Trang 1 trên 8
Sự hòa hợp Huyền học và đạo Phật
Đã gửi: 20:47, 13/12/09
gửi bởi huyphong
Khi mới học huyền học, vì cái đầu tiền được tiếp cận là tư tưởng khoa học, chứ không phải huyền học, nên có rất nhiều điều khiến tôi băn khoăn về huyền học, như tại sao có số mệnh? Nếu con người sinh ra đã được vạch sẵn số mệnh tới từng giờ thì sống mà để làm gì? Đức năng thắng số được chăng? Tới khi học Phật, tôi mới bắt đầu có những câu trả lời khiến cho mình cảm thấy thỏa mãn về những băn khoăn trên.
Bên tuvilyso có loạt bài về Tử Vi trong cái nhìn Nghiệp - Quả, nói về cái nhìn Phật quán về huyền học. Cũng xin góp 1 topic trên diễn đàn về vấn đề sự tổng hòa giữa huyền học và đạo Phật!
Tại sao lại có sự tiệm cận này? Vì đạo Phật là chân lý. Điều này không cần phải bàn cãi. Mà chân lý thì chỉ có một. Huyền học và đạo Phật đều là chân lý, thì phải gặp nhau ở 1 điểm.
Vậy xin mọi người cùng góp những hiểu biết, trải nghiệm về vấn đề này cho chúng ta cùng có 1 cái nhìn rộng mở hơn, tòan triệt hơn về huyền học, cũng đồng thời là hoằng dương đạo Pháp.
TL: Sự hòa hợp Huyền học và đạo Phật
Đã gửi: 21:39, 13/12/09
gửi bởi huyphong
Trước hết xin mở đầu rằng Tử Vi cũng giống như 1 xã hội thu nhỏ, mang màu sắc phong kiến. Ở trong xã hội đó có vua (Tử Vi, Thiên Phủ, Thái Dương), có quan (Vũ Khúc, Thiên Tướng), có cầm đầu chống đối (Phá Quân), có Đát Kỷ (Tham Lang), có quân sư (Thiên Cơ), có kẻ cướp (Không Kiếp), ... Tử Vi không hẳn đã tốt, Phá Quân không hẳn đã xấu, còn tùy thuộc vào hung, cát, bàng tinh tụ tập. Luận Tử Vi như đánh cờ vây, tốt nhiều thì tốt thắng, xấu nhiều thì xấu thắng.
Trong cái xã hội thu nhỏ đó, người ta làm gì cũng tạo nghiệp và chờ quả. Xin nêu ví dụ. Thiên Cơ luôn theo sau Tử Vi; Tử Vi ở Dần Thân là miếu địa, thiên hạ thái bình, mà thái bình rồi thì cần gì quân sư, nên Thiên Cơ thất sủng, hãm địa. Chuyện đời êm ả chẳng được là bao, người ta nhàn cư vi bất thiện. Trong cảnh sung sướng, an nhàn, Tử Vi bắt đầu đắm chìm trong tửu sắc cùng Tham Lang nơi cung Mão, Dậu. Lúc này Cơ thất sủng đâm ra quá đỗi chán nản, mà cũng vùi đầu trong tối tăm. Đến khi có biến loạn (Phá Quân), ông vua phải cùng Tướng ra trận thì lúc này quân sư mới được theo sau. Khi đó Cơ chẳng những được thi triển mưu lược, mà còn được ăn được nói, được chỉ huy (Cự Môn). Ra trận thì phải chém giết, vua vung lưỡi kiếm Thất Sát mặc lòng con đỏ kêu than. Quân sư nhìn cảnh đó mà bắt đầu có mùi bi thương, muốn lui về ở ẩn (Cơ gặp Lương). Khi vua về đúng bản cung của mình rồi, Thiên Cơ lúc bấy giờ cũng được cái danh thơm lây, tuy thế Cơ đã bắt đầu bớt hữu dụng (Cơ ở Tỵ chỉ là vượng, so với Cơ miếu ở Thìn). Về tới cung vàng điện ngọc thì bắt đầu lo sự chỉnh đốn, lo cả thanh trừng nội bộ, Cơ vẫn còn là mũi tên trong nỏ (đắc tại Ngọ). Thái bình rồi, tên bị bẻ, Cơ lại 1 lần nữa thất sủng, có khi chịu chung số phận như Tiêu Hà, Nguyễn Trãi, ...
