Trang 1 trên 6

THẤU ĐỊA KỲ MÔN

Đã gửi: 11:14, 26/03/13
gửi bởi anhlinhmotminh
TOPIC dùng để tập trung kiến thức kỳ môn .
Ứng dụng cho thấu địa kỳ môn . TÌM CÁT TRÁNH HUNG cho âm - dương trạch .

TL: THẤU ĐỊA KỲ MÔN

Đã gửi: 11:16, 26/03/13
gửi bởi anhlinhmotminh
Thuật Kì Môn
Độn giáp cái nhìn khái quát

- Bộ môn Độn giáp thuộc tham thức, vậy tam thức là gì?

Có thể coi tam thức là ba mô thức thuật số cơ bản của lý số đông phương, trong đó Thái ất được xếp đứng đầu trong tam thức , chủ yếu nghiên cứu các tính toán liên quan đến sự hưng vong của các triều đại, các trận pháp ở tầm cỡ chiến lược


Độn giáp ứng dụng vào quân sự là chủ yếu, ngày nay với tư duy " thị trường là chiến trường" thì độn giáp cũng có chỗ đứng trong vấn đề kinh doanh, ngoài ra độn giáp còn là công cụ cơ bản trong tính toán địa lý "tam hợp" điều này cũng nói lên sự liên quan mật thiết giữa độn giáp với yếu tố "Địa" trong hệ thống tam tài Thiên, Địa, Nhân.

Lục Nhâm Đại độn có vị trí khiêm tốn hơn cả, giải quyết những vấn đề liên quan đến chiêm bốc cát hung của ngượi Ở đây yếu tố nhân sinh nổi trôi.
Rất nhiều sách nói nhìn trong hệ thống Tam tài thì Thái ất biểu hiện về "THiên", Độn giáp biểu hiện cho " Địa", Lục nhâm đại độn biểu hiện cho "Nhân", xem ra cũng có nhiều ý nghĩa xác thực. Chúng ta tiến hành xem ý nghĩa của kỳ môn độn giáp:

"Độn" trong tiếng Trung Quốc có nghĩa là ẩn đi, Giáp là mã đầu trong hệ thập can, một hệ mã long cốt mang tính cơ sở đo đếm thiên, địa, nhân.
Các học giả cho rằng Can giáp đứng đầu trong các Can nay ẩn nó thì thì " Cát". Được rút ra theo ý nghĩa của hào dụng cửu quẻ Càn " Quần long vô thủ cát"
Nghĩa là bày rồng không dầu cát. Tại sao lại như vậy, trong sách dịch nói rồng tượng trưng cho người có tài có đức, cùng hợp tác với nhau mà không có người đứng đầu. Theo quan điểm về quản lý mà nói các nhóm làm việc với nhau phân ra hai hình thức hợp tác cơ bản.

1. Bắt tay
Phù hợp với các nhóm làm việc có nhiều người giỏi và có phương pháp phối hợp với nhau khoa học, hiểu biết.

2. Điều khiển
Phù hợp với những nhóm người có trình độ nhận thức chưa cao, cần có sự thúc ép chỉ dẫn và trong trường hợp này thì nhu cầu có người lãnh đạo là cần thiết.

Phải chăng câu quân long vô thủ cát ứng với trường hợp 1 và dịch lý cho rằng cát.

Kỳ môn: tách làm 2 :
- Kỳ gồm có tam kỳ, Ất kỳ, Bính kỳ, Đinh kỳ. Trong Ất kỳ tương ứng với Nhật, Bính kỳ tương ứng với Nhật, Đinh kỳ tương ứng với tinh tú
- Môn là cửa, trong độn giáp bao hàm nghĩa rộng hơn là 8 phương hướngchiến lược hành động cơ bản.

Độn giáp có tầm quan trọng theo nghĩa hẹp giúp cho quan lại trong chế độ phong kiến có được phương hướng chiến lược trong lĩnh vực quân sự. Nghĩa rộng hơn giúp cho những yếu nhân cai trị các mặt chính của đời sống xã hội, như Chính trị, kinh tế, giáo duc...vv.

Học thuyết độn giáp được hình thành trên cơ sở của các mô hình : Tam tài( Thiên địa nhân), Can chi, âm dương ngũ hành. Tiên thiên bát quái , hậu thiên bát quái, cửu cung phi tinh. Hiện nay có nhiều trường phái độn giáp được phát triển ở Trung Hoa lục địa và rực rỡ ở Đài Loan. Nhưng thông dụng nhất vẫn là Thời gia kỳ môn học, sau đó phải kể đến niên gia kỳ môn học, nguyệt gia kỳ môn học, nhật gia kỳ môn học.

