Trang 1 trên 1

NGHIỆP BÁO

Đã gửi: 18:56, 27/10/11
gửi bởi baochinh87
Khi Đức Phật dạy rằng người ta là chủ nhân của chính mình, rằng tất cả tùy thuộc vào mình, có nghĩa là hạnh phúc và khổ đau đến từ những hành vi tốt và không tốt, rằng chúng hun đúc thành không phải từ bên ngoài mà ở nơi sâu xa nhất của chính mình.

Hạnh phúc và khổ đau lưu xuất từ những hành động quá khứ của chúng ta. Để định nghĩa nghiệp (karma) trong vài chữ, người ta có thể nói: hãy làm tốt, tất cả sẽ tốt; nếu làm xấu, tất cả sẽ xấu.
Karma - nghiệp - có nghĩa là "hành động". Nó hoạt động theo ba mặt: thân, lời, và ý. Nó sản sinh ra ba loại hậu quả: xấu, không xấu và trung tính, và diễn ra trong hai thời: trước tiên người ta nghĩ đến điều sắp làm, đó là hành động ý định, rồi những động lực tâm thức hiện thực thành một hành vi thân xác hay lời nói, đó là hành động cố ý.
Ví dụ, trong lúc này, khi phát biểu với một ý định nào đó, tôi hoàn thành một hành động thuộc về lời nói, vậy thì tôi cất chứa nghiệp. Với những cử chỉ của hai tay tôi, tôi làm sinh ra nghiệp về thân xác. Tính chất tích cực hay tiêu cực của những hoạt động này tùy thuộc động lực kích động tôi. Nếu động lực là trong sạch, nghĩa là nếu tôi nói với các bạn với sự thành thật, tôn trọng, trong một tinh thần vị tha, thì những hành vi của tôi sẽ tốt. Nếu tôi bị thúc đẩy bởi kiêu căng, thù hận, nói ác..., những hành động thân và lời của tôi sẽ trở nên không tốt.
Những hành vi thường xuyên được sản sinh ra như vậy. Khi lời nói là sự biểu lộ của những động lực tốt đẹp, một không khí thân ái được thiết lập, nhưng vượt qua khỏi kết quả tức thời này, hành động để lại một dấu vết trong tâm thưỏc diễn giả, dẫn khởi những hậu quả vui sướng trong tương lai. Nếu những lời nói của diễn giả che giấu một hậu ý gây tác hại, một không khí thù nghịch được thiết lập tức thì, với những hậu quả buồn thảm mai sau.
Khi Đức Phật dạy rằng người ta là chủ nhân của chính mình, rằng tất cả tùy thuộc vào mình, có nghĩa là hạnh phúc và khổ đau đến từ những hành vi tốt và không tốt, rằng chúng hun đúc thành không phải từ bên ngoài mà ở nơi sâu xa nhất của chính mình. Cái nhìn này cho một cảnh trạng thực tiễn trong việc hàng ngày: khi tương quan giữa nhân và quả được thiết lập, người ta không cần nữa một ông cảnh sát nào để bắt buộc chúng ta phải cẩn trọng; lương tri sẽ thay thế chỗ ấy. Ví dụ, hãy giả thiết ở đây có một mớ tiền hay một viên ngọc quý và không có ai cả ở chung quanh, các bạn có thể dễ dàng chiếm lấy nó. Nhưng nếu các bạn biết rằng toàn bộ trách nhiệm về tương lai của các bạn đang nằm trong tay của các bạn, các bạn sẽ không làm thế.
Trong xã hội hiện đại, mặc dù những hệ thống cảnh sát rất phức tạp và kỹ thuật chúng ta rất cao, những hành vi khủng bố xảy ra cũng không kém. Một mặt, những người này dùng những phương tiện an ninh tối tân nhất để làm thất bại những kẻ mà ở mặt kia lại trở nên còn sáng tạo hơn trong việc thực hiện những trọng tội của họ. Người gìn giữ hòa bình thực sự duy nhất là nơi chính mình. Chính đó là "người canh đêm" ý thức về trách nhiệm của mình trong cái liên hệ đến tương lai của nó và nó quên chính mình cho hạnh phúc của tất cả.
Về phương diện thực hành, sự kiểm soát tốt nhất tội phạm là sự kiểm soát mà mỗi người thi hành trên chính mình. Sự thay đổi bên trong là cái có thể chấm dứt cho sự phạm tội và thiết lập hòa bình xã hội, nhưng nó đòi hỏi tự hiểu biết chính mình. Lý thuyết Phật giáo về sự tự trách nhiệm là đặc biệt thích đáng; nó dẫn đến tự hỏi và tự chế phuốc đồng thời trong lợi ích của riêng mình và trong lợi ích của người khác.
Về những hệ quả khác nhau của hành động, chúng cũng cần được nghiên cứu sâu. Một trong số đó được gọi là "quả của sự kết trái". Giả sử, sau một hành vi xấu, một người nào đó chuyển đến trong một hóa thân xấu, dưới hình thức thú vật chẳng hạn; sự tái sinh này là một kết quả của sự kết trái mà nguyên nhân ngược về một đời nào trước đó. Cũng có cái mà người ta gọi là "kinh nghiệm về quả tương tự với nhân". Đây là một trường hợp: hãy tưởng tượng rằng, sau khi di chuyển vào một tái sinh không may mắn sau một tội lỗi, các bạn tái sinh làm người, cuộc đời của các bạn sẽ ngắn ngủi: quả (một cuộc đời ngắn ngủi) với tư cách là cái được kinh nghiệm, tương tự với nhân (sự kiện đã rút ngắn cuộc đời người khác). Cũng có một hiện tượng gọi là "quả của sự hồi sinh bị điều kiện hóa" để có thể làm sáng tỏ sự kiện tự nhiên có khuynh hướng làm hại cùng loại hành động xấu như giết chẳng hạn.
Nhưng ví dụ này cũng áp dụng - trong những hậu quả ngược lại - cho kết quả của những hành vi tốt. Còn phải kể những hành động làm tập thể, mà những hệ quả của chúng được mọi thành viên kinh nghiệm. Trong trường hợp này, một toàn bộ những cá nhân có thể cùng được chuyển sinh để chia sẻ với nhau cùng một môi trường, cảnh giới nào đó.

