Trang 1 trên 2

Thước trời đo đất!

Đã gửi: 19:13, 10/08/10
gửi bởi nguyen quoc
Tôi đã đọc rất nhiều bài viết về thước Lỗ Ban trên các dd. Mỗi người đều có chính kiến riêng và đưa ra một số lập luận để bảo vệ chính kiến đó.Đơn cử,để đo dương phần,người thì bảo dùng loại 48cm,người thì bảo dùng loại 51;52 hoặc 53cm...Ai cũng bảo mình là chuẩn!Cho nên hậu bối k biết đâu mà lần!
Theo quan niệm"cổ": Trời tròn ,đất vuông;và dùng thước trời để đo đất!

Ai biết quan niệm "cổ" đó như thế nào,mong giải thích rõ để hậu bối có niềm tin vào loại nào đó để áp dụng thực tế?

Thân ái!

TL: Thước trời đo đất!

Đã gửi: 19:44, 10/08/10
gửi bởi khieuquang
tôi cũng đâng băn khoăn về thước lỗ ban ,cũng chưa được ai giảng giải cho kỹ lưỡng.Nhân thể bạn nguyễn quốc nêu tôi mong các bạc cao nhân chỉ giùm cho lớp hậu sinh nắm được cái thần diệu của ông vua nghề mộc lỗ ban.tôi có hỏi một vài người họ nói rằng đo dương trạch dùng phần phía trên thước nếu đo âm trạch thì dùng thước bên dưới không biết có phải vậy không.Mong các vị ở diễn đàn chỉ giúp thì mọi người cám ơn lắm lắm.

TL: Thước đo trời đất !

Đã gửi: 21:39, 13/08/10
gửi bởi nguyen quoc
ThienThai đã viết:Trời ! Anh bạn nguyenquoc nhà ta (diễn đàn) cũng có ý tìm hiểu thước đo trời đất, Lỗ Ban quá ta ? Nơi ThienThai này đang cất giữ cây Kỷ Thiên Thiết Bản không phải tên Lỗ Ban, nguồn gốc trong Nội Kinh , do Tổ lưu truyền , liên quan đến số đo mà @nguyenquoc đang thắc mắc !

Bạn có thể trình bày cây Kỷ Thiên Thiết Bản của bạn để mọi người tìm hiểu và áp dụng được không?Thân ái!

TL: Thước trời đo đất!

Đã gửi: 12:17, 14/08/10
gửi bởi nguyen quoc
Cây Kỷ Thiên Thiết Bản của bạn do tổ truyền,rất quý.
Sau khi suy nghĩ kỹ,tôi xin đưa ra ý kiến về thước Lỗ Ban nhằm làm sôi động,khơi dậy những ý kiến trao đổi bổ ích.Qua đó,hậu bối học hỏi thêm.
Theo quan niệm cổ xưa:Trời tròn,đất vuông;dùng thước trời để đo đất.
Thời xưa ở TQ dùng đơn vị:phân,tấc,thước...
Tôi suy nghĩ theo hướng sau:Ở TQ xưa dùng hệ đo bát phân. Để có thước trời đo đất,cổ nhân dùng 8 phân làm bán kính tạo ra vòng tròn. chu vi vòng tròn tính ra như sau:
L=2x8x3,1416=50,26phân (LẤY TRÒN SỐ)
1 phân=1,02cm
Vậy ta được :50,26x1,02=51,26cm( lấy tròn số)
Từ đó tôi suy nghĩ,thước Lỗ Ban dài 51,26 cm ?
Vậy cây thước của bạn Thiên Thai dài bao nhiêu,có trùng kích thước đó k?

TL: Thước trời đo đất !

