Trang 1 trên 5

tên lửa siêu vượt âm Oreshnik của Nga , ko hệ thống phòng không nào có thể đánh chặn ?

Đã gửi: 14:10, 25/11/24
gửi bởi begauhn
ông Putin phát biểu

đây là vũ khí mới phát triển dựa trên công nghệ siêu vượt âm tiên tiến và vật liệu hiện đại. được tạo ra ở nước Nga hậu Xô viết, nhằm đáp ứng nhu cầu quốc phòng hiện đại.

"Như các bạn đã biết, không ai trên thế giới có vũ khí như vậy. Các quốc gia khác đang nghiên cứu phát triển những vũ khí tương tự, nhưng họ sẽ không có hệ thống này trong ít nhất một hoặc hai năm nữa. Và hôm nay chúng tôi đã có nó. Đây là một lợi thế quan trọng"

Ông nói thêm: "Hiện nay trên thế giới không có phương tiện nào có thể chống lại hoặc đánh chặn loại tên lửa như vậy".

Tổng thống Putin xác nhận một số hệ thống tên lửa Oreshnik đang được thử nghiệm tại Nga và quyết định bắt đầu sản xuất hàng loạt đã được đưa ra. Nhiều hệ thống tên lửa hơn dự kiến sẽ được bàn giao cho Lực lượng tên lửa chiến lược Nga trong những tháng tới.

Lần đầu tiên tên lửa Oreshnik được sử dụng trong chiến đấu vào hôm 21-11, khi Nga phóng tên lửa này nhắm vào một cơ sở quốc phòng của Ukraine tại thành phố Dnipro.

Ông Putin giải thích việc sử dụng tên lửa này là để đáp trả các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga bằng vũ khí tầm xa do phương Tây cung cấp như tên lửa ATACMS của Mỹ và tên lửa Storm Shadow của Anh.

Tên lửa Oreshnik được mô tả là vũ khí siêu vượt âm tầm trung, với thiết kế để thực hiện các cuộc tấn công có độ chính xác cao. Các chuyên gia cho rằng tên lửa Oreshnik bay với tốc độ gấp 10 lần tốc độ âm thanh và có thể tấn công mục tiêu cách xa tới 5.500km.

Ông Putin nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục thử nghiệm và tăng tốc độ sản xuất tên lửa mới. "Tôi xin chúc mừng quân đội Nga về các cuộc thử nghiệm thành công và ủng hộ việc áp dụng hệ thống tên lửa này" - ông nói.

TL: tên lửa siêu vượt âm Oreshnik của Nga , ko hệ thống phòng không nào có thể đánh chặn ?

Đã gửi: 14:14, 25/11/24
gửi bởi begauhn
Hiểu về Vũ khí siêu vượt âm .

Là các loại vũ khí (như tên lửa) di chuyển với tốc độ từ 5 đến 25 lần tốc độ âm thanh (Mach 5 - Mach 25) - khoảng 1 đến 5 dặm/giây (1,6 đến 8 km/giây) . Chậm hơn tốc độ như vậy, vũ khí sẽ được coi là cận âm (dưới vận tốc âm thanh - Mach 1) hoặc siêu âm (từ Mach 1 tới dưới Mach 5)

không phải bất cứ vũ khí nào đạt vận tốc Mach 5 - Mach 25 đều được coi là vũ khí siêu vượt âm. Một số điều kiện khác phải đạt được, đó là vũ khí phải đạt được vận tốc này ngay cả khi đang bay trong bầu khí quyển (tức là độ cao dưới 30 km), đồng thời phải có khả năng thay đổi đường bay giống như tên lửa hành trình. Vì lý do này, các loại tên lửa đạn đạo không được coi là vũ khí siêu vượt âm dù vận tốc của chúng có thể đạt tới Mach 5 - Mach 25, bởi vì tên lửa đạn đạo sẽ bay vọt vào không gian theo quỹ đạo vòng cung cố định và không có khả năng thay đổi đường bay linh hoạt (trừ một số loại tên lửa đạn đạo đời mới như Kh-47M2 Kinzhal của Nga có thể liên tục thay đổi quỹ đạo bay giống như tên lửa hành trình). Các loại máy bay như North American X-15 hoặc tàu con thoi có thể đạt vận tốc Mach 5-6 nhưng cũng không được coi là vũ khí siêu vượt âm, vì nó chỉ có thể đạt vận tốc này ở độ cao vũ trụ (trên 100 km so với mặt đất), còn nếu ở độ cao dưới 30 km thì vận tốc của X-15 sẽ chỉ còn Mach 2-3 (do ma sát với không khí khiến nó bay chậm lại).

