Trang 1 trên 3

Cội nguồn lịch sử của thuyết âm dương ngũ hành và kinh dịch

Đã gửi: 12:05, 13/06/10
gửi bởi luongthienxich
I - Cội nguồn lịch sử của thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch.

Nền văn minh Hoa Hạ đã được minh chứng không phải là cội nguồn Lý học Đông phương. Sự mơ hồ, mâu thuẫn trong nội dung và tình trạng bất hợp lý trong hình thành lịch sử từ những văn bản trong cổ thư chữ Hán, đã chứng tỏ điều này. Vậy thì phải có một nền văn minh, một xã hội là chủ nhân của nền văn minh này. Vì nó không thể từ trên trời rơi xuống.

Đó là nền văn minh nào? Tìm trong những nền văn minh cổ gần gũi với văn minh Hoa Hạ trong suốt hàng ngàn năm lịch sử như: Cao Ly, Nhật Bản, Ấn độ, Tây Tạng không thể thấy được những dấu ấn khả dĩ mở bức màn huyền bí của Lý học Đông phương. Chỉ có một nền văn minh, tuy được nhắc đến một cách mơ hồ trong quá khứ, nhưng rất gần gũi và ngay sát biên giới với nền văn minh Hoa Hạ cổ. Đó chính là văn minh Văn Lang của người Việt cổ, bên bờ nam sông Dương tử - mà người Hoa Hạ sau này gọi là nước Ba và họ cho rằng đã biến mất một cách bí ẩn vào thế kỷ thứ III BC (Thời điểm sụp đổ của nền văn minh này theo chính sử Việt). Một giả thuyết ban đầu được đặt ra cho cội nguồn lịch sử đích thức của thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch thuộc về nên văn minh Bạch Việt xưa - trải gần 5000 năm văn hiến ở Nam Dương tử.

Giả thuyết ấy đã được minh chứng, qua những di sản vật thể và phi vật thể còn lại của nền văn minh này, những tư liệu lịch sử, những bằng chứng khảo cổ đã minh chứng những dấu ấn của thuyết Âm Dương ngũ hành còn lại trong nền văn minh này và xác nhận chú quyền của nó. Cho dù những gì còn lại của nền văn minh Bách Việt ở Nam Dương tử chỉ còn lại những mảnh vụn, bởi sự tàn phá của thời gian lịch sử từ hơn 2000 năm qua. Nhưng nó lại chứng tỏ tính hợp lý, khách quan và nhất quán một cách sắc sảo hơn tất cả những di sản đồ sộ từ cổ thư chữ Hán. Những di sản còn lại của nền văn minh Việt ấy, cho thấy một nền tảng tri thức, văn hóa, xã hội làm nên những khái niệm cua thuyết Âm Dương Ngũ hành. Hoàn toàn có khả năng khám phá bức màn huyền bí của văn hóa Đông phương, phục hồi lại một cách hoàn chỉnh học thuyết này và làm sáng tỏ được một thực tại khách quan - từ những tri thức vũ trụ, thiên nhiên, xã hội, cuộc sống và con người mà lý thuyết đó phản ánh.
Hình ảnh[/CENTER ALIGN]
Hình ảnh[/CENTER ALIGN]
Hình ảnh[/CENTER ALIGN]
Hình ảnh[/CENTER ALIGN]



Lịch sử thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch, được minh chứng thuộc về người Lạc Việt ở Nam Dương tử, sẽ chẳng có tác dụng gì, nếu nó vẫn ngớ ngẩn với nguyên si nội dung mà sách Hán chuyển tải đến ngày nay, theo kiểu "Thái Cực tức là Vô cực"...Nó sẽ chỉ là một thứ tranh chấp bản quyền ngớ ngẩn, vì quyền lợi và thói hư danh của con người, như các vụ kiện xảy ra trên thế giới.


Nhưng vấn đề không đơn giản như vậy...

II - Nội dung thuyết Âm Dương Ngũ hành nhìn từ văn minh Lạc Việt.

Nền văn minh Lạc Việt xác định khác hẳn về nguyên lý căn để của tất cả các phương pháp ứng dụng trong cổ thư chữ Hán.

Đó là nguyên lý:
"Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt".


Hình ảnh


Đây chính là chiếc chìa khóa mở ra tất cả những bí ẩn của nền văn minh Đông phương, một thời bí ẩn đến huyền vĩ. Nguyên lý này đã thay thế cho nguyên lý "Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư", mà văn bản chữ Hán miêu tả có nguồn gốc từ trên lưng con rủa ở sông Lạc Thủy.

