Trang 1 trên 2

NHỮNG LỜI PHẬT DẠY!

Đã gửi: 15:23, 05/09/10
gửi bởi hoàng hiệp
Người nói, thế gian này vốn khổ
Vì nhân xưa tạo quả hôm nay
Vì ta yêu thương nhau chưa đủ
Vì óc ta không chứa điều hay.

Người nói, niềm vui không ai hộ
Ai muốn vui phải tự làm thôi
Phải tự đi, tự mình giác ngộ
Nếu thành tâm, sẽ được như Người.

Người nói hơn hai ngàn năm trước
Thế giới bây giờ vẫn u mê.
Điều đơn giản ít ai làm được:
"Đừng bận tâm tới thứ bỏ đi".

Sở dĩ Người không bao giờ chết
Khi nói về đức tin, Ðức Phật đã dạy về 10 cơ sở của đức tin chân chánh:

1) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó là truyền thuyết.

2) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó thuộc về truyền thống.

3) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền.

4) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong sách vở hay kinh điển.

5) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó lý luận siêu hình.

6) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó phù hợp với lập trường của mình.

7) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều ấy phù hợp với định kiến của mình.

8) Chớ vội tin điều gì, khi điều đó được căn cứ trên những dữ kiện hời hợt.

9) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều ấy được sức mạnh và quyền uy ủng hộ.

10) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều ấy được các nhà truyền giáo hay đạo sư của mình tuyên thuyết.




20 ÐIỀU KHÓ TRONG CUỘC SỐNG

Phật dạy làm người có 20 điều khó:

1. Nghèo nàn bố thí là khó.

2. Giàu sang học đạo là khó.

3. Bỏ thân mạng quyết chết là khó.

4. Thấy được kinh Phật là khó.

5. Sanh vào thời có Phật là khó.

6. Nhẫn sắc, nhẫn dục là khó.

7. Thấy tốt không cầu là khó.

8. Bị nhục không tức là khó.

9. Có thế lực không dựa là khó

10. Gặp việc vô tâm là khó.

11. Học rộng nghiên cứu sâu là khó.

12. Diệt trừ ngã mạn là khó.

13. Không khinh người chưa học là khó.

14. Thực hành tâm bình đẳng là khó.

15. Không nói chuyện phải trái là khó.

16. Gặp được thiện tri thức là khó.

17. Thấy tánh học đạo là khó.

18. Tùy duyên hoá độ người là khó.

19. Thấy cảnh tâm bất động là khó.

20. Khéo biết phương tiện là khó.




Mười Điều Tâm Niệm

Luận Bảo Vương Tam Muội

Nghĩ đến thân thể đừng cầu không bệnh khổ, vì không bệnh khổ thì tham dục dễ sanh.

Ở đời đừng cầu không khó khăn hoạn nạn, vì không khó khăn hoạn nạn thì kiêu xa nổi dậy.

Tự xét tâm tính đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sở học không thấu đáo.

Xây dựng đạo hạnh đừng mong không bị ma chướng, vì không bị ma chướng thì chí nguyện không kiên cường.

Việc làm đừng mong dễ thành, vì dễ thành thì lòng khinh thường kiêu ngạo.

Giao tiếp đừng mong lợi mình, vì lợi mình thì mất đạo nghiã.

Với người đừng mong tất cả đều thuận theo ý mình, vì được thuận theo ý mình thì lòng tất kiêu căng.

Thi ân đừng cầu đền đáp, vì cầu đền đáp là có ý mưu đồ

Thấy lợi đừng nhúng vào, vì nhúng vào thì si mê phải động.

Oan ức không cần biện bạch, vì biện bạch là nhân ngã chưa xả.

Bởi vậy, Đức Phật dạy:

Lấy bịnh khổ làm thuốc thần

Lấy hoạn nạn làm giải thoát

Lấy khúc mắc làm thú vị

Lấy ma quân làm bạn đạo

Lấy khó khăn làm thích thú

Lấy kẻ tệ bạc làm người giúp đỡ

Lấy người chống đối làm nơi giao du

Coi thi ân như đôi dép bỏ

Lấy sự xã lợi làm vinh hoa

Lấy oan ức làm cửa ngõ đạo hạnh

Nên chấp thuận trở ngại thì lại thông suốt, mà mong cầu thông suốt thì sẽ bị trở ngại, Đức Thế Tôn thực hiện huệ giác Bồ Đề ngay trong sự trở ngại, như Ương Quật hành hung, Đề Bà quấy phá, mà Ngài giáo hóa cho thành đạo cả. Như vậy há không phải chính sự chống đối lại làm sự thuận lợi và sự phá hoại làm sự tác thành tác thành cho ta?

Ngày nay, những người học đạo, trước hết không dấn mình vào trong mọi sự trở ngại, nên khi trở ngại áp đến thì không thể ứng phó. Chánh pháp chí thượng vì vậy mất hết, đáng tiếc đáng hận biết ngần nào!

Luận Bảo Vương Tam Muội




NHỮNG ĐIỀU LỚN NHẤT CỦA ĐỜI NGƯỜI


Phật dạy:

Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình.

Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại.

Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá.

Bi ai lớn nhất của đời người là ghen tị.

Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình.

Tội lỗi lớn nhất của đời người là lừa dối mình.

Điều đáng thương lớn nhất của đời người là tự ti.

Điều đáng khâm phục lớn nhất của đời người là vươn lên sau khi ngã.

Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng.

Tài sản lớn nhất của đời người là trí tuệ.

Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm.

Lễ vật lớn nhất của đời người là sự khoan dung.

Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết.

An ủi lớn nhất của đời người là bố thí.















Vì Người không biết chết là gì!

TL: NHỮNG LỜI PHẬT DẠY!

Đã gửi: 15:25, 05/09/10
gửi bởi hoàng hiệp
Bát phong (8 ngọn gió --- 4 thuận và 4 nghịch). 8 ngọn gió này thổi vào biển tâm dễ làm tâm con người xao xuyến và dao động. Phật giáo dùng bát phong để kiểm định khả năng tu tập của hành giả.

1) Lợi
Khi gặp hoàn cảnh thuận lợi, tốt đẹp như có người tạo điều kiện, giúp đở phương tiện vật chất hay tinh thần, tâm không khởi niệm yêu thích hay không khởi tâm ngã mạn cho rằng mình tu hành cao mà được như vậy.

2) Suy
Khi gặp cảnh bất như ý, hoàn cảnh sa sút, mất mát người thân, không khởi tâm buồn khổ, sầu bi, chán nãn.

3) Vui
Tâm thản nhiên trước những thú vui, dục lạc của thế gian.

4) Khổ
Tâm an nhiên khi bị những khổ nạn như bị người khác đàn áp, ức hiếp, hay chèn ép v….v. Tâm không khởi niệm sân hận hay mong muốn trả thù.

5) Vinh
Tâm không bị mê hoặc bởi những lời tán thán, ca ngợi, đề cao

6) Nhục
Tâm hành giả không bị chao đão trước những lời hạ nhục, hũy báng danh dự, nhân phẩm, đạo đức, uy tín.

7) Khen
Tâm không dính mắc trước những lời xưng tụng, tán thán, khen ngợi của người khác

8) Chê
Tâm không bị lay động bởi những lời chê bai, bài bác, chỉ trích, nói xấu của người khác.

Hành giả chưa được tự tại trước bát phong vẫn phải không ngừng tinh tấn tu tập và luôn dùng 8 ngọn gió này để kiểm tra tâm mình.

TL: NHỮNG LỜI PHẬT DẠY!

Đã gửi: 15:26, 05/09/10
gửi bởi hoàng hiệp
Này các con, còn thế nào gọi là ăn quít một cách không tỉnh thức? Đó là trong khi ăn quít, mình không biết là mình đang ăn quít, mình không cảm nhận được hương thơm và vị ngọt của trái quít. Khi bóc quít, mình không biết là mình đang bóc quít, khi gỡ một múi quít bỏ vào miệng, mình không biết là mình gỡ một múi quít bỏ vào miệng, khi tiếp xúc với hương thơm và vị ngọt của múi quít, mình không biết là mình đang tiếp xúc với hương thơm và vị ngọt của múi quít. Ăn quít như thế thì không thấy được sự quý giá và mầu nhiệm của trái quít. Ăn quít mà không biết là mình ăn quít, thì trái quít không thật sự có mặt. Trái quít không thật sự có mặt thì người ăn quít cũng không thật sự có mặt. Các con, đó là ăn quít mà không có sự tỉnh thức.

“Này các con, ăn quít trong tỉnh thức có nghĩa là trong khi ăn quít ta xúc tiếp thật sự với trái quít, óc ta không suy nghĩ vẫn vơ đến những chuyện khác, chuyện của ngày hôm qua, chuyện của ngày mai, vì tâm ta an trú trong giờ phút hiện tại cho nên trái quít mới thật sự có mặt. Như vậy, sống tỉnh thức là sống trong giây phút hiện tại, thân và tâm an trú trong giây phút hiện tại.

“Người tu tập phép tỉnh thức khi cầm trái quít trong tay và nhìn vào trái quít có thể thấy được những điều mà người khác không thấy. Nhìn trái quít trong tỉnh thức, các con có thể thấy được cây quít, các con có thể thấy được cây quít nở hoa trong mùa Xuân, các con có thể thấy được ánh nắng và giọt mưa đang nuôi lớn trái quít. Nhìn sâu hơn nữa các con có thể thấy được muôn vật trong vũ trụ đang tiếp tay nhau để làm cho trái quít có mặt. Nhìn một trái quít như thế người tu tập phép tỉnh thức có thể thấy được những sự mầu nhiệm của vũ trụ và đồng thời cũng thấy được sự giao tiếp trùng trùng của mọi vật trong vũ trụ đối với nhau”.