Đó là như thế, con người đi từ chỗ tranh tối tranh sáng, tới cơm no áo ấm, rồi tranh đấu để có miếng cơm manh áo, có địa vị quyền thế, rồi cũng già, cũng bênh, cũng chết. Nhưng trong suốt quãng đường không dài cũng không ngắn đó, người ta tạo nên biết bao nhiêu cái nghiệp, lành có, ác có. Chẳng phải nhân sinh quan, thế giới quan đều nằm cả trong lá số Tử Vi?
TL: Sự hòa hợp Huyền học và đạo Phật
Đã gửi: 22:15, 13/12/09
gửi bởi inoue
Tử,Fủ ở Dần,Thân là lúc chỉnh đốn đất nước đi lên. Nên người Tử,Fủ ko fải sinh ra đã sang quý từ đầu mà fải qua tuổi trẻ cố gắng rồi về sau thành đạt. Ở trên huyphong viết có đoạn sai rồi.
TL: Sự hòa hợp Huyền học và đạo Phật
Đã gửi: 22:29, 13/12/09
gửi bởi huyphong
Dạ vâng, đó là cảnh thái bình, cũng là vừa qua cảnh tranh tối tranh sáng Tử Phá, không có ý nói là sinh ra đã sang quý, thưa anh.
TL: Sự hòa hợp Huyền học và đạo Phật
Đã gửi: 22:33, 13/12/09
gửi bởi huyphong
Kiến thức còn nông cạn, viết có gì sai, xin mọi người cứ chỉnh. Chúng ta cùng học tập lẫn nhau.
Ý tưởng thì nhiều nhưng chưa biết sắp xếp thế nào cho vẹn bố cục trước sau. Thôi đành có cái gì vụt qua đầu thì viết cái đó, xin mọi người cùng góp ý.
TL: Sự hòa hợp Huyền học và đạo Phật
Đã gửi: 22:56, 13/12/09
gửi bởi apollo
Trước khi bàn luận chủ đề này, tôi xin hỏi anh huyphong một câu thôi. Nguyên nhân nào khiến anh khẳng định huyền học và đạo phật là chân lý ?
Tại sao các chân lý lại gặp nhau tại một điểm?
TL: Sự hòa hợp Huyền học và đạo Phật
Đã gửi: 23:12, 13/12/09
gửi bởi huyphong
Vâng thưa anh appolo, nếu không cho Phật Pháp là chân lý thì đi chùa làm gì? Miệng nam mô mà làm gì? Có học Phật mới biết Phật giáo sâu xa, cứu cánh diệt khổ. Người chưa học, có nói cũng khó hiểu. Nhưng Đức Thích Ca sinh ra cách đây 2553 năm, mà tới nay vẫn có hàng tỷ tín đồ. Đó hẳn nhiên không thể là sự cuồng tín. Nên cũng xin khẳng định luôn Phật Pháp là chân lý.
Còn huyền học có sự vi tế mà càng học, càng ngẫm, càng thấy mình dốt nát. Tôi cũng có những cảm giác vui sướng tới khó tả khi tự mình khám phá ra 1 điều rất nhỏ thôi của huyền học. Chỉ có chân lý mới có sức mạnh đó.
Chân lý về 1 việc thì chỉ có 1. Như đã nói cái nhìn Phật quán và huyền học vi tế cùng trong cuộc đời con người về lẽ sướng khổ, thịnh suy, ...., đã cùng một đối tượng thì cùng 1 chân lý. Vả lại đây là vấn đề về NHẤT NGUYÊN luận trong đạo Phật, thưa anh.
TL: Sự hòa hợp Huyền học và đạo Phật
Đã gửi: 01:25, 14/12/09
gửi bởi wto
..................(Vâng thưa anh appolo, nếu không cho Phật Pháp là chân lý thì đi chùa làm gì? Miệng nam mô mà làm gì? Có học Phật mới biết Phật giáo sâu xa, cứu cánh diệt khổ. Người chưa học, có nói cũng khó hiểu. Nhưng Đức Thích Ca sinh ra cách đây 2553 năm, mà tới nay vẫn có hàng tỷ tín đồ. Đó hẳn nhiên không thể là sự cuồng tín. Nên cũng xin khẳng định luôn Phật Pháp là chân lý.).......
ui! huy phong ơi! là huy phong! đó đâu phải là chân lý, những cái đi chùa, cái miệng nam mô, lịch sử, tỉ tín đồ........... đâu phải là chân lý hả huy phong!!! huy phong đã mang cái tật cổ nho( rằng ý dân là ý trời, ý kiến của nhiều người là chân lý,............) vào để cố ép cho nó là chân lý mất rồi!!!
