Trang 1 trên 3

Vận mạng có thể thay đổi vì “ Đức năng thắng số”

Đã gửi: 23:07, 02/10/09
gửi bởi Phuocduyen
Vận mạng có thể thay đổi vì “ Đức năng thắng số” & “Tướng bất cập đức”
Đức Khổng Tử có nói : “Bất tri mệnh vô dĩ vi quân tử” (Luận ngữ) nghĩa là “Chẳng biết số mệnh không lấy gì làm người quân tử”. Theo quan niệm của Nho gia chữ “Mệnh” hay “Thiên Mệnh” bao quát hết thảy đạo nghĩa và trách nhiệm đương nhiên của người đời. Tìm hiểu đạo nghĩa và trách nhiệm tựa hồ không khó lắm nhưng có người giữ tròn đạo nghĩa làm trọn trách nhiệm mà vẫn cùng khốn, không được hạnh thông. Tại sao đạo nghĩa, trách nhiệm đương nhiên mà cứu cánh không đạt được, và tại sao không đạt được mà vẫn thuộc đương nhiên ? Gặp cảnh ngộ này, muốn khỏi thắc mắc, phải cần đến học “tri thiên mệnh”. Nhưng sự học này hẳn không phải dung dị vì theo lời tự thuật của Đức Khổng Tử : “Ngũ thập nhi tri thiên mệnh“ thì Ngài đến 50 tuổi mới biết được mệnh trời.:-/

Vận mạng có thể thay đổi vì “ Đức năng thắng số”

Đã gửi: 23:08, 02/10/09
gửi bởi Phuocduyen
Khi bị Hòan Đối toan hãm hại, Ngài bảo :”Thiên sinh đức ư dư, Hòan Đối kỳ như dư hà” ; (trời sinh đức nơi ta, Hòan Đối làm gì ta được). Lại khi bị vây khốn ở đất Khuông, Ngài ung dung nói : “Văn Vương ký một văn bất tại tư hồ” .. Vua Văn (nhà Chu) đã mất rồi, tư văn chẳng là ở ta đây ư … Đó là những lời nói thâm thúy đầy tính chất tích cực. Về sau Ngài lại có lời tuyên bố rằng : “Đạo chi bất thành ngô tri chi hỹ, đạo chi tương phế dã dự mệnh dã” (Đạo mà không thi hành được ta đã biết rồi, đạo ấy sắp bị bỏ rơi cũng là do số mệnh vậy). Đây là câu nói có tính chất tiêu cực nhưng cũng là lời tri thiên thấm thiết.
Hàn Thi Ngọai Truyện có câu : “Khổng Tử chi tri kỳ bất khả nhi vi chi, diệc thị kỳ tri mệnh chi học dã” nghĩa là : Khổng Tử biết việc (hành đạo) không thể đạt mà vẫn làm, ấy cũng là cái học tri mệnh của Ngài vậy.

Vận mạng có thể thay đổi vì “ Đức năng thắng số”

Đã gửi: 23:12, 02/10/09
gửi bởi Phuocduyen
Đức Khổng truyền thuật đạo pháp của Đế Nghiêu, Đế Thuấn phát huy phép tắc của vua Văn, vua Vũ, sau định 6 Kinh điển Nho Gia (Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Chu Dịch, Xuân Thu). Ngài khảo cổ nghiệm kim, ôn cố tri tân, tức ôn lại những kiến văn cũ để phát minh những tri thức mới mà thâm hiểu thiên mệnh, chứ không dùng các khoa tướng số như người đời sau.
Thầy Tử Cống hỏi Ngài có thể biết việc mười đời (“thập kế”, tức 300 năm) sau được chăng. Đức Khổng dạy rằng : “Chế độ nhà Ân do tham chước lễ chế của nhà Hạ mà thành, những điều thêm bớt có thể biết được chế độ nhà Chu do tham bác lễ chế nhà Ân mà thành, những điều thêm bớt có thể biết được, như vậy thời chế độ các triều đại kế tiếp nhà Chu dẫn cho đến trăm đời sau cũng có thể suy biết được”.
Suy đoán vận mệnh tương lai theo định luận ấy, hẳn Đức Phu tử đã căn cứ vào những bài học kinh nghiệm lịch sử, đồng thời cũng dựa trên những quy luật tuần hoàn, và nhân qủa tự nhiên của Đạo Dịch mà lập thuyết. Về tướng số cá nhân cũng vậy. Ngài biết rõ tâm tính cương cường của Tử-Lộ nên đã đoán trúng tương lai ông này chết bất đắc kỳ tử (“Nhược Do dã bất đắc kỳ tử nhiên” – Luận ngữ) Sau Tử Do bị tử nạn ở nước Vệ.
Tuy vậy Đức Khổng Tử cùng các bậc đại nhân tri mệnh thời xưa không quan tâm về số mệnh thọ yểu và vận hạn cùng thông mà chỉ chú trọng đến đạo nghĩa và trách nhiệm đương nhiên khác hẳn với những người học tướng số đời sau (còn tiếp).