Ở tốc độ cao như vậy, ma sát với không khí sẽ khiến các phân tử không khí của khí quyển tách rời thành plasma, khiến việc điều khiển và liên lạc trở nên khó khăn, đồng thời lớp vỏ của vũ khí sẽ bị nóng lên tới nhiệt độ hàng nghìn độ C. Ở tốc độ Mach 5, nhiệt độ bề mặt phương tiện có thể vượt quá 530°C. Ở tốc độ Mach 7, nhiệt độ bề mặt có thể đạt trên 1.600°C, còn nhiệt độ khi tốc độ Mach 10 có thể đạt tới khoảng 2.200°C, khiến các vật liệu thông thường sẽ bị biến dạng. Vì thế, vũ khí siêu vượt âm được coi là một vũ khí công nghệ cao mà ở thời điểm năm 2020 chỉ có rất ít nước chế tạo được. Vào năm 2020, chỉ có Nga là nước đã đưa vũ khí siêu vượt âm vào biên chế với bộ ba là phương tiện lướt Avangard, tên lửa hành trình 3M22 Zircon và tên lửa đạn đạo phóng từ máy bay Kh-47M2 Kinzhal)

Vũ khí sử dụng năng lượng định hướng như la-de có thể hoạt động ở tốc độ cao hơn nhưng được coi là một loại vũ khí khác.

TL: tên lửa siêu vượt âm Oreshnik của Nga , ko hệ thống phòng không nào có thể đánh chặn ?

Đã gửi: 14:18, 25/11/24
gửi bởi begauhn
Đòn tấn công bằng tên lửa Oreshnik để trả đũa Ukraine tấn công lãnh thổ Nga

Tổng thống Nga cho biết, cuộc tấn công tên lửa mới là phản ứng của Moscow trước hành động của các nước phương Tây dỡ bỏ lệnh cấm Lực lượng Vũ trang Ukraine (AFU) tấn công bằng vũ khí tầm xa được viện trợ trên lãnh thổ Nga. Trong đó, các vùng Bryansk và Kursk của Nga đã bị tấn công bởi tên lửa hành trình Storm Shadow do Anh sản xuất và tên lửa đạn đạo ATACMS của Mỹ với tầm bắn tới 300km.

Tổng thống Nga cho biết thêm, mục tiêu của cuộc tấn công là một nhà máy công nghiệp quốc phòng ở vùng Dnepropetrovsk: “Trên lãnh thổ Ukraine ở thành phố Dnepropetrovsk, một trong những khu liên hợp công nghiệp lớn nhất thời Liên Xô đã bị tấn công. Cơ sở này hiện sản xuất tên lửa và các loại vũ khí cho AFU”.

Còn theo các nguồn tin chính thức, cuộc tấn công tên lửa của Nga nhằm vào Nhà máy chế tạo máy phía Nam (Yuzhmash), một doanh nghiệp lớn của Ukraine sản xuất công nghệ tên lửa và vũ trụ. Đơn vị này cũng có khả năng sản xuất máy bay không người lái.

Nhà lãnh đạo nước Nga cũng cho biết thêm, trong trường hợp sử dụng mới các hệ thống siêu thanh như Oreshnik trên lãnh thổ Ukraine, Nga sẽ cảnh báo trước dân thường ở những địa điểm bị tấn công: “Chúng tôi sẽ chủ động báo trước cho dân thường, cũng như công dân nước ngoài thân thiện rời khỏi khu vực nguy hiểm”.

TL: tên lửa siêu vượt âm Oreshnik của Nga , ko hệ thống phòng không nào có thể đánh chặn ?

Đã gửi: 14:21, 25/11/24
gửi bởi begauhn
Tổng thống Ukraine: Tên lửa siêu vượt âm mới của Nga Vẫn có thể bị đánh chặn

Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết trong bài phát biểu ngày 24/11 rằng đã có các hệ thống phòng không có thể bắn hạ thành công các tên lửa như "Oreshnik", tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM) mới của Nga.