Bát môn bao gồm: Hưu, thương, đỗ, cảnh, tử, kinh, khai, sinh. Trong đó phân ra tính cát hung mang tính tổng quátt như sau :

Hưu, Khai, sinh: Cát môn
Cảnh : trung tính, có trường phái cho rằng cảnh là Cát mộn
Kinh, thương, tử : Môn hung.
Cửu tinh gồm: Bồng, nhuế,xung, phụ, tâm , trụ, nhậm, anh, Tâm.
Hung tinh :Xung, bồng ,nhuế, trụ
Cát tinh :Tâm, Nhậm, cầm, Phụ.
Anh thú cát
Bát thần :Trực phù( còn gọi là tiểu trực phù), Đằng xà, thái âm, Lục hợp,bạch hổ, huyền vũ, cửu địa, cửu thiên.

Các bước thiết lập thông số tính toán với trường phái nhật gia kỳ môn độn giáp:

1. Ngày giờ chiêm độn
2. Tiết khí
3. Tam nguyên phù đầu
4. Âm dương cục số
5. Phù đầu nghi
6. Lập công thứ
7. tìm trực phù trực sứ
8. Tìm tam kỳ lục nghi, bát môn, bát thần
9. Độn giáp diễn quái
10. Tím thế ứng
11. Nạp giáp
12. An thế ứng
13.Tìm tứ cát, tam kỳ
14.tìm lộc mã quí.

Để hỗ trợ cho việc lên thông số trên người ta thường sử dụng bàn độn giáp, dưới đây là một ví dụ về bàn độn giáp.
Để tiện dụng không nhớ vẫn có thể dùng được tốt nhất lên làm một bàn độn giáp độ 5 vòng thì có thêm cả tiết khí vào cho dễ tính. Các cach cát hung làm thành bảng phối với bàn độn giáp, thi được cách rồi tra thêm ý nghĩa của cách luôn. Chỉ việc lập bảng tinh âm dương ngũ hành , sinh vượng... đây mới là việc của người học độn giáp. Cũng có thể lấy tiết khí, can ngày, can chi giờ tra luôn sách họ làm cho hết từ cách cát, hung trên từng cửa luôn (có 1080 cách cục làm sẵn). Nếu muốn cầu tài, quan, lộc thì phải xem trong quẻ độn có không, nếu có thì ở phương nào, muốn tính được phải chuyển về quái kinh dịch nạp lục thân, so với lộc mã quý từ can chi giờ chiêm, nếu có trong quẻ thi mới có và suy ngược ra phương vị thời giờ. Tất nhiên có thể phối thêm thập nhị bát tú, thần sát thêm vào... và phức tạp hơn.

Cái bí quyết để tính độn giáp nằm ở cần các yếu tố âm dương ngũ hành, phối mệnh chủ, thời gian có như vậy mới ra được những phương thức nghi binh ở cửa nào, phục binh ở cửa nào, khi nào có thể dùng biến tử thành sinh...


TL: THẤU ĐỊA KỲ MÔN

Đã gửi: 11:49, 26/03/13
gửi bởi anhlinhmotminh
Kỳ Môn Độn Giáp lập Thiên Địa 2 Bàn

Âm độn 3 cục, giờ Kỷ Tỵ

Bản Lục Nghi Tam Kỳ

Mậu .........3, Giáp Tý, Thiên Xung, Thương

Kỷ ............2, Giáp Tuất, Thiên Nhuế, Tử

Canh ........1, Giáp Thân, Thiên Bồng, Hưu

Tân ..........9, Giáp Ngọ, Thiên Anh, Cảnh

Nhâm ......8, Giáp Thìn, Thiên Nhậm, Sinh

Quí ..........7, Giáp Dần, Thiên Trụ, Kinh

Đinh ........6, Thiên Tâm, Khai

Bính ........5, Thiên Cầm,

Ất ............4, Thiên Phụ, Đổ



Giờ Kỷ Tỵ phù đầu là Giáp Tý ẩn tại Mậu 3 (Cung 3), có sao là Thiên Xung, và môn là Thương, cho nên trực phù là Mậu 3 Thiên Xung, và trực sử là Thương Môn.

Can giờ là Kỷ, trong bản lục nghi tam kỳ là Kỷ 2 cung, vì vậy trực phù gia thời can lâm Kỷ 2 vậy.