Từ nguyên lý căn để này, giải thích một cách hợp lý tất cả các vấn đề liên quan trong mọi phương pháp ứng dụng và điều quan trong hơn cả là nó đã thống nhất tất cả các phương pháp ứng dụng trong nguyên lý căn để này. Từ đó, nó xác định rằng:
Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là một học thuyết nhất quán, hoàn chỉnh, có tính hợp lý nội tại, tính quy luật và tính khách quan - ngay từ sự hình thành nên nó - và khả năng tiên tri.
Hay nói cách khác: Nội dung thuyết Âm Dương Ngũ hành phục hồi nhân danh nền văn hiến Lạc Việt với lịch sử trải gần 5000 năm, hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học hiện đại cho một lý thuyết khoa học.
Trên cơ sở này chính là điều kiện để thống nhất tất cả những cái gọi là "trường phái " Phong Thủy trong các giai đoạn phát triển khác nhau được coi là xuất phát từ văn minh Hán, trở về với cội nguồn đích thực của nó là một khoa ứng dụng nổi tiếng của nền văn minh Đông phương - Tôi gọi tên là Phong Thủy Lạc Việt để xác định lịch sử của nó và phân biệt với khái niệm phong thủy vốn lưu truyền sai lệch trong các bản văn chữ Hán. Phong thủy Lạc Việt là một thí dụ sinh động cho sự thay đổi và minh chứng một cách khoa học cho chính bộ môn này. Đó chính là sự tổng hợp một cách nhất quán, hoàn chỉnh và hợp lý tất cả những mảnh vụn bị Hán hóa của Phong thủy - quen gọi là trường phái và mâu thuẫn lẫn nhau.


III - Khả năng phản ánh thực tại khách quan & giải thích hợp lý các vấn đề liên quan:

Trân cơ sở nguyên lý căn để được xác định từ văn minh Lạc Việt - "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" - Thuyết Âm Dương Ngũ hành đã chứng tỏ rất rõ nét một thực tại khách quan làm nền nền tảng nhận thức tạo ra nó. Đó chính là tri thức thiên văn cổ Đông phương và sự tương tác có tính quy luật của vũ trụ. Hòa toàn không hề mơ hồ và huyền bí như trong cổ thư chữ Hán.
III - 1:
Nó minh chứng rằng: Tử Vi chính là các hiệu ứng tương tác có qui luật từ các ngôi sao trên Thái Dương Hệ và trên bầu trời Thái Dương hệ

So sánh tính chất Ngũ hành của Hà đồ với Thiên Bàn 12 cung Tử Vi

Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ


Hình ảnh[/CENTER ALIGN]


[/size][/font]

Đồ hình thiên bàn 12 cung tử vi


Hình ảnh[/CENTER ALIGN][/size][/font]

III - 2:
So sánh Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt với mô hình qui ước tương quan trái Đất và bầu trời Hoàng Đạo.

Hình ảnh[/CENTER ALIGN][/size][/font]

III - 3:
So sánh vận động quĩ đạo chuyển động đảo biểu kiến khi quan sát các vì sao từ trái Đất với qui ước biểu kiến trong cách tính đại hạn của Tử Vi.


Hình ảnh

Phương pháp tính lưu Đại Hạn trong Tử Vi


Hình ảnh[/CENTER ALIGN]

[/size][/font]

Hiệu ứng chuyển động đảo biểu kiến quỹ đạo chuyển động của các vì sao khi quan sát từ Trái Đất.



III - 4:

Giải thích mối liên hệ của cửu tinh trên Thái Dương Hệ với Địa cầu
(Được đặt tên theo Ngũ Hành - Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ...)


Hình ảnh[/CENTER ALIGN][/size][/font]

vv......vv.......
IV - Kết luận:

Có thể nói rằng:
Kể từ khi xác định cội nguồn Lý học Đông phương thuộc về nền văn minh Lạc Việt với lịch sử trải gần 5000 năm văn hiến, thuyết Âm Dương Ngũ hành đã chứng tỏ là một học thuyết khoa học nhất quán, hoàn chỉnh có khả năng miêu tả mọi điều trong vũ trụ và cuộc sống quanh ta bằng những khái niệm của nó và khả năng tiên tri. Đây không phải là một sự phủ nhận những giá trị học thuật và những phương pháp ứng dụng đã tồn tại hàng thiên niên kỷ với phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Mà chỉ là sự hiệu chỉnh từ nguyên lý căn để và giải thích một cách hợp lý bằng một cách khác. Sự hiệu chỉnh này về cội nguồn lịch sử và nguyên lý căn để của thuyết Âm Dương Ngũ hành và bát quái đã chứng tỏ tính phù hợp với tất cả mọi tiêu chí khoa học của thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Học thuyết này - sau khí hiệu chỉnh nguyên lý căn để và giải thích bằng một cách khác, nhân danh cội nguồn thuộc về Việt sử 5000 năm văn hiến - đã giải thích từ sự hình thành vũ trụ cho đến mọi vần đề liên quan đến con người, từ những hạt vật chất đến các thiên hà khổng lồ có tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri.

Đây chính là tiêu chí của một lý thuyết thống nhất khoa học mà nhân loại đang mơ ước.

