thể Quái với Bát Môn để suy ra cái lý thành bại, được mất.



Nền Tảng Âm Dương Trong Bát Môn:



_Dịch lý lấy hai tính căn bản âm dương trong thế giới vạn hữu, đó là không gian và thời gian.

Trong không gian, lấy hai tính âm dương để miêu tả : hữu vô, cứng mềm, trên dưới, tả hữu, trước sau, xa gần, rộng hẹp, sáng tối...

Trong thời gian, lấy hai tính âm dương để miêu tả : đông tịnh, nhanh chậm, khứ lai, thăng giáng, thành bại, sanh diệt...

Vậy khi sự vật đồng tồn tại trong không gian và thời gian, bản thân chúng phải có các tính tất yếu để xác định tính hữu thể của chúng.

Vậy tính tất yếu của sự vật là những tính chất bao quát thời và không, là những yếu tố nói lên Phương, Hành, Tính được gói trọn trong tên gọi của Bát Môn.



1. Dương Sanh Đông Chí

_Một năm có 24 tiết khí, trong 12 tháng tí ngọ. Nhưng nếu quan sát tỷ mỉ ta sẻ thấy trong thời gian có hai tính âm dương vần xoay thay đổi biến hóa thành hai dạng khí cơ bản là hàn và nhiệt.

Vậy cái mốc điểm để sanh ra cái khí nhiệt là thời kỳ cực âm sanh dương, cực hàn sanh nhiệt, đó chính là mốc điểm thời lịch Đông Chí.

_Bát môn trong dương độn sẻ cho thông tin về tình trạng tồn tại của sự vật sau thời điểm Đông Chí sanh dương:



*Hưu Môn

Hưu môn chỉ cho sự vật trong giai đoạn manh nha còn non yếu, cái khí dương đang le lói hình thành chưa đủ năng lực cựa quậy, co duổi.

Vì là sự khởi thủy sanh dương, tính chất của hưu môn phản ảnh sự vật còn nhiều mù mờ, chỉ thích hợp tịnh và súc dưỡng, không thích hợp với sự mái động.



*Sanh môn chỉ cho sự vật đã trải qua thời kỳ non yếu mù mờ của khí dương, và thời kỳ này khí dương đang tập hợp nguồn năng lượng, để chuẩn bị cho sự trở mình vận động biến hóa.

Vì là sự thâu dưỡng của khí dương, tính chất của sanh môn chỉ thích hợp tiệm tiến không thích hợp trạng thái manh động hổn loạn.



*Thương môn chỉ cho sự vật đang trong trạng thái khí dương trở mỉnh, vận động tự thân để sanh ra năng lực tồn tại với chính nó.

Vì là sự vận động của khí dương rỏ ràng, nên tính chất của thương môn không thụ động đứng yên, rất dể thay đổi tính chất tình trạng.



*Đổ môn chỉ cho sự vật trong trạng thái khí dương no đủ, tình trạng tiến hóa của dương trở nên chậm lại.

Vì là sự ổn trọng của khí đến hình thức chậm phát triển, không thâu nạp thêm , nên lúc này khí dương chỉ chủ yếu về lực, về thể kết tụ, liên kết, và không thích hợp cho sự thâu nạp thêm.



*Cảnh môn chỉ cho sự vật trong thời kỳ khí dương cự thịnh, đến mức độ cương liệt dể nứt vỡ. Vì là sự thái quá về dương, nên lúc này khí dương thường thể hiện ra, biểu đạt ra ngoài, không thích hợp với sự ổn định, rất dể biến loạn cực phản.



*Tử môn chỉ cho khí dương trong thời kỳ hủy hoại, suy yếu. Trong thời kỳ này khí dương đang vào giai đoạn suy vi, cạn kiệt năng lực tồn tại, vì vậy rất sợ khí âm hổn phát, loạn sanh.



*Kinh môn chỉ cho sự vật trong thời kỳ dương khí đã mất hẳng năng lượng, và tình trạng khí dương đang ẩn mình trong một trạng thái khác, một tình trạng khác, một tên gọi khác. Và lúc này tên gọi của khí dương đã bị vong, không còn là cái thể của khí dương, nên không còn thích hợp với sự tồn tại của dương.


