Sách Trung Dung mỗi tuần
Đã gửi: 09:18, 19/07/12
Dịch giả: Đoàn Trung Còn. Nhà xuất bản Thuận Hóa.
Bài tựa
Cũng như sách Đại Học, sách Trung Dung nguyên trong bộ Lễ Ký. Đến đời nhà Tống, vào khoảng thế kỷ 11, 12 mấy nhà nghiên cứu Nho giáo mới gom Đại Học, Trung Dung, với Luận Ngữ, Mạnh Tử mà làm thành bộ Tứ Thư.
Sách Trung Dung tất cả 33 chương, có hai phần:
A. Phần thứ nhất từ chương 1 đến chương 20 là phần chính. Ấy là những lời lẽ cao siêu, thâm thúy của đức Thánh Khổng dạy chư môn đệ tử về cái đạo lý Trung Dung khiến cho người thường: Tổn, Dưỡng, Tinh, Sát cái tâm, thường giữ nó ở mức Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Như vậy được thì hòa với vạn vật, hạp với lòng trời mà mình trở nên bậc Quân tử, Thánh nhơn vậy.
B. Phần thứ hai từ chương 21 đến chương 33 là phần phụ, chứa những ý kiến của ông Tử Tư giải cho người ta hiểu cái đạo Trung Dung cho minh bạch thêm.
Tích sách Trung Dung ra thế nào? Đức Khổng Tử là bậc khéo xét mình, lúc nào cũng giữ cho tâm ý, lời lẽ và hành động đều được trung chánh, thuận hòa. Ngài thường đem những lẽ đạo ấy mà dạy chư đệ tử. Trong các vị này, ông Tăng Tử được sở truyền nhiều hơn hết. Đến chừng ông Tăng Tử đi dạy học trò, thì ông lại đem thuyết Trung Dung mà truyền cho ông Tử Tư. Ông này là cháu nội đức Thánh Khổng, tên là Cấp, con ông Bá Ngư. Ông Tử Tư bèn chép thành sách, có phụ thêm ý kiến của mình.
Học thuyết của Đạo Trung Dung rất cao, rộng. Nhà tu học phải nghiệm xét theo đó mà hành mãi. Cho đến bậc Thánh nhơn mà hành còn chưa hết thay! Học thuyết ấy có phần giống với lý Trung Đạo của nhà Phật. Đức Phật Thích Ca từng khuyên tín đồ tránh xa hai lối cực đoan: Đừng sa ngã vào nơi dục lạc mà hại thân thể; đừng khư khư chịu khổ - hạnh mà hại tâm trí; lúc nào ý kiến, lời nói, việc làm, đời sống, cuộc tinh tấn, ý niệm và ý định đều phải giữ cho chơn chánh, từ hòa. Như vậy được ắt sẽ thành Thánh, thành Phật. Đức Thánh Khổng dạy đệ tử nên tránh xa cái sự thái quá và sự bất cập, đừng để cái tâm chênh lệch qua nẻo tà, ác, tham lam; phải cố gắng theo những đức Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, đặng giữ mình và xử đời. Như vậy được, ắt trở nên bậc Quân tử, Thánh nhơn
Vậy thì, bởi thuyết Trung Dung và Trung Đạo, hai bậc Thầy Tổ gần với nhau; mà những hàng môn của hai Giáo cũng có lắm phần hạp với nhau trong sở hành nữa vậy.
Kính tựa: Đoàn Trung Còn
Bài tựa
Cũng như sách Đại Học, sách Trung Dung nguyên trong bộ Lễ Ký. Đến đời nhà Tống, vào khoảng thế kỷ 11, 12 mấy nhà nghiên cứu Nho giáo mới gom Đại Học, Trung Dung, với Luận Ngữ, Mạnh Tử mà làm thành bộ Tứ Thư.
Sách Trung Dung tất cả 33 chương, có hai phần:
A. Phần thứ nhất từ chương 1 đến chương 20 là phần chính. Ấy là những lời lẽ cao siêu, thâm thúy của đức Thánh Khổng dạy chư môn đệ tử về cái đạo lý Trung Dung khiến cho người thường: Tổn, Dưỡng, Tinh, Sát cái tâm, thường giữ nó ở mức Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Như vậy được thì hòa với vạn vật, hạp với lòng trời mà mình trở nên bậc Quân tử, Thánh nhơn vậy.
B. Phần thứ hai từ chương 21 đến chương 33 là phần phụ, chứa những ý kiến của ông Tử Tư giải cho người ta hiểu cái đạo Trung Dung cho minh bạch thêm.
Tích sách Trung Dung ra thế nào? Đức Khổng Tử là bậc khéo xét mình, lúc nào cũng giữ cho tâm ý, lời lẽ và hành động đều được trung chánh, thuận hòa. Ngài thường đem những lẽ đạo ấy mà dạy chư đệ tử. Trong các vị này, ông Tăng Tử được sở truyền nhiều hơn hết. Đến chừng ông Tăng Tử đi dạy học trò, thì ông lại đem thuyết Trung Dung mà truyền cho ông Tử Tư. Ông này là cháu nội đức Thánh Khổng, tên là Cấp, con ông Bá Ngư. Ông Tử Tư bèn chép thành sách, có phụ thêm ý kiến của mình.
Học thuyết của Đạo Trung Dung rất cao, rộng. Nhà tu học phải nghiệm xét theo đó mà hành mãi. Cho đến bậc Thánh nhơn mà hành còn chưa hết thay! Học thuyết ấy có phần giống với lý Trung Đạo của nhà Phật. Đức Phật Thích Ca từng khuyên tín đồ tránh xa hai lối cực đoan: Đừng sa ngã vào nơi dục lạc mà hại thân thể; đừng khư khư chịu khổ - hạnh mà hại tâm trí; lúc nào ý kiến, lời nói, việc làm, đời sống, cuộc tinh tấn, ý niệm và ý định đều phải giữ cho chơn chánh, từ hòa. Như vậy được ắt sẽ thành Thánh, thành Phật. Đức Thánh Khổng dạy đệ tử nên tránh xa cái sự thái quá và sự bất cập, đừng để cái tâm chênh lệch qua nẻo tà, ác, tham lam; phải cố gắng theo những đức Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, đặng giữ mình và xử đời. Như vậy được, ắt trở nên bậc Quân tử, Thánh nhơn
Vậy thì, bởi thuyết Trung Dung và Trung Đạo, hai bậc Thầy Tổ gần với nhau; mà những hàng môn của hai Giáo cũng có lắm phần hạp với nhau trong sở hành nữa vậy.
Kính tựa: Đoàn Trung Còn