chú bò chậm chạp đã viết: 14:37, 26/07/24
Ban hàng có một thứ mà không bắt chước, không học được mà chỉ có thể tích lũy…
Đó là “thần thái “
Vâng ạ! Cảm ơn ạ!
Ngay cả việc làm quản lý cũng không thể bắt chước được ai đúng không.
Sắp tới, em quản lý mấy em trai nhỏ tuổi hơn em.
Phong cách quản lý của em là sự mềm mại, nhẹ nhàng và thân thiện với các em ý thôi.
Phong cách lãnh đạo đánh vào trái tim của mọi người, lãnh đạo bằng sự thấu hiểu, sự chia sẻ, bằng sự cảm thông và giúp đỡ.
Nhưng nếu các em ý liên tục phạm đi phạm lại một lỗi lầm. Đã nhắc nhở mà không sửa đổi thì em sẽ nghiêm khắc.
VD: + lần đầu tiên em thấy phạm lỗi, em sẽ quan sát và không nói gì.
+ Lần thứ hai, vẫn cái lỗi đó. Em sẽ nhắc nhở.
+ Lần thứ ba, vẫn cái lỗi đó. Em sẽ phạt tiền.
+ Lần thứ tư, vẫn cái lỗi đó. Báo với cấp trên cho sa thải luôn.
Hoặc là trong lần thứ ba, bị phạm lỗi. Bị phạt tiền. Mà em quan sát các lần sau không phạm vào một cái lỗi đấy nữa, có thái độ ăn năn hối lỗi và chịu sửa đổi. Thì sau một tháng, em trả lại số tiền đã bị phạt..
=> Tuy em rất nhẹ nhàng, thân thiện nhưng không cho ai quyền được hống hách, và qua mặt mình, lấn át mình.
Vì đường đời của em là 3. Cho nên phong cách lãnh đạo của em là truyền động lực, truyền cảm hứng cho mọi người. ( Để đi chuẩn đường đời 3, chứ em chưa có đâu).
+ Với nhân viên có biểu hiện tốt, em sẽ tận dụng những ưu điểm điểm mạnh của họ, phân cho họ làm việc đúng thế mạnh của mình, để họ có cơ hội thể hiện bản thân.
+ Đối với nhân viên bình thường, không có gì nổi bật. Em sẽ cổ vũ cho họ bằng những hình thức khen thưởng, nếu làm tốt sẽ được thưởng A, B, C.
+ Đối với nhân viên có biểu hiện kém. Thì em sẽ chú ý đến điểm mạnh của nhân viên này, khích lệ họ từng chút một, để họ cố gắng tiến bộ hơn.
+ Đối với nhân viên yếu. Kiểu như chẳng biết cái gì. Thì cho họ có cơ hội học hỏi, phát triển bản thân.
+ Đối với nhân viên xuất sắc rồi, rất giỏi và rất thạo việc ý. Thì em sẽ tôn trọng ý kiến của họ, đưa cho họ công việc để họ tự giải quyết. Tận dụng trí tuệ của họ để họ làm việc cho mình.
Và quan sát những việc họ làm thôi. Cái gì cũng đưa cho họ giải quyết, và mức lương của họ sẽ là vượt trội hơn tất cả.
+ Đối với nhân viên có tính cách gian lận, như ăn cắp ăn trộm, trộm này trộm kia. Xét về đạo đức của họ không cao. Thì sa thải luôn.
Họ khó khăn gì, có thể trình bày vấn đề khó khăn vì chuyện gì, xin cho ứng lương. Chứ ăn cắp và ăn trộm là không tha cho chuyện đó.
=> Với những em mà có năng lực làm việc giỏi ý. Em sẽ tra chỉ số linh hồn của các em ý.
Bởi vì muốn giữ chân được người nhân viên giỏi ở lại với mình. Thì phải xem chỉ số linh hồn của người đó.
Em có kinh nghiệm bán hàng. Nhưng chưa có kinh nghiệm quản lý.
Em đóng top. Vì không thấy ai trả lời.
Đóng top.