*Khai môn chỉ cho sự vật không hẳng hoàn toàn mất đi, và khí dương có tính chu kỳ được tái thiết lập trở lại, điều đó có nghĩa là sự vật vốn dĩ không bao giờ mất đi vĩnh viễn theo xu hướng một chiều, và sự vận động của khí dương có chiểu ngược lại mang tính chu lưu tuần hoàn. Trong thời kỳ này khí dương dược thai nghén và hồi sinh trở lại .

TL: Dị Thuật : Bát Môn Độn Pháp Tâm Ứng.

Đã gửi: 08:31, 02/04/11
gửi bởi Thiện Minh
2. Âm Sanh Hạ Chí


_Ở thời điểm dương khí sanh từ Đông Chí trở đi, bát môn nêu lên tám tính chất và tình trạng sinh trưởng, vận động co duổi của khí dương.

Nhưng ở thời điểm Đổ môn, khí dương đang thời kỳ ổn định và có xu hướng chậm phát triển về thể dương, chính trong thời điểm này tính chất của âm khí đang hình thành sinh tạo. Và chu kỳ của âm khí bắt đầu cho một chu lưu tuần hoàn.



_Và thời điểm Hạ Chí, là thời kỳ khí âm hình thành với tình trạng non yếu, mong manh và tên gọi cho hình thái âm khí còn non yếu này là Hưu Môn.

Vậy âm khí sanh từ sau Hạ Chí trở đi, bát môn nêu lên tám tính chất, tình trạng sinh trưởng vận động của khí âm. Chính vì điểm gối sinh này, và tên gọi cho từng loại khí âm dương riêng biệt, tên gọi cho từng trạng thái sinh trưởng, vận động co duổi của hai khí âm dương.

Nên khi ứng dụng độn thuật cần phải lưu ý vị trí của bát môn trong hai thời điểm dương độn đông chí và âm độn hạ chí.



_Tới đây thiết nghỉ không cần liệt kê tên gọi từng môn quái nữa, vì tình trạng sinh trưởng của âm khí sẻ tương tự như dương khí, chỉ có khác là thay đổi hai từ dương và âm của khí thể mà thôi.



3. Thể Quái Trong Bát Môn (tiếp phần sau)

TL: Dị Thuật : Bát Môn Độn Pháp Tâm Ứng.

Đã gửi: 22:55, 03/04/11
gửi bởi Thiện Minh
3. Thể Quái Trong Bát Môn :

*Tính Âm Dương Đối Lập

Trong Bát Môn ta thấy các cặp âm dương lần lượt đối lặp với nhau :
Hưu với Cảnh , non yếu đối lặp với cứng vượng , ấu đối lặp với lão
Sanh với Tử , sống đối lặp với chết , thành đối lặp với bại
Thương với Kinh , động đối lặp với tịnh, duổi ra đối lặp với thâu vào
Đổ với Khai, ngưng lại đối lặp với mở ra , khép kín đối lặp với khai thông

* Đối Với Dương Độn

Từ sau Đông Chí khí dương sanh, các quẻ thích hợp về tính dương : Càn , Khảm , Cấn , Chấn.
Với các quẻ dương tốt nhất là tương thích với các môn : Khai , Hưu , Sanh , Thương .

_Khi các quẻ dương lâm vào môn tương thích như trên gọi là thực vượng, là thời kỳ vượng của quẻ mà ta độn được, cho ta khái niệm khái niệm sơ khởi về thực trạng quẻ cát.
_Và từ hệ thức quẻ lâm môn như trên, ta có thể diễn giải thành các quẻ tương ứng với quẻ dịch , như sau :

Càn lâm Khai Môn là tượng cửa trời mở ra, tương ứng quẻ Càn
Càn lâm Hưu Môn là tượng trời bình yên, tương ứng quẻ Nhu
Càn lâm Sanh Môn là tượng trời sanh dưỡng vạn vật, tương ứng quẻ Đại Súc
Càn lâm Thương Môn là tượng trời vận hành công năng, tương ứng quẻ Đại Tráng

Khảm lâm Khai Môn, là tượng khơi dòng thủy, tương ứng quẻ Tụng
Khảm lâm Hưu Môn, là tượng dòng thủy yên lặng hội tụ, tương ứng quẻ Khảm
Khảm lâm Sanh Môn, là tượng mạch thủy hợp thành khe dòng, tương ứng quẻ Mông
Khảm lâm Thương Môn, là tượng dòng thủy lưu chảy ra sông , tương ứng quẻ Giải