Đã gửi: 13:33, 15/08/10
gửi bởi nguyen quoc
ThienThai đã viết:Nhưng những thông số đó chỉ nói lên người xưa đã có khái niệm về đơn vị đo thời gian , chiều dài (cao) nhưng xung quanh đó có rất nhiều trường phái thuật sĩ chế ra một loại thước để đo dương trạch , âm trạch , tên gọi rất nhiều , chung qui lại ngày nay gọi là thước Lỗ Ban (còn tiếp)


Thấy bạn giới thiệu có thước do tổ truyền,nên tôi muốn bạn phổ biến để mọi người tham khảo,nghiên cứu.Riêng các đơn vị xưa thì nhiều bài viết rồi.Tôi đưa ra là thước dùng dương trạch,các loại khác chúng ta bàn sau.Hiện nay tôi vẫn nghiêng về trường phái 51. Nếu bạn vào dd khongtu.com xem bài luận của admin Khongtu,có nói đến 1 thầy rất nổi tiếng ở SG thời Mỹ Thiệu,sử dụng thước 53 phục vụ các nhà chức trách,tướng tá SG cũ-được ca ngợi hết lời.Nhưng rút cuộc,cả thầy lẫn quan quân,tướng tá chạy lẩn mất dép sang Mỹ.Sau khi bàn về kích thước,tôi sẽ nêu ra 8 cung-chúng ta sẽ bàn tiếp,xem nó như thế nào,liệu cổ có phù hợp hay không?Thân ái!

TL: Thước trời đo đất!

Đã gửi: 14:39, 15/08/10
gửi bởi nguyen quoc
Hiện nay,nhiều thầy PT đang tuyên truyền cho các loại thước 48,51,52,53... dùng cho dương phần. Họ đang cố tình đồng hoá đơn vị xưa với hiện nay(cm).Tôi nghĩ,thước LB k thể chẵn cm. Theo như lập luận,thước trời đo đất(dương phần),tôi nghĩ phải lấy trọn 8 phân tạo ra trời,lấy trọn chu vi trời để đo đất-k thêm ,k bớt. Vậy chu vi đó k thể chẵn theo cm như hiện nay được. Tôi nghiêng về thước 51,26cm. Về loại thước dùng cho âm phần và tại sao chia 8 cung bài sau bàn tiếp(sẽ có vấn đề bàn khá rôm rả). Mong bạn phổ biến cây thước bạn đang sử dụng!Thân ái!

TL: Thước trời đo đất !

Đã gửi: 14:49, 15/08/10
gửi bởi nguyen quoc
ThienThai đã viết:Sory ! 51=17x3 , 53 là những số nguyên dương , không chia hết bất kỳ cho số nào hết . Chỉ chia hết cho chính nó , và chia hết cho 1 .

51 chia hết cho 3 và 17 đấy chứ bạn? còn loại 53 hiện nay lại được nhiều người ca ngợi và nói là thước cổ xa xưa "tổ"để lại và dùng rất có hiệu nghiệm?Thật k biết đâu mà lần?

TL: Thước trời đo đất!

Đã gửi: 17:56, 15/08/10
gửi bởi CAD
Thấy các Bác trao đổi về Thước rôm rả quá, CAD cũng xin có mấy lời và nếu được thì nhờ các Bác làm sáng tỏ thêm.

1. Thước LB thì có nhiều loại và cũng có nhiều cách luận giải để chứng minh là tai sao Thước LB có chiều dài: 39, 43, 48, 51, 52 (làm tròn số). Ai cũng viện dẫn là do "Cụ Tổ" hay "Tổ Sư" hoặc do cơ duyên nào đó mà được lĩnh hội...và cho rằng cái mình có là đắc cách nên dùng!? Trong khi đó thì mấy Bác thợ mộc, thợ xây mà tôi được chứng kiến họ dùng cái lọai Thước rút 5 m bán đầy ở các cửa hàng. Khi chuẩn một kích thước nào đó họ rút Thước ra rồi xem "Hai đen thì bỏ, hai đỏ thì dùng" và OK!? Kết quả là cuộc sống của các gia đình đó vẫn diễn ra bình thường chẳng thấy ai sửa cửa, thay cổng cả. Nếu các Bác mang cái học thuật cao siêu đến bảo là phạm nọ phạm kia thì họ cũng chẳng tin và nhận được một cái mỉm cười ý nhị!!!