Tri thức khoa học hiện đại đang tiếp tục tiến về phía trước. Nhưng lý thuyết khoa học mới nhất bây giờ và trong tương lai, có thể đúng và có thể sai. Nhưng tất cả những tri thức khoa học được thừa nhận là phản ánh chân lý khách quan, đều có thể tìm thấy những điểm tương đồng của nó trong thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử.
Để kết luận bài viết này trên diễn đàn, tôi xin được nhắc lại câu nói nổi tiếng của SW Hawking:

Nếu quả thực có một lý thuyết thống nhất, thì chính nó quyết định còn người có tìm ra nó hay không?

Xin cảm ơn sự quan tâm của quí vị.(*).

Còn tiếp !

LƯỢNG THIÊN XÍCH st.

TL: Cội nguồn lịch sử của thuyết âm dương ngũ hành và kinh d

Đã gửi: 15:04, 28/11/11
gửi bởi sugiakynguyenmoi
=D> Rất ủng hộ và hoan nghênh Anh luongthienxich... Tuy nhiên...

Cá nhân tôi thật sự động lòng trắc ẩn trước quan điểm của Anh khi phát biểu Kinh Dịch là của Dân Tộc Việt Nam. Tôi càng mong hơn; làm sao ngày càng có nhiều và nhiều hơn nữa những người đứng lên đánh thức, bênh vực và bảo vệ sự thật này đã bị chôn vùi hàng ngàn năm qua, thậm chí hầu như dần đi vào quên lãng.
Một sự thật đáng suy ngẫm...
Tuy nhiên bài viết của anh đã nêu như ở trên chưa thật sự thuyết phục tôi cho lắm (đó là chưa kể đến áp đảo được đại đa số mọi người hiện nay trên bình diện thế giới). Để làm được việc đó, (chỉ thoáng nghĩ thế thôi) chao ôi! tôi mướt mồ hôi hết cả rồi anh luongthienxich ạ. Tôi biết đó là một "di chỉ" của tổ tiên giống nòi Bách Việt đã từng bị đánh cắp từ trong cội nguồn lịch sử. Nhưng vấn đề nát óc được đặt ra cho thế hệ cháu con chúng ta hôm nay là làm sao để chứng minh và đòi lại đây? Bởi chưa nói đến thế giới, chỉ người Việt hôm nay thôi, hầu hết đã nghi ngờ rồi. Đó là tôi còn chưa nói đến còn vô khối những tư duy được đóng khung và lập trình nhan nhãn xưa nay chống đối một cách kiên định đến mê muội một cách không thể nào hiểu nổi.
Thú thật, tôi rất quý trọng mẫu người có quan điểm như Anh. Nhưng như tôi đã nói đấy; những chứng cứ của Anh đưa ra không mấy thuyết phục được. Đó là tôi chưa nói đến những thiếu sót cũng như sơ xuất của mẫu đồ hình lạc việt mà anh phát biểu và dẫn chứng. Tôi thành thật góp cho anh một vài ý mọn trong quá trình tìm lại di chỉ cho giống nòi (tôi luôn ủng hộ anh, theo sự thật và những gì là chân lý):

Chính Chu Văn Vương mà thiên hạ sùng kính xưa nay (trong đó có cả biết bao kẽ tự cho là nho sĩ nước nhà), đã xua quân sang xâm lấn nước Việt của mình đấy! Và mục đích chính của Văn Vương ngày đó là lấy cho bằng được cuốn Kinh Dịch của Dân Tộc Bách Việt mà thôi!!
Chúng ta cùng dò theo hành tung của Văn Vương một tí xem sao nhé:
Ngay sau khi bị Trụ Vương ân xá cho Văn Vương thoát khỏi Dữu Lý. Lập tức Chu Văn Vương xin cầm binh chinh phạt hai nước để "đoài công chuộc tội" với Trụ Vương. Hai nước có danh sách phải trải thảm dưới vó ngựa của Văn Vương ngày đó là nước Mật Tu và Nước Sùng!
Vâng! Nước Sùng mà Văn Vương ngày đó nhắc đến chính là "Sùng Lãm".
Đến đây, chắc chúng ta biết tôi muốn nói đến điều gì rồi chứ? Có biết bao kẽ tự cho là học giả "ngâm cứu" Kinh Dịch xưa nay đâu? sao họ không tự hổ thẹn khi không biết được điều này!?

Tôi tạm ngừng bài góp ý dỡ dang tại thời điểm này. Còn nghe ngóng động tĩnh nữa chứ... Dường như... nguy cơ, đang có âm vang của những cơn bão gây tranh cãi trên bình diện địa cầu có thể hình thành bất kỳ lúc nào... là một hiện thực...
...

