Trang 1 trên 1

Thông minh quá khó đắc đạo. Ngu thì dễ đắc đạo nhưng cũng dễ thành ma

Đã gửi: 15:31, 09/06/24
gửi bởi Tôn Ngộ Không !!!
Thông minh quá khó đắc đạo. Ví dụ là thầy Thích Thông Lạc, thầy quá thông minh, đố thiên hạ ai lừa được thầy nhưng cũng vì thế mà dở. Thầy Thông Lạc nhìn ra những mặt sai trái của thần quyền nhưng không chịu tiếp nhận cái lợi ích của nó. Đó là tính 2 mặt của thần quyền.

Thầy Thông Lạc chửi Phật bên đại thừa là Phật dỏm, không thật. Theo Lão Tôn nghĩ vấn đề không phải dỏm hay thật mà là khi chúng sinh lạy tượng Phật, các chúng sinh bớt làm ác, phát tâm từ bi. Tuy không bằng người tu tập nhưng lợi ích rõ ràng là có.

Thầy nhìn thấy người ta lợi dụng thần quyền để trục lợi tín đồ, thậm chí còn dùng để phát động chiến tranh. Cái thầy thấy cũng là thứ thực nhưng là chấp ngã vì chỉ có một phía.

_____________________________

Ngu thì dễ đắc đạo nhưng cũng dễ thành ma
Cừu thì ngu, ai bảo gì nghe đấy, dễ bị dụ, dễ bị trộm mất. Tuy nhiên vì ngu nên không nghĩ nhiều, gặp thánh nhân chỉ điểm thì ắt sẽ đắc đạo vì ngoan ngoãn, không cãi.

_____________________________

Theo Lão Tôn thấy tất cả các Pháp trong thiên hạ chỉ là phương tiện. Nếu nó hướng con người đến từ bi thì là chánh pháp, nếu ngược lại thì là tà pháp. Tuy nhiên, theo Pháp nào thì phải tập trung mạnh vào Pháp đó, chớ sao nhãng. Quan trọng nữa đó là tâm "khiêm tốn". Thà biết đủ để thực hành cho trọn cái Pháp đó, còn hơn biết nhiều mà thừa.

TL: Thông minh quá khó đắc đạo. Ngu thì dễ đắc đạo nhưng cũng dễ thành ma

Đã gửi: 15:55, 09/06/24
gửi bởi Tôn Ngộ Không !!!
Quan điểm của Lão Tôn thì thế giới siêu hình ở trong tâm mỗi người, tin có thì là có, không tin có thì là không. Tin vào lòng từ bi thì về với cõi từ bi, tin vào tranh đấu sân hận thì về với cõi đó. Tin ở đây là đức tin, gắn liền với thực hành chứ không phải nói mồm. Nói tin Phật mà làm ăn trộm thì không thể về với Phật.
_________________________________

Riêng thế giới vật chất con voi không thể bảo là là con lạc đà, thế giới này quản lý bên ngoài được.

TL: Thông minh quá khó đắc đạo. Ngu thì dễ đắc đạo nhưng cũng dễ thành ma

Đã gửi: 13:48, 10/06/24
gửi bởi Tôn Ngộ Không !!!
Nếu tôi ở trong tu viện thì khả năng tôi cũng là Thích Thông Lạc tiếp theo

Tôi tự biết vậy nên lao ra sóng gió cuộc đời mà tu, thực hành theo lời thánh nhân dạy, xem bên ngoài bão tố thế mà lòng có bình an không?

Nếu bình an trong mọi sự thì tôi vẫn là người thực tế chứ không phải do mắc vào tưởng tri.

TL: Thông minh quá khó đắc đạo. Ngu thì dễ đắc đạo nhưng cũng dễ thành ma

Đã gửi: 16:16, 10/06/24
gửi bởi Tôn Ngộ Không !!!
thầy Thích Chân Quang tôi thấy rất đáng thương hại. Vì tôi ngồi trong cái xó này viết bài mà còn sinh tâm mạn, huống gì là ổng ngồi giữa ngàn người. Nếu đặt tôi ở vị trí của ổng, tôi cũng thành ngưu ma vương.

Phước phải lớn mới được ngồi ghế thượng tọa nhưng vì cái ghế đó mà sinh hoạ thì có còn gọi là phước không

Trong khi đó, bà già nghèo khổ, phát tâm từ bi, cho người khác 1 đồng, phước lớn như biển rồi

Vậy phước hay hoạ cũng như 2 mặt của đồng xu tung lên tung xuống, mong cầu làm gì

Bỏ vào KHÔNG hết!

TL: Thông minh quá khó đắc đạo. Ngu thì dễ đắc đạo nhưng cũng dễ thành ma

Đã gửi: 17:33, 10/06/24
gửi bởi Tôn Ngộ Không !!!
Khà khà !