Vận mạng có thể thay đổi vì “ Đức năng thắng số”

Đã gửi: 22:49, 07/10/09
gửi bởi Phuocduyen
Đến thời Chiến quốc, lý thuyết Âm-Dương Ngũ Hành mới ra đời để rồi làm nền tảng cho những khoa học sấm vĩ, lý số tướng mệnh và phong thủy của các đời Hán, Đường, Tống, Nguyên. Sách đẩu số có câu : “Vạn sự giai tùng thiên sở định, nhất sinh độ thị mệnh an bài”; nghĩa là : muôn việc đều được trời định trước, đời con người thủy chung do số mệnh sắp bày. Ở Trung Quốc cũng như tại Việt Nam ta, luận điệu trên được từng lớp sĩ dân tin tưởng, trừ phái thuần nho. Những người thuộc phái này, phần nhiều không chấp nhận thuyết tiền định vì cho là dị đoan và trái với tinh thần đạo nghĩa và trách nhiệm đương nhiên của nhân sinh, mặc dầu hiếm kẻ thấu đạt cái học “tri thiên mệnh” của Khổng Phu Tử. Duy những lớp hậu Nho thâm nhiễm tư tưởng Phật, Lão vẫn dựa vào ý nghĩa các câu :”Tử sinh hữu mệnh, phú quý tại Thiên” (sống chết có mạng, giàu sang tại trời) mà nhận có số mệnh nhưng tin có thể cải được số mệnh, bời đành rằng có trời nhưng cũng có ta, tuy có trường hợp “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”; nhưng “xưa nay nhận định thắng thiên cũng nhiều”. Do đó họ nhận định rằng :”Đức năng thắng số” hay “Tướng bất cập đức”. Còn các khoa lý số, tướng mệnh, nếu qủa chân xác thì cũng chỉ nên áp dụng để xu cát tỵ hung (theo đường lành trách dữ) được phần nào thôi.

Vận mạng có thể thay đổi vì “ Đức năng thắng số”

Đã gửi: 22:53, 07/10/09
gửi bởi Phuocduyen
Những ý niệm của từng hạng người với vấn đề tướng số rất phức tạp chi ly, trên đây chỉ thuật đại lược, chứ không kể sao cho siết. Nhưng ngoại trừ khoa học “tri thiên mệnh” của Không Tử ra, kỳ dư thì thuyết nào chân chính ? Định mệnh nan đào, hay đức năng thắng số ?.
Dường như thuyết nào cũng chỉ có giá trị chân xác tương đối và có phần đúng. Tùy theo từng trường hợp đặc biệt; tướng mệnh quả nan đao như trường hợp Đặng Thông và Chu-Á-Phu ở đời Hán, cũng có khi hoán cải được như trường hợp Bùi Độ ở đời Đường được truyền thuật trong sách Kim cổ kỳ quan. Đây là những sự tích khá kỳ thú và bổ ích cho thế đạo nhân tâm, nên xin kể lại sau đây cho các độc giải yêu thích KHHB nhàn lãm cho khuây khỏa phần nào những nỗi thắc mắc lo âu về tương lai thân phận mình, trước những biến thái vô thường của thời cuộc (còn tiếp)

Vận mạng có thể thay đổi vì “ Đức năng thắng số”