TL: Cội nguồn lịch sử của thuyết âm dương ngũ hành và kinh d

Đã gửi: 21:31, 28/11/11
gửi bởi luongthienxich
chắc bạn nhầm.....đây không phải là ý kiến của tôi mà là của ông Thiên Sứ..........

TL: Cội nguồn lịch sử của thuyết âm dương ngũ hành và kinh d

Đã gửi: 18:22, 29/11/11
gửi bởi sugiakynguyenmoi
luongthienxich đã viết:chắc bạn nhầm.....đây không phải là ý kiến của tôi mà là của ông Thiên Sứ..........
...!?... :-/
Ấy, chết thật!... Bởi tôi thấy... tên luongthienxich... Thành thật xin Anh bỏ qua cho nhé. Như tôi đã có phát biểu; Cho dù là ai, một khi manh nha nghi ngờ Kinh Dịch là của Dân Tộc mình, tôi vẫn quý trọng vô cùng. Nếu có gì còn đắn đo, chẳng qua do mình chưa có những chứng cứ đủ thuyết phục dư luận chung mà thôi. Tôi tin điều đó sẽ thành hiện thực trong một tuơng lai gần.
Nhân tiện tôi xin đề xuất tiếp bài dỡ dang bên trên như sau, chúng ta cùng tham khảo cho vui nhé:

Trước và trong thời gian bị cầm tù 7 năm ở Dữu Lý. Chu Văn Vương đã sỡ hữu quẻ bói Tiên Thiên rồi. Phương pháp mà Văn Vương sử dụng vào thời điểm ấy được rút ra từ Liên Sơn Dịch. Với khoảng thời gian ở Dữu Lý, ông đã phát hiện ra Kinh Dịch chính là của Dân Tộc Bách Việt. Và mục đích chính của Văn Vương ngày ấy là lấy cho bằng được cuốn Kinh này. Thời điểm đó tương ứng với đời Hùng Vương thứ 6. Và Văn Vương đã từng chạm trán cùng Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng) nhà mình.

Sau đó, Văn Vương đã hợp nhất hai cuốn Liên Sơn và Quy Tàng Dịch vào thành một cuốn gọi là Chu Dịch như chúng ta đang nhìn thấy hôm nay. Việc làm này không qua khỏi mắt một viên quan giữ tàng thư nhà Chu ngày ấy; Lão Tử. Chúng ta có thể thấy những "dấu vết" nhận định của Lão Tử trong tác phẩm Đạo Đức Kinh. Vốn được viết bằng loại văn U Mặc, một dạng vô tự chân kinh. Những yêu cầu đòi hỏi lĩnh hội được điều này, chúng ta phải biết cách đọc nơi không có chữ. (Việc này, chúng ta tạm để hậu luận...).

Hiện tại thì... (suy diễn...) có lẽ;

Do ngày trước Văn Vương sỡ hữu phương pháp bói quẻ tiên thiên rất linh nghiệm, khiến hậu thế hầu hết xem đó là sách dụng cho việc bói toán chăng? Lạ thật, sự tiềm ẩn trong Kinh Dịch còn bao la, rộng lớn hơn rất nhiều. Sứ mạng ấy, tổ tiên giống nòi Lạc Việt còn gởi lại cho cháu con của giai đoạn hôm nay đắc dụng. Anh Thiên Sứ (trong đó có thể có luongthienxich...), dĩ nhiên là một trong những người tiên phong, cho dù chưa hoàn thiện, vẫn hãnh diện và không tự cảm thấy hổ thẹn với chính mình chứ (lời chân thật, không vuốt đuôi..., bởi tôi còn phản bác nữa đấy, hầu góp một phần nào đó cùng các anh trên bước đường tìm lại di chỉ của giống nòi).

Thật hãnh diện và tự hào thay! khi biết mình thuộc dân tộc Việt Nam, may mắn được hiện diện trong giai đoạn lịch sử đương đại.

TL: Cội nguồn lịch sử của thuyết âm dương ngũ hành và kinh d

Đã gửi: 16:19, 30/11/11
gửi bởi Thẽm
Đúng là Lường Thiên xích sưu tầm bài cụ Sứ mà. Sao cụ ấy cứ thích cái "lý thuyết thống nhất" mấy cả hạt của Chúa nhỉ. Giờ phải là Lý thuyết dây, vật chất tối, năng lượng tối. Lỗ thì qua thời lỗ đen (black hole) rồi mà phải lỗ trắng (white hole) hay lỗ sâu (worm hole).

Chắc mấy món mới chưa có sách dịch nên cụ chưa cập nhật.

