Việt Nam phong thuỷ truyện . phần 1 nguồn gốc
Đã gửi: 11:57, 07/05/10
Theo các nhà nghiên cứu, Cao Biền đã truyền thuật phong thuỷ vào Việt nam và thuật này đã phát triển vào thế kỷ 17. Theo truyền thuyết, Cao Biền muốn yểm những nơi linh tích, bèn mổ bụng con gái chưa chồng 17 tuổi vứt bỏ ruột đi, nhồi cỏ vào bụng, mặc quần áo vào, đặt lên ngai vàng thờ thần, tế bằng trâu bò, hễ cử động tức là thần nhập, lập tức vung kiếm chém đầu. Ông dùng thuật đó để lừa các thần linh đất Việt. Ông cũng định dùng thuật đó để lừa thần núi Tản Viên là thần đứng đầu các vị thần đất Việt. Lúc ấy thần đi vắng, khi thần bay trong mây về thấy Cao Biền đang cầu cúng. Từ trên mây thần Tản Viên nhổ Nước bọt vào giữa đàn tràng rồi bỏ đi.
Lại một truyên khác. Cao Biền đắp thành Đại La trên Đất Long Đỗ Của Người Việt . Long Đỗ - rốn rồng hay núi nùng của đất Thăng Long ngày sau. đắp thành xong, một buổi sớm, Cao Biền dạo chơi ngoài cửa đông thành. Ông bỗng thấy trời đổ mưa to, gió lớn, thần chính khí Long Đỗ hiện ra trong đám mây ngũ sắc với ánh sáng chói loà. Cao Biền sợ hãi vội rút về thành. Đêm Đến ông Biền nằm ngủ, trong mộng lại thấy thần hiện ra.
Sáng hôm sau, tỉnh dậy, ông họp quần thần than: "ta không sao khuất phục được người phương xa chăng ?".
Có kẻ khuyên lập đàn và dùng ngàn cân sắt đúc tượng theo hình dáng thần nhân để làm bùa yểm. Cao Biền liền theo kế đó. Ông vừa mới đọc thần chú, bỗng trời đất mù mịt, ngày đêm mưa giông, gió giật đùng đùng, tượng sắt nát vụn, Cao Biền sợ hãi than rằng:
-" xứ này có thần kinh dị, ở lâu tất chuốc lấy tai vạ. ta phải về bắc. "
nhưng theo một thuyết nữa, thì lại nói ta có thuật phong thuỷ trước Trung Quốc. để dẫn chứng, thuyết này đưa ra những tài liệu khảo cổ ở vùng Hàm Rồng ( Thanh Hoá ).
Tại đây, ở một địa điểm ( có lẽ người xưa cho là kết, phát ), người ta đào thấy bốn ngôi mộ đặt chồng lên nhau, ở bốn tầng đất: hai tầng trên là ngôi mộ của người Việt, tầng thứ ba là ngôi mộ của người Hán, tầng dưới cùng lại là ngôi mộ của người Việt. Việc này chứng tỏ người Việt biết thuật phong thuỷ và biết làm địa lý từ thời Hán hoặc có thể trước nữa.
Nói đến thuật phong thuỷ, tương truyền người ta còn nhắc tới "thánh" địa lý Tả Ao, là người thứ nhất học được khoa địa lý chính tông và là nhà địa lý giỏi nhất Việt Nam xưa kia. Ông tên là Nguyễn Đức Huyên , người làng Tả Ao, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh,nhà nghèo, sinh vào thời Lê, Trịnh, mồ côi cha từ nhỏ, mẹ loà, anh ruột cũng nghèo. Là người có hiếu, ông Tả Ao (về sau nhân dân ta lấy tên làng gọi thay tên ông) học làm thuốc, chữa cho mẹ khỏi loà và chữa cho một thầy địa lý khỏi bị đau mắt gần mù, rồi được thầy truyền cho khoa địa lý chính tông. Theo truyền thuyết, sau khi để trượt hai huyệt đế vương, mộ cha táng ở đất cửu long tranh châu (chín rồng tranh nhau hạt châu) bị thầy địa lý tàu sai con sang phá.