“Này các con, đời sống hàng ngày của chúng ta cũng giống như một trái quít. Nếu trái quít có thể có chín múi hoặc mười múi hay mười hai múi, thì mỗi ngày cũng có hai mươi bốn giờ. Mỗi giờ là một múi quít. Sống một ngày hai mươi bốn giờ cũng như ăn cả một trái quít: con đường mà ta tìm ra là con đường sống tỉnh thức suốt hai mươi bốn giờ một ngày, thân và tâm luôn luôn an trú trong hiện tại. Ngược lại tức là sống trong quên lãng. Sống trong quên lãng tức là sống mà không biết mình sống, sống mà không thật sự tiếp xúc với sự sống, bỏi vì thân tâm mình không an trú trong hiện tại".

Lời Dạy Của Đức Phật.

TL: NHỮNG LỜI PHẬT DẠY!

Đã gửi: 16:27, 08/09/10
gửi bởi Ỷ Lan
hoàng hiệp đã viết:Người nói, thế gian này vốn khổ
Vì nhân xưa tạo quả hôm nay
Vì ta yêu thương nhau chưa đủ
Vì óc ta không chứa điều hay.

Người nói, niềm vui không ai hộ
Ai muốn vui phải tự làm thôi
Phải tự đi, tự mình giác ngộ
Nếu thành tâm, sẽ được như Người.

Người nói hơn hai ngàn năm trước
Thế giới bây giờ vẫn u mê.
Điều đơn giản ít ai làm được:
"Đừng bận tâm tới thứ bỏ đi".

Sở dĩ Người không bao giờ chết
Khi nói về đức tin, Ðức Phật đã dạy về 10 cơ sở của đức tin chân chánh:

1) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó là truyền thuyết.

2) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó thuộc về truyền thống.

3) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền.

4) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong sách vở hay kinh điển.

5) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó lý luận siêu hình.

6) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó phù hợp với lập trường của mình.

7) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều ấy phù hợp với định kiến của mình.

8) Chớ vội tin điều gì, khi điều đó được căn cứ trên những dữ kiện hời hợt.

9) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều ấy được sức mạnh và quyền uy ủng hộ.

10) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều ấy được các nhà truyền giáo hay đạo sư của mình tuyên thuyết.




20 ÐIỀU KHÓ TRONG CUỘC SỐNG

Phật dạy làm người có 20 điều khó:

1. Nghèo nàn bố thí là khó.

2. Giàu sang học đạo là khó.

3. Bỏ thân mạng quyết chết là khó.

4. Thấy được kinh Phật là khó.

5. Sanh vào thời có Phật là khó.

6. Nhẫn sắc, nhẫn dục là khó.

7. Thấy tốt không cầu là khó.

8. Bị nhục không tức là khó.

9. Có thế lực không dựa là khó

10. Gặp việc vô tâm là khó.

11. Học rộng nghiên cứu sâu là khó.

12. Diệt trừ ngã mạn là khó.

13. Không khinh người chưa học là khó.

14. Thực hành tâm bình đẳng là khó.

15. Không nói chuyện phải trái là khó.

16. Gặp được thiện tri thức là khó.

17. Thấy tánh học đạo là khó.

18. Tùy duyên hoá độ người là khó.

19. Thấy cảnh tâm bất động là khó.

20. Khéo biết phương tiện là khó.




Mười Điều Tâm Niệm

Luận Bảo Vương Tam Muội

Nghĩ đến thân thể đừng cầu không bệnh khổ, vì không bệnh khổ thì tham dục dễ sanh.

Ở đời đừng cầu không khó khăn hoạn nạn, vì không khó khăn hoạn nạn thì kiêu xa nổi dậy.

Tự xét tâm tính đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sở học không thấu đáo.

Xây dựng đạo hạnh đừng mong không bị ma chướng, vì không bị ma chướng thì chí nguyện không kiên cường.

Việc làm đừng mong dễ thành, vì dễ thành thì lòng khinh thường kiêu ngạo.

Giao tiếp đừng mong lợi mình, vì lợi mình thì mất đạo nghiã.

Với người đừng mong tất cả đều thuận theo ý mình, vì được thuận theo ý mình thì lòng tất kiêu căng.

Thi ân đừng cầu đền đáp, vì cầu đền đáp là có ý mưu đồ

Thấy lợi đừng nhúng vào, vì nhúng vào thì si mê phải động.

Oan ức không cần biện bạch, vì biện bạch là nhân ngã chưa xả.

Bởi vậy, Đức Phật dạy:

Lấy bịnh khổ làm thuốc thần

Lấy hoạn nạn làm giải thoát

Lấy khúc mắc làm thú vị

Lấy ma quân làm bạn đạo

Lấy khó khăn làm thích thú

Lấy kẻ tệ bạc làm người giúp đỡ

Lấy người chống đối làm nơi giao du

Coi thi ân như đôi dép bỏ

Lấy sự xã lợi làm vinh hoa

Lấy oan ức làm cửa ngõ đạo hạnh

Nên chấp thuận trở ngại thì lại thông suốt, mà mong cầu thông suốt thì sẽ bị trở ngại, Đức Thế Tôn thực hiện huệ giác Bồ Đề ngay trong sự trở ngại, như Ương Quật hành hung, Đề Bà quấy phá, mà Ngài giáo hóa cho thành đạo cả. Như vậy há không phải chính sự chống đối lại làm sự thuận lợi và sự phá hoại làm sự tác thành tác thành cho ta?

Ngày nay, những người học đạo, trước hết không dấn mình vào trong mọi sự trở ngại, nên khi trở ngại áp đến thì không thể ứng phó. Chánh pháp chí thượng vì vậy mất hết, đáng tiếc đáng hận biết ngần nào!

Luận Bảo Vương Tam Muội




NHỮNG ĐIỀU LỚN NHẤT CỦA ĐỜI NGƯỜI


Phật dạy:

Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình.

Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại.

Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá.

Bi ai lớn nhất của đời người là ghen tị.

Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình.

Tội lỗi lớn nhất của đời người là lừa dối mình.

Điều đáng thương lớn nhất của đời người là tự ti.

Điều đáng khâm phục lớn nhất của đời người là vươn lên sau khi ngã.

Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng.

Tài sản lớn nhất của đời người là trí tuệ.

Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm.

Lễ vật lớn nhất của đời người là sự khoan dung.

Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết.

An ủi lớn nhất của đời người là bố thí.















Vì Người không biết chết là gì!

Thích nhất những lời này
JCám ơn bạn ...

TL: NHỮNG LỜI PHẬT DẠY!

Đã gửi: 18:06, 08/09/10
gửi bởi hoàng hiệp
cảm ơn Ỷ Lan!

TL: NHỮNG LỜI PHẬT DẠY!

Đã gửi: 18:09, 08/09/10
gửi bởi hoàng hiệp
Đêm khuya, trong một ngôi Chùa, một Người một Phật, Phật ngồi Người đứng..

Người: Thưa Đức Phật thánh minh, con là một người đã có vợ, con hiện đang yêu say đắm 1 người đàn bà khác, con thật không biết nên làm thế nào?

Phật: Con có thể xác định người đàn bà con đang yêu hiện nay là người đàn bà cuối cùng và duy nhất trong cuộc đời con không?

Người: Thưa vâng.

Phật: Con ly hôn, sau đó lấy cô ấy ?

Người: Nhưng vợ con hiện nay dịu dàng, lương thiện, thảo hiền. Con bỏ cô ấy liệu có phần tàn nhẫn không, có mất đạo đức không, thưa Đức Phật?

Phật: Trong hôn nhân không có tình yêu mới là tàn nhẫn và mất đạo đức. Con hiện giờ đã yêu người khác, không yêu vợ nữa. Con làm như thế là đúng.

Người: Nhưng vợ con vẫn rất yêu con, quả thật yêu con lắm, thưa Đức Phật

Phật: Vậy thì vợ con hạnh phúc

Người: Sau khi con chia tay vợ để lấy người khác, vợ con sẽ rất đau khổ, tại sao lại hạnh phúc, thưa Đức Phật?

Phật: Trong hôn nhân, vợ con vẫn có tình yêu đối với con, còn con đã mất đi 1 tình yêu đối với vợ con. Bởi vì con đã yêu người khác, chính vì có hạnh phúc, mất đi mới đau khổ, cho nên người đau khổ là con.

Người: Nhưng con cắt đứt vợ, sau đó cưới người khác, vậy là cô ấy đã mất con, cô ấy mãi là người đau khổ.

Phật: Con nhầm rồi, con chỉ là người vợ con yêu thật sự trong hôn nhân. Khi một người như con không tồn tại, thì tình yêu thật sự của vợ con sẽ tiếp nối sang 1 người khác, bởi vì tình yêu thực sự của vợ con trong hôn nhân xưa nay chưa từng mất, cho nên vợ con mới là người hạnh phúc, con mới là người đau khổ.

Người: Vợ con đã từng nói kiếp này chỉ yêu mình con thôi. Cô ấy sẽ không yêu ai khác

Phật: Con cũng đã từng nói thế phải không?

Người: Con...con...con...

Phật: Bây giờ con nhìn 3 ngọn nến trong lư hương trước mặt, xem ngọn nào sáng nhất?

Người: Quả thật con không biết, hình như đều sáng giống nhau.

