Chiêm bái tượng Phật Ngọc ở Phật Tích-Từ Sơn (Phóng sự ảnh)
Đã gửi: 16:47, 20/05/09

Tượng Phật Ngọc được đặt tại Chùa Hoằng Pháp
Câu chuyện về pho tượng Phật Ngọc lớn nhất thế giới.
(Sưu tầm http://www.baobinhduong.org.vn)
Chuyện kể rằng, đúng vào năm cuối niên kỷ thứ 2, tại đất nước Canada đã phát hiện ra một khối ngọc thạch vĩ đại nhất từ xưa đến nay. Khối ngọc thạch với màu xanh rực rỡ, hoàn toàn không tì vết, đã làm cho toàn thế giới phải kinh ngạc. Nguyên khối ngọc thạch nặng 18 tấn được gọi tên là Polar Price có nghĩa là “niềm kiêu hãnh của Bắc cực”. Khối ngọc được một nhà nghiên cứu đá quý lừng danh thế giới, ông Fred Ward khẳng định đây là một trong những “phát hiện quý giá nhất của thiên niên kỷ”.
Trong thế giới tâm linh, người ta thường tin rằng ngọc thạch chứa đựng nguồn năng lượng linh thiêng phi thường. Trước đó không lâu, Lạt Ma Zopa Rinpoche đã nằm mộng thấy một khối ngọc bừng sáng trên đất Canada, nên khi hay tin phát hiện khối ngọc thạch, vị Lạt Ma đã khuyến phát phật tử là ông Ian Green, hãy phát tâm mở cuộc vận động tạo tạc tượng phật từ khối ngọc có một không hai ấy và ông Ian Green đã hết sức vui mừng thực hiện. Thân phụ của ông này ngày trước đã cúng dường 50 mẫu đất cho vị Lạt Ma Yeshe để kiến lập một trung tâm Phật giáo đặt tên là Atisha. Tại đây, một ngôi Đại Bảo Tháp Đại Từ Bi - Mahabohi- Stupa đã ra đời.
Theo dòng thời gian, mọi việc thực hiện đều được thuận lợi thông suốt.Tháng 12-2006, khối ngọc 18 tấn được đưa từ Vancouver (Canada) về Bangkok (Thái Lan), giao cho Công ty Jade Thongtawee, do đích thân giám đốc Vanit Yotharvut giám sát tạc tượng, Lạt ma Zopa Rinpoche và chuyên gia Jonathon Partridge 4 lần điều chỉnh mẫu tượng.
Từ khối ngọc “Polar Pride” 18 tấn, trưởng tổ điêu khắc Jonathon Partridge xẻ ra hơn 4 tấn ngọc có chất lượng thượng hạng để tạc tượng. Đây là công đoạn tốn nhiều thời gian và tâm trí nhất của nhóm chế tác. Lưỡi cưa kim cương phải đi từng đường tỉ mỉ và dứt khoát để tảng ngọc không bị rạn, tỳ vết. Ngọc cắt xong lại trải qua nhiều quá trình chạm trổ, điêu khắc tinh vi và đánh bóng hàng trăm lần mới có được nước màu xanh thẫm lấp lánh dưới ánh nắng.
Đến cuối tháng 12-2008, pho tượng Phật Ngọc đã được hoàn thành và tiến hành các nghi lễ chú nguyện.
Giám đốc công ty chế tác tượng Jade Thongtawee, ông Vanit Yotharvut đã yêu cầu tuyệt đối không được để thất lạc bất cứ mảnh ngọc vụn nào trong quá trình xẻ ngọc Polar Pride. Hàng nghìn mảnh ngọc nhỏ sẽ được tiếp tục chế tác thành các món ngọc lưu niệm hoặc pháp khí nhỏ, để mọi người được thỉnh về một phần của Phật ngọc.
Từ khối ngọc “Polar Pride” 18 tấn, trưởng tổ điêu khắc Jonathon Partridge xẻ ra hơn 4 tấn ngọc có chất lượng thượng hạng để tạc tượng. Đây là công đoạn tốn nhiều thời gian và tâm trí nhất của nhóm chế tác. Lưỡi cưa kim cương phải đi từng đường tỉ mỉ và dứt khoát để tảng ngọc không bị rạn, tỳ vết. Ngọc cắt xong lại trải qua nhiều quá trình chạm trổ, điêu khắc tinh vi và đánh bóng hàng trăm lần mới có được nước màu xanh thẫm lấp lánh dưới ánh nắng.
