Trang 1 trên 1

22/7: Nhật thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21

Đã gửi: 12:40, 15/07/09
gửi bởi nncuong
Nhật thực toàn phần dài nhất thế kỷ
Sáng 22/7, đợt nhật thực toàn phần có thời gian dài nhất thế kỷ sẽ bắt đầu từ Ấn Độ, Nepal, Myanmar... rồi vượt ra ngoài Thái Bình Dương. Tại Việt Nam, nhật thực quan sát rõ nhất ở Hà Giang (75,8%), Hà Nội (67,5%) và TP HCM chỉ là 27,4%.
Do không nằm trong vùng quan sát nhật thực toàn phần nên ở Việt Nam chỉ có thể quan sát được một phần của hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này. Thời điểm bắt đầu diễn ra nhật thực là lúc 7h sáng, đạt cực đại lúc hơn 8h và kết thúc sau 9h. (Xem chi tiết)
Địa điểm quan sát được tỷ lệ nhật thực lớn nhất là Hà Giang (75,8%), Lào Cai (75%), Bắc Kạn (74,5%), Hà Nội (67,5%)... Càng về phía Nam, tỷ lệ này càng nhỏ: Cần Thơ (25,5%), Mỹ Tho (26%), TP HCM (27,4%)... (Xem chi tiết).

Hình ảnh

Vệt đỏ là đường đi của nhật thực toàn phần còn vùng xanh là khu vực có thể xem được một phần của nhật thực lần này. Ảnh: eclipse-glasses.

Còn trên thế giới, điểm đầu tiên quan sát được nhật thực toàn phần là bờ biển phía tây Ấn Độ (lúc 7h51 Hà Nội). Do diễn ra trong suốt 6 phút 39 giây, kéo dài từ Ấn Độ, sang tới Trung Quốc và ra Thái Bình Dương nên đây được coi là nhật thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21.
Theo các chuyên gia thiên văn học, do bức xạ mặt trời mạnh nên nếu dùng mắt thường không có thiết bị bảo vệ nhìn vào mặt trời trong thời điểm này có thể sẽ bị thương tật hoặc hỏng mắt vĩnh viễn. Do vậy, cần phải có các phương pháp quan sát an toàn để bảo vệ mắt trước nhưng tia độc hại từ mặt trời.
Từ 7h sáng 22/7, CLB Thiên văn nghiệp dư TP HCM sẽ tổ chức quan sát nhật thực tại Nhà thiếu nhi TP HCM (Quận 3), trong khi đó diễn đàn CLB Thiên văn Bách khoa tổ chức theo dõi tại bãi biển Phạm Văn Đồng (Đà Nẵng). Bất kỳ ai có nhu cầu sẽ được hướng dẫn cách quan sát nhật thực an toàn.

Nhật thực xảy ra khi Mặt trăng đi qua giữa Trái đất và Mặt trời và che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt trời khi quan sát từ Trái đất. Nhật thực toàn phần là khi Mặt trời bị Mặt trăng che lấp hoàn toàn. Đĩa Mặt trời phát sáng bị che khuất bởi vành tối của Mặt trăng, và có thể quan sát thấy vầng hào quang nhạt bên ngoài là ánh sáng đến từ vành đai nhật hoa của Mặt trời. Trong thời gian xảy ra bất kỳ một lần nhật thực nào, nhật thực toàn phần chỉ có thể được quan sát thấy từ một dải hẹp trên bề mặt Trái Đất. Tại một điểm cố định, nhật thực toàn phần chỉ kéo dài vài phút (tối đa 7 phút).
Nguồn: Wikipedia
(Theo VnExpress)

TL: 22/7: Nhật thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21

Đã gửi: 11:14, 21/07/09
gửi bởi apollo
Thầy bói ăn theo nhật thực

Các thầy bói dự đoán sẽ có nhiều bạo lực và bất ổn trên khắp thế giới, gây ra bởi hiện tượng nhật thực toàn phần sắp xuất hiện. Theo duy tâm và mê tín, nhật thực là một dấu hiệu của ngày tận thế.