TL: NGHIỆP BÁO

Đã gửi: 08:59, 28/10/11
gửi bởi baochinh87
Vòng xoáy của nghiệp lực


Người Phật tử vẫn thường quán niệm hàng ngày về sự vô thường của đời người như bọt nước, như sương buổi sớm mai, như hoa đốm giữa hư không, tồn tại, hiện hữu và mất mát trong từng sát na, huyễn mộng và không thể nắm giữ được. Nhưng khi đối diện với thực tế, với những gì đang xẫy ra, tiếp cận với và cho chính mình, quả là một trò đùa của nghiệp lực…

Sao lại gọi ta lúc đêm khuya về

sau thời kinh, thiền toạ

cho cơn đau nào chợt đến

gặm nhắm thân thể

có phải là trùng khơi sóng chuyển

có phải là vũ trụ chuyển mình

có phải là đất trời lên cơn giận

ta lặng im,

cơn đau dồn dập

nghe chừng hơi thở như ngưng bặt

mắt nhắm nghiền

ôm vùng bụng nóng ran

như chờ như đợi,

chia cách từng tế bào

như muốn xé thân thể vỡ ra từng mảnh

đôi tay, xin chắp lại

gọi thầm hơi thở,

niệm tên Bồ tát của lòng Từ

Nam mô Bổn tôn Quán Thế Âm Bồ tát…



Không thể đặt lưng nằm xuống giường đươc, khi cơn đau oà đến, cấu xé trên vùng bụng nóng ran. Tôi đã im lặng, nhìn thấy cái vô thường có mặt, có thể đem sinh mạng ra đi bất chợt, về một nơi chốn nào đó. Tại sao vậy? Chỉ vừa cách đây khoảng nửa giờ, tôi rất là bình thường, không một triệu chứng gì báo hiệu trước. - Đó có phải là sự chuyển đổi, không thể kiểm soát được của làn sóng sinh diệt, của sự mỏng manh của các pháp, của tuồng ảo hoá (mãya), của một kiếp người.