còn bộ xương của mẹ khi ông dận mạch cho rồng há miệng thì ông anh ruột vì sợ mà ném bị đựng xương của mẹ trượt ra ngoài hàm rồng, rơi xuống biển. Từ đó ông Tả Ao chán đời, đi lang thang trong nước và làm địa lý giúp đời. Ông không truyền nghề địa lý này cho ai, nhưng tương truyền ông cũng làm hai văn bản dạy địa lý và được đời sau in thành sách. Một tập là " địa đạo diễn ca ", có 120 câu văn vần. Hai là tập " dã đàm Tả Ao ", bằng văn xuôi.
các thầy địa lý ở nước ta coi đây là hai tập sách rất tốt. Nó xuất phát từ môn địa lý chính tông, đi từ căn bản chú trọng tìm cho thấy long châu huyệt đích. Sau đến phần chi tiết nói thêm những điều phụ vào phần căn bản. Người nước ta thời xưa rất thích hai tập sách này, vì một lẽ, dễ đọc, dễ hiểu, dễ tiếp thu và dễ thực hành hơn là những sách du nhập từ Trung Hoa sang, rất rắc rối, mông lung, khó hiểu.
đơn cử một đoạn ông dạy về tầm long và phân biệt các loại mạch:
mạch có mạch âm mạch dương
mạch nhược mạch cường mạch tử mạch sinh
sơn cước mạch đi rành rành
bình dương mạch mạch lẫn nhân tình không thông
có mạch qua ao qua sông
qua đầm qua núi qua đồng qua non
lại có mạch phát ngôi dương
nhìn xem cho tường mạch ấy ra sao
mạch thô đi chẳng khép vào
vốn đi một chiều ấy mạch phát dương
ba mươi sáu mạch cho tường
trước là cứ phép sau y lời truyền
ngoài hai tác phẩm này của Tả Ao, Việt Nam không có sách địa lý nào được in truyền lại.
Ở nước ta có một thầy địa lý nữa tên là Hoà Chính được Trịnh Sâm cho sang Trung Hoa học tập, thành tài.Lúc về ông có viết sách nhưng chưa được in, nên nay chỉ có những bản thảo sao chép lại, không chắc có đúng nguyên văn của ông không. Sau khi Trịnh Sâm muốn cướp ngôi nhà Lê, sai ông đặt hướng và xây lại thành Cổ Loa để thành một đế đô, ông không làm, bị chúa Trịnh đổ chì nóng mù cả hai mắt và chết.
Lại một truyên khác. Cao Biền đắp thành Đại La trên Đất Long Đỗ Của Người Việt . Long Đỗ - rốn rồng hay núi nùng của đất Thăng Long ngày sau. đắp thành xong, một buổi sớm, Cao Biền dạo chơi ngoài cửa đông thành. Ông bỗng thấy trời đổ mưa to, gió lớn, thần chính khí Long Đỗ hiện ra trong đám mây ngũ sắc với ánh sáng chói loà. Cao Biền sợ hãi vội rút về thành. Đêm Đến ông Biền nằm ngủ, trong mộng lại thấy thần hiện ra.
Sáng hôm sau, tỉnh dậy, ông họp quần thần than: "ta không sao khuất phục được người phương xa chăng ?".
Có kẻ khuyên lập đàn và dùng ngàn cân sắt đúc tượng theo hình dáng thần nhân để làm bùa yểm. Cao Biền liền theo kế đó. Ông vừa mới đọc thần chú, bỗng trời đất mù mịt, ngày đêm mưa giông, gió giật đùng đùng, tượng sắt nát vụn, Cao Biền sợ hãi than rằng:
-" xứ này có thần kinh dị, ở lâu tất chuốc lấy tai vạ. ta phải về bắc. "
nhưng theo một thuyết nữa, thì lại nói ta có thuật phong thuỷ trước Trung Quốc. để dẫn chứng, thuyết này đưa ra những tài liệu khảo cổ ở vùng Hàm Rồng ( Thanh Hoá ).