Chi giờ là Tỵ, từ phù đầu là Giáp Tý tại Mậu 3, thì Ất Sửu là Kỷ 2, Bính Dần Canh 1, Đinh Mão Tân 9, Mậu Thìn Nhâm 8, và Kỷ Tỵ là Quí 7, cho nên trực sử gia thời chi là lâm cung Quí 7 vậy. Tóm lại ta có công thức như sau

Trực Phù: Mậu 3, Thiên Xung

.........................Kỷ 2



Trực Sử: Thương Mon

.....................Quí 7



Từ công thức trên ta có Địa bàn và Thiên Bàn như sau

Địa Bàn:

TL: THẤU ĐỊA KỲ MÔN

Đã gửi: 12:04, 26/03/13
gửi bởi anhlinhmotminh
Địa bàn :
4
Thiên phụ -Tốn
đổ- ất
9
thiên anh - ly
cảnh -tân
2
thiên nhuế - khôn
tử - kỷ
3
thiên xung - chấn
thương - mậu
5
thiền cầm
bính
7
thiên trụ - đoài
kinh- quí
8
thiên nhậm - cấn
sinh - nhâm
1
thiên bồng - khảm
hưu - canh
6
thiên tâm - càn
khai - đinh

TL: THẤU ĐỊA KỲ MÔN

Đã gửi: 12:45, 26/03/13
gửi bởi anhlinhmotminh
Thiên bàn
4- canh
thiên bồng - âm
khai - ất
9- nhâm
thiên nhậm - xà
hưu - tân
2- mậu
thiên xung - phù
sinh - kỷ
3- đinh
thiên tâm - hợp
kinh - mậu
5-
thiên cầm
bính
7- ất
thiên phụ - thiên
thương - quí
8- quí
thiên trụ - trần
tử - nhâm
1(cầm )-kỷ
thiên nhuế - vũ
cảnh - canh
6- tân
thiên anh - địa
đổ - đinh

TL: THẤU ĐỊA KỲ MÔN

Đã gửi: 12:48, 26/03/13
gửi bởi anhlinhmotminh
An Sao

Từ địa bàn Thiên xung cung 3 mà đi tới cung 2, đếm thuận là đi qua 3 cung, cho nên các sao khác đều di chuyển thuận chiều kim đồng hồ qua 3 cung, cho nên ta có

Thiên Xung địa bàn cung 3 bay đến cung 2 trên thiên bàn,

Thiên Phụ địa bàn cung 4 bay đến cung 7 trên thiên bàn,

Thiên Anh địa bàn cung 9 bay đến cung 6 trên thiên bàn,

Thiên Nhuế địa bàn cung 2, bay đến cung 1 trên thiên bàn,

Thiên Trụ địa bàn cung 7, bay đến cung 8 trên thiên bàn,

Thiên Tâm địa bàn cung 6, bay đến cung 3 trên thiên bàn,

Thiên Bồng địa bàn cung 1, bay đến cung 4 trên thiên bàn,

Thiên Nhậm địa bàn cung 8, bay đến cung 9 trên thiên bàn,

Thiên Cầm thì dương độn theo sao của cung Khôn là sao Thiên Nhuế, âm độn thì theo sao của cung Cấn là sao Thiên Nhậm (Nam Khôn, Nử Cấn). Nhưng có nhiều sách thì chỉ dùng sao cung Khôn Thiên Nhuế cho cả âm lẩn dương.

Để tính trên bàn tay được dể dàng, ta chỉ cần nhớ thứ tự các sao như sau Bồng, Nhậm, Xung, Phụ, Anh, Nhuế, Trụ, Tâm thì ta có thể an các sao trên thiên bàn dể dàng. Sau khi an được Trực Phù vào cung 2 trên thiên bàn, thì ta theo thứ tự chiều kim đồng hồ mà an tiếp các sao (đọc như thứ tự trên) Phụ 7, Anh 6, Nhuế 1, Trụ 8, Tâm 3, Bồng 4, Nhậm 9.