2. Cùng là Thước LB nhưng lại có kích thước dài ngắn khác nhau? Ở miền Nam (SG) chú trọng Thước 52 cm, miền Bắc (HN) thì lại chuộng 48 cm? Thước rút 5 m bán ở các cửa hàng hiện nay thì phần trên là thước 43 cm, phần dưới là 39 cm và nhiều các Bác thợ dùng cái này. Để kiểm chứng các Bác có thể tham khảo kích thước các bàn thờ, nhang án mà các công ty đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp quảng bá đầy trên mạng!

3. Trao đổi để mở mang kiến thức là tốt, áp dụng vào thực tế thì phải xem tình hình cụ thể.

Tóm lại: Ai dùng loại nào thì cứ dùng! Ai có tài liệu hay hoặc thước khác các loại thước thông thường hiện nay mà nếu được thì cũng nên cho mọi người tham khảo để mở mang tri thức./@

TL: Thước trời đo đất!

Đã gửi: 20:00, 15/08/10
gửi bởi nguyen quoc
CAD đã viết:Thấy các Bác trao đổi về Thước rôm rả quá, CAD cũng xin có mấy lời và nếu được thì nhờ các Bác làm sáng tỏ thêm.

1. Thước LB thì có nhiều loại và cũng có nhiều cách luận giải để chứng minh là tai sao Thước LB có chiều dài: 39, 43, 48, 51, 52 (làm tròn số). Ai cũng viện dẫn là do "Cụ Tổ" hay "Tổ Sư" hoặc do cơ duyên nào đó mà được lĩnh hội...và cho rằng cái mình có là đắc cách nên dùng!? Trong khi đó thì mấy Bác thợ mộc, thợ xây mà tôi được chứng kiến họ dùng cái lọai Thước rút 5 m bán đầy ở các cửa hàng. Khi chuẩn một kích thước nào đó họ rút Thước ra rồi xem "Hai đen thì bỏ, hai đỏ thì dùng" và OK!? Kết quả là cuộc sống của các gia đình đó vẫn diễn ra bình thường chẳng thấy ai sửa cửa, thay cổng cả. Nếu các Bác mang cái học thuật cao siêu đến bảo là phạm nọ phạm kia thì họ cũng chẳng tin và nhận được một cái mỉm cười ý nhị!!!

2. Cùng là Thước LB nhưng lại có kích thước dài ngắn khác nhau? Ở miền Nam (SG) chú trọng Thước 52 cm, miền Bắc (HN) thì lại chuộng 48 cm? Thước rút 5 m bán ở các cửa hàng hiện nay thì phần trên là thước 43 cm, phần dưới là 39 cm và nhiều các Bác thợ dùng cái này. Để kiểm chứng các Bác có thể tham khảo kích thước các bàn thờ, nhang án mà các công ty đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp quảng bá đầy trên mạng!

3. Trao đổi để mở mang kiến thức là tốt, áp dụng vào thực tế thì phải xem tình hình cụ thể.

Tóm lại: Ai dùng loại nào thì cứ dùng! Ai có tài liệu hay hoặc thước khác các loại thước thông thường hiện nay mà nếu được thì cũng nên cho mọi người tham khảo để mở mang tri thức./@

Ý kiến của CAD không có gì mới cả,các đồ sx hiện nay cũng chỉ luẩn quẩn như chúng ta. Theo tôi,thước chỉ là một dụng cụ đo chiều dài,chẳng có cung tốt xấu nào cả,miễn sao áp dụng kích thước hài hoà. Chúng ta sống trong thời đại nào mà phải dùng LB nhỉ(chẳng lẽ chúng ta quay về thời cổ chăng?);trong khi cả thế giới đã thống nhất đơn vị đo lường.Chẳng nhẽ những nước k áp dụng thước LB thì "bại" cả?

TL: Thước trời đo đất!