Bác Sứ giả kỷ nguyên mới ơi, đề xuất của bác hay lắm nhưng toàn dựa trên truyền thuyết thôi ạ. Mặt khác hiện tại mình là Việt Nam nhưng Bách Việt xưa bao gồm cả Mân Việt (Phúc kiến), Đông Việt (Triết Giang) và Nam Việt. Thực tế Nam Việt cũng gồm phần lớn Quảng Đông Quảng tây và 1 phần Bắc việt nam hiện tại. Vậy nếu nói Kinh Dich của tộc Bách Việt thì 8-9 phần Bách Việt đó vẫn thuộc Trung Quốc hiện đại và chỉ 1-2 phần thuộc Việt Nam hiện đại thôi. Thủ đô của nhà Nam Hán cũng là Phiên Ngung giờ thuộc Quảng Đông. Nói chung quyền lợi tri thức như 1 cái bánh thì chúng ta cũng chỉ sở hữu phần rất nhỏ. Nếu Trung quốc có công nhận Kinh Dịch là của văn hoá Bách Việt thì cũng là của họ phần lớn, totem của người Choang là trống đồng đấy thôi...

Hoan nghênh các bác đề cao tri thức dân tộc, nhưng qua nhiều ngàn năm mọi thứ nó lẫn lộn, cả văn hoá và địa lý. Và tri thức là của chung của nhân loại. Đòi để tự sung sướng với nhau có để làm chi mô??

TL: Cội nguồn lịch sử của thuyết âm dương ngũ hành và kinh d

Đã gửi: 16:35, 30/11/11
gửi bởi machoi1
hãy tập trung vào để mà nghiên cứu hết những cái của người ta viết đã, dù nó là của Tầu hay của Ta thì cũng thế thôi. Biết được nó là cái gì thì cũng đã hết cả kiếp người rồi, đấy là đối với người thông minh có căn cơ, chứ còn tầm như ông Sứ chắc phải 10 kiếp chưa hiểu được nó là cái gì. Nó là của ai thì cũng chẳng quan trọng lắm đối với 1 người nghiên cứu. Nó chỉ thực sự quan trọng đối với 1 người muốn đột lốt Lạc Việt để câu tiền thiên hạ thôi.

Ông Sứ thì đến cái phương trình bậc 2 chưa chắc đã giải được mà cứ chõ mũi vào lý thuyết hạt cơ bản với hố đen hố trắng làm gì, biết mịa gì đâu mà toàn nói phét. Mấy cái lý thuyết ấy, phải mấy ông Viện sỹ kiểu bác Hiệu trở lên mới hiểu được. Chứ học chưa hết lớp 12 như ông Sứ thì biết mẹ gì mà giải với chả thích. Càng nói càng ngu.

Riêng cái đoạn lấy hoa văn tranh ĐÔng Hồ vớ Rối nước ra để "chứng minh" kinh dịch-âm dương là của người Việt đã thấy là đần độn rồi. Hỏi ông ấy có biết khi mà cái nghề làm tranh bắt đầu du nhập về làng Đông Hồ, thì tổ sư nó là ai không? và nó có từ bao giờ không? Xin thưa với nhà nghiên cứu đần độn rằng : Người ta viết ra kinh dịch, nát giấy nát quyển đến cả mấy nghìn năm rồi mới đến có cái khoang trên lưng con lợn ở Đông Hồ đấy ạ! và thuỷ tổ của Tranh Đông Hồ cũng là từ Tầu cả đấy ạ.

Nói phét thì nói phét tầm thấp thôi, chứ nói lên đến tận trời ấy thì nó lòi đuôi ra. Tởm!

TL: Cội nguồn lịch sử của thuyết âm dương ngũ hành và kinh d

Đã gửi: 19:55, 30/11/11
gửi bởi sugiakynguyenmoi
Oái!... :-$
Thôi, thôi, cho tôi góp ý khuyên can vài lời với... Bởi những lời khuyên thêm không bao giờ thừa mà. Có phải không hai Anh Thêm và machoi1?
Dường như... tôi cảm nhận không khí nhẹ hơn rồi đấy. Tóm lại chung quy cũng do bức súc chung của những ai vốn mang nặng lòng trắc ẩn thôi. Mà một khi đã có lòng trắc ẩn để động trước mọi biến động của nhân tình thế thái là rất rất quý rồi.
Vấn đề là Anh Thiên Sứ quả có hơi vội...
Rút kinh nghiệm... tôi dè dặt dò dẫm và bước tiếp nhé... mong các bạn, nhỡ ai thấy phía trước có hố, nhớ Ới với tôi một lời kẽo... Hic! ... ....

Truy tìm một thực tại từ trong huyền thoại…

Và đó cũng là tư duy đỉnh cao của nền khoa học vật lý đương đại. Bởi chỉ có mô hình huyền thoại mới có thể mô tả gần nhất đến mô hình thực tại của vũ trụ.