Phật: Ba ngọn nến ví như 3 người đàn bà. 1 ngọn trong đó là người đàn bà hiện giờ con đang yêu. Đông đảo chúng sinh, đàn bà đâu chỉ là mười triệu trăm triệu...Ngay đến 1 trong 3 ngọn nến, ngọn nào sáng nhất con cũng không biết, cũng không t́ìm được người con hiện đang yêu, thì làm sao con xác định được người đàn bà hiện nay là người đàn bà cuối cùng và duy nhất trong cuộc đời con?

Người: Con...con...con...

Phật: Bây giờ con cầm 1 cây nến đặt trước mắt để tâm nhìn xem ngọn nào sáng nhất?

Người: Đương nhiên ngọn trước mặt sáng nhất.

Phật: Bây giờ con đặt nó vô chỗ cũ, lại xem xem ngọn nào sáng nhất

Người: Quả thật con vẫn không nhìn ra ngọn nào sáng nhất.

Phật: Thật ra cây nến con vừa cầm giống như người đàn bà cuối cùng con đang yêu hiện nay, tình yêu nảy sinh từ trái tim, khi con cảm thấy yêu nó, để tâm ngắm nghía, con sẽ thấy nó sáng nhất. Khi con để nó vô chỗ cũ, con lại không tìm được 1 chút cảm giác sáng nhất. Thứ gọi là tình yêu cuối cùng và duy nhất của con chỉ là hoa trong gương trăng dưới nước, suy cho cùng chỉ là con số không, một cuộc tình trống rỗng.

Người: Con hiểu rồi, không phải Đức phật bảo con phải ly hôn vội vã, Đức Phật đang niệm chú làm cho con ngộ đạo.

Phật: Nhìn thấu sẽ không nói trắng ra, con đi đi!

Người: Bây giờ con đã biết thật sự con yêu ai, người đó chính là vợ con hiện nay, thưa Đức Phật.

Phật: A di đà phật...



****(Sưu tầm)****

Tôi, một con chiên của Thiên Chúa, nhưng tôi vẫn thích sưu tầm và đọc những lời Phật dạy. Đạo Thiên Chúa hay đạo Phật hay bất kỳ đạo nào cũng đều dạy con người chúng ta hướng đến "Chân - Thiện - Mĩ".

Chúng ta là những người trần mắt thịt, chúng ta không tránh khỏi những sai lầm trong cuộc sống, đôi khi những gì diễn ra trước mắt chúng ta cứ ngỡ đó là tầm thường... nhưng khi mất đi chúng ta mới cảm thấy quý giá, tiếc nuối. Vì chúng ta là những con người nên những phút xao lòng ngoài chồng ngoài vợ là đều không tránh khỏi, nhưng mỗi chúng ta biết kiềm chế và biết dừng lại để không xảy ra những điều đáng tiếc. Xin chúng ta hãy cân nhắc kỹ đừng để khi mất đi và tìm mãi tìm suốt không ra được những điều chúng ta cho là tầm thường nhất. Hãy cẩn trọng khi chưa quá muộn. "Quay đầu là bờ"... Bài học rất quý giá mong gởi đến tất cả mọi người cùng đọc và cùng suy ngẫm... Còn cứu vãn là còn xây dựng tiếp cuộc sống tương lai...

TL: NHỮNG LỜI PHẬT DẠY!

Đã gửi: 18:20, 08/09/10
gửi bởi hoàng hiệp
AJAAN LEE DHAMMADHARO
Nguồn: Báo Giác Ngộ 484
Đánh máy: Huỳnh Hoa – Viên Lâm

Bài pháp này nhắc nhở các bạn về một số vấn điều Phật dạy, như một cách để sách tân, khuyến khích các bạn chăm chỉ thực hành đúng theo lời Phật. Những lời dạy đó được gọi là pháp. Pháp để trang nghiêm tâm. Pháp cũng là phương tiện để phát triển các chức năng của tâm. Bài pháp này dựa trên Patimokkha (Giới bổn), nói về những bổn phận mà các vị Tăng sĩ xuất gia phải tuân giữ, nhưng chúng cũng áp dụng cho hàng cư sĩ. Cư sĩ tại gia có thể tu tập, gìn giữ các giới luật này để rèn luyện thành người tốt hơn, để có thể trở thành tai, mắt, chân, tay trong việc gìn giữ đạo pháp, giúp đạo pháp phát triển.



Những giới luật này, áp dụng cho tất cả mọi người, có thể chia làm các phần chính như sau:
Thứ nhất
Đừng tìm lỗi người khác. Có nghĩa là đừng nói xấu về người khác, đừng xuyên tạc, đừng nói điều gì gây chia rẽ. Đừng nói sao trái về người khác, hay khuyến khích người khác làm điều ấy. Đừng trách móc, la mắng nhau. Thay vì tìm lỗi người, ta hãy tự thấy lỗi mình. Đó là giới luật. Dầu là hàng tu sĩ hay cư sĩ đều có thể gìn giữ theo giới luật này ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào.
Thứ hai
Đừng ghét bỏ lẫn nhau. Thường khi chung sống, không phải mọi người đều cư xử giống nhau. Có người biết cách cư xử khéo léo, người khác lại cư xử thô lỗ – chứ không phải là do ác ý, hãy nhớ điều đó. Về thể chất cũng thế, có người siêng năng, đầy sinh lực; kẻ khác thì yếu đuối, hay bệnh hoạn. Về lời nói thì có người khéo léo, người không. Người nói nhiều, kẻ lại rất kiệm lời; kẻ thì ba hoa đủ chuyện trên trời dưới đất, người chỉ thích bàn chuyện Phật pháp; kẻ thì thường nói sai, người hay nói đúng. Đó được coi là sự không tương ưng. Khi điều này xảy ra, tất nhiên sẽ có những mâu thuẫn, xung đột ở một mức độ nào đó. Nếu có những điều này xảy ra trong đại chúng, khi cùng sống trong pháp, chúng ta không nên để tâm. Chúng ta cần tha thứ cho nhau, cần rửa sạch những tì vết ra khỏi tâm ta. Vì sao? Vì nếu không, ta sẽ trở thành ganh tỵ, soi mói, thù hằn nhau. Hành động tha thứ được coi là quà tặng của tâm từ. Nó khiến ta không chấp giữ điều chi, không canh cánh bên lòng điều gì, không bị gây phiền não – đó là những người không mang trong lòng thù hằn. Dầu đôi khi có sai trái, có lầm lỗi, chúng ta vẫn tha thứ cho nhau. Chúng ta cần nên có lòng thương yêu, tử tế, cảm thông với tất cả mọi người quanh ta, càng nhiều càng tốt. Đó là một phần trong quá trình tu tập làm người Phật tử, dù ở tại gia hay chốn thiền môn.
Thứ ba
Hành động như thế nào để giúp ta đến gần cửa vào Niết bàn hơn. Hãy ngồi gần đồ ăn để được ăn. Đừng ngồi xa quá, ta sẽ khó ăn được. Ngồi đủ gần để sự giải thoát ở trong tầm tay, để ta có thể với tới thực phẩm. Nói cách khác, bất cứ hành động gì giúp ta đến gần hơn với đạo pháp, thì ta cần phải hành động như thế. Gần với đạo pháp có nghĩa là đi theo con đường đạo. Người cư sĩ cũng có con đường đạo của mình, giống như hàng xuất gia có con đường đạo của họ.
Tuy nhiên người cư sĩ có thể thực hành con đường đạo của họ theo hai cách. Cách đầu tiên là giữ gìn năm giới: không giết hại, không trộm cắp, không tà dâm – đây là điều giúp chúng ta sống đạo đức, không nói dối và không sử dụng chất làm say. Đó là một cách sống đưa ta đến gần với Niết bàn. Cách sống đạo thứ hai đối với người cư sĩ là giữ Tám giới luật.
Còn đối với Sa di và các vị Tỳ kheo thì phải giữ 10 hay 227 giới luật (theo Phật giáo Nam truyền). Ngoài ra, họ cũng không được bỏ qua bất cứ hành động tốt lành nào mà họ có thể làm được. Đừng đi ra ngoài những giới luật đó, làm tổn hại chúng bản thân mình. Nói cách khác, đừng để thân, lời nói hay ý của mình phạm vào các giới luật đó. Đừng thân cận với kẻ ác, những người hành động không kiềm chế. Đừng nghe theo những người không có phẩm hạnh. Đừng để tâm vướng bận vì họ. Hãy nghĩ đến những thiện hữu, những người mà hành động hợp với những điều tốt đẹp mà ta đang muốn phát triển. Đó là con đường đạo. Bất cứ ai hành động như thế được gọi là đã sống theo Giới bổn, gần ngay cửa Niết bàn.