Người Phật tử vẫn thường quán niệm hàng ngày về sự vô thường của đời người như bọt nước, như sương buổi sớm mai, như hoa đốm giữa hư không, tồn tại, hiện hữu và mất mát trong từng sát na, huyễn mộng và không thể nắm giữ được. Nhưng khi đối diện với thực tế, với những gì đang xẫy ra, tiếp cận với và cho chính mình, quả là một trò đùa của nghiệp lực…

TL: NGHIỆP BÁO

Đã gửi: 22:53, 28/10/11
gửi bởi baochinh87
Vòng xoáy của nghiệp lực (tiếp theo)



nếu em đếm được bước chân vô thường

trên dốc đồi của của cuộc đời

có những cơn mưa đổ xuống

tạo thành các hạt bong bóng

nhiều sắc màu thật đẹp

sẽ dễ vỡ, tan biến

hoà theo dòng nước của cuộc sống

những hơi sương buổi sáng

loãng dần trong nắng sáng

một ngày về thanh tịnh

từng lá cây lìa cành

trải dài rong rêu trên con đường

có phải đep lắm không

sự nhiệm mầu của các pháp

có mặt, chia sẻ,

cùng nhau phơi bày lời thuyết pháp

ngôn ngữ biểu hiện của chân tâm

một hơi thở

một niệm khởi lên

à, như vậy, cũng là một đời người …



- Bác sĩ hãy cho tôi biết sự thực về bệnh tình của tôi. Sống đến từng tuổi nầy, có sống thêm cũng đủ, mà đời có ngắn hơn thì cũng đã xong. Tôi là người Phật tử, nên thường quán niệm về kiếp sống ngắn ngủi, vì ai rồi cũng phải ra đi, không sớm thì muộn.

- Theo kết quả mà tôi có được, sau khi thử máu, CAT Scan, soi ruột …, và theo kinh nghiệm, anh có thể sống từ 3 đến 6 tháng, vì bệnh của anh đã qua Part 4 (giai đoạn cuối).



Tôi hơi giật mình với lời nói của Bác sĩ về kết quả nầy, dù cũng đã chuẩn bị tinh thần để đối diện, chấp nhận, nhưng chủ quan về đời sống tinh thần cũng như sự điều độ dinh dưỡng, thực tập thiền mật mỗi ngày trong nhịp sống của mình, có thể hoá giải được nhiều việc. Cho nên, nếu bệnh tình trầm trọng đến như vậy, quả là một nghiệp lực đã chin mùi, cần xuật hiện để cảnh tỉnh.

- Cám ơn Bác sĩ. Như vậy đã đủ để tôi có thể sắp xếp lại gia đình, cuộc đời và những gì liên hệ.

Người hành giả tu tập thường cầu biết trước giờ chết, nay mình chưa biết trước giờ ra đi, những cũng đã nắm được khoảng thời gian cần thiết, cho phép.

TL: NGHIỆP BÁO

Đã gửi: 13:27, 01/11/11
gửi bởi baochinh87
Thời gian thai nghén - Trao truyền

Mẹ truyền cho ta tất cả tinh ba của mẹ bằng chất liệu di thể nằm trong một cái trứng với con số hai mươi ba nhiễm sắc thể. Cộng với hai ba nhiễm sắc thể của cha, ta trở một em bé có đầy đủ chất năng của một con người. Trong thời gian thai nghén, mẹ lại tiếp tục truyền trao tình cảm, suy tư, tài năng và sức sống cho ta. Bởi vậy, mẹ suy nghĩ những gì, cảm giác ra sao đều có ảnh hưởng một cách sâu đậm tới thai nhi. Mẹ ăn thì ta ăn, mẹ uống thì ta uống, mẹ vui thì ta vui, mẹ cười thì ta cười… Vì thế, các bà mẹ có mang em bé phải hết sức cẩn thận trong cách ăn uống, nói năng, suy tư và cảm giác, bởi tương lai của con tùy thuộc vào phẩm chất của đời sống người mẹ trong thời gian ấy.
Hoặc ta đã được sinh ra rồi, mẹ vẫn thường mang sau lưng hay ẵm trước bụng, do đó, sự sống của mẹ vẫn không ngừng thấm vào thân tâm nhạy bén của ta. Tuổi thơ là một tờ giấy trắng. Dù một dấu nhỏ hay một nét mờ cũng đều in đậm vào tâm hồn em bé. Như vậy, muốn trả lời câu hỏi “ta sẽ đi về đâu?” thì ta cũng phải nhìn lại lúc còn thai nghén và thời gian thơ ấu. Ta sinh ra từ thời điểm nào? Thanh bình hay loạn lạc. Ta đã từng sống với những ai? Cách nói năng, suy tư và hành xử của cha mẹ, anh chị em, bạn bè và thầy cô giáo đều ảnh hưởng tới ta.
Nhìn như thế, ta thấy rằng biệt nghiệp không còn là riêng lẻ. Tất cả những gì ta nghĩ là riêng biệt thật sự đều do ông bà, cha mẹ, bạn bè, học đường, xã hội trao truyền và tưới tẩm. Cho nên trong nghiệp riêng luôn có nghiệp chung. Vui thì vui chung, buồn thì buồn chung…