An Môn

Từ địa bàn Thương môn cung 3 mà đi tới cung 7, đếm thuận là đi qua 4 cung, cho nên các môn khác đều di chuyển thuận chiều kim đồng hồ qua 4 cung, cho nên ta có

Thương môn địa bàn cung 3 chuyển thuận đến cung 7 trên thiên bàn,

Đổ môn địa bàn cung 4 chuyển thuận đến cung 6 trên thiên bàn,

Cảnh môn địa bàn cung 9 chuyển thuận đến cung 1 trên thiên bàn,

Tử môn địa bàn cung 2 chuyển thuận đến cung 8 trên thiên bàn,

Kinh môn địa bàn cung 7 chuyển thuận đến cung 3 trên thiên bàn,

Khai môn địa bàn cung 6 chuyển thuận đến cung 4 trên thiên bàn,

Hưu môn địa bàn cung 1 chuyển thuận đến cung 9 trên thiên bàn,

Sinh môn địa bàn cung 8 chuyển thuận đến cung 2 trên thiên bàn.

Để tính trên bàn tay được dể dàng, ta chỉ cần nhớ thứ tự môn như sau, Hưu, Sinh, Thương, Đổ, Cảnh, Tử, Kinh, Khai. Sau khi an Thương môn vào cung 7 trên thiên bàn, thì ta lần lượt an luôn các môn Đổ 6, Cảnh 1, Tử 8, Kinh 3, Khai 4, Hưu 9, Sinh 2.



An Bát Thần

Bát thần là Trực Phù, Đằng Xà, Thái Âm, Lục Hợp, Câu Trần (hoặc Bạch Hổ), Huyền Vũ, Cữu Địa, Cữu Thiên. Có 2 cách an, một theo Trực Phù nơi địa bàn, hai theo Trực Phù trên thiên bàn. Sách hán văn thì có quyển an theo địa bàn, có quyển an theo thiên bàn. Còn các sách Việt thì đều an theo thiên bàn cả.

Cho nên ta dùng cách thiên bàn vậy. Trước hết an thần Trực Phù vào cung đả an trực phù sao (Thiên Xung trong thí dụ trên) trên thiên bàn. Sau đó lần lược an các thần theo thứ tự trên, âm độn thì đi nghịch chiều kim đồng hồ, dương độn thì đi thuận. Vì vậy thần Trực Phù vào cung 2 trên thiên bàn, Đằng Xà 9, Thái Âm 4, Lục Hợp 3, Bạch Hổ 8, Huyền Vũ 1, Cửu Địa 6, và Cửu Thiên 7 (nghịch chiều đông hồ nên 2,9,4,3,8,1,6,7. Như là dương độn theo chiều kim đồng hồ thì ta đi 2,7,6,1,8,3,4,9 vậy)


TL: THẤU ĐỊA KỲ MÔN

Đã gửi: 12:52, 26/03/13
gửi bởi anhlinhmotminh
Độn Giáp
là một trong ba môn học xếp vào tam thức (Thái Ất, Độn giáp, Lục nhâm đại độn). Có sách thêm hai chữ "Kỳ Môn" ở trước và có tên gọi là Kỳ Môn Độn giáp.

Độn Giáp là môn tính toán căn cứ vào sự tiêu trưởng của Âm Dương để đặt ra những nguyên tắc và định lý quyết đoán sự diễn tiến cát hung của sự vật .

Trong tam thức, nếu như Thái Ất thiên về Thiên, nó nghiên cứu sự chuyển động của các tinh tú ảnh hưởng đến Trái Đất thì Độn Giáp, lại thiên về Địa, nó nghiên cứu ảnh hưởng của địa lý, phong thủy đối với con người.


Nguyên tắc
Độn Giáp là môn dự đoán, phát sinh từ Dịch học, ứng dụng dịch lý. Độn Giáp là hệ thức thời gian theo Can Chi tương ứng với các thuộc tính của Tiết khí, theo một chu kỳ tính theo năm (tháng) hoặc Nguyên, Hội, Vận v.v mà mỗi vị trí thời gian Can Chi phản ánh một quá trình phát sinh, phát triển và kết quả của sự vật, hiện tượng, con người. Nói đến Độn Giáp là nói đến Tiết khí được lượng hoá qua độ mạnh yếu của khí Âm Dương bằng hằng số của Dịch học gọi là Cục.

Trong mười Thiên can thì ba nhóm Thiên can Ất, Bính, Đinh được gọi là Tam Kỳ, sáu nhóm Thiên can Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quí được gọi là Lục Nghi. Can giáp được ẩn đi nên gọi là Độn Giáp. Tam kỳ tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng và tinh tú.