Đã gửi: 14:49, 18/10/09
gửi bởi Phuocduyen
Câu chuyện Đặng Thông
Dưới triều Văn Đế đời Tây-Hán bên Tàu có một người đại thần tên Đặng Thông được nhà vua rất tin dùng, ra vào thì cùng ở Điện ngọc, ân huệ và lòng thương yêu của Cửu trùng phần lớn được dành riêng cho Đặng Thông, các đình thần chỉ còn được chia sớt một phần nhỏ mà thôi
Thuở ấy có một thầy tướng giỏi tên là Hứa-Phụ xem tướng cho Đặng Thông thấy hai đường lằn “tùng lý” chạy thẳng vào mép, đoán chắc sau này thế nào y cũng bị chết đói. Văn Đế nghe chuyện liền nổi giận, phán rằng :
“Giàu sang do ở ta, ai có thể bần cùng hóa Đặng Thông được “!
Để chứng thực lời nói, Văn Đế đem cả một mỏ đồng lớn nhất ở Đất Thục ban cho Thông và cho phép y được tự do đúc tiền tiêu dụng. Nhân thế mà Đặng Thông giàu sang ngang nhà vua.
Một hôm nọ vua Văn Đế bị mọc nhọt ở chỗ hiểm (!?), máu mủ chảy đầm đìa rất đau đớn. Đặng Thông muốn khoe kỹ thuật nịnh hót của mình, bèn quỳ sát long sàng, dùng miệng hút máu mủ tanh hôi, nơi cục nhọt đang hành hạ mình rồng. Văn Đế cảm thấy khoan khoái vô cùng. Bỗng dưng Hoàng Thái Tử vào cung thăm bệnh trạng của cha. Văn Đế nhân cao hứng bảo Thái Tử lthử làm như Đặng Thông, Thái Tử từ chối lấy cớ vừa ăn các thứ tanh tưởi không dám phạm vào thanh thể.
Khi Thái Tử vừa ra khỏi ngự tầm, Văn Đế than rằng :
“Thân yêu không gì bằng tình cha con, vậy mà Thái Tử không hút nhọt cho ta, đủ thấy tình Đặng Thông đối với ta thân thiết hơn cả tình phụ tử”.
Do đó mà lòng sủng ái Đặng Thông của nhà vua gia tăng đến cực độ. Thái Tử nghe lọt lời phê bình của Văn Đế, rất căm hận Đặng Thông.
Sau khi Văn Đế băng hà, Thái Tử lên nối ngôi, tức là Cảnh Đế. Việc làm đầu tiên của ông vua này là trừng trị Đặng Thông hạch cái tội y, đã hút nhọt để nịnh hót, làm hoạn loạn pháp độ và hủy diệt nhân cách, nhân vị của con người. Tất cả gia sản của Đặng Thông bị tịch thâu và y bị nhốt trong một gian nhà trống, không được cho ăn uống một thứ gì. Qủa nhiên Đặng Thông chết đói, đúng như lời thầy tướng đã dự đoán.
Lại vào thời Cảnh Đế, quan tể tướng Chu-Á-Phu cũng bị chết đói trong ngục, vì có đường lằn “túng lý” nơi miệng nói theo danh từ tướng học là “Đằng xà nhập khẩu”.

TL: Vận mạng có thể thay đổi vì “ Đức năng thắng số”

Đã gửi: 16:49, 14/11/09
gửi bởi phonglan
Cảm ơn Phuocduyen về các bài viết trên, rất hay và rất có ý nghĩa. Tuy nhiên, tôi có một vài thắc mắc vì chưa rõ, chưa hiểu muốn hỏi Phuocduyen và tất cả thành viên của Diễn đàn:
1. Số mạng tổng thể của Đặng Thông như thế nào? Đặng Thông có đức năng gì để thắng số? Đặng Thông có đức gì để Tướng bất cập? (Trong chuyện kể của Anh những điểm này không rõ lắm)
2. Cảnh Đế vì câu nói của Vua cha mà căm hận Đặng Thông rồi cố ý để cho Đặng Thông chết đói. Như vậy có phải trời sinh ra Cảnh Để để làm cho đường "đằng xà nhập khẩu" trở thành hiện thực nơi Đặng Thông? Việc làm của Cảnh Đế (bỏ đói Đặng Thông) liệu có ảnh hưởng gì đến cuộc đời của chính Cảnh Đế không?

TL: Vận mạng có thể thay đổi vì “ Đức năng thắng số”

Đã gửi: 12:03, 15/03/10
gửi bởi Nguyen Minh Cuong
Con người sinh ra mang cái nợ của kiếp trước, nếu là chủ nợ thì kiếp này được trả, nếu là con nợ thì kiếp này phải trả. Ví dụ kiếp trước là tham quan vô lại, nhưng kiếp này lại sinh ra và được lớn lên trong chùa thì tạo đức tạo phúc, song món nợ thì vẫn phải trả và việc tạo phúc cũng là một cách trả nợ và hóa giải phần nào tai nghiệp. Đức năng ko hoàn toàn thắng được số!

TL: Vận mạng có thể thay đổi vì “ Đức năng thắng số”

Đã gửi: 02:54, 15/05/10
gửi bởi tranthienminh
Những suy Nghĩ của các Huynh Đệ ...
Các Huynh Đệ đều Qui theo Luật " Nhân Quả"
Có ai muốn ra khỏi vòng xoay của Luật này không ?
Vì một chữ " Duyên " nên mới có câu " Thầy đi tìm Trò để truyền Đạo"

TL: Vận mạng có thể thay đổi vì “ Đức năng thắng số”

Đã gửi: 09:49, 04/06/10
gửi bởi dung1
vận mệnh không thể thay đổi vì đức năng thắng số,vận hạn có thể thay đổi vì đức năng thắng số.nghĩa là cái gì trong thời gian ngắn,xảy ra bất ngờ,nằm trong tiểu tiết có thể thay đổi từ bản thân,tổng quát cuộc đời không thể thay đổi.bao giờ vật chất cũng quyết định tinh thần.