Sự thật về Dị nhân: Thiên tài dự đoán hay trò may rủi
Đã gửi: 23:27, 24/03/11
Bấy lâu nay ta vẫn nghe nói về thiên tài dự đoán, đuổi mưa. Ai cũng bảo ngài có lòng với dân tộc. Cũng đúng thôi. Ngài dám lớn tiếng chửi "hầu hết các nhà khoa hoc trong và ngoài nước" vì dám nói lịch sử VN không được 5000 năm. Hễ có chuyện gì trọng đại của dân là ngài bấm bấm rồi phán như đúng rồi.
Ai cũng từng biết ngài luôn rêu rao về khả năng dự đoán sóng thần 2004, suy thoái kinh tế toàn cầu 2008, bảo kê trời nắng trong đại lễ 2010. Giờ là đoán về cụ rùa. Vậy sự thật của Dị nhân là gì, có phải là siêu nhân, vượt qua hàng ngàn giáo sư tiến sĩ của Việt Nam và thế giới hay không. Sự thật là gì: Đa số các dự đoán là chung chung, tình tiết tăng nặng. Nhưng khi sự việc xảy ra gần giống thì gán ghép, tô đậm và trích dẫn lại cho thêm phần sôi nổi. Khi dự đoán sai thì ỉm tịt đi là xong.
1. Dự đoán sóng thần 2004 chỉ là đề phòng thiên tai tăng nặng => Sóng thần.
2. Dự đoán Đại lễ 2010 ít nhất 7 ngày không mưa, trời nắng đẹp. Bói thế thì 60% là đúng vào khí trời mùa thu ở Hà Nội. Nhưng thực tế có mưa ngày 4/10. Ngài giải thích mưa chưa đủ to và tuyên bố thắng lợi, được tặng rồng Thăng Long 1000 năm.
3. Ngài có khả năng dự đoán sóng thần 2004, tại sao không dự đoán được sóng thần 2011 ở Nhật. Lời dự đoán chung chung thế này:
4. Vụ bói rùa hồ Gươm thì sao. Ngài bấm ít nhất 3 lần mới bắt được rùa. Ôi thôi. Mất toi 1 lần rồi, giờ lần 2 mà bắt hụt thì coi như ngài đúng. Xác suất toán học là 50/50. Cứ nói bừa đi, đúng thì nổi tiếng, sai thì cười "chuyện thường ngày ở huyện ấy mà". Bực mình nên ông Đức phải lên tiếng trên báo "ngồi trên bờ bói bừa thì ai chẳng bói được"
.
Nói chung, nếu một người vô thưởng vô phạt phát biểu thì chẳng ăn thua gì. Nhưng dù sao, ngài cũng đứng đầu một trung tâm nghiên cứu, được nhà nước cấp dấu đỏ (nghe nói có được là do con số 150 gì đó), nói gì cũng phải có tính logic, khoa học một chút chứ. Đừng để bà con hoang mang như chuyện chém gió đuổi mưa nữa. Hay tại mấy tay nhà báo hóng hớt, viết linh tinh.
Buồn thay.
Ai cũng từng biết ngài luôn rêu rao về khả năng dự đoán sóng thần 2004, suy thoái kinh tế toàn cầu 2008, bảo kê trời nắng trong đại lễ 2010. Giờ là đoán về cụ rùa. Vậy sự thật của Dị nhân là gì, có phải là siêu nhân, vượt qua hàng ngàn giáo sư tiến sĩ của Việt Nam và thế giới hay không. Sự thật là gì: Đa số các dự đoán là chung chung, tình tiết tăng nặng. Nhưng khi sự việc xảy ra gần giống thì gán ghép, tô đậm và trích dẫn lại cho thêm phần sôi nổi. Khi dự đoán sai thì ỉm tịt đi là xong.
1. Dự đoán sóng thần 2004 chỉ là đề phòng thiên tai tăng nặng => Sóng thần.
2. Dự đoán Đại lễ 2010 ít nhất 7 ngày không mưa, trời nắng đẹp. Bói thế thì 60% là đúng vào khí trời mùa thu ở Hà Nội. Nhưng thực tế có mưa ngày 4/10. Ngài giải thích mưa chưa đủ to và tuyên bố thắng lợi, được tặng rồng Thăng Long 1000 năm.
3. Ngài có khả năng dự đoán sóng thần 2004, tại sao không dự đoán được sóng thần 2011 ở Nhật. Lời dự đoán chung chung thế này:
Ô hay, ở nước Nhật số lần động đất trong năm là khoảng 400 lần, ngài chỉ lưu ý chuẩn bị trước. Nếu suy ra cái lưu ý tức là động đất 9 độ và sóng thần thì quả ngài đúng là thiên tài. Nhưng ngài đang lưu ý trọng tâm động đất (nặng) là Vùng Nam Á, Châu Phi, Đông Á. Nói thế thì hết cả Vành đai có nguy cơ động đất. Có lẽ người Nhật đã quá tin vào cảnh báo chung chung của Ngài nên đã chủ quan.Thiên Tai:
Nếu như năm Canh Dần đã là năm mà thế giới phải chứng kiến những sự kiện thiên tai tăng nặng về những trận lũ lụt, nắng hạn, động đất đều mang tính kỷ lục thì năm Tân Mão 2011 thiên tai còn tăng nặng hơn vì mức độ tàn phá của nó.
Những thiên tai liên quan đến động đất, sụt lở nghiêm trọng sẽ xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Trọng điểm là vùng thuộc Nam Á, vùng Châu phi kế cận và cả Đông Á. Ngoài ra còn ở vùng đất giáp biển phía Tây của châu Mỹ cũng không thoát những thiên tai liên quan. Những quốc gia thường xuyên hứng chịu động đất, năm này cũng cần đề phòng như Nhật Bản, Phi Luật Tân, Indonesia ....và chuẩn bị trước khi thiên tai xảy ra.
Hán hán tuy không nghiêm trọng bằng năm 2010, nhưng lụt lội và mưa bão là điều rất đáng quan tâm. Những trận lụt mang tính khủng hoảng quốc gia ở Pakistan, Úc, Brazin....năm Canh Dần (2010), sẽ là những thí dụ về hình ảnh của những trận lụt năm Tân Mão.
4. Vụ bói rùa hồ Gươm thì sao. Ngài bấm ít nhất 3 lần mới bắt được rùa. Ôi thôi. Mất toi 1 lần rồi, giờ lần 2 mà bắt hụt thì coi như ngài đúng. Xác suất toán học là 50/50. Cứ nói bừa đi, đúng thì nổi tiếng, sai thì cười "chuyện thường ngày ở huyện ấy mà". Bực mình nên ông Đức phải lên tiếng trên báo "ngồi trên bờ bói bừa thì ai chẳng bói được"

Nói chung, nếu một người vô thưởng vô phạt phát biểu thì chẳng ăn thua gì. Nhưng dù sao, ngài cũng đứng đầu một trung tâm nghiên cứu, được nhà nước cấp dấu đỏ (nghe nói có được là do con số 150 gì đó), nói gì cũng phải có tính logic, khoa học một chút chứ. Đừng để bà con hoang mang như chuyện chém gió đuổi mưa nữa. Hay tại mấy tay nhà báo hóng hớt, viết linh tinh.
Buồn thay.