12985 2389 /2010-09-04-quyen-luc-cang-cao-noi-doi-cang-gioi
Harvard'S
[img]http://vnr500.vn/assets/advertisem ... .jpg[/img] Quyền lực càng cao, nói dối càng giỏi
Tác giả:
Đình Ngân (dịch từ Harvard Business Review)
Bài đã được xuất bản.:
04/09/2010 07:00 GMT+7
- [url=javascript:sendVote(12985)]Recomend[/url]
- [url=javascript:void(0)]Red[/url]
TRONG MỤC NÀY
(Đọc thêm)
Một nghiên cứu mới đăng tải trên tờ Harvard Business Review cho thấy người có quyền lực thường nói dối giỏi hơn so với cấp dưới.
VNR500 mời bạn đọc cùng tranh luận về nghiên cứu mới nhất đang gây tranh cãi trên.
Phát hiện: Cảm giác quyền lực khiến các cá nhân bớt "ngại" mỗi khi nói dối cũng như làm tăng khả năng lừa gạt người khác của họ.
Nghiên cứu: Dana Carney chia các chủ thể nghiên cứu thành hai nhóm: giám đốc và nhân viên. Giám đốc có văn phòng rộng hơn và nhiều quyền lực hơn; họ bị hỏi một số câu hỏi như quyết định mức lương cho nhân viên.
Một nửa số đối tượng (gồm cả sếp và nhân viên) được máy tính hướng dẫn cách đánh cắp tờ tiền 100 USD. Nếu họ có thể thuyết phục người phỏng vấn rằng họ không lấy số tiền đó, họ được quyền giữ lại nó. Nửa số đối tượng kia cũng bị "tra hỏi".
Trong cuộc phỏng vấn, các "sếp" nói dối thể hiện ít dấu hiệu không trung thực và bối rối một cách thiếu tự chủ hơn. Dù dùng phương pháp nào cũng rất khó phân biệt giữa người có quyền lực nói dối với các đối tượng nói thật.
Khó phát hiện ra lãnh đạo đang nói dối hơn so với nhân viên.
- Điều này có nghĩa là những người nhiều quyền lực nhất trên thế giới là tay nói dối siêu hạng?
Dana Carney: Chúng tôi nghiên cứu các đối tượng dựa trên 5 biến số thường thể hiện khi ai đó nói dối - sự nhún vai một cách vô thức, nói nhanh, lượng "hooc môn stress" cortisol (yếu tố làm tăng huyết áp) trong nước bọt, mức độ suy giảm nhận thức, và sự xáo trộn cảm xúc.
Chỉ những người nói dối "quyền lực thấp" mới dễ bị phát hiện nói dối; còn các thông số trên ở người nói dối "có thế lực" cũng gần như giống với thông số ở những người nói thật, dựa trên 5 biến số này. Người có quyền lực nói dối dễ dàng và hiệu quả hơn.
Giống như việc đứa trẻ sẽ không chạm vào cái bếp lò một khi chúng biết có thể bị bỏng, người ta không thích nói dối vì sợ làm tổn thương người khác cả về mặt tình cảm cũng như sinh lý. Điều đó có nghĩa các cá nhân quyền lực - CEO, giám đốc bộ phận, chính trị gia, giới quý tộc - không bị bỏng khi chạm vào "chiếc lò" nóng. Họ dường như sẵn sàng về mặt sinh lý học hơn khi nói dối, và điều đó có thể càng dẫn họ tới nói dối thường xuyên hơn.
- Như thế quyền lực sinh ra lừa dối, và lừa dối lại mang tới quyền lực lớn hơn, và cứ thế mãi?
Khó có thể phát biểu như vậy từ nghiên cứu này bởi quyền lực ở đây chỉ mang tính tạm thời. Nhưng nếu ai đó liên tục giữ chức vụ quyền lực, liệu khả năng nói dối của họ có ngày càng tiến bộ?
Liệu nói dối giỏi hơn có dẫn tới quyền lực lớn hơn? Đây là những câu hỏi dành cho các nghiên cứu sau đây. Những gì chúng tôi phát hiện ở đây là nếu bạn cho họ quyền lực, họ càng thấy thoải mái khi nói dối, và sẽ càng khó phát hiện họ có đang nói dối hay không.
- Rất khó tin được ông có thể phát hiện nói dối dựa trên cái nhún vai, tốc độ nói và nước bọt.
Các tín hiệu phi ngôn ngữ này được những người đào tạo để phát hiện nói dối hết sức tin cậy. Chúng tôi đặt các đối tượng vào tình huống phải đưa ra những lời nói dối rủi ro cao. Khi thực hiện kiểu nói dối đó, người ta thường nhún nhẹ vai một cách không cố ý và nói nhanh hơn.