Thứ tư
Ăn uống điều độ. Ở đây chúng ta chỉ nói đến thực phẩm vật chất. Có ba cách ăn uống thông thường. Trước hết là tham ăn. Dầu bụng đã no, nhưng tâm còn đói. Miệng đã no, không thể nuốt trôi nữa, nhưng tâm vẫn muốn ăn nữa. Đó được gọi là tham ăn. Đừng để tánh tham ăn làm chủ bạn.
Cách thứ hai là ăn uống một cách tự tại. Bạn nhận lãnh những gì có trong bát của mình, và không ăn gì ở ngoài bình bát. Hay bạn chỉ ăn những gì có trước mặt, trong tầm tay. Không đòi hỏi những gì ở xa tầm tay. Không biểu lộ bằng cử chỉ, bằng mắt, hay bằng nét mặt rằng bạn muốn ăn thêm nữa. Chỉ ăn những gì trong đĩa, hay trong bát của bạn. Đó được gọi là ăn uống một cách tự tại.
Cách thứ ba là ăn uống tiết độ. Đó là một cách ăn uống nền nếp, tốt đẹp trong đạo và cả ngoài đời. Một ví dụ điển hình là Đại đức Sivali. Sư luôn ăn uống tiết độ. Sư thường nhận được rất nhiều vật phẩm cúng dường. Sư có nhiều vật dụng nhờ sự tiết độ. Đại đức Sivali đã làm như thế này. Khi được cúng dường vải vóc, sư không hề mặc những vải vóc đó, mà đem tặng cho người khác. Khi được cúng dường thực phẩm, sư cũng không dùng chúng, cho đến khi có thể cúng dường lại cho ai đó. Bất cứ bốn vật dụng nào mà sư được nhận – thực phẩm, quần áo, chỗ ở, thuốc men, không kể ít hay nhiều – một khi đã thuộc sở hữu, sư sẽ không sử dụng cho đến khi chia sẻ chúng với những người chung quanh. Khi nhận nhiều, sư chia sẻ với nhiều người. Khi nhận ít, sư vẫn cố gắng chia sẻ. Kết quả đem đến cho sư bao điều lợi ích. Thân hữu yêu mến, các chúng quý trọng, ân cần với sư. Đó là lý do tại sao người ta nói rằng sự rộng rãi kết nối thân hữu, và xóa bỏ hạn thù. Đó là công đức mà Đại đức Sivali đã tạo nên. Khi ngài qua đời và được tái sinh trong một đời sống đầy đủ, sung túc, không bao giờ ngài phải chịu đói khổ. Ngay cả khi ngài đi đến những nơi hoang vu, nói khó có thực phẩm, ngài cũng không phải chịu đựng thiếu thốn, vất vả.
Câu chuyện này dạy chúng ta rằng, bất cứ chúng ta có gì, chỉ nên sử dụng một phần ba của cải dó, và hãy cho đi hai phần ba còn lại. Những gì có thể đem cho thú vật, ta cho chúng, những gì có thể chia sẻ với bạn đạo, hãy cúng dường với trái tim trong sáng. Đó là ý nghĩa của việc sử dụng một cách tiết độ. Chúng ta sẽ cảm thấy thân tâm nhẹ nhàng khi làm được như thế. Khi tái sinh, chúng ta sẽ không phải chịu đói nghèo.
Cách sống này không chỉ làm tốt đẹp cho đạo, mà đối với xã hội nói chung cũng thế. Đó là phương tiện hữu hiệu nhất để chống khủng bố. Khi người ta không còn nghèo khổ, người ta không dễ bị kích động. Nguyên nhân đưa đến khủng bố là gì? Một phần do người ta đói nghèo, không nơi nương tựa, không ai chăm sóc. Khi đó, con người dễ suy nghĩ rằng: “Tôi khổ, thì mọi người khác cũng phải khổ theo…”. Cách suy nghĩ đó là do con người còn nghèo đói và thiếu thốn. Nhưng tại sao họ đói nghèo? Vì còn có những người chỉ biết lo cho bản thân. Họ không biết chia sẻ với đám đông. Do đó số đông nghèo khó sẽ nổi giận, sẽ trở thành khủng bố.
Như thế khủng bố là do lòng tham lam, ích kỷ, không biết chia sẻ những gì ta có. Nếu có mười đồng, chúng ta có thể cho chín, và chỉ dùng đồng tiền còn lại. Được thế, ta sẽ có biết bao bạn bè, sẽ có tình thương, hòa bình và pháp triển. Tại sao? Vì khi con người có đủ ăn, có nơi trú ngụ, có thể an tâm thì tại sao họ lại phải dấn thân vào những đấu tranh phức tạp?
Đó là lý do tại sao Đức Phật dạy chúng ta tiết độ trong sự hưởng thụ là việc tốt lành, cao thượng, đáng trân quý.
Thứ năm
Đừng làm người lăng xăng. Bất cứ khi nào bạn sống ở đâu, hãy sống tĩnh lặng, an bình. Đừng gây chuyện hay ‘hùa theo’ với những người khác. Đừng dây vào những vấn đề phải tranh cãi, trừ khi đó là việc chẳng đặng đừng. Khi bạn đã tu tập, hiểu được bổn phận của mình rồi, thì hãy tìm nơi vắng vẻ, yên tĩnh để sống, để hành thiền. Nếu sống trong chúng, thì hãy thân cận với các chúng thích tĩnh lặng. Khi sống một mình, ở nơi vắng vẻ, hãy là người trầm lắng. Khi sống trong chúng, hãy là người tĩnh lặng. Chỉ thân cận những gì tốt đẹp, an lành mà chúng bạn đạo có thể mang đến cho bạn. Khi sống một mình, đừng lăng xăng, bận rộn. Hãy trầm lắng trong hành động, lời nói và tâm ý. Khi sống với nhóm – dù hai hay ba người – đừng dây vào những việc tranh cãi, vì ở đâu có tranh cãi, ở đó không có an tĩnh. Hành động của bạn lúc ấy khó thể tự tại, vì bạn phải náo động. Lời nói của bạn sẽ không được êm dịu. Tâm ý của bạn – đầy những ý nghĩ giận hờn, oán trách – thì không thể an bình. Và điều đó sẽ là nguyên nhân dẫn ta đến bao nghiệp xấu. Khi bạn sống trong một cộng đồng – khoảng từ 4 người trở lên – bạn phải biết chắc đó là một cộng đồng hòa hợp, không có tranh chấp, cãi vã, không ai muốn làm tổn thương hay gây đau đớn cho ai. Cộng đồng đó phải hòa hợp để tu tập giới luật và Phật pháp. Một cộng đồng có kỷ luật, văn minh, nhắm đến việc phát triển cho tất cả mọi thành viên. Đó là bổn phận của người con Phật, phải sống theo lời Phật dạy, tạo ra nơi thanh vắng để sống, để thân tâm được an lạc.
Thứ sáu
Đừng dễ duôi. Hãy tinh tấn trong việc hành thiền để đạt được định. Hãy thường xuyên định tâm, hành thiền, để làm gương tốt cho chúng noi theo. Khi tham vấn đạo, hãy tìm những lời dạy làm thế nào để phát triển chủ đề thiền quán. Hãy trao đổi về những lợi ích của việc hành thiền. Thực tập tẩy sạch những uế nhiễm trong tâm. Làm được như thế, là bạn đang đi trên con đường tiến tới trạng thái tâm cao thượng.
Sâu xa hơn nữa là khi tâm đã được giải thoát khỏi mọi chướng ngại, đã vào được định, không còn dao động lên xuống. Tâm đã ổn định, kiên cố, mạnh mẽ, không còn gì có thể làm uế nhiễm nó. Vì thế đừng dễ duôi. Hãy luôn tu hành miên mật.
Khi bạn làm được những điều này, là bạn đã sống theo lời Phật dạy. Đây là những lời dạy từ kim khẩu Phật. Vì thế tất cả chúng ta đều phải cố gắng để thực hành những lời ấy nơi bản thân. Nếu bạn đã thấm nhuần những lời dạy này, bằng tâm chân thật, trọn lành, thì dù bạn chưa thể giải thoát tâm hoàn toàn khỏi khổ đau, thì ít nhất bạn cũng đang tự vun trồng, phát triển tâm theo đúng hướng. Những hành động bất thiện mà bạn chưa có được sẽ phát khởi. Trong khi các tánh thiện bạn đã có, sẽ ngày càng tăng trưởng, nở hoa.
Hãy chiêm nghiệm và thực hành. Hãy rèn luyện bản thân để sống đúng theo lời Phật dạy. Làm được như thế rồi, thì bạn sẽ có hạnh phúc, thịnh vượng, tâm bạn ngày càng tăng trưởng trong giáo pháp.
DIỆU THIÊN LÝ THU MINH
Chuyển dịch

TL: NHỮNG LỜI PHẬT DẠY!

Đã gửi: 18:35, 08/09/10
gửi bởi hoàng hiệp
chổ bài viết này hay mình post vào chứ ko phải lời Phật dạy! sorry,
The Paradox of Our Age
By Dr. Bob Moorehead
Nguồn: Anh Uyên – Nhuận Yến

Điều nghịch lý của thời đại ngày nay là chúng ta có những toà nhà cao hơn nhưng sự kiên nhẫn của mình lại ngắn hơn, ta có những đại lộ rộng lớn hơn, nhưng cái nhìn của mình lại nhỏ hẹp hơn. Chúng ta tiêu xài nhiều hơn, nhưng có được ít hơn, mua sắm thêm hơn, nhưng thưởng thức lại kém hơn. Ta có căn nhà to rộng hơn, nhưng gia đình nhỏ bé hơn, có nhiều tiện nghi hơn nhưng thời giờ ít ỏi hơn. Chúng ta có nhiều bằng cấp hơn nhưng hiểu biết lại giảm đi, ta dư thừa kiến thức, nhưng lại thiếu sự xét suy, ta có thêm nhiều nhà chuyên môn và cũng thêm bao nhiêu là những vấn đề, có thêm thuốc men nhưng sự lành mạnh lại càng sụt giảm.