Nga lần đầu tiên phóng vũ khí này trong một cuộc tấn công vào Dnipro vào ngày 21/11. Ngay sau đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng "hiện tại không có cách nào để chống lại vũ khí này".

Ông Zelensky đã phản bác lại tuyên bố của ông Putin, nói rằng các chuyên gia đang phân tích mảnh vỡ của tên lửa và làm việc với các đồng minh để đưa ra phản ứng phù hợp.

"Thế giới có các hệ thống phòng không có khả năng chống lại các mối đe dọa như vậy", ông Zelensky nói, không nêu cụ thể hệ thống nào.

"Mọi người phải tập trung vào điều này. Nga phải cảm thấy rằng mọi bước đi mở rộng cuộc chiến đều phải chịu hậu quả", ông kêu gọi.

Ukraine đang hợp tác với các đối tác quốc tế "để cùng nhau tìm ra phản ứng trước sự leo thang mới nhất này của Nga", ông cho biết. Ông Zelensky cũng nhấn mạnh Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) đã công bố những hình ảnh đầu tiên về các mảnh vỡ tên lửa cho giới truyền thông.

TL: tên lửa siêu vượt âm Oreshnik của Nga , ko hệ thống phòng không nào có thể đánh chặn ?

Đã gửi: 14:25, 25/11/24
gửi bởi begauhn
Trước đó, Interfax-Ukraine trích dẫn nguồn tin từ Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine cho biết Ukraine đang hợp tác với các đối tác Mỹ để có được hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo THAAD hoặc hệ thống Patriot nâng cấp sau cuộc tấn công của Nga bằng loại tên lửa mới.

Ngoài ra, nguồn tin nói rằng số lượng tên lửa Oreshnik của Nga hiện rất hạn chế. Đồng thời, Kiev tin rằng mục tiêu của Moscow là nhằm sử dụng đòn tâm lý chiến với người Ukraine.

"Các vũ khí này vượt trội hơn tên lửa thông thường về mọi mặt về độ cao và tốc độ", nguồn tin từ Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết.

Cuối tuần qua, ông Zelensky xác nhận đã chỉ thị cho bộ trưởng quốc phòng tổ chức các cuộc họp với các đồng minh của Kiev để có được các hệ thống phòng không "có thể bảo vệ tính mạng người dân khỏi những rủi ro mới".

Hiện chưa rõ tổ hợp nào có thể đánh chặn tên lửa siêu vượt âm mới của Nga.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết nước này dùng Oreshnik để đáp trả việc Ukraine sử dụng hệ thống ATACMS và HIMARS do Mỹ sản xuất, cũng như tên lửa Storm Shadow do Anh sản xuất, để tấn công vào lãnh thổ Nga.

Theo Lầu Năm Góc, tên lửa Oreshnik được chế tạo dựa trên tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) RS-26 Rubezh. Lầu Năm Góc cũng xác nhận Mỹ đã được Nga báo trước về vụ phóng.

Tên lửa siêu vượt âm có khả năng bay nhanh tối thiểu gấp 5 lần tốc độ âm thanh, hơn đáng kể so với tên lửa hành trình tiêu chuẩn, có khả năng né tránh hệ thống phòng không của đối thủ bằng cách cơ động khi đang bay và tốc độ cao.

Trên thế giới không có nhiều quốc gia sở hữu công nghệ này. Mỹ vẫn đang phát triển tên lửa siêu vượt âm và thừa nhận đã chậm chân hơn các đối thủ như Nga và Trung Quốc.

TL: tên lửa siêu vượt âm Oreshnik của Nga , ko hệ thống phòng không nào có thể đánh chặn ?

Đã gửi: 10:54, 26/11/24
gửi bởi begauhn
Một số chuyên gia quân sự cho rằng tên lửa mới của Nga có thể mang theo ít nhất 6 đầu đạn. Tên lửa được phát triển mới, dựa trên công nghệ siêu vượt âm tiên tiến và vật liệu hiện đại.

Oreshnik dường như có đầu đạn hồi quyển tấn công đa mục tiêu độc lập (MIRV), tức là các đầu đạn riêng biệt mang khối nổ thông thường hoặc khối nổ hạt nhân để tấn công các mục tiêu khác nhau.