Đã gửi: 19:54, 24/08/10
gửi bởi Núi Nhất Ngọc
Để hiểu rõ hơn về cây thước Lỗ Ban mình xin đăng lại một bài viết bên TVLS mà mình thấy có cơ sở khoa học , có sức thuyết phục hơn cả ! Hy vọng để mọi người cùng tham khảo !

Chuyện Địa Lý Phong Thủy:
Cây Thước Lỗ Ban

Tác giả Quảng Đức.

Lịch Sách Xuân Ât Mẹo 1975, Chiêm Tinh Gia Huỳnh Liên có viết về cây Thước Lỗ Ban và dạy cách sử dụng. Theo Thầy thì cây Thước có độ dài nhứt định là 5 tấc 3 chia cho 8 cung lớn. Mỗi cung lớn 6,5 cm lại chia thành 5 cung nhỏ, mỗi cung nhỏ dài đúng 1 phân. Thầy dặn dò kỷ là nếu quý bạn đọc đã có nhà cữa xây cất xong lấy thước đo thấy xấu thì sửa lại. Bằng như chưa cất nhà muốn đo cửa tốt thì lựa cung tốt mà làm khuôn cửa đúng ni tấc thì được mỷ mãn hơn. Khi đo bắt đầu đặt cây thước vào mí của mép cửa bên trái rồi đo lần sang mép cửa bên mặt. Luôn luôn phải đặt cung số 1 tức cung Quý Nhơn nằm phía tay trái, rồi đo lần qua tới chổ nào thì coi lời giải mà biết tốt hay xấu, đó là cách đo cửa nhà đã xây rồi. Nếu chưa xây cửa, thì quý bạn đo tới chổ cung nào tốt và hạp nhất thì dừng lại và ấn định cửa tới nơi đó sẽ xây. Quý bạn đọc nào lở xây cửa xấu, không đúng với thước Lỗ Ban nên tìm tới Thầy để Thầy chỉ dẩn cho cách cúng quảy sửa chữa lại để gia đình làm ăn phát đạt.
Mấy năm trước đó có nhiều gia đình thỉnh Thầy đến đo cửa đo nhà, ít lâu sau quả làm ăn phát đạt thật. Danh của Thầy nổi như cồn, khách hàng xếp lớp. Có người cho rằng Thầy có Bùa thiêng, cũng có người cho rằng Thầy nhờ có cái Thước Lỗ Ban Bát Trạch. Biết được Thầy có chỉ vẽ cách làm Thước Lỗ Ban thì cuốn Lịch Sách Xuân At Mão được rất nhiều gia đình mua về làm tài liệu tham khảo và cũng đã có rất nhiều ngườiõ theo đúng hướng dẩn cuả Thầy mà làm Thước Lỗ Ban. Không hiểu tại Thầy dấu nghề hay do ngẫu nhiên trùng hợp mà không ít gia đình sau khi có cái thước Lỗ Ban trong tay là ngay mùa Xuân năm đó phải bỏ nhà cao bay xa chạy ra nước ngoài, một số khác vào trại tập trung cải tạo mút mùa, số còn lại thì cũng phải bỏ nhà bỏ cửa để đi kinh tế mới. Về sau biết được hoàn cảnh của Thầy cũng bi đát như khách sau ngày 30 tháng 4, cho nên không ai còn dám nghĩ là Thầy dấu nghề, mà cho rằng đó là do ngẫu nhiên trùng hợp mà thôi. Thế nhưng khi đem 5 tấc 3 chia cho 8, số thành là 6 phân 5 ly và đem 6 phân 5 ly chia cho 5, số thành là 1 đúng như hướng dẫn của Thầy thì quả thực sai số quá lớn. Cung này cách Cung kia cách nhau chỉ bằng sợi tóc mà sai số lớn như thế thì cái Thước Thầy hướng dẫn làm sao mà linh thiêng cho đặng ? Cho rằng lỗi tại nhà in, cây thước phải dài 5 tấc 2 mới đúng. Thì cứ coi như là 5 tấc 2, nhưng lấy độ dài này chia cho 8 rồi lại chia cho 5, số thành đúng 1 phân, thì cũng lại vẫn còn sai !