Thời đại ngày nay chúng ta uống rượu và hút thuốc quá nhiều, tiêu pha không tiếc nuối, thiếu vắng tiếng cười, lái xe quá nhanh, nóng giận rất dễ, thức rất khuya, đọc sách rất ít, xem ti vi quá nhiều, và hiếm khi nào ta biết ngồi lại trong tĩnh lặng! Tài sản của ta tăng lên gấp bội phần, nhưng giá trị chúng cũng sụt giảm theo. Chúng ta nói quá nhiều, thương yêu quá ít, và thù ghét thì lại quá thường.
Chúng ta biết cách kiếm sống, nhưng không mấy ai biết sống. Một đời người được kéo dài hơn, nhưng chỉ là cộng thêm những năm tháng mà thôi. Chúng ta đã lên đến mặt trăng và trở về lại trái đất, nhưng rất khó bước qua bên kia đường để chào người hàng xóm mới. Ta chinh phục được thế giới bên ngoài, nhưng không biết gì về thế giới bên trong. Chúng ta đã làm được rất nhiều những việc rất lớn lao, nhưng rất ít việc tốt lành.
Không khí chung quanh ta được trong sạch hơn, nhưng tâm hồn ta lại càng thêm ô nhiểm. Chúng ta chia cắt được một hạt nguyên tử, nhưng chưa phá được thành kiến của chính mình. Chúng ta viết nhiều hơn, nhưng học được ít hơn. Chúng ta có nhiều dự án hơn, nhưng hoàn tất lại ít hơn. Chúng ta biết cách làm việc thật nhanh chóng, nhưng không biết cách để đợi chờ. Chúng ta thiết kế nhiều máy điện toán, chứa thật nhiều dữ kiện, in ra bao nhiêu tài liệu, nhưng sự truyền thông giữa con người lại càng sút kém đi.




Ngày nay là thời đại của mì ăn liền, tiêu hoá chậm, con người to lớn nhưng chí khí rất nhỏ, lợi nhuận thì rất sâu mà tình người thì rất cạn. Đây là thời đại của hai đầu lương nhưng trăm ngàn ly dị, nhà cửa khang trang nhưng đổ vở trong gia đình. Đây là thời đại của những mặt hàng trưng bày ngoài cửa tiệm thì rất nhiều, nhưng trong nhà kho lại không có một đồ vật nào. Đây là thời đại mà kỷ thuật có thể mang lá thư này đến thẳng với bạn, và bạn cũng hoàn toàn có tự do để chọn đọc nó hay xoá bỏ đi…
Nhưng xin bạn hãy nhớ bỏ thì giờ của mình ra với người thương, vì họ sẽ không có mặt với ta mãi mãi. Hãy nhớ chọn những lời dễ thương với những ai đang ngước nhìn bạn nhiều ngưỡng phục, vì cô hay cậu bé đó rồi cũng sẽ lớn lên và rời xa ta. Hãy nhớ ôm chặt người gần bên, vì đó là một món quà vô giá mà ta có thể ban tặng cho người khác, khi nó được xuất phát từ đáy tim mình. Hãy nhớ nắm tay nhau và trân quý phút giây này, vì biết rằng thời gian sẽ không ở với ta mãi mãi. Hãy có thì giờ để thương nhau, để lắng nghe nhau, và nhất là hãy chia sẻ với nhau những ý tưởng đẹp nhất trong tâm mình.
Và nhất là bạn hãy luôn nhớ rằng, cuộc sống không phải được đo lường bằng con số hơi thở của mình, mà bằng những giây phút kỳ diệu trong cuộc đời đã mang hơi thở ấy bay cao.
Posted in dao-phat-va-hanh-phuc, loi-tam-huyet
« Dưới bóng cây vô ưuĐỨC PHẬT DẠY CON NHƯ THẾ NÀO? »

TL: NHỮNG LỜI PHẬT DẠY!

Đã gửi: 20:42, 08/09/10
gửi bởi hoàng hiệp
Bảy Điều Khuyên Nhắc Người Thế Gian




Một khuyên người đời siêng làm thiện, tích đức kết duyên phước vẹn toàn

Hai khuyên người đời luôn ghi nhớ, xưa nay trăm thiện hiếu đầu tiên

Ba khuyên người đời chớ tham tiền, mưu tính không bằng trời tính đâu

Bốn khuyên người đời đừng trộm cướp, vi phạm luật pháp khổ tù lao

Năm khuyên người đời chớ dâm loạn, bại hoại gia phong lắm não phiền

Sáu khuyên người đời đừng gian dối, nhân quả trả vay sẽ có ngày

Bảy khuyên người đời đừng sát sanh, ta sống, vật sống dù khác thân

TL: NHỮNG LỜI PHẬT DẠY!

Đã gửi: 16:29, 13/09/10
gửi bởi hoàng hiệp
Đạo Phật Và Chữ Hiếu
Văn Học và Nghệ Thuật - Phật đản và Vu Lan
Viết bởi Thích Minh Châu
Đạo Phật là đạo giải thoát. Con cái, báo hiếu Cha Mẹ, không phải chỉ phụng dưỡng Cha Mẹ bằng tất của cải vật chất, mà còn giúp cho Cha Mẹ có được lòng tin chân chánh, giới hạnh chân chánh, trí tuệ chân chánh, hiểu biết thế nào là đạo giải thoát và sống theo nếp đạo giải thoát.
Đó là nghĩa chữ Hiếu theo đạo của chúng ta.

Là Phật tử, mọi người chúng ta hãy cố gắng, sống trọn vẹn theo đạo Phật như lời đức Phật dạy. Không những chúng ta nói như vậy mà chúng ta làm như vậy, sống như vậy. Không những bản thân chúng ta sống như vậy, làm như vậy, mà chúng ta còn khuyến hkích, hướng dẫn con cái, bạn bè, người thân, tất cả mọi người mọi đều biểu như vậy, sống như vậy, làm như vậy.



Đạo Phật Và Chữ Hiếu
Tỳ kheo Thích Minh Châu
Mỗi năm, vào dịp lễ Vu Lan, chúng ta đều tập hợp đông đủ ở đây, để cùng đọc lại những lời dạy của Đức Phật về chữ Hiếu, thân tình nhắc nhủ nhau thực hiện những lời dạy đó một cách trọn vẹn trong đời sống hàng ngày của chúng ta.

Trước hết, tôi xin phép nhắc lại một đặc điểm của Tôn giáo chúng ta là nói đi đôi với làm. Người Phật tử không nói dối. Nói mà không làm là một hình thức nói dối. Đức Phật từng dạy rằng, nói lời hay mà không làm, cũng không khác gì hoa đẹp mà không có hương (Kinh Pháp Cú). Đối với Cha Mẹ, chúng ta phải hết lòng hiếu kính, phụng dưỡng, nhất là khi Cha Mẹ tuổi già, đau ốm, cần tới sự săn sóc ân cần của chúng ta.

Đức Phật từng dạy rằng, săn sóc người ốm cũng như săn sóc Đức Phật. Nếu người ốm đó lại chánh là Cha Mẹ chúng ta, thì sự săn sóc phải ân cần chu đáo gấp trăm ngàn lần. Đáng tiếc rằng, ở thế gian, người ta thường không làm được như vậy. Cha Mẹ già, đau ốm thưòng bị con cháu bỏ rơi. Chúng ta là Phật Tử, chúng ta tuyệt đối không được làm thế bởi vì làm thế không những trái với đạo lý thông thường của thế gian mà cũng trái với lời chánh Đức Phật dạy. Trái đến hai lần, trái lời Phật dạy phải săn sóc người ốm, trái lời Phật dạy phải hiếu kính Cha Mẹ, phải săn sóc người ốm như chánh là săn sóc Đức Phật.

Hiếu kính Cha Mẹ là một truyền thống rất tốt đẹp và lâu đời của dân tộc Việt Nam chúng ta. Truyền thống đó từ xa xưa đã được giữ vững và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, cho đến ngày nay. Nhiều ca dao, tục ngữ phản ảnh sinh động truyền thống đó:

"Công Cha như núi Thái Sơn

Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ Mẹ kính Cha,

Cho trọn chữ hiếu mới là đạo con."

Hoặc:

"Trải bao gian khổ không sờn

Muôn đời con vẫn nhớ ơn Mẹ hiền."

Đạo Phật vào Việt Nam, lại càng củng cố thêm truyền thống tốt đẹp đó:

"Đêm đêm khấn nguyện Phật Trời

Cầu cho Cha Mẹ sống đời với con.”

Đức Phật tán thán công ơn Cha Mẹ là to lớn khó lòng đền đáp.

Đó là những câu ca dao Việt Nam, mà hầu như mọi người chúng ta đều thuộc lòng. Thế nhưng lời dạy của Đức Phật về chữ Hiếu còn cụ thể hơn nhiều, hình ảnh mà Đức Phật dùng làm ví dụ sinh động hơn nhiều:

"Này các Tỳ kheo, cái này là nhiều hơn, tức là sữa Mẹ các người đã uống, trong khi các ngươi lưu chuyển luân hồi trong một thời gian dài, chứ không phải là nước trong bốn biển" (Tương Ưng II, 208).

Đức Phật lại nói tiếp:

"Có hai hạng người, này các Tỳ kheo, Ta nói không thể trả ơn được. Thế nào là hai? Mẹ và Cha. Nếu một bên vai cõng Mẹ, này các Tỳ kheo, nếu một bên vai cõng Cha, làm vậy suốt 100 năm cho đến 100 tuổi. Như vậy, này các Tỳ kheo cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ cho Mẹ và Cha. Nếu đấm bóp, thoa xức, tắm rửa, xoa gội, và dù tại đấy, Mẹ Cha có vãi đại tiện, tiểu tiện, dù như vậy, này các Tỳ kheo cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ Mẹ và Cha..." (Tăng Chi I, 75).

Rồi Đức Phật giải thích, vì sao công ơn Cha Mẹ đối với con cái to lớn đến thế.

"Vì cớ sao? Ví rằng, này các Tỳ kheo, Cha Mẹ đã làm nhiều cho con cái, nuôi nấng, nuôi dưỡng chúng lớn, giới thiệu chúng vào đời này" (Tăng Chi I, 75).

