Thuật ngữ "tiểu thuyết" ở Trung Quốc
Đã gửi: 09:56, 13/10/09
Hai từ “tiều thuyết” vốn đã không xa lạ với những ai mê đọc sách. Vậy thì nguồn gốc của tiểu thuyết bắt đầu từ đâu? Xin thưa là Việt Nam chịu ảnh hưởng khá mạnh mẽ từ Trung Quốc, nên ta làm một cuộc hành trình nho nhỏ tới Trung Quốc để tìm hiểu nha
- Hai tiếng "tiểu thuyết" xuất hiện rất sớm trong quá trình lịch sử Trung Quốc và ý nghĩa của nó cũng chuyển biến qua các thời kỳ. Đầu tiên là trong thiên "Ngoại vật" của Trang Tử, ông cho rằng "đem tiểu thuyết để nâng cao giá trị diễn đạt thì nó còn thấp xa" -> buồn nhỉ:( , vì thời điểm này người ta đánh giá thấp tiểu thuyết, đó chỉ là những lời lẽ vụn vặt, vu vơ, kém chất lượng.
- Khổng Tử (Luận ngữ) gọi tiểu thuyết là "tiểu đạo", tức là lối hẹp. Tuân Tử (Thiên Chính danh) thì gọi là "lời trau chuốt của hạng tác gia nhỏ". Từ đó ta thấy tiểu thuyết lúc mới xuất hiện không được xem trọng, không hợp với vấn đề to tát, cao siêu, nghe qua rồi bỏ
- Đến thời Đông Hán thì tiểu thuyết bắt đầu có chuyển biến. Hoàn Đàm cho rằng "Nhà tiểu thuyết dồn góp những lời thông thường, dùng lối bàn dễ hiểu, viết nên những tác phẩm ngắn để sửa mình, bàn việc nhà, có lời lẽ đáng xem". Và đây cũng là thời xuất hiện khái niệm "tiểu thuyết gia". Trong "Hán thư" của Ban Cố nêu 10 loại tác gia, và may mắn thay tiểu thuyết gia được xếp vào loại chót, dù sao vậy cũng may mắn lắm rồi. Ban Cố quan niệm về tiểu thuyết là không viết những tư tưởng sâu sắc và cũng không viết sách đào sâu về lịch sử.
- Sang đời Tống, khi nghệ thuật kể chuyện phát triển và tiểu thuyết rất có ảnh hưởng đến nghệ thuật kể chuyện. Lúc này tiểu thuyết chia làm 2 loại là tiểu thuyết bạch thoại và tiểu thuyết văn ngôn. Và tiểu thuyết bắt đầu đưọc xem trọng.
- Thời cận đại, Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu coi tiểu thuyết là khái niệm văn học chính thức, đẩy mạnh việc dịch tiểu thuyết nước ngoài, cuối cùng hình thành quan niệm tiểu thuyết hiện đại. Đó là dưới 50 trang: truyện ngắn, từ 50-200 trang: truyện vừa, trên 200 trang: truyện dài. Lương Khải Siêu là người mở ra cho tiểu thuyết một chương mới. Ông nhấn mạnh tác dụng có thể đổi mới cho dân một nước bằng văn học, đặc biệt là tiểu thuyết.
Bốn bộ tứ đại kỳ thư nổi tiếng của Trung Quốc đưọc xếp vào trường thiên tiểu thuyết ở thời Minh Thanh đó là Tây Du Ký, Hồng Lâu Mộng, Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa và Liêu Trai Chí Dị. Chắc là mọi người xem phim nhiều hơn là đọc bốn bộ tiểu thuyết này
- Hai tiếng "tiểu thuyết" xuất hiện rất sớm trong quá trình lịch sử Trung Quốc và ý nghĩa của nó cũng chuyển biến qua các thời kỳ. Đầu tiên là trong thiên "Ngoại vật" của Trang Tử, ông cho rằng "đem tiểu thuyết để nâng cao giá trị diễn đạt thì nó còn thấp xa" -> buồn nhỉ:( , vì thời điểm này người ta đánh giá thấp tiểu thuyết, đó chỉ là những lời lẽ vụn vặt, vu vơ, kém chất lượng.
- Khổng Tử (Luận ngữ) gọi tiểu thuyết là "tiểu đạo", tức là lối hẹp. Tuân Tử (Thiên Chính danh) thì gọi là "lời trau chuốt của hạng tác gia nhỏ". Từ đó ta thấy tiểu thuyết lúc mới xuất hiện không được xem trọng, không hợp với vấn đề to tát, cao siêu, nghe qua rồi bỏ
- Đến thời Đông Hán thì tiểu thuyết bắt đầu có chuyển biến. Hoàn Đàm cho rằng "Nhà tiểu thuyết dồn góp những lời thông thường, dùng lối bàn dễ hiểu, viết nên những tác phẩm ngắn để sửa mình, bàn việc nhà, có lời lẽ đáng xem". Và đây cũng là thời xuất hiện khái niệm "tiểu thuyết gia". Trong "Hán thư" của Ban Cố nêu 10 loại tác gia, và may mắn thay tiểu thuyết gia được xếp vào loại chót, dù sao vậy cũng may mắn lắm rồi. Ban Cố quan niệm về tiểu thuyết là không viết những tư tưởng sâu sắc và cũng không viết sách đào sâu về lịch sử.
- Sang đời Tống, khi nghệ thuật kể chuyện phát triển và tiểu thuyết rất có ảnh hưởng đến nghệ thuật kể chuyện. Lúc này tiểu thuyết chia làm 2 loại là tiểu thuyết bạch thoại và tiểu thuyết văn ngôn. Và tiểu thuyết bắt đầu đưọc xem trọng.
- Thời cận đại, Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu coi tiểu thuyết là khái niệm văn học chính thức, đẩy mạnh việc dịch tiểu thuyết nước ngoài, cuối cùng hình thành quan niệm tiểu thuyết hiện đại. Đó là dưới 50 trang: truyện ngắn, từ 50-200 trang: truyện vừa, trên 200 trang: truyện dài. Lương Khải Siêu là người mở ra cho tiểu thuyết một chương mới. Ông nhấn mạnh tác dụng có thể đổi mới cho dân một nước bằng văn học, đặc biệt là tiểu thuyết.
Bốn bộ tứ đại kỳ thư nổi tiếng của Trung Quốc đưọc xếp vào trường thiên tiểu thuyết ở thời Minh Thanh đó là Tây Du Ký, Hồng Lâu Mộng, Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa và Liêu Trai Chí Dị. Chắc là mọi người xem phim nhiều hơn là đọc bốn bộ tiểu thuyết này