Môn là Bát Môn, tức là tám cửa. Tám cửa gồm có Hưu Môn, Sinh Môn, Thương Môn, Đỗ Môn, Cảnh Môn, Tử Môn, Kinh Môn và Khai Môn. Tám cửa này là từ tám phương vị của Bát Quái mà ra. Trong quân sự còn có tên khác là Bát Trận Đồ. Tên các cửa trong Bát Trận Đồ là Thiên Môn, Địa Môn, Phong Môn, Vân Môn, Long Môn, Hổ Môn, Điểu Môn và Xà Môn. Bát Trận Đồ này xem thì rất đơn giản, dễ dàng nhưng kỳ thực thì thiên biến vạn hóa, cao siêu thần diệu. Bát Môn thực tế là tám loại cảm ứng điện từ của hệ Mặt Trời và Trái Đất đối với con người ta.

Kỳ Môn Độn Giáp nguyên gọi là Tam Nguyên Kỳ Môn Độn Giáp. Tam Nguyên tức là Thượng Nguyên, Trung Nguyên, Hạ Nguyên (có nơi còn gọi là Thiên Nguyên, Nhân Nguyên, Địa Nguyên dựa trên cơ sở Tam Tài là Thiên Địa Nhân rồi tìm ra Thiên Thời Địa Lợi Nhân Hòa).

Độn giáp được hình thành trên cơ sở của các thuyết : Tam tài (Thiên, địa, nhân), Can Chi, Âm Dương, ngũ hành, Tiên thiên bát quái, Hậu thiên bát quái, cửu cung phi tinh... Hiện nay có nhiều trường phái độn giáp được phát triển ở Trung Hoa lục địa và Đài Loan. Phổ biến nhất là thời gia kỳ môn học, sau đó là niên gia kỳ môn học, nguyệt gia kỳ môn học, nhật gia kỳ môn học...

Đối tương dự trắc
Kỳ Môn Độn Giáp là môn khoa học cho ta biết được thời điểm nào, phương vị nào sẽ có lợi cho ta và phương vị nào sẽ bất lợi cho ta, rồi ta có thể dựa vào đó cải thiện vận mệnh của ta cho từng thời điểm.

Kỳ Môn Độn Giáp được ứng dụng trong việc lựa chọn thời gian, hướng bày binh, xuất quân, cầu tài, cầu danh, yết kiến quí nhân, xuất hành, khai trương, động thổ, xây cất, tìm người cưới gả …

Trước đây, Độn giáp ứng dụng vào quân sự là chủ yếu. Ngày nay độn giáp có thể ứng dụng trong các hoạt động mang tính cạnh tranh, thi đua, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh. Ngoài ra độn giáp còn là công cụ quan trọng trong tính toán địa lý "tam hợp" điều này cũng nói lên sự liên quan mật thiết giữa độn giáp với yếu tố "Địa" trong hệ thống tam tài Thiên - Địa - Nhân.

Cách lập hệ thức độn giáp
Muốn lập Hệ thức Độn giáp, phải có:

Biết năm, tháng, ngày, giờ để tính can chi, xét can ngày để tính được nguyên nào:

- Can Giáp Kỷ gia với Tý Ngọ Mão Dậu là Thượng nguyên

- Can Giáp Kỷ gia với Dần Thân Tỵ Hợi là Trung nguyên

- Can Giáp Kỷ gia với Thìn Tuất Sửu Mùi là Hạ nguyên

Rồi tra tiết khí trong năm, qua đó tính được âm hay dương độn và mấy cục (xem bảng).


Hình ảnh
Ví dụ xem giờ Giáp Tí, ngày Giáp Tí, tháng Mậu Dần năm Ất Dậu (sau giao thừa Tết Ất Dậu, 09/02/2005):

Ngày xem Giáp Tí thuộc thượng nguyên, tiết Lập xuân, nên có Dương độn 8 cục.

Lập được bảng Lục nghi, Tam kỳ:
Hình ảnh
Giờ là Giáp Tí, xác định Trực phù là Thiên Nhậm, Trực sử là cửa Sinh.

Lập công thức Độn giáp là Thiên Nhậm / 8 và Sinh môn / 8.

Sau đó an và phân tích vị trí các cửa, các sao và các thần, trên cơ sở Dịch lý, Dịch số tiến hành phân tích và đoán giải.

Cách xét đoán một hệ thức độn giáp
Có nhiều cách xét đoán một hệ thức độn giáp như: xem tổng quát, xem thân thế và vận hạn của một người, xem từng sự việc, xem theo cách bói Dịch, xem về các cách dụng binh và xem các cách đặc biệt...