Gia đình có con cái hiếu thảo với Cha Mẹ được Phật tán thán ngang bằng với Phạm Thiên

Đức Phật nhắc nhủ chúng ta hiếu kính Cha Mẹ, săn sóc, phụng dưỡng Cha Mẹ, bởi vì làm như vậy cũng không đủ để trả ơn Cha Mẹ, nhưng theo đúng quy luật nhân quả của nhà Phật, công đức của người con hiếu thảo cũng đã vô cùng to lớn rồi. Và Đức Phật đã tán thán công đức của những gia đình hiếu thuận, và những người con hiếu thuận như sau:

"Những gia đình nào, này các Tỳ kheo, trong ấy các con cái kính lễ Mẹ Cha ở nhà, những gia đình ấy được chấp nhận ngang bằng với Phạm thiên. Những gia đình nào, này các Tỳ kheo, trong ấy, các con cái kính lễ Cha Mẹ ở trong nhà, những gia đình ấy được chấp nhận như các Đạo sư thời xưa. Những gia đình nào, này các Tỳ kheo, trong ấy các con cái kính lễ Mẹ Cha ở trong nhà, những gia đình ấy được chấp nhận là đáng được cúng dường.”

"Phạm Thiên, này các Tỳ kheo, là đồng nghĩa với Mẹ Cha; các Đạo sư ngày xưa, này các Tỳ kheo, là đồng nghĩa vói Mẹ Cha, đáng được cúng dường, này các Tỳ kheo, là đồng nghĩa với Mẹ Cha. Vì cớ sao? Giúp đỡ rất nhiều, này các Tỳ kheo là Mẹ Cha đối với con cái, nuôi chúng lớn, dưỡng dục chúng, giới thiệu chúng vào đời" (Tăng Chi I, 147).

Đức Phật là bậc trí tuệ, bậc giác ngộ lớn, không gì không biết, không gì không thấy. Nhân thế nào quả thế nào, Đức Phật biết rõ, thấy rõ như trong lòng bàn tay. Những điều Phật biết, Phật thấy, chúng ta không biết không thấy, hoặc chỉ biết và thấy một cách đại khái.

Công đức, quả báo của những gia đình, những con cái hiếu thuận với Cha Mẹ, thực là lớn lao vô cùng, nhưng chỉ có Đức Phật mới thấy rõ, biết rõ và giảng giải lại cho tất cả chúng ta được biết một cách thật là sinh động và cụ thể.

Thi hào Nguyễn Du tác giả truyện Kiều, có câu:

"Dù xây chín đợt phù đồ

Không bằng làm phúc cứu cho một người.”

Thông hiểu lời Đức Phật về chữ Hiếu, chúng ta cũng có thể nói:

"Dù xây chín đợt phù đồ

Không bằng hiếu thuận Mẹ Cha một ngày.”

Tất nhiên, đây là cách nói. Con cái không phải hiếu thuận Mẹ Cha một ngày mà cả đời mình.

"Một bên vai cõng Cha, một bên vai cõng Mẹ, như vậy suốt 100 năm, cũng không đủ để đền đáp công ơn sinh thành và dưỡng dục của Mẹ Cha" (Tăng Chi I, 75).

Phật dạy rằng gia đình nào hiếu kính Cha Mẹ thì cũng không khác gì Phạm Thiên. Không khác gì bậc Đạo sư thời xưa, và xứng đáng được cúng dường. Ý nghĩa của những ví dụ ấy như thế nào?

Những người Ấn Độ giáo và Bà La Môn giáo, ngày xưa xem Phạm Thiên (Brahma) như là vị Thần tối thượng của họ, còn theo đạo Phât, Phạm Thiên là cõi Trời Dục giới và Sắc giới. Đức Phật đánh giá gia đình nào có con cái hiếu thuận với Cha Mẹ, cũng không khác gì cõi Trời Phạm Thiên vậy, và những người sống trong gia đình như thế cũng giống như chư Thiên ở cõi Trời Phạm Thiên vậy. Kính lễ, tán thán những người con hiếu thảo không khác gì kính lễ, tán thán Phạm Thiên. Và sống trong những gia đình hiếu thuận với Cha Mẹ, cũng tức là sống hạnh phúc, an lạc không khác gì sống ở cõi Trời Phạm Thiên. Các bậc Đạo sư thời xưa được tôn quý như là các bậc Thầy hướng dẫn đời sống đạo đức và tâm linh cho dân chúng. Đức Phật tán thán những ngưòi con hiếu thuận với Cha Mẹ, cũng không khác gì các bậc Đạo sư thời xưa. Vì cớ sao? Chánh là vì, gương sáng hiếu thuận Cha Mẹ cũng là gương sáng của cuộc sống tâm linh và đạo đức cao cả. Và bởi lẽ, những người con hiếu thảo với Cha Mẹ, được Đức Phật coi trọng như Phạm Thiên, như các bậc đạo sư thời xưa cho nên họ cũng xứng đáng được cúng dường.

Ngưòi Ấn Độ ngày xưa xem lửa như một vị Thần mà họ gọi là Thần Agni. Họ có tập tục tế lửa. Anh em ông Ca Diếp, trước khi quy y Phật, vốn là những người theo đạo tế Thần lửa. Nhưng Đức Phật dạy rằng, Cha và Mẹ chánh là lửa đáng cung kính và cúng dường vì Cha và Mẹ đem lại sự sống cho con cái, cũng như lửa đem lại ánh sáng ấm áp và sức sống cho muôn loài.

Đức Phật dạy: "Thế nào là lửa đáng cung kính? Ở đây, này Bà La Môn, những người Mẹ, những người Cha của người ấy. Này, Bà La Môn đáng gọi là lửa đáng cung kính" (Tăng Chi I, 74).

Đức Phật lại nói rằng, nguời con hiếu thuận với Cha Mẹ, cung kính, tôn trọng, phụng dưỡng Cha Mẹ với của cải do chánh sức mình làm ra một cách hợp pháp, thì Cha Mẹ cũng thương mến lại người con, và nói về con mình với những lời tốt đẹp: "Mong rằng, nó được sống lâu! Mong rằng thọ mạng nó được che chở lâu dài!" (Tăng chi II, 106).

Con cái hiếu thuận với Cha Mẹ sẽ được sanh Thiên

Và Đức Phật nói thêm là một ngưòi con, được Cha Mẹ thương mến nhờ vậy, sẽ được hưởng hạnh phúc nhiều và lâu dài. Những người con như thế sau khi mạng chung, sẽ được sanh lên các cõi Trời, ở đây, sẽ được sống sung sướng, an lạc, một đời sống sung sướng an lạc mà loài người chúng ta không tưởng tượng nổi:

"Thờ Mẹ Cha đúng pháp,

Buôn bán đúng, thật thà,

Gia chủ không phóng dật,

Được sanh Tự Quang Thiên."

(Kinh Tập, Sutta Nipata).

Tự Quang Thiên là một cõi Trời, trong đó chúng sanh có thân hình đẹp đẽ chói sáng. Trong bài kệ trên của kinh Sutta Nipata, chúng ta chú ý câu:

"Thờ Cha Mẹ đúng pháp,

Buôn bán đúng, thật thà....”

Thờ kính, phụng dưỡng Cha Mẹ đúng pháp

Hiếu thuận, thờ kính Cha Mẹ là điều tốt lành, như Đức Phật tán thán, nhưng phải thờ kính, hiếu thuận, phụng dưỡng Cha Mẹ với của cải do tự mình làm ra đúng pháp chứ không phải là phi pháp, phi đạo đức. Sát sinh, lấy của không cho, nói dối, nói ác, nói lời chia rẽ, làm các tà hạnh để có nhiều tiền của đem phụng dưỡng Mẹ Cha, đó là điều rất không tốt đẹp mà Đức Phật cũng như các vị đệ tử của Ngài khuyên răn đừng có làm. Chúng ta chú ý lời sau đây của Đức Phật nói với thanh niên Bà La Môn Mahànàma:

"Ở đây, này Mahànàma, vị thiện nam tử, với những tài sản do nổ lực tinh tấn thu hoạch được, do sức mạnh của cánh tay gom góp lại, phải trả bằng những giọt mồ hôi đổ ra, làm một cách hợp pháp, cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường Cha Mẹ..." (Tăng Chi II, 106).

Ngài Xá Lợi Phất, trong kinh Dhananjàni (Trung Bộ II, 540), cũng nói rõ ý tứ của Phật là phải làm điều lành, không làm điều ác để phụng dưỡng Cha Mẹ:

"Này Dharanjàni, nhà người nghĩ thế nào? Một người vì Cha Mẹ, làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh, hay là một ngưòi vì Cha Mẹ, làm các điều đúng pháp, làm các điều chơn chánh, thì ai tốt đẹp hơn?”

"Thưa Tôn giả Sàriputta, người vì Cha Mẹ làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh, người ấy không tốt đẹp. Và thưa Tôn giả Sàriputta, người vì Cha Mẹ làm các điều đúng pháp, làm các điều chân chánh, người ấy tốt đẹp hơn.”

Và ngài Sàriputta kết luận:

"Này, Dhananjàni, có những hành động khác, có nhận, đúng pháp, với những hành động này, có thể phụng dưỡng Cha Mẹ, không làm các điều ác, làm các điều ác, làm các điều lành. Những người làm các điều ác để nuôi dưỡng Cha Mẹ, cũng không thể tránh khỏi quả báo của những hành vi bất thiện của mình. Và như vậy, không thể lấy lý do nuôi dưỡng Cha Mẹ để tự cứu mình và bào chữa cho những hành vi bất chánh của mình.”