Vì thế, chúng tôi phải đặt ra vài câu hỏi vu vơ trước về thời tiết, để biết tốc độ họ nói ra sao và họ thường nhún vai như thế nào. Tôi là một chuyên gia được đào tạo, và tôi chắc chắn khoảng 90% có thể phát hiện khi nào bạn nói dối dựa trên những biểu hiện của cơ thể đó. Có nhiều trường hợp bạn sẽ thấy những hành động trên thể hiện rõ rệt không ngờ đó.
- Nhưng biết đâu những tín hiệu này chỉ phản ánh cảm giác căng thẳng thì sao? Liệu tôi có thể thể hiện chúng ra nếu tôi ở sân bay và lo lắng về chuyến bay?
Không. Dù cortisol tăng lên trong bất kỳ tình trạng căng thẳng nào, nhưng các vận động cơ thể kia cho thấy kiểu lo lắng khác. Bạn sẽ thấy họ nắn bóp các vật dụng; xoáy ra xoáy vào nắp chai nước hay quay bút. Họ sẽ thấy bồn chồn và làm những hành động như bẻ đốt ngón tay.
Lo lắng không phải là dạng ý thức có chủ đích; cảm xúc bộc lộ ra rất tự nhiên. Người nói dối thì cố dồn nén điều gì đó, vì thế những gì bộc lộ được cũng khác đi. Bây giờ, nếu bạn thấy bối dối và cố không trở nên âu lo, khi đó, hành động của bạn sẽ giống nói dối hơn.
- Bình thường, đa số mọi người có thể phát hiện ai nói dối chính xác bao nhiêu phần trăm?
Chính xác khoảng 50% - 60% - không tốt hơn mấy so với kiểu "đoán bừa". Ở đây, có hai câu chuyện đáng nói: người nhiều quyền như các CEO là những người nói dối tốt hơn, và hầu hết chúng ta đều không giỏi phát hiện ra người nói dối.
- Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận biết được các CEO chính xác ra sao khi dựa vào một nghiên cứu sử dụng các sinh viên Columbia làm đối tương nghiên cứu? Liệu có thể suy ra tất cả từ thái độ của những chủ thể ông lựa chọn?
Có hai vấn đề ở đây, một vấn đề mang tính lý thuyết và một vấn đề mang tính phương pháp luận. Về lý thuyết, cần phải hiểu quyền lực là gì? Theo quan điểm của chúng tôi, quyền lực không phân biệt địa vị, quyền lực phụ thuộc quan hệ giữa hai bên.
Bạn có thể cảm thấy có ít hoặc nhiều quyền lực hơn so với một người nào đó. Một CEO bị các cổ đông chỉ trích có thể cảm thấy hoàn toàn không sức mạnh và có thể sẽ không nói dối trong tình huống này. Tức là, quyền lực có quan hệ với hoàn cảnh. Về phương pháp, nghiên cứu của chúng tôi không phải chỉ thực hiện với các sinh viên. Chúng tôi có những mẫu phong phú và đa dạng về độ tuổi và sắc tộc.
- Có những bằng chứng nào khác chứng tỏ những người quyền lực thường thiếu trung thực?
Chúng tôi đang tiến hành một nghiên cứu khác về quyền lực và rủi ro. Bạn có để ý vì sao con công xù lông lên không? Chúng làm thế để chiếm thêm không gian, một cách khẳng định quyền lực phổ biến ở động vật. Tương tự, rắn hổ mang bạnh cổ ra, chim giang cánh khi muốn đe dọa đối thủ.
Con người cũng làm như vậy. Hãy nghĩ tới một CEO với đôi chân tựa trên bàn, ngả lưng vào chiếc ghế, tay cài sau gáy, khuỷu tay giang ra. Đó không phải là sự ngẫu nhiên, mà là cách khẳng định quyền lực. Ngược lại là các vị trí cấp dưới - hãy nghĩ tới một nhân viên trên chiếc ghế tựa nhỏ, tay để sát mình, chân chụm lại.
Vì thế, những gì chúng tôi tiến hành là đặt một số người vào vị trí nắm quyền và một số người vào vị trí cấp dưới. Những chủ thể này thậm chí còn không biết tại sao họ lại bị đặt vào những vì trí này. Sau đó chúng tôi tiến hành một số bài kiểm tra và đặt ra các câu hỏi.
Chúng tôi phát hiện, người giữ chức vụ quyền lực có mức độ kích tố sinh dục cao hơn và cortisol thấp hơn. Họ cảm thấy mạnh hơn và ít lo lắng hơn, chỉ vì họ chiếm nhiều không gian hơn. Khi có vấn đề, họ chịu chấp nhận rủi ro hơn so với cấp dưới.
- Vậy khi nào ông định kết hợp điều này với nghiên cứu về quyền lực và sự nói dối?
Chắc chắn rồi. Ông sếp ngồi đầu bàn điều hành cuộc họp, tựa lưng vào ghế, tay sau gáy, ông ấy đang chấp nhận rủi ro. Ông ấy sẽ không thấy xấu khi nói dối bạn đâu, và bạn sẽ không dễ dàng biết khi nào ông ấy lừa dối bạn.
|