Nhà phân tích quân sự Vladislav Shurygin nói với trang tin Izvestiya rằng, Oreshnik có khả năng vượt qua mọi hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân hiện có. Nó cũng có thể phá hủy các boongke kiên cố nằm ở độ sâu lớn mà không cần sử dụng đầu đạn hạt nhân.

Các chuyên gia cho rằng tên lửa tầm trung Oreshnik sẽ chỉ mất một khoảng thời gian ngắn để tiếp cận các mục tiêu quan trọng của NATO ở châu Âu. Theo một số ước tính, tên lửa này có thể tiếp cận căn cứ tên lửa Aegis Ashore của Mỹ tại Redzikowo, Ba Lan trong vòng 8-11 phút.

TL: tên lửa siêu vượt âm Oreshnik của Nga , ko hệ thống phòng không nào có thể đánh chặn ?

Đã gửi: 10:57, 26/11/24
gửi bởi begauhn
"Hệ thống tên lửa siêu vượt âm tầm trung Oreshnik có thể tấn công bất kỳ mục tiêu nào, kể cả mục tiêu biệt lập, được bảo vệ cao. Dựa trên nhiệm vụ và tầm bắn, tên lửa này có thể tấn công các mục tiêu trên toàn châu Âu, khiến nó khác biệt so với các loại vũ khí tầm xa có độ chính xác cao khác", Sergey Karakayev, chỉ huy lực lượng tên lửa chiến lược Nga tuyên bố.

Đài BBC dẫn nhận định của các chuyên gia cho rằng tên lửa Oreshnik có tầm bắn khoảng 3.000-5.000km. Với tầm bắn như vậy, Oreshnik có thể vươn đến hầu hết châu Âu, nhưng chưa thể tới Mỹ.

Báo Le Monde dẫn lời một quan chức quân đội cấp cao của Lực lượng Không quân và Vũ trụ Pháp cho rằng, các hệ thống phòng không của phương Tây có khả năng phát hiện vụ phóng tên lửa đạn đạo tầm trung của Nga nhưng khó có thể bắn hạ tên lửa.

Tổng cục Tình báo Quốc phòng Ukraine (GUR) cho biết, trong vụ phóng mới nhất, thời gian bay của tên lửa Nga từ lúc phóng ở khu vực Astrakhan đến khi chạm đích tại thành phố Dnipro là 15 phút. Tên lửa được trang bị 6 đầu đạn, mỗi đầu đạn lại chứa 6 đầu đạn con. Tốc độ ở giai đoạn cuối là trên Mach 11.

Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố, tên lửa Oreshnik là một trong những tiến bộ quân sự mới nhất của Nga, không phải là sự hiện đại hóa vũ khí cũ của Liên Xô. Ông chủ Điện Kremlin khẳng định chưa nước nào trên thế giới có loại vũ khí như vậy. Theo ông, các quốc gia khác đang nghiên cứu những phát triển tương tự, nhưng họ sẽ không có hệ thống này trong ít nhất một hoặc hai năm nữa.

Tổng thống Putin ca ngợi Oreshnik là tên lửa có độ chính xác và hiệu quả rất cao. Ông xác nhận tên lửa Oreshnik có thể đạt tốc độ từ 2,5 đến 3km/giây, nghĩa là không có hệ thống phòng không nào trên thế giới có khả năng đánh chặn.

TL: tên lửa siêu vượt âm Oreshnik của Nga , ko hệ thống phòng không nào có thể đánh chặn ?

Đã gửi: 11:01, 27/11/24
gửi bởi begauhn
Tên lửa Oreshnik tập kích Ukraine 'không chứa thuốc nổ'

Quan chức Ukraine giấu tên nói rằng tên lửa Oreshnik tấn công Dnipro hôm 21/11 dùng đầu đạn không chứa thuốc nổ và chỉ gây thiệt hại hạn chế.

Hai nguồn tin cấp cao trong chính phủ Ukraine ngày 26/11 cho biết tên lửa đạn đạo Oreshnik mà Nga phóng nhằm vào thành phố Dnipro hồi tuần trước mang theo nhiều đầu đạn, song tất cả đều không chứa thuốc nổ.

"Không có những vụ nổ như chúng tôi dự đoán. Có điều gì đó xảy ra, song không lớn", một nguồn tin cho biết. Theo người còn lại, tên lửa Oreshnik mang đầu đạn mô phỏng và chỉ gây ra "thiệt hại tương đối nhỏ".

