Trang 1 trên 1
Đạo xử thế
Đã gửi: 17:02, 23/01/24
gửi bởi wwwbinh179
Kết Bạn:
Trong khi đãi đất tìm vàng, tâm chú trọng nơi vàng, thì dù chỉ có một mảy vàng nhỏ xíu, vẫn cứ lấy được, còn cát thì ít hay nhiều mặc kệ. Nếu cứ quan tâm vào cát, thì vàng dù có mấy cũng không thấy, cùng người kết bạn cũng như vậy. Chỉ nên tin ở đức tốt của bạn, cùng nhau thân thiết mà thôi, nếu bạn có lỡ lỗi lầm đôi chút vụn vặt, thì nên bỏ qua tất cả, ko nên trách bị ( trách phải trách cho đủ ), vì sợ mất lòng rồi sẽ xa lìa bạn tốt, như thế tình nghĩa mới keo sơn gắng bó. Người xưa kết bạn mà vui buồn có nhau, sống chết chẳng chia lìa, là nhờ vậy đó.
Lựa Bạn:
Người có tư cách đứng đắn, cử chỉ thanh nhã, với người ấy rất khó chơi thân, mà đã thân thì rất khó lìa xa. Người có thái độ vui vẻ, nói năng dịu ngọt, mới quen sơ đã tỏ tình thân mật, với người ấy rất dể làm bạn, nhưng làm bạn rồi lại mau sinh chán. Người xưa nói: cùng nhau kết bạn trên sòng bạc, thì bạn không được trọn ngày, trên cuộc ăn uống, thì bạn không được trọn tháng, trên trường thế lợi, thì bạn không được trọn năm, chỉ có cùng nhau du trong vườn đạo nghĩa, là được trọn đời, câu ấy rất ý nghĩa và có nhiều kinh nghiệm.
Trích theo : Trần Văn Kiểm ( ko rõ tác giả là ai )
TL: Đạo xử thế
Đã gửi: 16:02, 10/06/24
gửi bởi wwwbinh179
Bạn Với Người Bất Lương :
Có người đối với bạn trong lúc ăn chơi vui vẻ, thì tỏ ra một cách rất trung hậu, rất khiêm tốn, nhưng rũi ro có chuyện bất bình thì liền trở mặt một cách táo bạo, là tại sao? Sau khi dò xét rõ ràng, thì té ra người ấy là một đứa con bất hiếu hoặc là một đứa bất đề. Trong khi cùng bạn chơi bời mà họ trung hậu đó, chẳng qua là một nhu mỳ với ngón thế lợi mà thôi. Còn như tính chất con nhà hiếu để, thì trong khi giao du, dù có ngẫu nhiên xảy ra sự tình, họ vẫn đối phó với thái độ ôn hoà nhã nhặn.
Nói Chuyện Xấu:
Phàm người đứng đắn, không khi nào nói đến chuyện xấu của ai nhất là chuyện xấu mà có quan hệ đến nhân cách của người, thì có tai nghe mắt thấy rõ ràng, cũng không hề nói đến. Hoặc ngẫu nhiên tới một đám đông người, thoảng nghe họ đương bài báng chuyện xấu của ai, thì chẵng những kết oán thù, gây hoạ hại mà thôi, lại còn tổn âm đức, hư tâm thuật là khác nữa. Sách xưa có câu: “ Hoạ mạc đại ư ngôn chi ác “ Nghĩa là hoạ không gì lớn hơn là nói chuyện xấu của người .
Độ Lượng
Có người nào huỷ báng mình, thì mình nên dung thứ cho hơn là cùng họ biện bác. Vì huỷ báng người khác là một tánh xấu của người bất thiện, nay mình dung thứ cho họ, thì có lẽ họ cảm cái độ lượng rộng lớn của mình mà chừa cái tật xấu ấy đi, thế cũng là như mình đã cải hoá được họ. Còn như theo họ mà biện bác, thì họ tưởng rằng lời huỷ báng của họ là đúng lý, rồi nhân đó đã thành tập quán, họ lại sẽ đi huỷ báng nhiều người khác nữa, và cũng có khi, vì lòng tự ái, quá xấu hổ hoá ra giận hờn, rồi họ trở lại đem lòng oán ghét thêm.
Cải Hoá Người Khác
Khi muốn cảm hoá một người nào, hoặc người bất lương chẳng hạn, thì tốt nhất là mình trước phải giữ lòng chân thật, cử chỉ nhã nhặn, nói phô dịu dàng, chỉ khen ngợi chỗ tốt của họ mà đừng đả động đến chỗ xấu, tha thứ những cái gì mà họ lỗi lầm, thễ tất những cái gì mà họ chưa biết, rồi sẽ tuỳ việc mà dạy bảo, tuỳ thời mà khuyên can, thì tự nhiên họ cảm cái thành thật của mình mà họ tự thẹn, họ phục cái khoan dung của mình mà họ nghe theo. Còn như mình mà tỏ ra thái độ khinh ghét, thì họ lại sinh lòng hờn giận, như thế thì chẳng những không cảm hoá được mà thôi, mà lại gây thêm oán thù là khác nữa.
Nguồn theo : Thục - Như TRẦN VĂN KIỀM
TL: Đạo xử thế
Đã gửi: 11:08, 13/06/24
gửi bởi wwwbinh179
Mừng Dận Vô Lối
Người với người, chỉ hơn kém nhau ở chỗ tinh thần, còn vật chất ở ngoài là món tạm bợ. Thế mà có người tưởng lầm rằng vật chất bề ngoài cũng là thân mạng của mình. Ví như : đương hồi giàu sang, được người ta tôn trọng mà mừng, chứ không biết rằng họ tôn trọng là tôn trọng cái giàu sang ( vật ngoài mình ) nào có phải tôn trọng mình đâu mà mừng, đương hồi nghèo hèn thấy người ta khinh khi mà giận, chứ không biết rằng họ khinh khi là khinh khi cái nghèo hèn ( vật ngoài mình ) chứ có phải khinh khi mình đâu mà giận. Cái mừng cái giận ấy thực là vô lối.