Cấn lâm Khai Môn, là tượng khai sơn, tương ứng quẻ Đại Súc
Cấn lâm Hưu Môn, là tượng sơn cao yên tĩnh, tương ứng quẻ Mông
Cấn lâm Sanh Môn, là tượng trùng điệp trường sơn, tương ứng quẻ Cấn
Cấn lâm Thương Môn, là tượng sơn mạch liên cước, tương ứng quẻ Di

Chấn lâm Khai Môn, là tượng khí dương xông lên, mở đầu cho sự chuyển động, tương ứng quẻ Đại Tráng
Chấn lâm Hưu Môn, là tượng khí dương chuyển động tiệm tiến, tương ứng quẻ Giải.
Chấn lâm Sanh Môn, là tượng khí dương thúc đẩy sự vật phát triển., tương ứng quẻ Di.
Chấn lâm Thương Môn, là tượng khí dương chuyển động rỏ ràng tạo nên thanh và âm (sấm), tuơng ứng quẻ Chấn.

_Đến đây ta thấy ở hệ quẻ Bát Môn thủ tượng của Môn, không hào toàn thủ tên quẻ trong Chu Dịch, như trường hợp Càn lâm Sanh Môn và Cấn lâm Khai Môn, cùng có một tên quẻ là Đại Súc. Ta tạm phân tích quẻ Càn lâm Sanh Môn sẻ cho ra hai tượng quẻ Chu Dịch : Thiên Sơn Độn và Sơn Thiên Đại Súc, thế nhưng ở thời điểm dương độn là khoảng thời kỳ khí dương đương phát trển sanh ra, thì quẻ Thiên Sơn Độn tượng sẻ không phù hợp vì lẻ nơi quẻ Độn nói lên tính âm phát triển lất át dương khí, và thể của dương khí phải thoái lui. Như vậy rỏ ràng không phù hợp với thời điểm dương độn của hệ quẻ dương lâm Sanh Môn.

Củng vậy ở hệ quẻ dương Cấn lâm Khai Môn, vì tính chất tên gọi của môn là khai ra, mở ra, khi thể quẻ Cấn tính dương dừng chỉ gặp phải Khai Môn, thì tính chỉ của Cấn sẻ được khai ra, vì thế không thể tương ứng với quẻ Độn được, chỉ duy nhất thích hợp và tương ứng với quẻ Đại Súc.

_Vậy thì việc thủ tượng của hệ quẻ Bát Môn và tương ứng với một hình thức tên gọi của quẻ Chu Dịch, ít gì cho ta thêm một sự gợi ý về khuynh hướng của dự đoán, từ đó có thể phát minh tượng và nghĩa rỏ ràng cụ thể.

Ví dụ như : Trường hợp dự đoán tiêu chí tài lộc thương mại, nếu được quẻ Càn lâm Sanh Môn thì rỏ ràng trong thời điểm dương độn, thì rỏ ràng khí dương của Càn đang lúc phát triển thuận lợi, há không phải là điềm triệu mưu sự như ý hay sao ? vậy thì ta thủ tượng Đại Súc cho thêm thông tin rỏ ràng sự Súc Tích tài lộc thuận lợi, sẻ hợp lý hơn là thủ tượng Thiên Sơn Độn, thoái thoát, trốn, lui.

_Cốt yếu của Bát môn là phải linh động, phân tích cái Lý tồn tại trong Tượng và biện minh rỏ ràng sự khác nhau giữa chúng để làm sáng tỏ về Số.
Nếu như phân tích cái Lý ngoài Tượng, không hề tồn tại trong Tượng, thì tự động cái Số của chính thể sự vật sẻ rối rắm không minh bạch. Và môn độn thuật này không có linh hồn, không thể nào nghiệm được trong ứng dụng.

(Còn Tiếp)

TL: Dị Thuật : Bát Môn Độn Pháp Tâm Ứng.

Đã gửi: 22:04, 09/04/11
gửi bởi Thiện Minh
* Đối Với Dương Độn (tiếp theo)


_Sau tiết Đông Chí dương sanh, nếu các quẻ thuộc tính dương : Càn, Khảm, Cấn, Chấn đến với các môn Đỗ, Cảnh, Tử, Kinh.

Tuy là quẻ dương nhưng lâm các môn âm, cho thấy tình trạng khí dương đang trong thời kỳ cực vượng biến thành suy thoái, khi độn được các quẻ này cho ta khái niệm sự việc chậm phát triển và có khả năng biến tướng thành hung sự.



Càn lâm Đổ môn, là tượng cửa trời khép lại, tương ứng với quẻ Tiểu Súc.