Tổng quát: Là xét vế can của giờ xem. Lối coi này được dùng khi cần coi cấp tốc các việc bất thường xảy ra như nghe một hung tin, bị máy mắt trước khi xuất hành hay trước khi việc gì nghi ngờ mà không tuỳ thuộc nơi mình.
Người coi căn cứ giờ ra thuộc can nào (Ất, Bính Đinh…) và căn cứ các sao thuộc vòng cửu tinh, Trực phù lạc vào cung nào mà có phương án đoán giải.

Thân thế và vận hạn của một người: Là cách lập lá số độn giáp rồi xét mệnh chủ, nghi kỳ, xét bản mệnh….
Cách xem này tương tự như xem Tử vi, Tử bình, Bát tự Hà Lạc…

Từng sự việc: Là dự báo về từng sự việc cụ thể như thời tiết (xem mưa hay tạnh ráo), xem gia trạch cát hung, xem thi cử, xem có thăng chức hay bị đổi đi, hôn nhân, bệnh tật, kiện tụng…
Theo cách bói Dịch: Là căn cứ hệ thức độn giáp, qui về một quẻ Dịch, nạp giáp cho quẻ, an hào thế và hào ứng, an lục thân, lục thú… rồI tiến hành xét đoán như Bói Dịch.
wikipedia

TL: THẤU ĐỊA KỲ MÔN

Đã gửi: 13:02, 26/03/13
gửi bởi anhlinhmotminh
THẤU ĐỊA KỲ MÔN
Môn "Thấu Địa Kỳ Môn" này kết hợp Kỳ Môn Độn Giáp, Lục Hào, 28 Tú Thất Ngươn Cầm Thất Chính vào 60 Long Thấu Địa để tìm các phương vị về Tử Phụ Tài Quan Huynh, Lộc Mã Quý Nhân, Tứ Kiết (Nhật Nguyệt Kim Thủy trong Thất Chánh), Tam Kỳ Bát Môn. Thật là một môn độc đáo.

Trong quyển "La Kinh Thấu Giải" có nói đến các phần này, nhưng thật sự mà nói, rất ít ai thấu triệt được, bỡi gì kiến thức cơ bản quan trọng để diễn bày các cục chính là Kỳ Môn.

TL: THẤU ĐỊA KỲ MÔN

Đã gửi: 13:04, 26/03/13
gửi bởi anhlinhmotminh
Trước hết chúng ta bắt đầu từ căn bản nhé.
Can và Chi
Trong Kỳ Môn 9 Thiên Tinh bày theo Can, và 8 Cửa bày theo Chi.
Cổ nhân gọi Kỳ Môn Độn Giáp bởi gì Can có 10 mà chỉ thấy có 9, 6 con giáp đều ẩn tàng (độn) tại 6 con nghi, cho nên gọi là Độn Giáp vậy.

10 thiên can: Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý.
Ất Bính Đinh: gọi là Tam Kỳ
Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý: gọi là Lục Nghi
Giáp thì ẩn vào 6 nghi như sau:

Giáp Tý ẩn tại nghi (Can) Mậu
Giáp Tuất ẩn tại nghi Kỷ
Giáp Thân ẩn tại nghi Canh
Giáp Ngọ ẩn tại nghi Tân
Giáp Thìn ẩn tại nghi Nhâm
Giáp Dần ẩn tại nghi Quý

10 Can kết hợp với 12 Chi cho ta 60 Hoa Giáp:
Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mão, Mậu Thìn, Kỷ Tỵ, Canh Ngọ, Tân Mùi, Nhâm Thân, Quý Dậu
Giáp Tuất, Ất Hợi, Bính Tý, Đinh Sửu, Mậu Dần, Kỷ Mão, Canh Thìn, Tân Tỵ, Nhâm Ngọ, Quý Mùi
Giáp Thân, Ất Dậu, Bính Tuất, Đinh Hợi, Mậu Tý, Kỷ Sửu, Canh Dần, Tân Mão, Nhâm Thìn, Quý Tỵ
Giáp Ngọ, Ất Mùi, Bính Thân, Đinh Dậu, Mậu Tuất, Kỷ Hợi, Canh Tý, Tân Sửu, Nhâm Dần, Quý Mão
Giáp Thìn, Ất Tỵ, Bính Ngọ, Đinh Mùi, Mậu Thân, Kỷ Dậu, Canh Tuất, Tân Hợi, Nhâm Tý, Quý Sửu
Giáp Dần, Ất Mão, Bính Thìn, Đinh Tỵ, Mậu Ngọ, Kỷ Mùi, Canh Thân, Tân Dậu, Nhâm Tuất, Quý Hợi

60 Hoa Giáp Can Chi có 6 con Giáp đứng đầu. Mỗi Giáp có 10 Can Chi, nên gọi là 1 tuần (tuần Giáp), con Giáp đứng đầu gọi là Tuần Đầu.