Ví như sự thoát thai của vũ trụ hoàn toàn được mô tả và dựa vào Thuyết Bigbang! Một vụ nổ còn nằm trong sự giả định mà tư duy nhân loại chúng ta đã hoàn toàn dễ dãi chấp nhận bỏ qua!!
Cũng dựa trên nguyên tắc của nền khoa học. Tôi lập một giả định, hy vọng dựa trên đó để xây dựng một giả thiết hầu truy lùng đến những giá trị còn tiềm ẩn. Đó là tôi chưa nói đến những sự thật bị chôn vùi hàng ngàn năm qua mà thế hệ chúng ta hôm nay có trách nhiệm phải đưa ra trước ánh sáng. Chúng ta cùng tham khảo chung nhé:

Ngay từ một trong những buổi bình minh đầu tiên của nhân loại. Phục Hy (một vị Vua trong thần thoại của người Trung Quốc) đã đóng vai trò của một quan sát viên, quan sát vũ trụ vạn vật… “ngẫng lên xem tượng trời, cuối xuống xét thế đất, dáng vẽ của chim muông. Gần thì lấy ở thân mình, xa thì lấy ở vạn vật…”. Và rồi Người chợt quan sát thấy trên lưng con Long Mã có một bức đồ hình mang 55 dấu điểm trắng đen. Rồi Người bèn “chép lại”… thành một bức đồ hình gọi là Hà Đồ. Trong đó mô tả vũ trụ vạn vật vận động theo chiều thuận. Với quan niệm Khí trời từ núi tuôn ra không bao giờ dứt nên liền lý hội, mới đặt tên là Liên Sơn Dịch.

Thế rồi sau đó khoảng 500 năm… Khoảng gián cách thời gian luôn có tính xóa nhòa những cột mốc của thực tại, nên yếu tố chính xác của thời gian chúng ta chấp nhận được lướt qua cho đủ để được gọi là khoa học. Vua Đại Vũ ở vào thời điểm khai sông trị thủy… Người cũng bất chợt nhìn thấy một con Thần Quy nổi lên trên sông Lạc trong lúc khai nước ra biển. Lạ thay! Trên lưng Thần Quy cũng có mang một một bức đồ khác. Bức đồ này mô tả vũ trụ vạn vật vận hành theo chiều nghịch lại so với bức đồ ngày trước của Phục Hy! Và Chính Vua Đại Vũ ngày ấy cũng photocopy nguyên bản gốc trên lưng của Thần Quy ngày ấy lại. Người cho rằng vạn vật được sinh ra từ đất, sau đó sẽ lại quay trở về với đất, cho nên mới đặt tên là Quy Tàng Dịch.

Đó là những gì chắt lọc từ sử sách xưa chép lại và lưu truyền đến mãi tận hôm nay đối với Kinh Dịch. Như những dẫn chứng trên đây. Chúng ta thấy nhất thiết phải xem xét toàn bộ vấn đề một cách nghiêm túc và thật sự nghiêm túc lại như… những gì trình bày tiếp sau đây:

Qua những gì diễn giải vừa rồi. Chúng ta thấy cả hai Vị Vua ngày đó là Phục Hy và Đại Vũ đều “sao y bản chính” từ trên lưng của cả hai linh vật kia. Mà điều này khẳng định rằng Trời đã chép hai bức đồ sẵn và ban cho hai linh vật kia từ trước rồi. Điều này tổ tiên nước Việt đã có từng nhắc đến trong bản tuyên ngôn đầu tiên: “…Rành rành đã định tại sách trời…”! mà cả thế giới này từ ngàn xưa cho đến giai đoạn hôm nay, không ai không thể công nhận cho được.

Sùng Lãm; theo như cách gọi của người miền nam thì đó chính là tên “cúng cơm” của Lạc Long Quân! Trong khi tướng tinh của Lạc Long Quân chính là Rồng (Long Thần)! thì tướng tinh của Âu Cơ không phải bất kỳ linh vật nào khác hơn là Rùa (Thần Kim Quy)!! (Thật đau lòng và bất hạnh thay, khi biết chúng ta hôm nay vốn lạc mất cội nguồn giống nòi. Trong khi quá khứ thì hoàn toàn mù mịt, còn mơ gì đến định hướng tương lai nữa). Nhìn chung trên bình diện thế giới xưa nay; mọi quốc gia, dân tộc nào cũng hãnh diện, tôn sùng Linh Vật tổ tiên của họ. Gẫm lại mình mà tự hỗ thẹn thay… Trong khi hầu hết thế giới ai cũng suy tôn đồng thời dành một sự tôn trọng đặt biệt vị trí tôn nghiêm của Rồng là một hiện thực. Nhưng thôi, những việc đó tạm để hậu xét. Hiện tại chúng ta cùng tiếp tục quay trở lại chủ đề của bài tham khảo này, tiếp tục cuộc phiêu lưu còn dỡ dang sau vài dòng bức xúc trắc ẩn: Lạc Long Quân chính là hiện thân của Vua Rồng. Trên khắp thế giới, ai ai cũng mơ ước và so sánh mình với Rồng. Trong khi chúng ta chính là giống nòi ấy lại hoàn toàn không biết một tí gì cả (!?). Có một chi tiết khác biệt đối vời các vật tổ ở chổ: Nước Mỹ thì có Ó, Anh – Sư Tử, Đức – Đại Bàng… Nga – Gấu, Pháp – Gà Trống… Hàn – Gà mái, Nhật – Hạc. Duy Trung Quốc và Việt Nam thì đều sỡ hữu hai Linh Vật trong tứ linh. Trung Quốc thì Lân + Phụng. Và Việt Nam lại là Long + Quy. Điều này chúng ta tuyệt đối không thể lầm lẫn cho được.