Đến cuối tháng 12-2008, pho tượng Phật Ngọc đã được hoàn thành và tiến hành các nghi lễ chú nguyện.
Giám đốc công ty chế tác tượng Jade Thongtawee, ông Vanit Yotharvut đã yêu cầu tuyệt đối không được để thất lạc bất cứ mảnh ngọc vụn nào trong quá trình xẻ ngọc Polar Pride. Hàng nghìn mảnh ngọc nhỏ sẽ được tiếp tục chế tác thành các món ngọc lưu niệm hoặc pháp khí nhỏ, để mọi người được thỉnh về một phần của Phật ngọc.
Mặc dù đây không phải là tượng Phật Ngọc duy nhất và đầu tiên vì trước đó đã có các tượng danh tiếng khác như tượng ở chùa Shawedagon (Myanmar), tượng Phật Ngọc Lục Bảo ở Thái Lan, tượng ở chùa Ngọc Phật (Thượng Hải - Trung Quốc) nhưng so với các tượng trên, đây được xem là một trong những pho tượng Phật Ngọc lớn nhất thế giới, được tôn vinh là “Phật Ngọc cho hòa bình thế giới”. Với ý nghĩa đó, Phật Ngọc sẽ được triển lãm ở nhiều nước trên thế giới nhằm “thắp sáng toàn cõi thế gian, mang niềm an lạc, hạnh phúc đến mọi người, góp phần ngăn chặn những xung đột, tàn phá đang xảy ra ở khắp mọi nơi...”.
Lịch trình triển lãm tượng Phật Ngọc ở Việt Nam
- Từ ngày 13/3 -15/3: Chùa Quán Thế Âm (Non Nước, Đà Nẵng)
- Từ ngày 21/3 - 26/3: Chùa Đại Tùng Lâm (Bà Rịa Vũng Tàu)
- Từ ngày 29/3 – 5/4: Chùa Phổ Quang (Quận Tân Bình, TP. HCM)
- Từ ngày 9/4 – 24/4: Chùa Hoằng Pháp (Hóc Môn, TP. HCM)
- Từ ngày 1/5 – 10/5: Chùa Vạn An (Châu Thành, Đồng Tháp)
- Từ ngày 21/3 - 26/3: Chùa Đại Tùng Lâm (Bà Rịa Vũng Tàu)
- Từ ngày 29/3 – 5/4: Chùa Phổ Quang (Quận Tân Bình, TP. HCM)
- Từ ngày 9/4 – 24/4: Chùa Hoằng Pháp (Hóc Môn, TP. HCM)
- Từ ngày 1/5 – 10/5: Chùa Vạn An (Châu Thành, Đồng Tháp)
Tiếp theo cuộc hành trình từ Thành phố Hồ Chí Minh, tượng Phật Ngọc sẽ được trang trọng đặt tại Chùa Phật Tích - ngôi cổ tự, một trong những di tích lịch sử đặc biệt quốc gia được nhà nước xếp hạng. Chùa Phật Tích từng giữ một vai trò quan trọng trong lịch sử truyền bá Đạo Phật ở Việt Nam. Hiện nay chùa còn gìn giữ được những báu vật quốc gia như Pho tượng cổ A Di Đà bằng đá xanh nghìn năm tuổi, Hai hàng linh thú thời Lý, Di hài xá lợi nhục thân của thánh tổ Chuyết Chuyết thế kỷ 17. Đây đã từng là trung tâm Phật giáo, văn hoá với bề dày lịch sử và chiều sâu tâm linh. Nơi trưng bày tượng Phật Ngọc được mô phỏng họa tiết, hoa văn và được thiết kế theo hình dáng ngôi Chùa cổ ở Bắc Bộ với 3 gian được dựng tại sân của nhà Chùa.
Đại đức -Tiến sĩ Thích Đức Thiện, trụ trì chùa Phật Tích nói: “Cử hành Đại lễ cầu an, quốc thái, cầu mưa thuận gió hoà và sự phát triển bền vững cho đất nước là truyền thống văn hoá rất thịnh hành vào thời Lý (1009 -1225). Sự linh ứng của đại lễ này được ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư về việc các vị Vua an trí Phật Pháp Vân cầu đảo cho mùa màng bội thu, xã tắc được thanh bình. Trước những khó khăn chung của nền tài chính và kinh tế thế giới, chúng ta cùng cầu nguyện cho đất nước phát triển ổn định, bền vững.”