đạo phật ở đây có câu( sắc sắc không không,...) vậy thì chân lý phật pháp cũng có thể có mà cũng có thể không, trong cái có chứa đựng cái không, trong không mà thành ra có
Trong quan niệm Chân lý Phật giáo, con người là chủ nhân của mọi hành vi của chính bản thân mình ở cả ba thời: Quá khứ, hiện tại và vị lai, là thượng đế duy nhất có toàn quyền thưởng phạt cho chính cuộc đời mình. Ngoài mình ra không ai hoặc bất cứ thần linh nào có khả năng đưa mình lên thiên đàng hay ném mình xuống địa ngục. Trong Kinh Pháp Cú, câu 145, Đức Phật dạy rằng:
"Chỉ có ta làm điều tội lỗi, chỉ có ta tránh điều tội lỗi, chỉ có ta gội rửa cho ta. Trong sạch hay ô nhiễm là tự nơi ta, không ai có thể làm cho người khác trở nên trong sạch".
Lại nữa, Phật giáo luôn đề cao nỗ lực và ý chí của bản thân con người. Tinh tấn là một trong những đức tính quyết định việc thành tựu đạo quả Bồ Đề. Đến bờ giác ngộ chẳng bao giờ có dấu chân của kẻ lười biếng, bạc nhược.
Điều đáng nói nhất là khả năng của con người mà Phật giáo luôn nhấn mạnh, đó chính là trí tuệ chính mình tự có. Đây là khả năng tối cao của nhân loại, là di sản vô cùng quý báu mà bất kỳ ai cũng có, nếu biết vận dụng và phát huy đúng đắn, thì có thể tiêu diệt mọi khổ đau, đạt đến bến bờ hạnh phúc.
Ngài đã dạy rằng "Tất cả chúng sanh đều có một tâm lý tham sống sợ chết. Vì vậy, không có lý do gì ta nỡ cướp đi mạng sống của kẻ khác, như vậy là không bình đẳng". Tâm trạng buồn nhớ mẹ của một chú cừu non lạc đàn chẳng khác gì sự đau buồn của một người mẹ phải chia lìa với đứa con thơ, bởi một nguyên nhân nào đó. Và vì vậy, sinh mạng của một con vật cũng quý như bất kỳ sinh mạng của một con người.
Với quan điểm này, trên bước đường du hóa, có lần Đức Phật đã tự tay bế một chú cừu non lạc đàn tìm về với mẹ. Và cũng chính ngài đã lên tiếng giải thích và vạch rõ những ngu xuẩn của bọn người mê tín, dị đoan làm lễ tế thần bằng cách dâng lên những con thú sống. Ngài đã cứu lấy những con vật thoát khỏi cái chết hỏa thiêu chỉ vì sự tín ngưỡng mù quáng.
Trong giáo điển, Phật giáo quan niệm rằng: Tất cả mọi loài chúng sanh, từ con người cho đến các sinh vật nhỏ bé đều có ẩn một khả năng thành Phật (Phật tính) nhưng do các đặc tính cố hữu ở mỗi loài, việc triển khai khả năng ấy tùy đó mà khó hay dễ, nhanh hay chậm khác nhau. Điều này có thể tóm ý trong một câu kinh: "Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành". Đây là nền tảng để hình thành đức tính bình đẳng triệt để, vô phân biệt trong đạo đức luân lý của Phật giáo.
Trong khi đó, từ bi vượt lên tất cả mọi tình thương hẹp hòi ích kỷ của thế gian, không bến bờ, không biên cương, không hạn định. Lòng thương yêu ấy tuyệt nhiên không chứa đựng bất cứ ý niệm kỳ thị nào.
Đối với Phật giáo tất cả chúng sanh đều là bạn hữu, và mọi nơi chốn trên thế gian này đều là nơi chôn nhau, cắt rốn, là quê hương, xứ sở của mình. Lòng thương yêu vô cùng ấy tựa như ánh mặt trời tỏa sáng khắp không gian, bao trùm vạn vật, chẳng phân biệt đây hay kia, thân hay sơ, bạn hay thù, giàu hay nghèo, sang hay hèn, người hay vật.