Như Ất Hợi thì thuộc Giáp Tuất, cho nên Tuần Đầu của Ất Hợi là Giáp Tuất vậy.
Như Nhâm Tý thì thuộc Giáp Thìn, cho nên Tuần Đầu của Nhâm Tý là Giáp Thìn.

Cách tính Tuần Đầu của Can Chi.
Khi ta muốn tìm tuần đầu của một cập Can Chi nào đó, ta bắt đầu từ Can Chi đó đếm đến Can Quý, sau đó bỏ hai Chi, Chi tới chính là con Giáp Tuần Đầu.

Như tìm Tuần Đầu cho Mậu Thân, ta đếm Mậu Thân, Kỷ Dậu, Canh Tuất, Tân Hợi, Nhâm Tý, Quý Sửu, đây là Can Quý, Can chi tới là Giáp Dần, và Ất Mão bỏ, ta lấy chi Thìn tức là Giáp Thìn. Tuần đầu của Mậu Thân là Giáp Thìn.

Tìm Tuần đầu cho Ất Hợi, ta đếm Ất Hợi, Bính Tý, Đinh Sửu, Mậu Dần, Kỷ Mão, Canh Thìn, Tân Tỵ, Nhâm Ngọ, Quý Mùi, đây là Can Quý, bỏ hai can chi tới (Giáp Thân, Ất Dậu), sau đó là chi Tuất, vậy Giáp Tuất là tuần đầu của Ất Hợi.

Trong 10 Can, thì can lẻ tức là Giáp Bính Mậu Canh Nhâm là dương, can chẳn Ất Đinh Kỷ Tân Quý là âm.
Tương tự trong 12 chi, thì chi lẻ là Tý Dần Thìn Ngọ Thân Tuất là dương, chi chẳn là Sửu Mão Tỵ Mùi Dậu Hợi là âm.

Trong 60 Hoa Giáp, Can Chi kết hợp dương can và dương chi, âm can và âm chi, không có trường hợp âm dương lẫn lộn.

TL: THẤU ĐỊA KỲ MÔN

Đã gửi: 13:06, 26/03/13
gửi bởi anhlinhmotminh
Chúng ta đã biết qua Tuần Đầu (bài trước), nay chúng ta nói đến Phù Đầu.
Theo thời gia Kỳ Môn, túc dùng Can Chi giờ để bày quẻ Kỳ Môn thì 60 giờ can chi là một nguyên.
Một ngày theo âm lịch thì có 12 giờ can chi, như vậy 5 ngày có tổng cộng 60.
Tam nguyên tức có 180 giờ, tức 15 ngày. 5 ngày còn gọi là một hầu.
Một nằm có 24 tiết khí, theo âm lịch thì lấy 360 làm móc (dĩ nhiên thiếu đi 5 ngày mấy nên có năm phải nhuận 1 tháng). 360 ngày chia 24 tiết khí, cho nên mỗi tiết khí có 15 ngày (dĩ nhiên củng chỉ là móc, gì thực tế tiết khí có khi đến sớm hoặc đến muộn nên ky môn mới có phép siêu thần tiếp khí và phép nhuận).

180 giờ (can chi) chia làm tam nguyên, Thượng nguyên, Trung nguyên, và Hạ nguyên, mỗi nguyên 60 giờ (hoặc can chi).

Như vậy 5 ngày là một nguyên, nếu ta lấy móc Giáp Tý khởi thượng nguyên, thì sau 5 ngày (60 giờ), sẻ là trung nguyên Kỷ Tỵ, lại sau 5 ngày (60 giờ) nửa là Hạ nguyên Giáp Tuất.

Nếu ta tuần tự đi hết 60 can chi, thì ta sẻ có bản sau:

ThNguyên Giáp Tý, TrNguyên Kỷ Tỵ, HạNguyên Giáp Tuất
ThNguyên Kỷ Mão, TrNguyên Giáp Thân, HạNguyên Kỷ Sửu
ThNguyên Giáp Ngọ, TrNguyên Kỷ Hợi, HạNguyên Giáp Thìn
ThNguyên Kỷ Dậu, TrNguyên Giáp Dần, HạNguyên Kỷ Mùi
ThNguyên GiápTý, . . .