Như vậy; Cả Phục Hy lẫn Đại Vũ đều đã Coppy Kinh Dịch từ chính bản gốc của Dân Tộc Bách Việt là một sự thật không thể chối cãi. Họ. Vâng, chính họ từ hàng ngàn năm nay vẫn luôn nuôi âm mưu xóa nhòa sự thật cũng như thôn tính cả Dân Tộc này hòng phi tang cũng như trừ hậu hoạn sau này. Tóm lại; họ muốn nhổ cỏ tận gốc. Nhưng điều đó không hoàn toàn đơn thuần như bao đời nay họ từng nghĩ. Chẳng qua, ngược trở về quá khứ… từ cội nguồn… mãi tận thuở hồng hoang ban sơ nữa. Những rắc rối trong giai đoạn ấy thuộc những gì được gọi là “Thiên Cơ”, không phải nơi chốn cũng như đề tài cho những kẽ trần tục như chúng ta lạm bàn đến (tuy nhiên việc này sẽ hậu xét). Người Trung Quốc đã quên rằng; trong giới hạn giai đoạn của Xi Vưu, một lãnh tụ của dòng tộc Việt xưa đã từng được mệnh danh cũng như suy tôn là vị “Thần Chiến Tranh” rồi.
Là giống nòi, những thế hệ hôm nay và cả muôn ngàn sau nữa. Chúng ta không bao giờ được phép quên.

TL: Cội nguồn lịch sử của thuyết âm dương ngũ hành và kinh d

Đã gửi: 20:08, 30/11/11
gửi bởi luongthienxich
ầy dà........chuyện giảm độ nóng rồi, mọi người nói lại làm gì cho thêm hiềm khích ra......

TL: Cội nguồn lịch sử của thuyết âm dương ngũ hành và kinh d

Đã gửi: 08:27, 01/12/11
gửi bởi machoi1
@sugiakynguyenmoi, luongthienxich :

Tôi cũng không có ý phủ nhận rằng Kinh Dịch có phải là sản phẩm của người Việt không, thậm chí tôi còn rất mong, rất mong các nhà sử học tìm được đầy đủ những chứng cứ khoa học đủ sức thuyết phục để chứng mình điều này. Đó là niềm tự hào dân tộc.

Nhưng một thực tế đau lòng, là cho đến bây giờ, chúng ta chưa có chứng cứ gì để chứng minh điều này! Kể cả khi xác định được rằng nó vốn dĩ của người ...Việt, thì oái oăm thay, người Việt lúc ấy lại sống trong địa phận của ...Tầu.

Suốt 1 vùng rộng lớn bao la bao gồm Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam...nói chung là từ bờ Nam sông Dương Tử kéo dài xuống phía Nam đều thuộc lãnh địa của phong kiến phương Bắc, mà trong đó lại là địa phận sinh sống chủ yếu của Bách Việt. Nếu nói về lịch sử thuần túy, thì sư hình thành nước Âu Lạc thực chất là sự liên minh của 2 bộ tộc Lạc Việt và Âu Việt, nhằm tập hợp sức mạnh trong cuộc chiến đấu giành giật lãnh thổ, nhưng rồi qua quá trình lịch sử, các cuộc xâm lăng đã đẩy dần 2 bộ tộc này xuống phía Nam. Cho nên, nếu Cụ Phục Hy, Cụ Văn Vương mà có xem sách ở vùng ấy để viết ra hào quẻ thì cũng không thể nói rằng nó thuẩn túy là của người Việt.

Nếu thực sự lịch sử là như thế, thì có lẽ nên xác định nguồn gốc của kinh dịch theo địa danh, phải biết được nó ra đời từ "đất" nào, thì sẽ sáng tỏ nó là của ai.

Chứ không phải là đi chứng minh nó là nguồn gốc của người Việt bằng cách đem đổi chỗ Tốn Khôn, rồi đem lý thuyết về vũ trụ với hố đen, hố hố trắng gán hết vào cho nó để mà lừa những người không biết. Thời Phục Hy, Văn Vương, người ta chẳng biết hố đen là cái mịa gì, chẳng biết hố trắng là cái mịa gì. Chẳng có vụ nổ BigBang cũng chẳng có lý thuyết hạt cơ bản... tất cả những thứ ấy chẳng qua là con người thấy nó giống giống nhau rồi đem gắn nó vào Kinh dịch để giải thích, àm thành ra ngộ nhận.