Tại đây, ở một địa điểm ( có lẽ người xưa cho là kết, phát ), người ta đào thấy bốn ngôi mộ đặt chồng lên nhau, ở bốn tầng đất: hai tầng trên là ngôi mộ của người Việt, tầng thứ ba là ngôi mộ của người Hán, tầng dưới cùng lại là ngôi mộ của người Việt. Việc này chứng tỏ người Việt biết thuật phong thuỷ và biết làm địa lý từ thời Hán hoặc có thể trước nữa.
Nói đến thuật phong thuỷ, tương truyền người ta còn nhắc tới "thánh" địa lý Tả Ao, là người thứ nhất học được khoa địa lý chính tông và là nhà địa lý giỏi nhất Việt Nam xưa kia. Ông tên là Nguyễn Đức Huyên , người làng Tả Ao, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh,nhà nghèo, sinh vào thời Lê, Trịnh, mồ côi cha từ nhỏ, mẹ loà, anh ruột cũng nghèo. Là người có hiếu, ông Tả Ao (về sau nhân dân ta lấy tên làng gọi thay tên ông) học làm thuốc, chữa cho mẹ khỏi loà và chữa cho một thầy địa lý khỏi bị đau mắt gần mù, rồi được thầy truyền cho khoa địa lý chính tông. Theo truyền thuyết, sau khi để trượt hai huyệt đế vương, mộ cha táng ở đất cửu long tranh châu (chín rồng tranh nhau hạt châu) bị thầy địa lý tàu sai con sang phá.
còn bộ xương của mẹ khi ông dận mạch cho rồng há miệng thì ông anh ruột vì sợ mà ném bị đựng xương của mẹ trượt ra ngoài hàm rồng, rơi xuống biển. Từ đó ông Tả Ao chán đời, đi lang thang trong nước và làm địa lý giúp đời. Ông không truyền nghề địa lý này cho ai, nhưng tương truyền ông cũng làm hai văn bản dạy địa lý và được đời sau in thành sách. Một tập là " địa đạo diễn ca ", có 120 câu văn vần. Hai là tập " dã đàm Tả Ao ", bằng văn xuôi.
các thầy địa lý ở nước ta coi đây là hai tập sách rất tốt. Nó xuất phát từ môn địa lý chính tông, đi từ căn bản chú trọng tìm cho thấy long châu huyệt đích. Sau đến phần chi tiết nói thêm những điều phụ vào phần căn bản. Người nước ta thời xưa rất thích hai tập sách này, vì một lẽ, dễ đọc, dễ hiểu, dễ tiếp thu và dễ thực hành hơn là những sách du nhập từ Trung Hoa sang, rất rắc rối, mông lung, khó hiểu.
đơn cử một đoạn ông dạy về tầm long và phân biệt các loại mạch:
mạch có mạch âm mạch dương
mạch nhược mạch cường mạch tử mạch sinh
sơn cước mạch đi rành rành
bình dương mạch mạch lẫn nhân tình không thông
có mạch qua ao qua sông
qua đầm qua núi qua đồng qua non
lại có mạch phát ngôi dương
nhìn xem cho tường mạch ấy ra sao
mạch thô đi chẳng khép vào
vốn đi một chiều ấy mạch phát dương
ba mươi sáu mạch cho tường
trước là cứ phép sau y lời truyền
ngoài hai tác phẩm này của Tả Ao, Việt Nam không có sách địa lý nào được in truyền lại.
Ở nước ta có một thầy địa lý nữa tên là Hoà Chính được Trịnh Sâm cho sang Trung Hoa học tập, thành tài.Lúc về ông có viết sách nhưng chưa được in, nên nay chỉ có những bản thảo sao chép lại, không chắc có đúng nguyên văn của ông không. Sau khi Trịnh Sâm muốn cướp ngôi nhà Lê, sai ông đặt hướng và xây lại thành Cổ Loa để thành một đế đô, ông không làm, bị chúa Trịnh đổ chì nóng mù cả hai mắt và chết.