Sau đó sẻ lập lại y vậy. Tù sự liệt kê trên, ta thấy rằng:
Thượng nguyên thì Giáp Kỷ kết hợp với Tý, Ngọ, Mão, Dậu
Trung nguyên thì Giáp Kỷ kết hợp với Dần, Thân, Tỵ, Hợi
Hạ nguyên thì Giáp Kỷ kết hợp với Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.

Bài trước ta biết Tuần Đầu đều khởi Giáp (1 tuần 10 ngày, hay Can Chi, từ Giáp đến Quý)
Nhưng Phù Đầu là ám chỉ đến 5 ngày 60 giờ, để biết ngày đó thuộc Thượng Trung hay Hạ nguyên của tiết khí, vì một tiết khí có 15 ngày, tức 3 hầu, củng là thượng trung hạ nguyên 60x3 = 180 giờ Can Chi.

Thí dụ như Nhâm Tuất
Theo phép tính nhẫm Tuần Đầu thì
Nhâm Tuất, Quý Hợi, bỏ Giáp Tý, Ất Sửu, tới chi Dần, như vậy Nhâm Tuất có Tuần Đầu là Giáp Dần, vậy Phù Đầu là gì?
Từ Giáp Dần, ta đếm, Ất Mão, Bính Thìn, Đinh Tỵ, Mậu Ngọ, Kỷ Mùi, Canh Thân, Tân Dậu, Nhâm Tuất, ta thấy đếm qua can Kỷ, đây chính là Phù Đầu.
Ta thấu rằng Kỷ kết hợp với Thìn Tuất Sửu Mùi, tức ta biết Nhâm Tuất thuộc về Hạ Nguyên của tiết khí vậy.

Thí dụ Mậu Tý
Theo phép tính nhẫm thì
Mậu Tý, Kỷ Sửu, Canh Dần, Tân Mão, Nhâm Thìn, Quý Tỵ, bỏ Giáp Ngọ, Ất Mùi, chi kế là Thân, vậy Mậu Tý thuộc tuần Giáp Thân (tức Tuần Đầu là Giáp Thân), vậy Phù Đầu là gì?
Ta lại khởi Giáp Thân, Ất Dậu, Bính Tuất, Đinh Hợi, Mậu Tý, ta thấy rằng không có can Kỷ nào tức Giáp Thân củng chính là Phù Đầu vậy. Tức là Giáp Thần vừa là Tuần Đầu, vừa là Phù Đầu.
Giáp Kỷ kết hợp với Tý Ngọ Mão Dậu thuộc về Thượng Nguyên, như vậy ta biết Mậu Tý nằm trong Thượng nguyên của tiết khí.

Phép tìm Phù Đầu
Khởi từ Tuần Đầu đếm tới Can Chi, nếu qua can Kỷ thì đây là Phù đâu, nếu không đi qua Kỷ thì Giáp củng chính là Phù đâu.
Sau đó xem Giáp Kỷ kết hợp với Tý, Ngọ, Mão, Dậu là Thượng nguyên, nếu kết hợp với Dần, Thân, Tỵ, Hợi, thì là Trung nguyên, kết hợp với Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thì là Hạ nguyên.

Theo phép khởi Trường sinh, thì Dần Thân Tỵ Hợi đều là chở khởi Trường Sinh, nên còn được gọi là Tứ Sinh,
Tý Ngọ Mão Dậu đều là nơi Đế Vượng nên còn được gọi là Tứ Vượng, Thìn Tuất Sửu Mùi đều là nơi Mộ nên còn được gọi là Tứ Mộ.
Theo 4 mùa, thì mỗi mùa có 3 tháng, tháng đầu của mùa thì gọi là Mạnh, giữa mùa thì gọi là Trọng, cuối mùa thì gọi là Quý. Mùa xuân bắt đầu tiết Lập Xuân tháng giêng Kiến Dần, qua Dần Mão Thìn 3 tháng thì tới mùa Hạ, tháng Tỵ Ngọ Mùi, lại tới mùa Thu tháng Thân Dậu Tuất, và mùa Đông tháng Hợi Tý Sửu.
Như vậy:
Xuân: Dần, Mão, Thìn
Hạ: Tỵ, Ngọ, Mùi
Thu: Thân, Dậu, Tuất
Đông: Hợi, Tý, Sửu
Vì vậy cho nên
Dần Thân Tỵ Hợi còn được gọi là Tứ Mạnh
Tý Ngọ Mão Dậu còn được gọi là Tứ Trọng
Thìn Tuất Sửu Mùi còn được gọi là Tứ Quý.
__________________