Kinh Dhananjani tiếp đó, giải thích rõ, các con cái, vì Mẹ Cha mà làm điều ác, điều bất thiện thì cũng sẽ chịu quả báo, kể cả đọa địa ngục, và không thể viện lý do rằng, mình làm điều ác để phụng dưỡng Cha Mẹ, cho nên không chịu quả báo, không đọa địa ngục.

Khuyến khích Cha Mẹ có lòng tin chơn chánh, giới hạnh chân chánh, bố thí và trí tuệ chân chánh.

Một vấn đề được đặt ra là, theo đạo Phật, con cái làm thế nào để trả ơn đầy đủ cho Cha Mẹ? Bởi vì, như Đức Phật dạy, con cái dù một bên vai cõng Cha, một bên vai cõng Mẹ, dù có làm 100 năm đi nữa, thì cũng không đủ để đền đáp công ơn Cha Mẹ, tuy rằng người con hiếu thảo vẫn được quả báo lớn và sau khi mệnh chung, sẽ sanh lên cõi Trời. Đức Phật trả lời rõ ràng vấn đề này trong Tăng Chi bộ kinh, tập I, trang 75:

"Những ai đền ơn bằng cách nuôi dưỡng, cúng dường Cha Mẹ với của cải vật chất, tiền bạc thời không bao giờ đủ để trả ơn Cha Mẹ. Nhưng này các Tỳ kheo, ai đối với Cha Mẹ không có lòng tin, thì khuyến khích, hướng dẫn, an trú vào lòng tin; đối với Cha Mẹ theo ác giới thì khuyến khích, hướng dẫn an trú vào thiện giới; đối với Cha Mẹ xan tham, thì khuyến khích, hướng dẫn an trú vào bố thí; đối với Cha Mẹ theo ác trí tuệ, thì khuyến khích, an trú vào trí tuệ, cho đến như vậy, này các Tỳ kheo, là làm đủ và trả ơn đủ cho Mẹ và Cha.”

Vì sao Đức Phật lại dạy như vậy? Đấy là do công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của Cha Mẹ đối với con cái như Trời, như biển, cho nên không thể nào lấy của cải vật chất để bù đắp lại được. Vả chăng, mọi của cải vật chất, đều vô thường biến hoại, nay còn mai mất, không có giá trị trường cửu. Trái lại, Cha Mẹ không có lòng tin đối với Tam Bảo, đối với chánh pháp, mà con cái biết hưóng dẫn, khuyến khích Cha Mẹ có được lòng tin; nếu Cha Mẹ làm điều ác, mà con cái biết hướng dẫn, khuyến khích Cha Mẹ làm điều lành, nếu Cha Mẹ keo kiệt, xan tham mà con cái biết hướng dẫn, khuyến khích Cha Mẹ bố thí; nếu Cha Mẹ có ác kiến, tà kiến và sống theo ác kiến, tà kiến mà con cái biết hướng dẫn, khuyến khích Cha Mẹ từ bỏ ác kiến; tà kiến, có được chánh tri kiến và sống theo chánh tri kiến thì những con cái đó đã làm đủ và trả ơn đủ cho Mẹ và Cha.

Tất nhiên, con cái muốn làm được như vậy, tự mình phải có đức tin chân chánh, tin ở Tam Bảo, tin ở chánh pháp; tự mình phải là ngưòi tốt lành và làm các điều tốt lành, tự mình thực hành các pháp bố thí: bố thí tài sản, bố thí pháp, bố thí vô úy (tức là sẵn sàng bảo vệ và giúp đỡ người khác để họ khỏi sợ hãi), và bố thí tùy hỉ (tức là luôn luôn làm cho người khác vui vẻ, và chia xẻ niềm vui với họ), tự mình học, tu đúng pháp để có trí tuệ chân chánh, hiểu biết chân chánh, khuyến khích Cha Mẹ bỏ điều ác làm điều lành, hoan hỷ bố thí và có trí tuệ chân chánh, một người con như vậy được Đức Phật tán thán là đã trả ơn đủ cho Cha và Mẹ.

Chúng ta cần chú ý là: Tự mình không tin thì làm sao xây dựng được lòng tin cho Cha Mẹ hay người khác được? Tự mình không làm điều lành, không bố thí, không có trí tuệ thì làm sao khuyến khích Cha Mẹ và người khác làm điều lành, bố thí và có trí tuệ được?

Những người con xuất gia đều là con cái chí hiếu.

Ở đây, luôn tiện tôi muốn trả lời một thắc mắc, mà những người theo đạo Nho thường hay nêu lên đối với đạo Phật. Họ cho rằng, những người xuất gia, từ bỏ gia đình, cầu đạo giải thoát, đều là những người con bất hiếu. Đó là những thắc mắc của những người không hiểu gì về lý tưởng xuất gia của đạo Phật.

Xuất gia không phải là từ bỏ Cha Mẹ và người thân, xuất gia chỉ có nghĩa là từ bỏ danh lợi thế gian, từ bỏ những tình cảm hẹp hòi vị kỷ gắn liền với danh lợi thế gian, từ bỏ tham, sân, si. Xuất gia là chấp nhận tất cả chúng sinh, tất cả mọi người trong xã hội, không phân biệt thân, sơ, đều là người thân tất cả, đều là Cha Mẹ, anh, em, con cái ruột thịt của mình, đức Phật, được tôn gọi là đấng Từ phụ, nghĩa là Cha lành, vì Ngài yêu thương tất cả chúng sinh như người Mẹ thương yêu người con một của mình. Người xuất gia cũng vậy, noi gương Đức Phật, xem toàn bộ xã hội như là gia đình của mình, mọi ngưòi trong xã hội đều là bà con thân thiết, đều như Cha Mẹ, anh em, con cái ruột thịt của mình.

Nhưng điều quan trọng là người xuất gia báo hiếu bằng cách xây dựng đức tin cho Cha Mẹ thiếu đức tin, khuyến khích Cha Mẹ bỏ ác làm lành, bố thí và tu học chánh pháp, có được trí tuệ chân chánh. Và như vậy, theo lời Phật dạy, chánh là báo hiếu Cha Mẹ một cách đầy đủ, trọn vẹn nhất.

Đức Phật dạy rằng, lòng tin là sức mạnh. Vì vậy, đem lại cho Cha Mẹ lòng tin, tức là đem lại cho Cha Mẹ sức mạnh. Đức Phật dạy:

"Dựa trên thiện nam tử có lòng tin, các người trong gia đình được lớn lên về năm phương diện. Thế nào là năm? Lớn lên về lòng tin, lớn lên về giới, lớn lên về học hỏi, lớn lên về bố thí, lớn lên về trí tuệ. Dựa trên thiện nam tử có lòng tin, các người trong gia đình được lớn lên vì năm sự lớn lên này." (Tăng Chi II, 49)

Cần chú ý là Đức Phật tán thán lòng tin không phải vì lòng tin, mà vì lòng tin dẫn tới giới hạnh, học hỏi, bố thí và trí tuệ. Con cái đem lại lòng tin cho Cha Mẹ, cũng tức là đem lại cho Cha Mẹ giới hạnh, học hỏi, bố thí và trí tuệ.

Truyện dân gian "Nam Hải Quan Âm": Diệu Thiện trả ơn Cha Mẹ bằng cách độ thoát cho Cha Mẹ

Trong chuyện dân gian Việt Nam, có truyện thơ "Nam Hải Quan Âm" rất được ưa chuộng. Đây là truyện một công chúa xuất gia độ thoát cho vua Cha là người rất hung ác, một công chúa ở nước Hùng Lâm bên Ấn Độ nhưng lại sang tu ở núi Hương Tích của Việt Nam. Truyện mở đầu bằng những câu thơ, tóm tắt toàn bộ ý tứ của truyện:

"Chân như Đạo Phật rất mầu,

Tâm trung chữ hiếu, niệm đầu chữ nhân,

Hiếu là độ được song thân

Nhân là cứu vớt trầm luân muôn loài.”

Đạo Phật có một quan niệm rất rộng lớn, phóng khoáng đối với hiếu và nhân. Hiếu là độ thoát được Cha Mẹ, hướng dẫn Cha Mẹ thoát khỏi vòng tội lỗi, mê lầm, đến với giới hạnh và trí tuệ. Còn nhân là độ thoát tất cả mọi loài, mọi chúng sanh, hướng dẫn tất cả mọi chúng sanh thoát khỏi vòng tội lỗi và mê lầm đến với giới hạnh và trí tuệ.

Truyện tả cảnh núi Hương Tích nơi Phật khuyên công chúa Ấn Độ sang đấy tu hành:

"Đức Phật mới chỉ đường tu

Rằng có một chùa tại Hương Tích sơn

Gần bể Nam Việt thanh nhàn

Sang tu chốn ấy sẽ toan viên thành

Núi cao ngây ngất mịt mù

Âm thanh cảnh vắng bốn mùa cỏ cây

Trên thì năm sắc từng mây

Dưới thì bể nước trong vầy như gương

Cá chim chầu tại tĩnh đường

Hạc thưòng biếu quả, hươu thường dâng hoa.”

Và chánh tại núi Hương Tích này, công chúa đã tu hành thành đạo quả và:

"Trên thời hiếu báo sanh thành,

Dưới thời nhân cứu chúng sanh Ta Bà"

Truyện "Quan Âm Thị Kính"

Tiểu Kỉnh Tâm đối đãi với con Thị Mầu như con của mình.