Làm Việc Lành
Khi giúp đỡ một người cùng, thì cứ giúp đỡ một cách tự nhiên, không nên gạn hỏi tại sao mà đến nỗi cùng, là sợ vì sinh lòng yêu mà giảm mất niềm thương sót đi. Khi chuộng một người lành, thì cứ yêu chuộng từ lòng sốt sắng, không nên cùng cứu tại sao mà làm lành, là sợ vì sanh lòng nghỉ ngợi mà lảng mất ý niệm bắt chước đi. Trong khi làm việc phải mà còn yêu ghét, còn nghỉ ngợi, thì việc làm đó mặc dầu là thiện sự, nhưng chưa phải do tự chân tâm, vì hành vi ấy vẫn còn có ý so tính.
Không Siểm Không Kiêu
Đối với người giàu sang hơn, trong khi thi lễ, những ngôn từ cử chỉ, cần phải giữ thể diện của mình, đừng để cho họ tưởng rằng mình có ý niệm siểm nịnh, để mong chờ họ, thế mới đáng là người có khí tiết thanh cao. Đối với người nghèo khổ hơn, trong khi thi ân, những ngôn từ cử chỉ cần phải giữ lể độ với người, đừng để cho họ tưởng rằng mình có ý kiêu căng mà khinh rẻ họ, thế mới đáng là người có từ tâm thành thật. Thầy Tử - cống là học trò của Khổng - tử có nói : “ phú nhi vô kiêu, bần nhi vô siểm “ ( giàu mà không kiêu, nghèo mà không siểm) là ý nghĩa ấy.
Tự Trách Mình
Ông A và ông B cùng quen biết nhau. Một hôm nọ, trước mặt công chúng, ông B có lỗi rất nhỏ, ông A trách móc và trỉ trích một cách rành mạch, sự lý phân minh, ông B chống cãi không nổi, tức quá, liền cũng kể hết bao nhiêu chuyện quấy bình của ông A mà kể ra rất nhiều, thì ông A vì lòng tự ái, nổi lên biện bác, kế đến là giận hờn, kết cuộc, hai người đều mất lòng nhau. Thế là hai ông nầy đều chưa hiểu câu sách xưa dạy rằng: “ Dĩ trách nhân chi tâm trách kỷ, dĩ thứ kỹ chi tâm, bất hoạn bất đáo thánh hiền địa vị “ ( lấy tâm trách người mà tự trách mình, lấy tâm tha thứ mình mà tha thứ người, thì không lo gì không tới địa vị thánh hiền ).
Dẫn nguồn của thầy Trần Văn Kiểm
TL: Đạo xử thế
Đã gửi: 08:19, 16/06/24
gửi bởi wwwbinh179
Xử Sự (1)
Phàm người xử sự nên biết rằng: Việc đời, tuy nhiều nhưng việc gì cũng không ngoài lý và thế được. Thị phi là lý, thành bại là thế. Ngoại trừ những việc mà hoàn toàn đắc lý đắc thế ra, lại còn có việc đúng lý nhưng thất thế, cũng có việc đắc thế nhưng không đắc lý. Việc đắc thế mà thất lý, thì dù nhất thời thừa lý mà làm, nhưng đã thất lý thì thế nào chung quy cũng thất bại. Còn việc gì mà đã đúng với lẽ phải, thì mặc dù nhất thời bị thế kia trở ngại, nhưng không kíp thì chầy, phải lẽ vẫn cứ thành công. Bởi vì lý là của công mà thế là của tư, thế dù mạnh mấy cũng không hơn được lý.
(1) xử sự nghĩa là quyết đoán một việc gì cho rõ mặt phải trái.
Xử Sự Có Tài
Người có tài quyết đoán mọi việc, thì việc chưa tới mà có thể làm cho đừng tới được, việc mà tràn lan ra mà có thể cứu chữa được. Việc đã qua rồi mà có thể kéo trở lại được, thế là người có quyền biến (1), có tài năng. Vả lại, việc chưa tới mà đã biết thế nào rồi cũng tới, việc mới xãy ra mà thu xếp được liền, việc đã nhất định rồi mà biết thế nào rồi cũng phải chuyển, thế là người có trí nghĩ xa. Có kiến thức rộng. Người xử sự mà được như thế, là hoàn toàn nhờ tâm thanh tịnh, trí sáng suốt mà học vấn cao.
(1) Quyền biến nghĩa là tuỳ theo bất thường của mọi việc xảy ra mà đối phó.
Xử Sự Siêng Năng
Người xưa nói: Người biết sử xự thì tâm thường nhàn( rỗi rãnh) là tại sao ? Bởi vì người biết sử sự, hễ gặp việc, liền nhận định việc ấy nên làm thế nào là đúng với lẽ phải, tức thì làm xong ngay, không để trễ qua ngày khác. Cứ luôn luôn như thế, thì dù việc nhiều mấy, hoặc khó mấy, vẫn đều xong xuôi tất cả. Và họ cũng không quan tâm gì đến những việc đã làm xong đó nữa. Thành thử tâm thường nhàn. Cái nhàn là do nơi siêng năng mà ra, vì có siêng năng mới có thì giờ rãnh rỗi. “ Thiên hạ vô nan sự, chỉ phạ hữu tâm nhân “ ( Thiên hạ không có việc gì khó cả, chỉ sợ người có lòng, có lòng tức là siêng năng vậy ).