Ngay từ đời nhà Chu ( 257 năm trước Tây Lịch) cùng thời với triều đại Thục An Dương Vương nước Việt, con người đã biết dùng Chỉ và Phân theo hệ thống Bát Phân để làm đơn vị đo chiều dài. Một Chỉ dài 0,408 mét, có 8 Phân thì một Phân là 0,051 mét. Về sau từ con số đơn vị của Phân là 0,051 nhân cho 10 theo hệ thống Thập Phân thành con số 0,51. Cái thước dài 0,51m hay 51 cm lâu ngày trờ thành cái thước Lỗ Ban đồng hóa với tà thuật của các Thầy Bùa, Thầy Pháp. Mãi cho đến hơn 2000 năm sau, các nhà Thông Thái Sinh Cơ Lý Học mới giật mình bái phục khi tìm ra được Tần số của ngoại âm là 4,9 từ đó suy ra đơn vị Thời Gian là 1 sec / 4,9 = 0,20408. Biết được đơn vị Thời Gian, các nhà Toán Học tính ra được Gia Tốc Trọng Lực ở mặt địa cầu là 40,8 bằng cách lấy 980 nhân với bình phương của đơn vị thời gian: 0,20408. Con số 0,408 chính là đơn vị Chỉ của nền Văn minh Thái cổ cũng chính là Gia Tốc Trọng Lực ở mặt địa cầu tương đương với 2 lần trị số của đơn vị thời gian. Như vậy, cái thước mà người đời nay cho rằng đó là cái thước Lỗ Ban huyền diệu, mang nhiều sắc thái bùa phép, người đời xưa sử dụng để đo đạc có độ dài là 51 cm, phát xuất từ cơ sở tính toán khoa học của các nhà Khoa Học Thái Cổ. Mê tín dị đoan hay bác học thì lại tùy vào thái độ và trình độ của người sử dụng. Người mê tín thì cho rằng cái thước chính là chiếc gậy Thần Linh hiễn. là vì ít ra, sau khi đo đạt sửa chửa theo đúng hướng dẫn thì gia chủ có nhiều an tâm, hy vọng nhiều hơn, bớt được căng thẳng, giãm được ưu tư thì có thể né tránh được nhiều tai biến hậu quả có thể chết người. Người bác học thì cho rằng cái thước chỉ là phương tiện để đo đạc chính xác mà thôi. Theo lý thuyết về năng lực bá động thì các loài sinh vật luôn luôn chịu ảnh hưỡng của các làn sóng từ cấp thấp nhất là hạ âm đến cấp cao nhất là siêu âm đặc biệt là làn sóng hạ âm phát ra từ lòng đất là nguồn năng lực chi phối đời sống con người qua cơ sở vật chất là nhà cửa của họ. Theo tác giả tập Thái Cổ Khoa Học Toàn Thư – Phần Dương Cơ Lý Học thì nhà cửa luôn luôn được xây dựng trên một nền cứng chắc và đủ rộng để chịu được toàn bộ trọng lượng của cái nhà. Sự liên kết của các nền nhà thành một khối chung sẽ tạo thành một tảng. Hỉnh thức thông thường của tảng là một lớp nền mỏng trải dài trên một vùng đất xốp, mềm, có thể so sánh với một thanh gổ trên mặt nước. Lòng đất luôn luôn phát ra làn sóng hạ âm là hình thức nhỏ của địa chấn, cho nên tảng phải chịu ảnh hưởng và trở nên một tảng rung động. Trong sự rung động này có sự cộng hưỡng. Sự truyền làn sóng và sự phản hồi làn sóng tạo nên một hệ thống sóng đứng mà hai đầu tảng là hai đầu tự do tạo thành hai bụng của thoi sóng đứng. Ở chính giữa gọi là Nút không rung động giống y như hình ảnh của thanh gổ dài nhấp nhô hai đầu. Ngoại âm của đất có nhiều làn sóng tần số khác nhau và mức độ cộng hưỡng tùy sẽ thuộc vào độ dài, độ dày và độ rắn chắc của tảng, nhưng thường thì độ dài quan trọng hơn. Tảng dài thì có nhiều Nút và nhiều Bụng là vì một tảng dài rung động thì sẽ tạo xen kẻ thành nhiều Bụng và Nút . Mỗi vị trí này được gọi là Tọa Vị. Theo như tác giả tập Thái Cổ Khoa Học Toàn Thư , nếu tọa vị là Bụng thì gọi là Tọa Vị Dương là nơi có sự rung chuyển cao độ. Nếu Tọa Vị là một Nút thì gọi là Tọa Vị âm là nơi sự rung động hầu như không có.
Cây thước Lỗ Ban 51 cm được chia thành 8 cung bằng nhau. Mỗi cung lại chia thành 5 cung nhỏ. 8 cũng có thể là con số của Bát Quái và cũng là thứ tự của hàng đơn vị từ 1 đến 8 thuộc hệ thống Bát Phân . 5 cũng có thể là Ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hoả , Thổ.