Phải chia tách ra làm 2 vấn đề "

Vấn đề thứ nhất : trả lời câu hỏi "nó là của ai", cái này thì cần phải căn cứ vào tư liệu lịch sử, chứng cớ khảo cổ khoa học, chứ không phải bằng cái sản phẩm hậu sinh là cái khoáy âm dương trên lưng con lợn Đông Hồ để giải thích.

Vấ đề thứ hai : Xem xét về tính đúng đắn của nội dung thuyết ấy, trên cơ sở phân tích nguyên lý, nguồn gốc lý thuyết xây dựng lên nó mà chứng minh tính đúng đắn. Chứ không phải ngửa cổ lên trời bảo nó là của Lạc Việt, mà đã là của Lạc Việt thì nó phải khác của Tầu (chứ chẳng lẽ lại lấy giống y như của nó thì chứng minh làm quái gì?)...kiểu kiểu như thế, đấy chỉ là con đường nghiên cứu của những kẻ đần độn, vì mục đích tư lợi riêng. nói thẳng miẹ nó ra cho nhanh.

Tôi thấy tởm lợm, là vì ông Sứ cứ tỏ vẻ ta đây, trình độ đã đek có cái gì, học mới hết PTTH, nhưng lại cứ lôi lý thuyết vũ trụ với lại hạt cơ bản ra để nói phét. Bản thân ông Sứ chỉ cần đọc được 3 dòng đầu tiên của lý thuyết hạt cơ bản đã là không thể rồi. Đừng nói đến chuyện lấy nó giải thích cho cái gì. Đến tầm như bác Nguyễn văn Hiệu, bác Đào vọng Đức (viện sỹ về vật lý lý thuyết) muốn đọc hiểu cái ấy còn vãi Đới ra nữa là 1 thằng mới chỉ học hết PTTH!

Nói tuột mẹ nó ra là lừa đảo cho nhanh! Chứng minh cái mẹ gì.

TL: Cội nguồn lịch sử của thuyết âm dương ngũ hành và kinh d

Đã gửi: 09:51, 01/12/11
gửi bởi TVLS
Tôi đồng ý với ý kiến của bác machoi1. Nhưng bác dùng lời nặng nề quá, e mất cái phong thái trao đổi học thuật của diễn đàn.

Việc ông Sứ dùng chiêu này, chiêu nọ để đánh bóng thương hiệu bản thân thì khỏi bàn. Nhưng những điều ông ta nói, không chính xác hơn là ông ta copy về nguồn gốc Kinh Dịch cũng đáng bàn. Trước đó có nhiều người đã chứng minh này, chứng minh kia rồi. Có mấy lời bàn:

1. Không nên vì tính tự tôn dân tộc mà làm mất đi tính khách quan của Khoa học. Nếu thế thì 1 thời gian nữa, con cháu chúng ta sẽ nhận luôn Toán học, Thiên văn học , Nguồn gốc loài người .... đều có nguồn gốc từ Việt Nam. Có thể cái thời sơ khai nó thuộc về 1 tộc người Việt cổ (giờ đã bị đồng hóa và phân hóa) nhưng sau đó đã được phát triển rực rỡ lên 1 tầm cao mới. Có nhiều nghi vấn về nguồn gốc, do đó khi xem xét phải có chứng cớ khoa học rõ ràng, không thể à uôm ngộ nhận được.

2. Không vì tính cá nhân mà đem đổi trắng thay đen, làm họa cho nhiều người. Những điều viết ra đều là hay cả, nhưng phải xem nó mang lại hậu quả như thế nào. Ví dụ: Nếu nhà đang là Hướng Tốn đẹp, đổi lại là Khôn thì ra Tuyệt Mệnh. Có thể có nhiều người tin theo, có thể đổi được cả chỗ Càn - Khôn. Nhưng phàm là người biết về Đạo thì không làm vậy.

3. Người Á Đông có tật rất xấu, không giống phương Tây. Người Phương Tây rất tôn trọng bản quyền, và dám nhận bản quyền, kể cả khi bị treo cổ. Trong khi đó, người Á Đông dù nghĩ ra thì cũng phải cố tình gán cho nó cái mác huyền bí như trên lưng con Long Mã, con Thần Quy .... rồi thì bịa ra cái đổi chỗ Tốn - Khôn cũng phải gắn cho nó cái mác Lạc Việt. Rõ chán, nếu đủ lý luận, đủ bản lĩnh sao không nhận luôn nó của mình đi. Nếu tổ tiên ta đã từng làm ra nó thì ngày nay nó phải tồn tại một cách công khai, phổ biến (ví như trống đồng) chứ đâu phải đi tìm mỏi cả mắt, cãi nhau vỡ cả đầu ra thế.