đấy mới là chân lý thực thụ của đạo phật! còn những quan điểm mà huy phong đưa ra đó chỉ là sự tín ngương và cách nhìn nhận ko khách quan, mặc dù quan điểm về chân lý đạo phật rất đúng đắn@@@@@@
TL: Sự hòa hợp Huyền học và đạo Phật
Đã gửi: 08:48, 14/12/09
gửi bởi huyphong
Vâng, rất vui vì topic đã đông vui nhộn nhịp. Điều này chứng tỏ cũng có rất nhiều người học huyền học đồng thời quan tâm tới Phật đạo.
Thưa bạn wto, tôi không theo đạo Nho, mặc dù cái gì hay của nó thì học, nên không hiểu tật cổ Nho là gì! Thứ đến điều mà bạn nói, về con người với thân, khẩu, ý là tâm điểm của đạo Phật như bạn đã nói, tôi cũng có đề cập tới trong 1 bài trả lời 1 topic về Đức năng thắng số trên chính diễn đàn này. Ở đây tôi muốn nói về sự lan tỏa của đạo Pháp trong lòng người. Đó là sự lan tỏa của chân lý. Bài viết của tôi không gì hơn thế. Bài viết đó không dài, nếu bạn đọc kĩ lại thì hẳn bạn cũng đồng tình. Dẫu sao cũng cảm ơn bạn góp ý.
Thêm nữa, tôi không đủ khả năng đi thuyết giảng về chân lý, nên chỉ có thể dùng vài lời nhỏ đó để nói về niềm tin của mình. Lão Tử nói đạo nếu có thể gọi tên thì chẳng còn là đạo, chẳng còn là cái chân lý vĩnh hằng của vũ trụ. Nếu bạn nào muốn quan tâm tới chân lý, hãy lần gỉở sách Phật.
Tin rằng Phật đạo là chân lý, bất kể bạn gọi tên thế nào. Tin rằng huyền học ẩn tàng chân lý (đã hoặc chưa tìm ra). Làm việc mà mình tin. Ai nói ngược nói xuôi mặc lòng. Nếu thấy topic hữu dụng cho sự tìm hiểu, bày tỏ của mình xin hãy đóng góp. Nhược bằng thấy nó trái tai, không phù hợp với diễn đàn có thể yêu cầu khóa lại
TL: Sự hòa hợp Huyền học và đạo Phật
Đã gửi: 08:59, 14/12/09
gửi bởi apollo
Chủ đề này càng ngày càng hay. Xin phép được hỏi tiếp mấy câu như sau
huyphong đã viết:Vâng thưa anh appolo, nếu không cho Phật Pháp là chân lý thì đi chùa làm gì? Miệng nam mô mà làm gì? Có học Phật mới biết Phật giáo sâu xa, cứu cánh diệt khổ. Người chưa học, có nói cũng khó hiểu. Nhưng Đức Thích Ca sinh ra cách đây 2553 năm, mà tới nay vẫn có hàng tỷ tín đồ. Đó hẳn nhiên không thể là sự cuồng tín. Nên cũng xin khẳng định luôn Phật Pháp là chân lý.
Nếu như cứ đi chùa thì phật giáo là chân lý. Như vậy có thể nói các tín đồ thiên chúa giáo đi nhà thờ thì thiên chúa giáo cũng chân lý hay không? Nhiều khi ta đi chợ, đi chơi thì đó cũng là chân lý của ta hay sao? Bạn có biết Tôn giáo nào có số tín đồ lớn nhất không? Đó chính là Hồi giáo đó. vậy Hồi giáo có phải là chân lý hay không?
Tôi cũng có đọc một ít về triết lý phật giáo, Rất may mắn là anh huyphong lại có cùng niềm yêu thích phật giáo như tôi. Tuy nhiên khi đọc những luận điểm minh chứng của anh huyphong tôi vẫn chưa thấy bất kì lý do nào để làm sáng tỏ nhận định anh đưa ra.
huyphong đã viết:
Còn huyền học có sự vi tế mà càng học, càng ngẫm, càng thấy mình dốt nát. Tôi cũng có những cảm giác vui sướng tới khó tả khi tự mình khám phá ra 1 điều rất nhỏ thôi của huyền học. Chỉ có chân lý mới có sức mạnh đó.
Không chỉ có riêng huyền học, khi chúng ta sống trong biển thông tin như hiện nay thì ta học bất cứ điều gì cũng thấy mình còn dốt. Khi phát hiện ra một điều mới chúng ta cũng có cảm giác vui sướng.
Tại sao chỉ có chân lý mới có sức mạnh đó?