Trong khi đó các nhà thiên văn, khoa học và người theo thế tục đang nỗ lực giảm thiểu ảnh hưởng của những dự đoán trên, và khẳng định rằng nhật thực chỉ là một hiện tượng thiên văn trong đó mặt trăng ở vào vị trí giữa trái đất và mặt trời, và do đó che khuất mặt trời.

Nhật thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21 bắt đầu vào ngày mai vào lúc bình minh ở vịnh Khambhat, phía bắc thành phố Mumbai. Sau đó nó chuyển dần sang phía đông của Ấn Độ, sang Nepal, Myanmar, Bangladesh, Bhutan và Trung Quốc rồi đến Thái Bình Dương. Nhật thực cũng sẽ qua các đảo miền nam Nhật Bản, và được nhìn thấy sau cùng ở quốc đảo Kiribati ở nam Thái Bình Dương. Tại những nơi khác của châu Á chỉ nhìn thấy nhật thực một phần.
Một nhà thiên văn học Ấn Độ đang giảng giải về nhật thực. Ảnh: AFP.
Một nhà thiên văn học Ấn Độ đang giảng giải về nhật thực. Ảnh: AFP.

Theo tín ngưỡng Hindu, hai ác quỷ Rahu và Ketu "nuốt" mặt trời trong thời gian nhật thực, chúng lấy mất ánh sáng - nguồn sống của muôn loài và biến thức ăn thành không ăn được, nước uống thành không uống được.
Trên toàn lãnh thổ Việt Nam quan sát được nhật thực một phần. Thời điểm bắt đầu diễn ra nhật thực là lúc 7h sáng 22/7, đạt cực đại lúc hơn 8h và kết thúc sau 9h

Địa điểm quan sát được tỷ lệ nhật thực lớn nhất là Hà Giang với tỷ lệ che khuất cực đại 75,8% vào lúc 8h11. Càng về phía Nam, tỷ lệ che khuất càng nhỏ. Ví dụ: Hà Nội 67,5%, Đà Nẵng là 46%, TP HCM 27,4%.
Gửi ảnh nhật thực của bạn, chụp tại VN hoặc các nơi khác trên thế giới.

Cũng theo những quan điểm mê tín này, phụ nữ có thai được khuyên ở trong nhà để tránh cho em bé khỏi dị tật. Những người khác được khuyến khích cầu nguyện, ăn chay và tắm theo nghi thức linh thiêng ở những con sông thần.

Bác sĩ sản khoa Shivani Sachdev Gour ở bệnh viện Forrtis New Delhi cho biết nhiều bà mẹ mang thai định sinh mổ vào ngày 22/7 - ngày diễn ra nhật thực - đã xin đổi sang ngày khác. "Điều này ăn sâu trong xã hội Ấn. Các cặp vợ chồng có thể làm bất cứ điều gì, miễn là con họ không sinh vào ngày đó", Gour cho biết.

Nhiều thầy bói đoán rằng số vụ đánh nhau, bạo lực sẽ tăng lên trong những ngày có nhật thực, đặc biệt là ở Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, nơi có thể thấy hiện tượng thiên nhiên này vào sáng thứ tư.

Thầy bói Raj Kumar Sharma ở Mumbai phán rằng sẽ có một vụ tấn công của các phần tử ly khai Jaish-e-Mohammad hoặc Al-Qaeda trên đất Ấn Độ, và một thảm họa thiên nhiên hủy hoại Đông Nam Á. Bên cạnh đó, một nhà lãnh đạo chính trị Ấn Độ sẽ bị giết hại, thầy bói đoán; căng thẳng giữa Iran và phương Tây sẽ lên cao, leo thang đến mức Mỹ sẽ mở cuộc tấn công quân sự vào tháng 9.

Không chỉ người Ấn Độ lo ngại về nhật thực. Người Trung Hoa cổ đại mê tín cho rằng nhật thực thường đi kèm với tai họa như hoàng đế chết hoặc những sự kiện đen tối khác

"Nguy cơ bất ổn hoặc chiến tranh diễn ra trong những năm có nhật thực lên đến 95%", một bài báo có nhiều người đọc trên cổng thông tin Baidu của Trung Quốc có đoạn.