Càn lâm Cảnh Môn, là tượng mặt trời rực rở, tương ứng với quẻ Đại Hữu.

Càn lâm Tử môn, là tượng trời đất mờ mịt tăm tối, tương ứng với quẻ Bỉ.

Càn lâm Kinh môn, là tượng tinh tượng về đêm, tương ứng với quẻ Quyết.



Khảm lâm Đổ môn, là tượng hợp thủy, tương ứng với quẻ Tỉnh.

Khảm lâm Cảnh môn, là tượng triều cường, tương ứng với quẻ Vị Tế.

Khảm lâm Tử môn, là tượng cốc vũ, tương ứng với quẻ Tỷ.

Khảm lâm Kinh môn, là tượng khan thủy sanh hạn, tương ứng với quẻ Khổn.



Cấn lâm Đổ môn, là tượng thâm sơn u uất, tương ứng với quẻ Cổ.

Cấn lâm Cảnh môn, là tượng minh sơn, tương ứng với quẻ Lữ.

Cấn lâm Tử môn, là tượng đất địa rung chuyển, tương ứng với quẻ Bác.

Cấn lâm Kinh môn, là tượng long mạch trầm thủy, tương ứng với quẻ Tổn.



Chấn lâm Đổ môn, là tượng trường lưu ôn lương, tương ứng với quẻ Hằng.

Chấn lâm Cảnh môn, là tượng khí dương kích thành tiếng nổ, tương ứng với quẻ Phệ Hạp.

Chấn lâm Tử môn, là tượng khí dương thúc liễm, tương ứng với quẻ Phục.

Chấn lâm Kinh môn, là tượng thấy chớp không nghe âm, tương ứng với quẻ Muội.



_Như vậy hệ dượng độn, sau đông chí có tất cả 32 quẻ dương. Trong đó có 16 quẻ Thiếu Dương sinh khí, là tượng cát khánh, thể dương là thực trạng vượng tướng, và 16 quẻ Thái Dương khí vượng phá hình thành suy thoái, là tượng hối cát thành hung.

TL: Dị Thuật : Bát Môn Độn Pháp Tâm Ứng.

Đã gửi: 12:09, 10/02/12
gửi bởi Duyên CôCô
Theo kiến thức non yếu của tôi, được biết thêm về Bát Môn Thần Khóa của Kim Oanh Ký...thì không biết có khác gì với Bát Môn Độn Giáp hay không ? Tuy nhiên, hai tiếng Bát Môn xuất xứ từ Khổng Minh, người sáng tác ra quẻ Bát Môn, có thể ít nhiều nói lên thuyết cơ bản của Bát Môn độn quẻ.

Quẻ Bát Môn cũng được nhiều nhà chuyên môn sử dụng và rất ứng nghiệm.

Theo cách độn quẻ trong Bát Môn Thần Khóa, thì khởi tháng Giêng tại Cấn, tháng 2 và 3 tại Chấn, tháng 4 tại Tốn, tháng 5 và 6 tại Ly, tháng 7 tại Khôn, tháng 8 và 9 tại Đoài, tháng 10 tại Càn và tháng 11 & 12 tại Khảm.

Sau đó, Tính ngày trong tháng, thì khởi ngày mùng một tại cung tháng đó. Sau đó tính giờ tiếp theo, đến ngay giờ hiện tại, xem Môn nào thì lấy Môn đó mà tính, dựa theo 12 bài Bát Môn Phú Chưởng.

Nếu trong một lúc có nhiều người cùng coi quẻ, thì tính Môn của mỗi người theo Nam Nữ và thứ tự khác nhau:
- Nam - Nghịch tầm ngũ dương - là đếm ngược lại năm Môn đến Môn nào thì tính Môn đó - thí dụ người 1/ nam đang ở môn Hưu đếm ngược lại năm môn > là Kiển môn.
- Nữ - Tấn tam âm - là tiến lên ba môn - cho người thứ 2, tiến lên ba môn từ môn Kiển > là Kinh môn
- Người 3/ Nam - từ Kinh môn ngược lại năm môn > Thương môn
- Người 4/ Nữ - từ Thương môn tiến lên ba môn > Kiển Môn

TL: Dị Thuật : Bát Môn Độn Pháp Tâm Ứng.

Đã gửi: 18:21, 04/09/13
gửi bởi anhlinhmotminh
đang luyện môn này lót dép tham khảo :-S