Giới chức Ukraine và Nga chưa bình luận về thông tin.

Tờ BBC của Anh trước đó dẫn lời một số nhân chứng nói rằng cuộc tập kích bằng tên lửa Oreshnik nhằm vào Dnipro "rất bất thường" và đã gây ra hàng loạt nổ trong vòng ba tiếng sau đó, nhưng không đề cập chi tiết.

Tổng thống Volodymyr Zelensky tối 24/11 cho biết Ukraine đang khám nghiệm các đầu đạn của tên lửa Oreshnik, nhưng Kiev đến nay mới chỉ trưng bày một số mảnh vỡ và chưa công bố kết quả nghiên cứu cụ thể.

TL: tên lửa siêu vượt âm Oreshnik của Nga , ko hệ thống phòng không nào có thể đánh chặn ?

Đã gửi: 11:05, 27/11/24
gửi bởi begauhn
Một số chuyên gia nhận định tháo bỏ vật liệu nổ khỏi phương tiện hồi quyển, bộ phận bảo vệ đầu đạn khỏi nhiệt độ cao khi trở lại khí quyển, cho phép lắp đặt những thiết bị đo lường tham số chiến đấu của đầu đạn. Tuy nhiên, chưa rõ các đầu đạn trên tên lửa Oreshnik được Nga phóng tuần trước có mang các thiết bị này hay không.

Quân đội Nga hôm 21/11 khai hỏa 9 tên lửa các loại vào thành phố Dnipro ở miền trung Ukraine, đáp trả những vụ phóng tên lửa ATACMS và Storm Shadow nhằm vào tỉnh Kursk, Bryansk trước đó.

Trong số này, tên lửa đạn đạo mang đầu đạn siêu vượt âm Oreshnik đã đánh trúng Nhà máy Chế tạo máy phương Nam (Yuzhmash), cơ sở chuyên sản xuất tên lửa đẩy, tên lửa đạn đạo và nhiên liệu lỏng cho tên lửa của Ukraine.

Oreshnik là một trong các vũ khí mới nhất của Nga và đạt tốc độ gấp hơn 10 lần âm thanh, tương đương gần 11.000 km/h. Giới chức Nga cho biết nó là tên lửa đạn đạo tầm trung, trong khi Ukraine gọi đây là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), còn Mỹ nhận định Nga đã phóng tên lửa đạn đạo tầm xa.

Tổng cục Tình báo Quốc phòng Ukraine (GUR) nhận định tên lửa Oreshnik mang theo 6 đầu đạn, mỗi đầu đạn lại chứa 6 đầu đạn con. Thời gian bay của quả đạn từ lúc phóng ở khu vực Astrakhan đến Dnipro là 15 phút, với tốc độ ở pha cuối là trên Mach 11 (khoảng 13.600 km/h).

TL: tên lửa siêu vượt âm Oreshnik của Nga , ko hệ thống phòng không nào có thể đánh chặn ?

Đã gửi: 17:01, 28/11/24
gửi bởi begauhn
Bật mí kho tên lửa siêu thanh của Nga

Hạ tuần tháng 11, Nga đã gây sốc khi lần đầu tiên sử dụng tên lửa đạn đạo siêu thanh Oreshnik để tấn công Ukraine. Gọi đây là loại tên lửa không thể bị đánh chặn

Tổng thống Nga Vladimir Putin thậm chí còn tuyên bố bắt đầu sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik và thúc đẩy nhanh hơn quá trình phát triển kho vũ khí siêu thanh.

“Cây phỉ” phi hạt nhân

Theo tin từ hãng Reuters, tên lửa Oreshnik chưa từng được đề cập trước đây. Điều đó có nghĩa là cuộc tấn công vào thành phố Dnipro là lần thử nghiệm trong điều kiện chiến đấu đầu tiên của loại tên lửa tầm trung mới nhất này.
Xuất hiện trên truyền hình, Tổng thống Vladimir Putin còn tiết lộ, tên lửa này được triển khai "theo cấu hình siêu thanh phi hạt nhân" và "cuộc thử nghiệm" đã thành công, bắn trúng mục tiêu là Nhà máy chế tạo phương Nam Yuzhmash.