Khác với truyện "Nam Hải Quan Âm", truyện Quan Âm Thị Kính giới thiệu một nét khác của người xuất gia theo đạo Phật: Tiểu Kỉnh Tâm xem con của Thị Mầu như là con của mình không khác, bởi vì như Đức Phật dạy, người xuất gia phải có lòng từ rộng lớn, phải thương yêu tất cả mọi chúng sanh như là người Mẹ thương yêu con một của mình vậy. Tiểu Kỉnh Tâm mặc dù bị Thị Mầu vu oan, nhưng lại hết lòng nuôi con Thị Mầu, chu đáo tận tình như con đẻ. Kỉnh Tâm tuy xuất gia ở chùa nhưng lòng vẫn nhớ Cha Mẹ vẫn không khuây:

"Bạch Vân khuất nẻo xa xa

Song thân ta đấy là nhà phải không?

(Quan Âm Thị Kính).

Người xuất gia không phải cắt đứt tình cảm đối với Cha Mẹ, gia đình, thân thuộc. Người xuất gia chỉ đặt tình cảm dió trên một bình diện rộng lớn hơn, với một mức độ thắm thiết và sâu sắc hơn. Chúng ta hãy nghe sư cụ chùa Vân, hát theo điệu kể hạnh, những lời ca về Tiểu Kỉnh Tâm thành Phật Quam Âm, độ được Mẹ Cha, cứu được con thơ:

"Nay bà Thị Kính hóa duyên

Nam mô Phật độ vô biên hằng hà

Hóa thân được cả Mẹ Cha,

Kìa là bạn cũ, nọ là con thơ,

Thế gian trông thấy sờ sờ..."

Như vậy Kỉnh Tâm xuất gia tu đạo Phật, đã đền đáp đầy đủ công ơn Cha Mẹ, giúp đời cứu người, chữ hiếu chữ nhân đều vẹn toàn. Truyện "Quan Âm Thị Kính" kết thúc bằng hình ảnh Đức Phât Thiên Tôn hiện ra cho mọi người được thấy, phán truyền cho mọi người biết tin Tiểu Kỉnh Tâm đã thành Phật Quan Âm, Cha Mẹ Kỉnh Tâm đều được độ thoát, thậm chí cả chàng Thiện Sĩ, chồng cũ của Kỉnh Tâm và con của Thị Mầu cũng được nhờ ơn:

"Giữa Trời một đóa tường vân

Đức Thế Tôn hiện toàn thân xuống đàn

Vần vần tỏ rạng tường loan

Tràng phan, bảo cái giao hoan âm thầm

Truyền cho nào tiểu Kỉnh Tâm

Thị thăng làm Phật Quân Âm tức thì

Lại thương đến đứa tiểu nhi,

Lên tay cho đứng liền y bấy giờ

Kìa như Thiện Sĩ lờ đờ

Cho làm vẹt đứng cạnh nhờ một bên

Độ cho hai khóm xuân huyên,

Ra tay cầm quyết bước lên trên tòa.

Siêu thăng thoát cả một nhà

Từ đây phước đẳng hà sa vô cùng.”

Truyện Quan Âm Nam Hải cũng như truyện Quan Âm Thị Kính đều có nội dung báo hiếu, theo quan niệm đúng đắn và rộng lớn của đạo Phật.

Đạo Phật là đạo giải thoát. Con cái, báo hiếu Cha Mẹ, không phải chỉ phụng dưỡng Cha Mẹ bằng tất của cải vật chất, mà còn giúp cho Cha Mẹ có được lòng tin chân chánh, giới hạnh chân chánh, trí tuệ chân chánh, hiểu biết thế nào là đạo giải thoát và sống theo nếp đạo giải thoát.

Đó là nghĩa chữ Hiếu theo đạo của chúng ta.

Là Phật tử, mọi người chúng ta hãy cố gắng, sống trọn vẹn theo đạo Phật như lời đức Phật dạy. Không những chúng ta nói như vậy mà chúng ta làm như vậy, sống như vậy. Không những bản thân chúng ta sống như vậy, làm như vậy, mà chúng ta còn khuyến hkích, hướng dẫn con cái, bạn bè, người thân, tất cả mọi người mọi đều biểu như vậy, sống như vậy, làm như vậy.

Mọi gia đình Phật tử chúng ta phải là những gia đình hiếu thuận, trong đó con cái hiếu thảo với Cha Mẹ, Cha Mẹ săn sóc, dạy dỗ con cái, vợ chồng thương yêu, kính trọng lẫn nhau, anh chị em sống hòa thuận vui vẻ với nhau. Mọi gia đình như vậy, Đức Phật xem ngang hàng với cõi Trời Phạm Thiên, là cõi Trời cao nhất của Dục giới và Sắc giới. Những người sống trong những gia đình như thế, Đức Phật xem ngang hàng với các Phạm Thiên, sống ở cõi đời Phạm Thiên, xứng đáng được mọi người tán thán, cung kính, cúng dường.

Số con cái không hiếu thảo nhiều hơn số con cái hiếu thảo

Hiếu thảo với Cha Mẹ có công đức lớn như vậy, lại phù hợp với đạo lý thế gian cũng như với đạo lý nhà Phật. Ấy thế mà vô lý thay, ở đời:

"Mẹ nuôi con, như Trời như bể,

Con nuôi Mẹ, con kể từng ngày.”

Ở đời, số người con hiếu thảo thường ít hơn số con người con bất hiếu. Số người sống thuận với đạo lý thế gian và Đạo Phật thường ít hơn là số người sống ngược với đạo lý thế gian và đạo lý nhà Phật. Chánh vì vậy mà ở đời, số người bất hạnh có nhiều hơn số người hạnh phúc.

Khi so sánh số người con bất hiếu ở đời quá nhiều, và số người con có hiếu ở đời quá ít, Đức Phật đã dùng ví dụ sinh động sau đây:

"Rồi Thế Tôn lấy một ít đất trên đầu móng tay mà bảo các Tỳ kheo: "Các người nghĩ thế nào, này các Tỳ kheo! Cái nào là nhiều hơn, một ít đất ta lấy trên đầu móng tay hay là quả đất lớn này?

"Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là quả đất lớn này: còn ít hơn là một ít đất Thế Tôn lấy trên đầu móng tay...

"Cũng vậy, này các Tỳ kheo! Ít hơn là chúng sanh có hiếu kính với Mẹ, và nhiều hơn là chúng sanh không hiếu kính với Mẹ.”

Đức Phật cũng nhắc nhủ người Cha, người Mẹ phải có bổn phận với con cái

Khi Đức Phật khuyên bảo con cái phải hết lòng kính yêu phụng dưỡng Cha Mẹ, Ngài cũng không quên nhắc nhủ về bổn phận của Cha Mẹ đối với con cái. Trong kinh "Giáo thọ Thi ca la việt" (Trường bộ kinh IV, 188b) Đức Phật dạy:

"Người con có năm bổn phận đối với Cha Mẹ: nuôi dưỡng Cha Mẹ khi Cha Mẹ già yếu, làm đủ bổn phận người con đối với Cha Mẹ, giữ gìn truyền thống gia đình, bảo vệ tài sản thừa tự và làm tang lễ khi Cha Mẹ qua đời. Cha Mẹ cũng có năm bổn phận đối với con cái: ngăn chặn con điều ác, khuyến khích con làm điều thiện, dạy con nghề nghiệp, cưới vợ xứng đáng cho con, đúng thời trao của cải thừa tự cho con.”

Với một bậc đại giác ngộ, đại trí tuệ như Phật, những lời dạy của Ngài bao giờ cũng hết tình, hết lẽ. Là người Cha, người Mẹ, là con cái của các gia đình Phật Tử, chúng ta hãy suy ngẫm, ôn kỹ những lời dạy chí lý chí tình của Đức Phật về chữ Hiếu, và thực hiện những lời dạy dỗ đó một cách trọn vẹn trong mọi gia đình chúng ta, trong đời sống hàng ngày của chúng ta.

Tất cả gia đình Phật tử phải là những gia đình hiếu thuận.

Vì sao Đức Phật lại nói những nguời con bất hiếu là số nhiều, những nguời con hiếu thảo là số ít? Đức Phật nói như vậy là để răn dạy chúng sanh, cũng như bà Mẹ Việt Nam thường nói: "Nước mắt chảy xuôi, không bao giờ chảy ngược, Cha Mẹ bao giờ cũng thương con hơn là con thương Cha Mẹ.”

Nhưng các gia đình Phật tử chúng ta không thể sống theo nếp sống tầm thường và phản đạo lý đó của thế gian được. Không phải chỉ là số nhiều mà tất cả gia đình Phật tử hằng lui tới Thiền viện Vạn Hạnh, Viện nghiên cứu Phật học và Trường Cao cấp Phật học này đều phải là những gia đình hiếu thảo và hòa thuận, đều là những cõi Trời Phạm Thiên trên cõi thế này, xứng đáng được mọi người tán thán, ngợi khen, được các gia đình không phải Phật tử học tập, noi theo.

Nhân ngày lễ Vu Lan truyền thống, tôi thành tâm cầu nguyện để cho trong xã hội đang gặp nhiều khó khăn này, mọi gia đình Phật tử chúng ta phải là một điểm sáng, tỏa sáng, rực sáng vì ánh sáng bao giờ cũng đẩy lui bóng tối, tình thương bao giờ cũng chiến thắng tội ác, trí tuệ bao giờ cũng khuất phục dốt nát và si mê, hạnh phúc và đạo đức bao giờ cũng vượt lên trên bất hạnh và phi đạo đức.

Chúc quý vị một mùa Vu Lan hoan hỷ. Chúc các gia đình quý vị được an lạc và toả sáng như cõi Trời Phạm Thiên.

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Tỳ kheo Thích Minh Châu

< Lùi Tiếp theo >