Tuy nhiên, Sanal Edamaruku, một chuyên gia trong lĩnh vực dự đoán, bác bỏ các tin đồn vô căn cứ. "Nói chung, những thầy bói kiểu đó chỉ muốn tạo cơ hội cho việc làm ăn của họ bằng cách phán rằng sắp có nguy hiểm hoặc thảm họa".

Siva Prasad Tata, người điều hành website về thiên văn Astro Jyoti, nói: "Đâu cần phải quá lo ngại về nhật thực, đó là một hiện tượng thiên nhiên thôi".

Nhưng ông nói thêm: "Trong thời khắc nhật thực, lực hấp dẫn trái chiều rất rất mạnh. Theo quan điểm duy tâm, đó là khoảng thời gian tuyệt vời để cầu nguyện, thờ cúng. Việc cầu nguyện khi đó sẽ đem lại kết quả tốt, tốt hơn nhiều so với ngày thường".

Mai Trang (theo AFP, AP)

TL: 22/7: Nhật thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21

Đã gửi: 09:50, 22/07/09
gửi bởi Mai Hoa
Sáng nay Mai Hoa không chụp được ảnh, tạm lấy trên mạng mấy tấm cập nhập Nhật thực ngày hôm nay.

Tại New Deli
Hình ảnh

Tại Lanzhou, Tây Nam tỉnh Gansu Trung quốc
Hình ảnh

Varanasi - Ấn độ
Hình ảnh

(nguồn www.chinadaily.com.cn)

TL: 22/7: Nhật thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21

Đã gửi: 09:58, 22/07/09
gửi bởi phudongsoft
Sáng nay nhật thực đúng lúc đang đi trên đường, đúng lúc nhiều mây nên chẳng để ý. Đến văn phòng thì chỉ còn khuyết 1 chút. Coi như vẫn được chiêm ngưỡng. Hiện tượng nhật thực rất có ý nghĩa với các nhà chiêm tinh - lịch pháp. Qua lần nhật thực này, tôi cũng đã kiểm chứng đơợc công thức tính Âm Dương Lịch của Lịch Phù Đổng, hi vọng sớm ra phiên bản mới với sự sai số về thời điểm nhật thực nhỏ nhất.

TL: 22/7: Nhật thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21

Đã gửi: 10:03, 22/07/09
gửi bởi Mai Hoa
Năm ngoái Nhật thực, em mấy cả Apollo ngồi càphê Hồ Tây xem thấy chả có gì động tâm cả :D. Nhật thực 1 phần thì xem quá nhiều lần rồi. Cả đời chỉ ước xem Nhật thực toàn phần 1 lần. Bác Phù Đổng SOFT tính toán hộ xem đời em liệu có thể xem Nhật thực toàn phần không, và phải đi thì đi gần nhất đến đâu.

EM cảm ơn bác.

TL: 22/7: Nhật thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21

Đã gửi: 10:20, 22/07/09
gửi bởi Laido
Tinh bàn kỳ môn giờ Nhật thực tại VN, mọi người xem chơi.

TL: 22/7: Nhật thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21

Đã gửi: 12:34, 22/07/09
gửi bởi nncuong
Mai Hoa đã viết:Năm ngoái Nhật thực, em mấy cả Apollo ngồi càphê Hồ Tây xem thấy chả có gì động tâm cả :D. Nhật thực 1 phần thì xem quá nhiều lần rồi. Cả đời chỉ ước xem Nhật thực toàn phần 1 lần. Bác Phù Đổng SOFT tính toán hộ xem đời em liệu có thể xem Nhật thực toàn phần không, và phải đi thì đi gần nhất đến đâu.

EM cảm ơn bác.
Yên tâm, 1 năm có tối đa là 5 lần nhật thực (1 phần và toàn phần) trên toàn cầu. Trung bình ở 1 địa điểm thì ít nhất cũng có 2 lần trong năm. Nhật thực toàn phần ở khu vực châu Á tiếp theo sẽ vào ngày 11/7/2010. Cuối năm nay, trong Lịch Phù Đổng phiên bản sẽ có phần thiên văn, Mai Hoa khỏi lo lỡ bất kỳ dịp nhật - nguyệt thực nào :)