Lão Tôn rất lười học nhưng lại ngộ. Theo quan điểm Phật giáo là kiếp trước tu rồi, theo quan điểm của Thiên Chúa giáo thì là tiếng nói của thần khí.

Tóm lại, gọi thế nào thì cũng hướng đến việc trong đời này là “ hành động “ . Muốn hành đạo Bố Thi thì phải có khoa quyền Lộc và tâm là Kị.

Ví dụ: không có bằng cấp thần học ( Khoa ) như Lão Tôn ra đời giảng pháp là bị pháp luật bế đi ngay.

Ví dụ: bố thí tài của ( Lộc) , người phải có phước kiếm được tiền thì mới bố thí được

Ví dụ: muốn làm được các tổ chức tạo ra phúc lợi thì phải có Quyền

Tâm là kỵ , không phải là đố kị đâu nhé. Kỵ ở đây là che giấu cái tâm. Khoe ra ngoài là thành tham hết. Tâm lộ là toang hết, chả tu được gì nữa

Ví dụ: làm việc tốt xong đi khoe với mọi người mình là người tốt thì mình không thật nữa

Các thầy tham khảo nhé!

TL: Thông minh quá khó đắc đạo. Ngu thì dễ đắc đạo nhưng cũng dễ thành ma

Đã gửi: 18:18, 10/06/24
gửi bởi Tôn Ngộ Không !!!
Khà khà ! Ví dụ trên chỉ là mượn làm ví dụ cho hành Pháp, cũng như thân tứ đại này cũng dùng để hành Pháp

Tử vi xem được thân tứ đại chứ không thể xem được “thánh pháp”. Phát tâm từ bi để thực hành , coi chúng sinh như một thì 12 cung sập rồi

Topic này là topic tâm huyết nhất của Lão Tôn, phải trải qua bao nhiêu nỗi đau của tham sân si mới bừng tỉnh, nở hoa được :x

TL: Thông minh quá khó đắc đạo. Ngu thì dễ đắc đạo nhưng cũng dễ thành ma

Đã gửi: 18:45, 10/06/24
gửi bởi Tôn Ngộ Không !!!
Sống thế này mới thật là sống. :D tuyệt vời

Trong mắt Lão Tôn , đây mới thật sự là lý tưởng
https://youtube.com/shorts/ZpsaIFmee7M? ... -v6U5-FSuh

TL: Thông minh quá khó đắc đạo. Ngu thì dễ đắc đạo nhưng cũng dễ thành ma

Đã gửi: 19:58, 10/06/24
gửi bởi Tôn Ngộ Không !!!
Tôn Ngộ Không !!! đã viết: 18:18, 10/06/24 Khà khà ! Ví dụ trên chỉ là mượn làm ví dụ cho hành Pháp, cũng như thân tứ đại này cũng dùng để hành Pháp

Tử vi xem được thân tứ đại chứ không thể xem được “thánh pháp”. Phát tâm từ bi để thực hành , coi chúng sinh như một thì 12 cung sập rồi

Topic này là topic tâm huyết nhất của Lão Tôn, phải trải qua bao nhiêu nỗi đau của tham sân si mới bừng tỉnh, nở hoa được :x
Bước chân của thánh nhân và bước chân của phàm nhân đều giống nhau nhưng tâm thì khác nhau. Nói rõ thêm để các thầy không bị ngộ logic

Để ý mấy năm trước, tâm thức của Lão Tôn cũng chỉ bằng những người đang than thở, sân si ở mục tử vi . Vậy mà giờ đã tiến xa quá rõ ràng :D

Quyết đời này phải thoát khỏi luân hồi, đắc quả từ bi

Tạm biệt. Hi vọng ai hữu duyên vào đọc

TL: Thông minh quá khó đắc đạo. Ngu thì dễ đắc đạo nhưng cũng dễ thành ma

Đã gửi: 22:23, 10/06/24
gửi bởi Tôn Ngộ Không !!!
À quên! Đừng nhầm thực hành đạo Chúa với bồ tát đạo nhé

Sở dĩ tôi vừa nói tới Phật rồi nói tới hành pháp từ bi mà tránh nói tới bồ tát là để không bị nhầm lẫn. Phật là cách gọi chung cho người giác ngộ. Riêng

Thực hành theo Chúa mang tính tập thể rất cao như gia đình, tổ chức. Ngài từng nói “anh em không như trẻ nhỏ thì không vào nước trời “, “hãy mang trẻ nhỏ đến gần thầy “ ,
“đứa nào làm hại đến trẻ nhỏ thì cột đá vào cổ rồi quăng xuống biển”

Thực hành bồ tát đạo mang tính cá nhân. Dù cũng là hướng đến từ bi

Bye được rồi