- Cung đầu tiên là Quý Nhơn Cung hành Mộc là cung Tốt .
- Cung thứ 2 là Hiểm Họa Cung hành Thổ là cung Xấu.
- Cung thứ 3 là Thiên Tai Cung hành Thổ là cung Xấu.
- Cung thứ 4 là Thiên Tài Cung hành Thủy là cung Tốt.
- Cung thứ 5 là Nhơn Lộc Cung hành Kim là cung Tốt.
- Cung thứ 6 là Cô Độc Cung hành Hỏa là cung Xấu.
- Cung thứ 7 là Thiên Tặc Cung hành Hỏa ( Kim ? ) là cung Xấu.
- Cung thứ 8 là Tể Tướng Cung hành Thổ là cung Tốt.

Riêng cung Thứ 7 có sách cho rằng hành Hỏa (Thất Tai Hỏa cục), nhưng cũng có sách thì cho rằng hành Kim (Thất Tai Kim cục). Xem kỷ lại thì cung này cũng là cung cư ngụ của sao Phá Quân.. Trong Tử Vi sao Phá Quân là Bắc Đẩu Tinh hành Thủy là Hung và Hao tinh chủ tán, nhưng trong Bát Biến Du Niên của phép địa lý Dương Trạch thì khẳng định Phá Quân hành Kim là chốn cư của Tuyệt Mạng cũng vốn hành Kim. Khoa Địa Lý cho rằng Sao Phá Quân nguyên là hành Kim mà cái Thước Lỗ Ban chỉ dùng cho Khoa Địa Lý cho nên có thể khẳng định được Thất Tai Kim cục có lý hơn là Thất Tai Hỏa cục. Theo hệ thống Bát Phân từ 1 cho đến 8 là số cuối của hàng đơn vị thì Cung thứ nhất và cung thứ 8 chắc chắn phải là 2 Bụng tức là 2 tọa vị Dương. Hai cung ở giữa là cung thứ 4 và thứ 5 là hai cung Tốt cho nên cung 4 và 5 cũng phải là 2 Bụng tức cũng là 2 tọa vị Dương. Còn lại là Hai Nút sẽ ở tại giữa cung 2 – 3 và giữa cung 6 – 7 vị chi tất cả là 4 Tọa vị Âm. Sự phân chia 1 thành 2, 2 thành 4, 4 thành 8 chắc chắn bắt nguồn từ Lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành mấu chốt của Thái Cực sinh Lưỡng Nghi- Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng – Tứ tượng sinh Bát Quái. . .

Như vậy, cây thước Lỗ Ban là Khoa Học hay Mê Tín, Dị Đoan?, Pabongka Rinpoche tại trang 169 Trong tập Giải Thoát trong Lòng Tay, Kim Cang Xuất Bản năm 1995 có dạy:

Kẻ ngu biết mình ngu, đích thị là hiền trí.
Ngu tự cho mình trí, mới thật là chí ngu.

Thích Nữ Trí Hãi đã dịch như thế !

Quảng Đức.