TL: NGHIỆP BÁO

Đã gửi: 13:28, 01/11/11
gửi bởi baochinh87
Thời gian thai nghén - Trao truyền ( tiếp theo )

Nhận thức rằng có một bản ngã riêng biệt thì không đúng với cách nhìn của di truyền học. Con là con. Cha là cha. Con cái không phải là cha mẹ. Tới mười tám tuổi, con có quyền tự lập, có thể thoát ly gia đình để sống đời sống riêng tư là lối sống trái ngược lại với sự thật về di truyền và huân tập. Bởi thế, đời sống cá nhân thường gây ra mặc cảm cô đơn, lạc loài và thiếu thốn. Từ đó, nó tạo nên sự xáo trộn trong tâm hồn của con người. Lối sống này không phù hợp với đường hướng của sự trao truyền và liên hệ mật thiết của những người trong gia đình, dòng họ, xã hội. Nhìn cho sâu sắc, ta không thấy có một cái gì gọi là riêng biệt. Biệt có nghĩa là cứng ngắt, riêng biệt, không có dính líu với ai, không có ảnh hưởng tới mọi hiện tượng chung quanh. Trong khi đó, chất liệu di thể (gene) trong ta đã được trao truyền từ cha mẹ, ông bà, tổ tiên và nhiều thế hệ đi trước. Vì vậy, sự sống là một dòng sinh mệnh chuyển biến liên tục từ ngàn xưa tới ngàn sau, từ những phân tử bé nhỏ cho đến ngân hà đại địa. Ta đi về đâu thì cha mẹ, ông bà, tổ tiên và xã hội cũng đi về đó.
Di truyền học gọi hạt giống là những nhiễm sắc thể (chromosome) hay là di thể (gene). Vui buồn, thương ghét, hạnh phúc, lo âu, tài ba, thất vọng đều có mặt trong tàng thức. Nhờ có sự truyền trao, cho nên ta mới có con có cháu trong tương lai. Cho nên, không có một cái gì gọi là riêng biệt như là một bản ngã cô lập. Vậy thì, ai sẽ chết và cái gì sẽ lên đường để đi về tương lai? Nếu không hiểu được bản chất đích thực của con người thì ta không thể trả lời được câu hỏi nhức nhối này. Chữ ‘ta’ làm chủ từ trong câu hỏi là một nhận thức sai lầm, vì thế nó không cần phải có câu trả lời. Do vậy, ta đã không trả lời câu hỏi ấy một cách trực tiếp mà cùng nhau quán chiếu để thấy cái vô lý và sai lầm của một cá thể riêng biệt. Gọi là ta, là nghiệp riêng, là bản ngã.
Vì vậy, tu tập không thể nào tách rời bản thân ra khỏi môi trường chung quanh. ‘Ông tu ông đắc, bà tu bà đắc’ là câu tuyên bố chỉ đúng một phần nhỏ, bởi đời sống của ta tùy thuộc rất nhiều ở hoàn cảnh, thầy bạn, tu viện, gia đình và xã hội. Cho dù, ta cố gắng tu tập hết lòng mà xã hội bạo động, bạn bè nói xấu, anh em bất hòa thì tâm ta cũng không thể nào yên ổn và nhẹ nhàng trọn vẹn.
Trong sự huân tập, cha mẹ, ông bà, tổ tiên, bạn bè và thầy cô gieo vào tàng thức ta nhiều hạt giống. Chúng xấu hay tốt đều tùy theo cách tiếp nhận, lối suy tư và thái độ sống của ta. Hai em học trò cùng trong một lớp, em hạnh phúc, thích lớp học, thương cô giáo. Ngược lại em kia đau khổ, cảm thấy chán nản, tù túng trong lớp học. Một gia đình có hai người con. Người này sinh ra thật hạnh phúc, biết ơn nghĩa đối với cha mẹ. Còn người kia không cảm thấy hạnh phúc, mà lại có nhiều hờn oán, trách móc cha mẹ nên không biết ơn nghĩa gì cả. Điều này chứng tỏ hoàn cảnh chỉ là phần phụ thuộc. Cách tiếp nhận và thái độ hành xử mới là điều kiện quan trọng. Do thế, hạnh phúc hay khổ đau, lành hay dữ, nhẹ nhàng hay nặng nề đều do sự trao truyền và tiếp nhận.